Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Dấu ấn nho giáo và kỹ thuật điện ảnh hollywood trong mother và oldboy (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.48 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ ĐỨC HUY

DẤU ẤN NHO GIÁO VÀ KỸ THUẬT ĐIỆN ẢNH HOLLYWOOD
TRONG MOTHER VÀ OLDBOY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và phê bình Điện ảnh-Truyền hình

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ ĐỨC HUY

DẤU ẤN NHO GIÁO VÀ KỸ THUẬT ĐIỆN ẢNH HOLLYWOOD
TRONG MOTHER VÀ OLDBOY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và phê bình
Điện ảnh-Truyền hình
Mã số: 60 21 02 31
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Trang
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu,
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Vũ Đức Huy


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học - Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Trang là đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Văn
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đặc biệt là các
thầy, cô giáo trong Bộ môn Nghệ thuật học đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã nhiệt tình
động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Đức Huy



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC
ĐƢƠNG ĐẠI ................................................................................................................. 8
1.1 Nho giáo và những ảnh hƣởng đối với văn hoá xã hội Hàn Quốc đƣơng
đại ................................................................................................................................ 8
1.2 Ảnh hƣởng của Hollywood với văn hoá Hàn Quốc đƣơng đại: cơ sở,
biểu hiện ................................................................................................................... 15
1.3 Mother và Oldboy trong dòng chảy điện ảnh Hàn Quốc đƣơng đại ........... 23
CHƢƠNG 2: DẤU ẤN CỦA NHO GIÁO TRONG MOTHER VÀ OLDBOY ........... 27
2.1 Mother – từ những dẫn dắt của tƣ tƣởng Nho giáo đến cách giải quyết
bi kịch ....................................................................................................................... 27
2.1.1 Mother – sự phản chiếu quan niệm về gia đình của Nho giáo ......................... 27
2.1.2 Mother - tư tưởng Nho giáo về người phụ nữ trong gia đình ........................... 29
2.1.3 Cách giải quyết bi kịch ..................................................................................... 35
2.2 Oldboy – từ bi kịch của sự đánh mất những giá trị đạo đức Nho giáo
đến những chấn thƣơng và khao khát lãng quên quá khứ .................................. 40
2.2.1 Bi kịch của sự đánh mất những chuẩn mực đạo đức Nho giáo .................. 40
2.2.2 Những chấn thƣơng và khao khát lãng quên quá khứ .......................... 42
CHƢƠNG

3:

ẢNH

HƢỞNG

CỦA




THUẬT

ĐIỆN

ẢNH

HOLLYWOOD TRONG MOTHER VÀ OLDBOY ................................................. 50
3.1 Quay phim: Cận cảnh và những góc quay đặc tả chân dung ....................... 50
3.1.1 Mother: Cận cảnh và thế giới tâm lý của người mẹ ......................................... 50
3.1.2 Oldboy: Cận cảnh và sự đa dạng của góc quay - những góc cạnh trong
con người nhân vật: phàm tục và anh hùng ............................................................... 52
3.2 Âm thanh: sự hỗ trợ của âm nhạc .................................................................. 57
3.2.1 Mother: âm nhạc và những “vũ điệu” tâm trạng của người mẹ: ..................... 57

1


3.2.2 Oldboy: âm nhạc song hành cùng cốt truyện ................................................... 58
3.3 Màu sắc và ánh sáng: Nguyên lý tẩy màu và sự tƣơng phản giữa ánh
sáng - bóng tối: ......................................................................................................... 65
3.4 Dựng phim: “bắt đầu từ quãng giữa” và dựng song song ............................ 70
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 78

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàn Quốc nổi tiếng không chỉ là một trong những đất nước hiện đại
và năng động nhất Châu Á, mà còn là một đất nước có lịch sử truyền thống
lâu đời được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Nho giáo
được truyền bá vào đất nước Hàn Quốc (hay chính xác là Triều Tiên) từ
năm thứ nhất trước công nguyên đến năm thứ 668 sau công nguyên (thời
đại Tam Quốc). Trải qua các thời kỳ Tam Quốc, Shilla thống nhất và
Koryo, đến khoảng cuối thế kỷ thứ XII thì Nho Giáo đã phát triển thành hệ
tư tưởng chính trị. Ngày nay Nho giáo vẫn luôn là hệ tư tưởng chính thâm
nhập sâu vào hệ tư tưởngxã hội và cá nhân con ngườiHàn Quốc.
Hàn Quốc là một trong số những quốc gia có nền điện ảnh rất phát
triển và có sức lan tỏa khá lớn với thế giới. Đất nước này từng được biết
đến với những bộ phim truyền hình nhiều tập, để lại nhiều xúc động trong
lòng khán giả chủ yếu của các nước Châu Á bằng những bộ phim tâm lý
như là: Trái tim mùa thu, Giày thủy tinh, Bản tình ca mùa đông…Sau đó là
những bộ phim truyền hình cổ trang, lịch sử nhưng vẫn đậm phong cách
tình cảm, tâm lý như: Thần y Hur-Jun, Nàng Dea Jang Geum… Và dần dần
Hàn Quốc bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh một cách mạnh mẽ và
nhanh chóng. Hàn Quốc là đất nước công nghiệp, rất phát triển trong khu
vực Châu Á và cả toàn thế giới vì vậy họ nhanh chóng tiếp cận với nhưng
công nghệ điện ảnh tiên tiến và những phương pháp làm phim tiên tiến nhất
thế giới, đặc biệt là Hollywood.

