VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN FACEBOOK
Chuyên ngành: Văn hóa Học
Mã số: 60 31 06 40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN THỊ HIỀN
Phản biện 2: TS. ĐÀO THỊ TUYẾN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 8h00 ngày 22 tháng 04
năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt khi Internet
ra đời đã tạo tiền đề cho các hình thức giao tiếp mới trong một
không gian mà chúng ta gọi là “Thế giới phẳng”. Trước khi có
những không gian ảo, con người trong xã hội kết nối với nhau
thành một mạng lưới chủ yếu dựa trên những phương thức giao
tiếp truyền thống. Các cá nhân trong xã hội kết nối với nhau qua
nhiều dạng liên kết khác nhau, như liên kết theo lợi ích, liên kết
theo quan hệ huyết thống, liên kết theo địa bàn cư trú…Để duy trì
các mạng lưới xã hội này thì các cá nhân trong mạng lưới sẽ cần
tới môi trường giao tiếp cộng đồng, các sinh hoạt văn hóa, sự giao
tiếp trực tiếp, sự có đi có lại, sự tin cậy lẫn nhau…
Việc kết nối mạng lưới xã hội truyền thống vẫn được duy
trì như một phương thức quan trọng góp phần hình thành, điều hòa
các quan hệ xã hội, củng cố niềm tin vào mạng lưới xã hội mà các
cá nhân tham gia song đã xuất hiện một hình thức kết nối khác là
kết nối mạng lưới xã hội trong thế giới ảo, thế giới của Internet.
Sự kết nối mạng lưới xã hội này không cần gặp mặt trực tiếp,
không cần đến môi trường giao tiếp cộng đồng hay các sinh hoạt
văn hóa…Khoảng cách về không gian và thời gian được xóa nhòa
hơn bao giờ hết. Các cá nhân trong không gian trực tuyến vẫn có
thể kết nối với nhau, hình thành các mạng lưới xã hội tùy theo
mục đích mà cá nhân đó hướng tới. Với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ, con người đã gần như hoàn toàn được đáp ứng về nhu
cầu tìm kiếm, cập nhập kho thông tin và tri thức của nhân loại…
Bên cạnh đó thì nhu cầu về đa chiều kết nối của con người cũng
1
ngày càng mạnh mẽ hơn thể hiện qua sự hình thành và phát triển
của các dịch vụ MXH trên internet. Ban đầu chỉ là các ứng dụng
internet nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tin nhắn, trò chuyện trực
tuyến, trao đổi thông tin... sau đó dần dần hình thành các MXH
tích hợp các ứng dụng để con người có thể kết nối với nhau, chia
sẻ với nhau và giải trí trong không gian ảo như các MXH chúng ta
đang được trải nghiệm.
Hiện nay, trên thế giới có hàng nghìn MXH khác nhau.
Trong đó, Facebook nổi lên như một MXH toàn cầu sở hữu số
lượng người dùng đông đảo, với hơn 500 triệu người dùng, hỗ trợ
75 ngôn ngữ, tiêu tốn 8 tỷ phút mỗi ngày của người dùng toàn cầu.
Tại Việt Nam, Facebook đã trở thành MXH nước ngoài được yêu
thích và sử dụng nhiều nhất. Số lượng người dùng MXH này ở
Việt Nam lên tới 35 triệu, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số Việt
Nam sở hữu tài khoản Facebook. Việt Nam là quốc gia có lượng
người dùng facebook lớn thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau
Indonesia và Thái Lan. Facebook đã trở thành một công cụ kết nối
con người với nhau đúng như khẩu hiệu của MXH này:
“Conecting people” (Kết nối mọi người). Cùng với sự ra tăng của
các tài khoản cá nhân trên Facebook thì các hội/ nhóm trên
Facebook cũng ngày càng phát triển và trở thành một hình thái kết
nối nói riêng trong mạng lưới kết nối của Facebook nói chung.
Các hội/ nhóm này không ngừng kết nối những người dùng có nhu
cầu chia sẻ cảm xúc, sở thích, thông tin, kiến thức… và các vấn đề
trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những dạng thức kết nối
những người dùng trong thế giới ảo tạo ra những hiệu ứng và trải
nghiệm thế giới của internet đã hình thành những phương thức
2
liên kết tạo dựng mạng lưới xã hội mới, góp phần tạo nên không
gian tương tác trực tuyến muôn màu.