3


Trong tất cả các bộ phim của của điện ảnh Hàn Quốc, dù áp dụng rất
nhiều phong cách làm phim của Hollywood, từ kịch bản phim, cách dẫn
truyện, dựng phim… nhưng những giá trị trong hệ tư tưởng Nho giáo vẫn

luôn hiển hiện rất rõ trong các mối quan hệ và giao tiếp của nhân vật, trong
cách nhìn về con người và thế giới được thể hiện trong phim. Và Hàn Quốc
đã kết hợp được tư tưởng Nho giáo với phong cách làm phim Hollywood
trong các bộ phim điện ảnh hiện đại của mình để tạo nên một phong cách
riêng, không chỉ phù hợp với riêng khán giả của Hàn Quốc mà lan toả đến
rất nhiều các quốc gia khác, được giới phê bình điện ảnh đánh giá cao, thu
hút lượng người xem rất lớn và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế.
Chính vì những lý do đó tôi chọn đề tài này đểnghiên cứu sâu hơn về
điện ảnh Hàn Quốc và lý giải những yếu tố làm nên sự thành công của điện
ảnh Hàn Quốc thông qua nghiên cứu trường hợp của hai bộ phim điện ảnh
Mother và Oldboy.
2. Lịch sử vấn đề
Trong khả năng tìm kiếm của mình, tôi thấy có một số tài liệu tiếng
Anh đề cập ít nhiều đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, chẳng hạn:
Kim Hoonsoon (1991), An orientation toward tradition in
contemporary Korean film narrative and structure: A study of Western
medium produced in non - Western culture , Phd thesis, Temple University.
Luận án khẳng định đạo đức và văn hóa Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu
đậm đến thứ bậc quan hệ xã hội, cách giáo dục và tổ chức gia đình của
người Hàn Quốc. Những yếu tố đó được phản chiếu rõ rệt trong phim Hàn

4


Quốc đương đại. Bên cạnh đó ảnh hưởng của Hollywood ở phương diện kĩ
thuật được tác giả luận án phân tích rất kĩ. Luận án cũng chỉ ra những tương
đồng và khác biệt giữa môi trường văn hóa đại chúng Hàn Quốc và Mỹ làm
cơ sở để thấy được những đặc điểm của điện ảnh Hàn Quốc khi tiếp thu ảnh
hưởng từ Mỹ. Những bảng thống kê chi tiết về sự đan xen của tính truyền
thống và phi truyền thống trên các phương diện nhân vật, chủ đề, cốt

truyện…trong 74 phim Hàn Quốc từ năm 1980-1988 đã được tiến hành.
Những kết quả nghiên cứu của luận án gợi ý cho tôi hướng tiếp cận với điện
ảnh Hàn Quốc đương đại từ 2010-2014 trong cả sự tiếp nối lẫn khác biệt so
với giai đoạn trước.
Trong cuốn Korean Film: History, Resistance, and Democratic
Imagination (2003) của Eungjun Min, Jinsook Joo, Han Ju Kwak, những
nghiên cứu về phim Hàn Quốc ở đây dựa trên cơ sở lí thuyết về “cộng đồng
tưởng tượng”, hình dung điện ảnh Hàn Quốc là sự “kết nối” truyền thống và
các yếu tố ngoại lai. Các nhà nghiên cứu khẳng định việc tiếp thu ảnh
hưởng của Hollywood ở Hàn Quốc vẫn dựa trên nền tảng của văn hóa Nho
giáo.
Frances Gateward (chủ biên) (2007), Culture and identity in
comtemporary Korean cinema State University of New York Press . Đây là
công trình đi theo định hướng nhận diện bản sắc và văn hóa của Hàn Quốc
trong điện ảnh đương đại. Các nhà nghiên cứu chỉ ra sự phức tạp của điện
ảnh Hàn Quốc trong công nghệ sản xuất, thể loại, quá trình hiện đại hóa và
trong cách trần thuật. Với phim của những đạo diễn nổi tiếng đương đại,
chẳng hạn Kim Ki-duck các nhà nghiên cứu vẫn nhận thấy sự chi phối và

5


quá trình đối thoại giữa văn hóa hiện đại với văn hóa Nho giáo. Quá trình
đối thoại đó vừa thể hiện sức níu kéo của văn hóa truyền thống vừa chứng
minh cho sự bứt phá của tư duy và văn hóa Hàn Quốc hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến:
- Luận giải và phân tích những khía cạnh ảnh hưởng của Nho giáo
đối với điện ảnh Hàn Quốc đương đại qua nghiên cứu trường hợp
- Chỉ ra dấu ấn của kĩ thuật điện ảnh Hollywood trong điện ảnh Hàn

Quốc thông qua nghiên cứu trường hợpMother và Oldboy.
- Khẳng định sự tương tác của hai yếu tố Nho giáo và kĩ thuật điện
ảnh Hollywood như là yếu tố quan trọng làm nên nét riêng của điện ảnh
Hàn Quốc đương đại.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ lựa chọn 2 bộ phim điện ảnh
Oldboy của đạo diễn Park Chan Wook và Mother của đạo diễn Bong Joon
Ho như hai trường hợp nghiên cứu để chỉ ra dấu ấn của Nho giáo và kĩ thuật
điện ảnh Hollywood trong điện ảnh Hàn Quốc đương đại trên các cấp độ
hình thức, kĩ thuật và nội dung tư tưởng.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: văn hóa học,
trần thuật học điện ảnh, kí hiệu học điện ảnh.