MXH đã trở thành công cụ kết nối có sức hấp dẫn bởi các
các trải nghiệm hoàn toàn miễn phí nhưng mang lại nhiều tiện ích
cho người tham gia. Mỗi cá nhân khi tham gia vào Facebook có
thể kết bạn với những người dùng khác là bạn ngoài đời thật hay
những người không quen biết nhưng có chung đam mê, sở
thích…Việc tạo lập những hội/ nhóm gồm các cá nhân đồng sở
thích đã trở thành một xu thế đáp ứng nhu cầu mở rộng kết nối
trên Internet. Trong không gian ảo của Facebook mà trong đó có
cả các hội/ nhóm luôn luôn phát triển và thay đổi khiến cho việc
nghiên cứu về không gian kết nối mới này đòi hỏi sự cập nhập
không ngừng. Là một học viên của khoa Văn hóa học và cũng đã
sử dụng MXH Facebook từ khi MXH này mới hoạt động tại Việt
Nam. Nhận thấy sự thay đổi từng ngày từng giờ của Facebook nói
chung và sự tương tác giữa các cá nhân trong mạng lưới xã hội
của Facebook nói riêng, chúng tôi mong muốn tìm hiểu về vấn đề
này. Có nhiều câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn đó là: Tại sao
trong một thế giới ảo như Facebook lại có thể hình thành được
những mạng lưới xã hội liên kết các cá nhân ít có sự ràng buộc
hay quen biết lẫn nhau? Hình thức kết nối mạng lưới xã hội trong
thế giới ảo đã chi phối cuộc sống trong thế giới thực như thế nào?
Xuất phát từ những băn khoăn vừa nêu, chúng tôi đã chọn đề tài
“Kết nối mạng lưới xã hội của người Việt trên Faceboo
Nghiên cứu về internet nói chung từ lâu đã thu hút sự quan
tâm của rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu. Đặc biệt trong bối
cảnh có sự bùng nổ của các trang MXH như hiện nay và MXH
3
được xem như một kênh truyền thông mới có sức hút và quyền lực
lớn.cũng đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu về đề tài này
Thông qua việc điểm lại một số nghiên cứu về Internet và
MXH trong vô vàn các nghiên cứ về lĩnh vực này chúng tôi nhận
thấy rằng việc nghiên cứu cụ thể về một MXH, một nhóm người
dùng cụ thể tại Việt Nam qua góc nhìn văn hóa học vẫn còn là một
khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục đích làm rõ cách thức kết nối mạng
lưới xã hội trong không gian trực tuyến của Facebook, bàn luận về
sự thay đổi phương thức giao tiếp của con người trong không gian
này để nhìn ra những thay đổi xã hội, thay đổi nhu cầu và thay đổi
cả các mối quan hệ tương tác giữa con người trong đời sống
đương đại. Để thực hiện mục đích đó, luận văn đặt ra các nhiệm
vụ như sau:
- Khái quát về mạng xã hội và tình hình sử dụng Facebook
ở Việt Nam
- Nêu rõ thực trạng việc kết nối mạng lưới xã hội của người
dùng Việt trên
Facebook
- Chỉ ra các chiều cạnh biến đổi của việc kết nối mạng lưới
xã hội trên
Facebook và bàn luận về một số vấn đề đặt ra từ đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu
mạng lưới xã hội được hình thành bởi các cá nhân kết nối với
nhau thông qua những điểm chung về đam mê, sở thích, tâm tư,
tình cảm hay các mục đích hướng tới trong thế giới ảo của
4
Facebook. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập chung
nghiên cứu, khảo sát sự kết nối mạng lưới xã hội của một số hội/
nhóm người Việt trên mạng xã hội Facebook, cụ thể là 3 hội/
nhóm:
- Hội/ nhóm cùng sở thích nấu ăn: nhóm “Nấu ăn – Chơi hoa
– Handmade”
- Hội/ nhóm LGBT (LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng
những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái
nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán tính hay còn
gọi là Người chuyển giới(Transgender). LGBT thể hiện sự đa
dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục
và bản dạng giới): “Thế giới LGBT miền Bắc - Thế giới tình yêu
muôn màu sắc”
Hội/ nhóm những người đam mê du lịch phượt một loại hình
du lịch thiên về khám phá trải nghiệm với phương tiện cá nhân tự
túc, “Phượt Hà Nội”
Qua đó, giúp cho chúng tôi có một cái nhìn khái quát về vấn
đề kết nối trong không gian ảo của người dùng Facebook tại Việt
Nam: Cách các thành viên trong hội/ nhóm tạo dựng và duy trì
mạng lưới xã hội cũng như cách họ thể hiện mình trong hai thế
giới thực và ảo, những trải nghiệm của người trong cuộc.