6


Phương pháp nghiên cứu văn hóa học được sử dụng trong cả chương
1 và chương 2 của luận văn khi chúng tôi đặt điện ảnh Hàn Quốc đương
đại nói chung, và hai bộ phim Oldboy, Mother trong bối cảnh văn hóa Nho
giáo và nhận diện sự chi phối của văn hóa Nho giáo trong các cấp độ nội
dung cũng như nghệ thuật của bộ phim
Phương pháp tiếp cận trần thuật học điện ảnh được vận dụng nhằm
làm rõ chiến lược trần thuật của mỗi bộ phim. Các phương diện như người
kể chuyện, điểm nhìn, cách tạo dựng màu sắc và âm thanh được khai thác
để làm rõ nét riêng trong cách kể của mỗi thiên tự sự - điện ảnh. Phương
pháp này được chúng tôi vận dụng trong chương 3 của luận văn
Phương pháp kí hiệu học điện ảnh đươc sử dụng trong cả hai chương
sau của bộ phim để hỗ trợ cho các luận điểm phân tích được nêu ra. Khi vận
dụng phương pháp này chúng tôi đi tìm một hệ thống các kí hiệu trên màn

ảnh và cũng như mối liên hệ giữa các kí hiệu đó để lí giải ý nghĩa của các
cảnh cũng như hướng đến làm rõ “trường nghĩa” chung của cả bộ phim.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở Văn hoá, Xã hội và Điện ảnh Hàn Quốc đương đại
Chương 2: Dấu ấn của Nho giáo trongMother và Oldboy
Chương 3: Ảnh hưởng của kĩ thuật điện ảnh Hollywood trong Mother
vàOldboy

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ ĐIỆN ẢNH HÀN
QUỐC ĐƢƠNG ĐẠI
1.1 Nho giáo và những ảnh hƣởng đối với văn hoá xã hội Hàn
Quốc đƣơng đại
Hàn Quốc, tiếp nhận Nho giáo rất sớm (năm 392). Nho giáo được các
triều đại phong kiến áp dụng một cách triệt để, các nho sĩ không chỉ học
tập Ngũ kinh, Tứ thư mà còn tranh luận sâu sắc về nghĩa lý, tạo ra những
học phái tranh luận quyết liệt. Do nhà nước Chosun sùng bái Nho giáo, đến
thế kỷ XV, thời vua Sejong, Nho giáo đã vượt lên trên Phật giáo, chiếm địa
vị độc tôn. Sự độc tôn đó được các triều vua Chosun ngày càng đẩy lên mức
cao hơn, thậm chí cực đoan. Qui phạm đó còn được coi là qui phạm đạo
đức và được chế độ phong kiến coi như luật pháp và bắt buộc mọi người
phải tuân theo. Hơn thế nữa, Nho giáo tôn lên như một lẽ trời định phận cho
mỗi con người, vua phải ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, chồng ra
chồng, vợ ra vợ. Điều đó có nghĩa là, cách ứng xử cần phải tương ứng với
thân phận (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng). Vua phải thương dân, dân phải
trung thành với vua; cha phải nuôi con, thương yêu dạy dỗ con cái nên

người, làm con phải có hiếu với cha mẹ, ghi nhớ công ơn dưỡng dục sinh
thành, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già; anh em cần phải thương yêu
nhường nhịn lẫn nhau, làm em thì phải biết nghe lời anh chị… Cách ứng xử
theo danh phận đó, Nho giáo gọi là Lễ.
Trong gia đình truyền thống tuân theo quy phạm Nho giáo, người ông,
người cha có quyền quyết định cao nhất. Tất cả việc lớn trong nhà đều do

8


họ quyết định. Đồng thời, họ cũng là người có trách nhiệm và nghĩa vụ lớn
nhất đối với cuộc sống gia đình.Họ phải “tu thân” tốt thì “tề gia” mới tốt.
“Tu thân” ở đây không chỉ hiểu ở nghĩa trau dồi đạo đức, nhân phẩm của cá
nhân mà còn phải phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp liên quan đến kinh tế
gia đình và bản thân, mà con đường đi sáng sủa nhất là học hành thành tài,
thi cử đỗ đạt, ra làm quan (đã ra làm quan thì gia đình sung túc, danh giá và
cả họ được nhờ). Người con trong gia đình phải lễ phép nghe lời cha mẹ,
con phải đặt đạo Hiếu lên trên hết. Đạo Hiếu là đạo ứng xử của con cái đối
với cha mẹ, hiểu theo nghĩa rộng hơn, còn là đạo ứng xử đối với thế hệ trên
nữa, tức các bậc tiên tổ. Làm người có hiếu không chỉ đối xử lễ phép, chu
đáo với ông bà, cha mẹ khi còn sống mà cả khi qua đời; lo ma chay chu
đáo, trông nom giữ gìn cho mồ yên mả đẹp, lo cúng giỗ đầy đủ, ghi nhớ
công ơn cha mẹ.
Dẫu xã hội Hàn Quốc ngày nay đã có nhiều biến đổi nhưng việc thờ
cúng tổ tiên tại nhà và ở mộ vẫn được duy trì, thậm chí còn thịnh soạn hơn
thời phong kiến do đời sống kinh tế khá giả. Ở nông thôn, gian thờ tổ tiên
vẫn tồn tại.Nhưng ở thành phố, bàn thờ tổ tiên không được lập nên, chỉ tới
ngày giỗ mới lập ban thờ, dựng bài vị, bày đồ cúng lễ và cung thỉnh tổ tiên
về chứng giám lòng thành. Đời sống càng khá giả, giàu có thì việc cúng giỗ
càng theo phương thức mà các Yang ban (quí tộc) trong quá khứ đã làm.