4. Phương pháp nghiên cứu
-Về quan sát tham gia:
-Về phỏng vấn sâu:
- Về thảo luận nhóm
Nhìn chung các phương pháp mà chúng tôi đã chọn đã phát
huy hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài luận văn đã góp phần tìm hiểu phương thức kết nối
mạng lưới xã hội trong thế giới trực tuyến của MXH toàn cầu
Facebook đối với người dùng tại Việt Nam. Những sự thay đổi
trong văn hóa đại chúng khi mà thế giới ảo của Internet nói chung
và Facebook nói riêng đang tồn tại song song với thế giới thực và
có vị trí không hề nhỏ trong cuộc sống đương đại. Kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo đối với các cá
nhân, cơ quan cũng như các đơn vị trong ban nghành liên quan.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và việc sử dụng Facebook
của người Việt hiện nay
Chương 2: Thực trạng kết nối mạng lưới xã hội của người
Việt trên Facebook
Chương 3: Trải nghiệm về sự thay đổi của kết nối mạng lưới
xã hội trực tuyến Facebook đối với người dùng Việt.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VIỆC SỬ DỤNG
FACEBOOK CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
1.1. Những khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1.Mạng xã hội
Có thể nhận thấy MXH cho phép người dùng kết nối với nhau
và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, xoá nhoà các rào cản về
không gian và thời gian. Cá nhân tham gia vào MXH có thể nâng
cao vai trò của mình trong việc tạo lập mối quan hệ và tự tổ chức
xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng
nhằm thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. MXH đã đổi mới
hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một
phần tất yếu mỗi ngày của hàng trăm triệu thành viên khắp thế
giới.
Như vậy, có thể hiểu MXH là một xã hội ảo được hình thành
bởi thế giới ảo và người dùng Internet (cư dân mạng), nó cho phép
kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian
và thời gian.
1.1.2.Mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội qua nghiên cứu về Internet trong công trình
nghiên cứu “Internet: mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc”
được tác giả Nguyễn Thị Phương Châm đưa ra: “là một cấu trúc
xã hội hình thành bởi các cá nhân (hay những tổ chức) được gắn
kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua mối quan hệ như quan hệ
bạn bè, quan hệ họ hàng, quan hệ về niềm tin, quan hệ về kiến
thức, … và những chia sẻ về sở thích, tài chính hay các vấn đề xã
hội,…”[2, tr.18]
7
Trong luận văn này Mạng lưới xã hội được hiểu theo khái
niệm mạng lưới xã hội của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm
trong nghiên cứu của tác giả này về Internet, bởi lẽ MXH
Facebook được hình thành và tồn tại trong môi trường Internet.
1.1.4.Người Việt
Trong phạm vi đề tài chúng tôi sử dụng thuật ngữ “người
Việt” để chỉ người Việt Nam sử dụng mạng xã hội facebook tại
Việt Nam và không nhằm mục đích phân định rõ ràng “người
Việt” theo các cách phân chia tộc người của dân tộc học.
1.2. Khái quát về sự hình thành và đặc điểm của mạng xã
hội
MXH là một sản phẩm của thế giới công nghệ nói chung và
internet nói riêng. Lịch sử phát triển của MXH chính là quá trình
thay đổi về phương thức kết nối cũng như truyền đạt thông tin của
con người trong thế giới của Internet.
1.3. Đặc điểm các mạng xã hội tại Việt Nam
Nhìn chung, người dùng Internet tại Việt Nam nắm bắt khá
nhanh các xu hướng về lĩnh vực công nghệ. Các MXH phổ biến
nhất trên thế giới được người dùng Việt đón nhận nhanh chóng.