Việc cúng giỗ này vẫn được thực hiện để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với tổ
tiên, cầu mong tiên tổ phù hộ độ trì cho con cháu có được cuộc sống yên
bình, làm ăn phát đạt.

9


Việc thờ cúng tổ tiên càng được chú trọng hơn vào dịp Tết trung thu
và Tết Nguyên đán. Tết Trung thu ở Hàn Quốc không phải là Tết dành cho
thiếu nhi như ở Việt Nam mà là ngày lễ lớn.Người Hàn Quốc gọi Tết này
là Chuseok (Thu tịch), diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ngày lễ này còn
được gọi là ngày lễ tạ ơn, là dịp mọi người tạ ơn tổ tiên của mình, cầu mong
cho mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Nguồn gốc của ngày lễ này bắt
nguồn từ lễ hội mừng vụ mùa bội thu. Những sản phẩm mới thu hoạch từ
vụ mùa được dâng cúng cho thần thánh trong làng và tổ tiên, tức là
Chuseok bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng. Trong xã hội hiện đại, Chuseok
vẫn được xem như một lễ tạ ơn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt
đối với người Hàn Quốc.Đây là dịp đoàn tụ gia đình.Bất kể người Hàn
Quốc nào dù đi làm ăn xa ở đâu cũng trở về quê hương và thể hiện lòng thờ
kính tổ tiên.Nghi lễ không chỉ ở nhà mà còn được thể hiện một cách hết sức
trang nghiêm ở ngoài phần mộ.Họ thường dọn sạch cây cỏ dại trên phần
mộ, bày đồ cúng lễ và quì lạy hết sức kính cẩn. Tục này được gọi là Tảo
mộ và cũng tương tự như ở Việt Nam, có điều, ở Việt Nam thường diễn ra
vào mùa xuân chứ không thực hiện vào dịp Trung thu. Về phía nhà nước,
Chính phủ cho phép được nghỉ dài ngày và tới ngày lễ, Tổng thống Hàn
Quốc đều có bài phát biểu chúc Tết Trung thu, đồng thời cũng muốn bày tỏ
quan điểm lãnh đạo của mình.
Ngoài tính gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại
trong văn hóa gia đình cũng như xã hội Hàn Quốc ngày nay.Dưới chế độ
phong kiến Chosun, tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện rõ trong đạo Tam

tòng, tứ đức. Phụ nữ Chosun nhất nhất phải tuân theo đạo Tam tòng: Ở nhà
thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con (Tại gia tòng
10


phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và Tứ đức - công, dung, ngôn, hạnh.
Đây là nguyên tắc rất cứng nhắc của nhà nước Chosun. Nếu người phụ nữ
nào vi phạm thì sẽ bị xử phạt, bị dư luận làng xã lên án; thậm chí, trong
cách ăn nói thưa gửi, người phụ nữ phải sử dụng kính ngữ một cách mềm
mại, dễ nghe, nếu không sẽ bị coi là thiếu giáo dục, không hiểu tứ đức là gì.
Về phía nhà nước, nhằm “tuyên dương” những người phụ nữ thực hiện
“xuất sắc” những điều trên, họ được phong danh hiệu là Liệt nữ. Điều đó có
nghĩa là, ngoài việc pháp luật bắt buộc phụ nữ Chosun phải tuân theo các
đạo luật trên, làng xã, nhà nước Chosun còn có những biện pháp “mềm
dẻo” để khuyến khích họ, coi điều đó là vinh dự không chỉ cho cá nhân mà
còn cho cả dòng họ, làng xã.
Còn đối với nam giới, người con trai dù có hèn kém thì cũng được coi
trọng hơn con gái, dù có nhỏ tuổi cũng được tôn trọng hơn, được hưởng
nhiều quyền lợi hơn người con gái lớn tuổi; người vợ dù có đảm đang nuôi
nấng chăm lo gia đình thì cũng phải phụ thuộc vào người chồng dù lười
biếng, bất tài, người đàn ông có thể lấy nhiều vợ cũng là chuyện thường
tình, còn người phụ nữ “chỉ thờ một chồng”, dù trong hoàn cảnh nào cũng
không được tái giá. (Tài trai năm thê bảy thiếp/Gái ngoan gái thờ một
chồng.)
Một quan điểm nổi bật nữa cũng phản ánh rõ tư tưởng trọng nam
khinh nữ, đó là coi trọng việc sinh con trai nối dõi tông đường. Tư tưởng
nho giáo cho rằng: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (sinh được một con
trai thì coi là có con, sinh được mười con gái thì cũng coi là không), hoặc:

11



“Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tội bất hiếu thì có ba, song không có
con trai nối dõi là lớn nhất.).
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội,
quá trình dân chủ hóa đã làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc tư tưởng phong
kiến trọng nam khinh nữ. Quan hệ vợ chồng trong gia đình đã bình đẳng
hơn trong sinh hoạt gia đình và nuôi dạy con cái. Tuổi kết hôn của phụ nữ
đã cao lên, xấp xỉ 30 tuổi đã tạo ra một khoảng thời gian nhất định từ khi
trưởng thành, đi làm và có thu nhập của người phụ nữ, bởi vậy, sau khi
thành hôn, phụ nữ cũng có một số tiền trong tài khoản, tức không bị lệ
thuộc hoàn toàn vào người chồng. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân chính tạo nên sự bình đẳng hơn trong gia đình. Về mặt nhà nước và
pháp luật, bộ luật về gia đình ban hành năm 1991 đã có nhiều điều mục liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ; Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã
được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2005, chuyên giải quyết chính sách về
phụ nữ, gia đình. Các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ không chỉ
lên tiếng bênh vực quyền bình đẳng, quyền lợi cá nhân của phụ nữ mà còn
có những biện pháp, việc làm thiết thực bảo vệ phụ nữ. Các Bộ có liên quan
như Bộ Y tế và Phúc lợi, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và Việc làm đều có
những giải pháp thiết thực giúp người phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng.
Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trên cũng chỉ đang trong quá trình hướng
tới sự bình đẳng nam nữ thực sự mà thôi. Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo
chỉ có thể nói rằng đang dần thu hẹp lại chứ không thể loại bỏ hoàn toàn.
Hơn nữa, trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, người phụ nữ dẫu có tinh
thần tham gia tích cực vào công việc xã hội, dẫu chỉ sinh ít con nhưng do
phải đảm bảo thiên chức làm vợ, làm mẹ nên gánh nặng công việc nội trợ,
12



chửa đẻ, nuôi con vẫn đè lên vai người phụ nữ. Công việc vì thế bị gián
đoạn, các công ty ở Hàn Quốc không chấp nhận giữ chỗ chờ đợi họ cho tới
lúc có thể đi làm.Thực tế xảy ra trong các gia đình Hàn Quốc hiện nay khi
có con nhỏ thì chi phí thuê người giúp việc, chăm sóc con nhỏ còn cao hơn
cả tiền lương của người phụ nữ đi làm. Do vậy,mô hình gia đình xưa kia ở
Hàn Quốc là người chồng ra ngoài kiếm tiền nuôi đủ cả gia đình, người vợ
ở nhà chăm lo công việc nội trợ, dạy dỗ con cái lại lặp lại, hoặc nói cách
khác, vẫn là một mô hình hợp lý. Và lẽ tất nhiên, người vợ trong gia đình
Hàn Quốc hiện đại nhiều lúc, nhiều nơi vẫn không thể bình đẳng với
chồng.Hơn thế nữa, xin nói thêm rằng, xã hội Hàn Quốc hiện đại vẫn cho
rằng, công việc nội trợ là của phụ nữ, là bổn phận, trách nhiệm của người mẹ,
người vợ và chăm sóc dạy dỗ con cái học hành thành đạt là trách nhiệm lớn
lao và họ coi đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của đời người phụ nữ.
Như vậy, từ tất cả những đặc điểm đó có thể thấy, dấu ấn của văn hóa
Nho giáo để lại trong văn hóa Hàn Quốc đương đạichính ở tư tưởng đề cao
vai trò của gia đình trong mối liên hệ với sự tồn tại của mỗi cá nhân. Trong
gia đình, cách nhìn về vai trò của người đàn ông và phụ nữ vẫn mang dấu
ấn Nho giáo khá rõ: người đàn ông là trụ cột, quyết định, người phụ nữ là
người “giữ lửa” gia đình. Dấu ấn của “tam cương” vẫn còn, theo đó, “ngũ
thường” vẫn được bảo lưu khá rõ trong xã hội Hàn Quốc: nhân – nghĩa – lễ
- trí – tín. Trong đó, theo tôi, “lễ” là phạm trù có thể nhìn thấy rõ trong xã
hội Hàn Quốc đương đại, bởi “lễ” trở thành điều kiện để duy trì mô hình
một gia đình truyền thống, là điều kiện để duy trì sự ổn định trong gia đình
và xã hội. Tất nhiên những phạm trù còn lại được phóng chiếu và biến hóa
theo nhiều cách khác nhau trong đời sống đương đại phức tạp. Đó sẽ là đề
13


tài nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau (xã hội học, lịch sử, văn
hóa).Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng văn hóa Hàn Quốc được tạo dựng cơ

bản dựa trên những giá trị mà Nho giáo tạo ra. Có thể thấy rõ những nét nổi
bật của văn hóa Hàn Quốc có gốc rễ từ Nho giáo như: quyền lực và sự phục
tùng dựa trên hệ thống thứ bậc tôn ti, gia đình tồn tại gắn liền với sự thờ
cúng tổ tiên, lòng hiếu thảo của con cháu, quyền lực của người đàn ông đối
với người phụ nữ, sự gắn liền của cộng đồng và mối quan hệ họ hàng, sự
kính trọng dành cho tri thức và đạo đức, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc
thực hành đạo đức, nghi lễ, tự kiềm chế bản năng tình dục… Những đặc
điểm này được đề cập và nhấn mạnh trong rất nhiều công trình nghiên cứu,
chẳng hạn: Cha, Hui – Mun (1983), A Study of films produced for the
period between Liberation and Korean War from the perspective of Korean
film history: Anti-Japanese films, Unpublished master’s thesis, ChoongAng University, Seoul, Korea;Kim, Jae –Un (1987), Korean Consciousness
and behavior pattern, Seoul: Korea: Ewha Woman’s University Press. Có
thể nói, đạo đức Nho giáo hòa vào trong cấu trúc xã hội.Ngày nay, mặc dù
đạo đức Nho giáo bị làm mờ đi bởi ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa
nhanh chóng nhưng những dấu ấn của nó vẫn được phản chiếu vào trong
mối quan hệ thứ bậc xã hội, trong thái độ kính trọng với người già, trong
khát vọng học tập, trong ảnh hưởng của mô hình gia đình nho giáo (đại gia
đình, gia đình mở rộng) mặc dù ở thành phố, đơn vị tồn tại đã chuyển thành
gia đình hạt nhân.Công trình nghiên cứu Facts about Korea (1981) nhấn
mạnh và chứng minh rất cụ thể những giá trị văn hóa Nho giáo đó trong
tổng thể văn hóa truyền thống làm nên bản sắc dân tộc của Hàn Quốc.

14


Ở đây tôi muốn phác họa những nét chung nhất của Nho giáo với xã
hội đương đại để từ đó thử soi chiếu vào điện ảnh đương đại, xem xét
những dấu ấn của Nho giáo trong điện ảnh như thế nào cũng đồng thời là
cách trả lời cho câu hỏi giá trị, văn hóa Nho giáo được đạo diễn “tiếp cận”,
thông diễn như thế nào, để vừa chạm tới chiều tâm thức, bối cảnh của xã

hội và con người đương đại vừa thổi vào trong đó hơi thở mới mẻ, những
triết lí của thời hiện đại thậm chí là hậu hiện đại.
1.2 Ảnh hƣởng của Hollywood với văn hoá Hàn Quốc đƣơng đại:
cơ sở, biểu hiện
Trong lĩnh vực Điện ảnh, cả thế giới dù muốn hay không cũng phải
thừa nhận, nước Mỹ vẫn đóng một vai trò rất lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tư duy và phong cách của điện ảnh thế giới. Văn hóa điện ảnh Mỹ với
sức mạnh của mình đã xâm nhập vào đời sống văn hóa của nhiều nước
trong đó có Hàn Quốc. Nhưng đồng thời từ một phía khác, Hàn Quốc cũng
đang sử dụng điện ảnh (với những tác động của văn hóa điện ảnh Mỹ)để
đưa văn hóa của đất nước mình lan rộng ra các quốc gia khác.
Có thể nhìn thấy ảnh hưởng của điện ảnh Hollywood với điện ảnh
Hàn Quốc từ rất nhiều phương diện: diễn xuất, công nghệ làm phim, quảng
cáo phim, thậm chí còn hướng đến những chủ đề và thể loại khá thịnh hành
ở Hollywood. Những ý tưởng như quái vật (The Host), sử thi cổ trang
(Roaring Currents) hay hậu tận thế (Snowpiercer) đã dần xuất hiện trên
màn ảnh Điện ảnh Hàn Quốc gần như theo sát các chủ đề và thể loại của
Hollywood. Hollywood có gì, người Hàn Quốc sẽ theo sát. Bom tấn mới

15


nhất là Train to Busan cũng đánh dấu cuộc thử sức của đạo diễn Yeon Sang
Ho với đề tài zombie.
Năm 2016, Hàn Quốc mang ba phim đến Liên hoan phim Cannes với
ba phong cách khác nhau.The Wailing thuộc thể loại kinh dị, The
Handmaiden là phim đồng tính nữ đậm chất tâm lý còn Train to
Busanmang hơi hướng bom tấn. Cả ba phim đều được quốc tế đánh giá cao
và thành công về doanh thu. Chiến dịch dài hơi của người Hàn Quốc đã thu
trái ngọt sau hai thập kỷ khi tạo ra một thế hệ những nhà làm phim tài ba,

và quan trọng hơn là một cộng đồng khán giả có trình độ cao, sẵn sàng
thưởng thức những bộ phim đủ thể loại.
Vậy tại sao điện ảnh Hàn Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
Hollywood đến như vậy?Điều này cần được lí giải từ nhiều phương diện.
Trước hết, nhìn từ phương diện lịch sử văn hóa, dẫu rằng văn hóa Nho giáo
được coi là là nền văn hóa truyền thống lâu đời của Hàn Quốc, tuy nhiên
ngay từ đầu thế kỉ XX, Hàn Quốc đã tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây, trong đó có văn hóa Mỹ. Nhà nghiên cứu S. Lee (1971) đã
nhận định văn hóa đại chúng Hàn Quốc – một nền văn hóa chịu ảnh hưởng
của phương Tây ít bị “cản trở” bởi văn hóa truyền thống. Đặc biệt từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, mối quan hệ Mỹ – Hàn trở nên chặt chẽ và gần
gũi. Ảnh hưởng của Mỹ về kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng mạnh mẽ
đối với Hàn Quốc.Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là nước chủ động đón nhận
những giá trị, thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật, giáo dục phương
Tây.Một hệ thống chính trị dân chủ, một nền kinh tế theo định hướng tư bản
chủ nghĩa, một nền giáo dục hướng vào tính tự chủ của mỗi cá nhân, một hệ

16


thống truyền thông đại chúng…tất cả đưa đến cho xã hội Hàn Quốc những
hệ giá trị mới dựa trên chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy vật, dân chủ và tự
do, khác biệt với những giá trị truyền thống. Đặc biệt, Hàn Quốc cũng đã
từng đưa ra kế hoạch hiện đại hóa dựa trên mô hình của phương Tây.Quá
trình đô thị hóa kèm theo quá trình công nghiệp hóa chính là chất xúc tác để
đưa chủ nghĩa cá nhân phương Tây ăn sâu vào xã hội Hàn Quốc. Từ đó,
kiểu tư duy dựa trên hệ thống giá trị của phương Tây –chủ nghĩa cá nhân,
chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bình đẳng…bắt đầu thay thế một số giá trị
truyền thống, niềm tin, lí tưởng, mô hình ứng xử… trong xã hội Hàn Quốc.
S. Lee (1987) chỉ ra rằng hệ giá trị như: tiêu dùng, khoái lạc, sức mạnh và

đồng tiền đã trở thành những đích quan trọng mà con người hướng đến.
Hơn nữa,mối quan hệ của con người vốn dựa trên đạo đức Nho giáo cũng
có sự thay đổi tương ứng. Có những thời điểm giá trị văn hóa Nho giáo và
giá trị văn hóa phương Tây tưởng như có sự xung đột trong cùng một thực
thể văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo Facts about Koreatừ hai thập niên
cuối của thế kỉ XX, người Hàn Quốc bắt đầu tìm lại những giá trị văn hóa
Nho giáo trong xã hội đương đại. Vấn đề xung đột văn hóa có lẽ chúng tôi
sẽ không bàn kĩ ở đây, tuy nhiên có thể thấy rằng, Hàn Quốc bên cạnh nền
tảng văn hóa Nho giáo đã có một quá trình hướng đến và phương Tây hóa,
do đó ảnh hưởng của điện ảnh Hollywood với điện ảnh Hàn Quốc có thể
nói là tất yếu và logic.
Từ phương diện khác, Hollywood có thể nói là “mẫu hình” trong làng
điện ảnh thế giới. Hàn Quốc từ cuối thế kỉ XX, bước sang thế kỉ XXI đã
chủ trương hiện đại hóa nền điện ảnh của mình. Họ chủ động tìm đến với
Hollywood để tìm kiếm những phương thức hiện đại hóa cho chính mình.
17


Họ đầu tư tài chính để du nhập công nghệ làm phim của Mỹ. Một thế hệ
đạo diễn, diễn viên cũng được đào tạo từ Mỹ… Do đó, dấu ấn của điện ảnh
Hollywood in đậm trong điện ảnh đương đại. Công chúng Hàn Quốc với
những thay đổi trong tư duy do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cũng
sẵn sàng và hào hứng với những bộ phim vượt ra khỏi khuôn khổ truyền
thống, táo bạo với những kĩ thuật và cách trần thuật của phương Tây.
Điện ảnh Hollywood gây ấn tượng mạnh từ đầu thế kỉ XX. Nhìn lại
lịch sử phát triển của điện ảnh Hollywood có thể thấy rõ, những năm 20-50
của thế kỉ XX, đặc biệt là sau khi phim tiếng xuất hiện, là thời kì phát triển
đỉnh cao, hoàng kim của Hollywood, tạo nên một mô hình điện ảnh
Hollywood kinh điển. Sau giai đoạn hoàng kimđó, Hollywood bước vào
giai đoạn khủng hoảng, và rồi tự điều chỉnh để rẽ sang bước ngoặt mới, tạo

nên giai đoạn phát triển hậu kinh điển với những phim bom tấn và ngành
làm phim độc lập.
Phong cách điện ảnh kinh điển Hollywood được biết đến với một số
đặc điểm nổi bật về phương diện trần thuật và ngôn ngữ điện ảnh như: cách
dựng phim nối tiếp, cách sử dụng tiêu cự dài, kĩ thuật technicolor, cách trần
thuật in medias res (bắt đầu từ quãng giữa)…số lượng các câu chuyện tự sự
không có giới hạn… Những cách thức thống trị này được coi là “điện ảnh
Hollywood cổ điển”. “Cổ điển” ở độ dài ổn định và tác động lịch sử của nó.
The Road Warrior, mặc dù là phim của Australia nhưng lại được dựng theo
các dòng phim Hollywood cổ điển. Và rất nhiều các phim tài liệu, như
Primary, dựa theo các quy ước bắt nguồn từ các hình thức tự sự hư cấu của
Hollywood. Khái niệm tự sự này phụ thuộc vào việc giả định rằng hành

18


động sẽ khởi nguồn chủ yếu từ các nhân vật như là các nhân tố tạo nguyên
cớ. Các nguyên nhân khách quan (lũ lụt, động đất) hay các nguyên nhân xã
hội (các tổ chức xã hội, chiến tranh, khủng hoàng kinh tế) có lẽ, đóng vai
trò là tác nhân thay đổi và điều kiện tiên quyết cho hành động, nhưng tự sự
luôn luôn vẫn tập trung vào các nguyên nhân do tâm lý con người: các
quyết định, lựa chọn và các đặc trưng của nhân vật. Thông thường đặc điểm
quan trọng có chức năng thúc đẩy câu chuyện phát triển là "khát vọng".
Khát vọng thiết lập mục tiêu, và hướng phát triển của tự sự có thể liên quan
nhiều nhất tới tiến trình đi đến mục tiêu đó.Nếu khát vọng giành được mục
tiêu này là yếu tố hiện diện duy nhất, thì không có gì có thể ngăn cản nhân
vật nhanh chóng đạt được mục tiêu đó.Nhưng ở đây có sự đối lập trong tự
sự cổ điển – kiểu đối lập tạo nên xung đột.Vai chính đối mặt với các nhân
vật có các điểm nhìn và mục tiêu trái ngược.Kết quả là cần phải cố gắng tìm
cách thay đổi trạng thái để có thể đạt được mục tiêu.Quan hệ nhân quả dẫn

đến thay đổi.Nếu các nhân vật không ước mơ điều gì khác so với đoạn đầu
câu chuyện, thì thay đổi sẽ không xảy ra.Vì thế, các nhân vật và các đặc
điểm của họ, khát vọng cụ thể, là các nguồn chính của các quan hệ nhân
quả.
Trong hình thức tự sự Hollywood cổ điển, chuỗi các hành động mà
chủ yếu do các nguyên nhân tâm lý gây ra thường có hướng thúc đẩy hầu
hết các sự kiện tự sự khác. Thời gian bị phụ thuộc vào chuỗi quan hệ nhân
quả theo một loạt cách thức khác nhau. Cốt truyện sẽ bỏ các quãng thời
gian đáng kể chỉ cốt để trình diễn các sự kiện quan trọng của nguyên
nhân.Cốt truyện sẽ sắp xếp thời gian của câu chuyện với ý định đưa ra
chuỗi quan hệ nhân quả gây ấn tượng sâu sắc. Các thủ pháp đặc trưng khiến
19


cho thời gian của cốt truyện phụ thuộc vào chuỗi quan hệ nhân quả của câu
chuyện: xếp đặt (sắp xếp sao cho việc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật tại
một thời điểm đặc biệt) và thời hạn cuối cùng (khiến cho quãng thời gian
của cốt chuyện phụ thuộc chuỗi quan hệ nhân quả). Nguyên cớ hành động
trong phim tự sự cổ điển cố gắng càng rõ ràng và đầy đủ càng tốt – thậm chí
cả trong hình thức độc đáo của phim âm nhạc, một hình thức mà trong đó số
các bài hát nhạc nhảy sôi động được đưa đẩy thành phương tiện biểu lộ xúc
cảm của nhân vật hoặc các buổi biểu diễn sân khấu do các nhân vật gắn
vào. Nghệ thuật điện ảnh cổ điển còn hướng về cách kể chuyện không giới
hạn, không nghiêm ngặt. Thậm chí nếu chúng ta theo sát một nhân vật đơn
lẻ, thì có nhiều phần của bộ phim mang đến cho chúng ta quyền được xem
các sự việc mà nhân vật không nhìn, không nghe và không biết. Cuối cùng,
hầu hết các bộ phim tự sự cổ điển đều khép lại câu chuyện trong phần kết ở
cuối phim.Bỏ qua một vài vấn đề chưa giải quyết, những bộ phim này cố
gắng hoàn thành các chuỗi nguyên nhân với kết quả cuối cùng.Chúng ta
thường xuyên được biết số mệnh của từng nhân vật, câu trả lời cho từng bí

ẩn, và kết quả của từng xung đột.
Những đặc trưng kinh điển này đến giai đoạn hậu kinh điển vẫn còn
tiếp tục được khai thác. Song có thể nhận thấy điện ảnh Hollywood hậu
kinh điển với những phim bom tấn hướng nhiều vào kĩ xảo, với nhiều đại
cảnh, gây ấn tượng nhiều với khán giả về sự đầu tư kĩ thuật, sự hoành tráng.
Bên cạnh đó, điện ảnh Hollywood giai đoạn hậu kinh điển có sự góp mặt
của những phim độc lập.Dòng chính thống của các đạo diễn trẻ tiếp tục
truyền thống của phim kinh điển Mỹ. Kiểu dựng hình liên tục vẫn là một
chuẩn mực với những dấu hiệu rõ nét về sự vận động của thời gian và sự
20


phát triển của cốt truyện mới.Một số đạo diễn trau chuốt thêm cho nghệ
thuật kể chuyện Hollywood bằng các kỹ thuật nghe nhìn được cải biên.Từ
phim Jaws trở đi, Spielberg sử dụng các kỹ thuật tiêu cự dài đã từng thấy
trong Citizen Kane.Lucas triển khai các kỹ thuật điều khiển sự chuyển động
để quay các cảnh thu nhỏ trong Star Wars và công ty Industrial Light và
Magic (ILM) của ông trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ có hiệu quả
đặc biệt. Với sự giúp sức của ILM, Zemeckis đã khai thác một cách khéo
léo cách tạo dựng hình ảnh bằng kỹ thuật số trong Forrest Gump.Spielberg
và Lukas cũng dẫn đầu phong trào tiến tới âm thanh kỹ thuật số và công
nghệ tái phát hình ảnh tại rạp chiếu phim chất lượng cao.Còn ngành làm
phim Hollywood quỹ vốn ít hơn thì thâm nhập vào các phong cách rực rỡ
và chói chang. Các phim của Scorsese như Taxi Driver, Raging Bull và The
Age of Innocence sử dụng sự chuyển động và di chuyển chậm của camera
nhằm tăng cường sức tác động của cảnh đối với cảm xúc của khán giả. De
Palma thể hiện một phong cách mãnh liệt, những phim của ông thường
dùng những cảnh dài, những kết cấu bất ngờ, gây sửng sốt, những thủ pháp
chia tách màn ảnh. Coppola đã thí nghiệm phim đen trắng máy di chuyển
nhanh trong phim Rumble Fish (1983), cuộc nói chuyện điện thoại chỉ quay

bằng một cảnh duy nhất giữa tiền cảnh và hậu cảnh (Tucker, 1988), tạo hiệu
quả đặc biệt mang màu sắc cũ xưa nhằm miêu tả không khí thời đại trong
phim Bram Stoker’s Dracula (1993). Một số người mới nhập vào
Hollywood đã làm phong phú thêm các quy ước chính thống về thể loại,
truyện kể và phong cách. Chúng ta đã thấy đặc điểm này trong Do the
Right Thing của Spike Lee, hay như một ví dụ khác về thủ pháp gây tò mò
là phim The Joy Luck Club (1993)của Wayne Wang, đạt trong hoàn cảnh

21


×