Sau khi trào lưu blog hạ nhiệt, Yahoo! đóng cửa dịch vụ Blog 360
và Blog 360 plus vào tháng 7 năm 2009, MXH Facebook đã trở
thành MXH được ưa thích và có số lượng người dùng lớn nhất
Việt Nam. Cũng trong năm 2009, trước sự thắng thế của các MXH
nước ngoài tại thị trường Việt Nam thì các nhà mạng nội địa cũng
có những chiến lược mới để chiếm lĩnh thị trường dịch vụ internet
tiềm năng này. Cụ thể là cuối năm 2009 công ty Vinagame đã cho
ra mắt mạng xã hội ZingMe và thu hút được sự chú ý của cộng
đồng mạng. ZingMe đưa ra nhiều tính năng cơ bản của một mạng
8
xã hội đó là: nhạc mp3, videoclip, game trực tuyến, chia sẻ hình
ảnh, viết blog, lập nhóm và chat trực tuyến.
1.4. Khái quát tình hình sử dụng Facebook tại Việt Nam
Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty
Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng
lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu
vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể
kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân
của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.
Facebook hiện nay gồm những chức năng sau:
- Chức năng trò chuyện (chat) mọi lúc, mọi nới với điều kiện
có thiết bị kết nối mạng internet.
- Khả năng tìm kiếm bạn bè dễ dàng qua địa chỉ email, số
điện thoại, thậm chí nếu không biết thì chỉ cần có bạn chung vẫn
có thể tìm được. Hoặc có thể tìm bằng cách search tên họ (cách
này thường khó tìm hơn vì có rất nhiều người dùng trùng tên nhau
hoặc người dùng không sử dụng tên thật).
- Các trò chơi giải trí trên facebook
- Lập fanpage với mục đích kinh doanh, quảng cáo thương
hiệu hoặc quảng bá hình ảnh cá nhân….
- Lập group tạo hội nhóm những người cùng điểm chung về
một vấn đề gì đó
- Khả năng tag hình ảnh, like, thể hiện biểu tượng cảm xúc,
comment, checkin địa điểm, share bài viết…
- Khả năng tương tác giữa bạn bè lẫn nhau rất cao khi đã kết
bạn hoặc theo dõi.
9
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã tóm lược những nét cơ bản
của MXH nói chung và Facebook nói riêng trên thế giới, trong đó
nếu ra một cách khái quát tình hình sử dụng MXH ở Việt Nam.
Qua việc đón nhận và tham gia tích cực vào MXH Facebook có
thể thấy được vị thế nhất định của MXH này tại Việt Nam và phần
nào giải thích được vì sao Facebook lại có sức hút và phổ biến tại
Việt Nam đến như thế. Những khái quát này sẽ làm tiền đề cho
việc nêu rõ hơn thực trạng và phân tích vấn đề kết nối mạng lưới
xã hội của người Việt trên Facebook ở những chương sau.
10
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA
NGƯỜI VIỆT TRÊN FACEBOOK
2.1. Sự hình thành mạng lưới xã hội trên Facebook của
người Việt
2.1.1. Khái quát về Hội/ nhóm (group) trên mạng xã hội
Facebook
Với nhiều ứng dụng khác nhau như: kết bạn, nói chuyện trực
tuyến, chơi trò chơi, tham gia nhóm… Facebook gần như đã đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu của người dùng. Trong đó, ứng dụng Hội/
nhóm (group) trên mạng xã hội Facebook là một chương trình mà
Facebook tạo ra để những người thân quen có thể tạo ra 1 nhóm
hay 1 sân chơi riêng để trao đổi. Có nhiều lựa chọn để tạo nhóm:
trong khuôn khổ trường học, nơi ở hay nhiều sự lựa chọn khác.
Nếu trong nhóm cùng trường học sẽ dễ dàng tìm được những
người bạn cùng sở thích nhóm thay vì làm bạn trên Facebook của
riêng họ. Còn nếu nhóm được tạo trong khuôn khổ môi trường
khác, mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng, các cuộc bàn luận
sẽ đa dạng về chủ đề lẫn cách tiếp cận. Về thiết lập riêng tư, có 3
sự lựa chọn là: Mở, kín và bí mật .
Tại Việt Nam những năm gần đây các hội/ nhóm
Facebook của những nhóm thiểu số như vậy có xu hướng tăng lên
đặc biệt là trên các trang MXH do tính kết nối cao và sự phổ biến
của nó.
Các hội/ nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu:
• Nhóm “Nấu Ăn – Chơi hoa – Handmade”
• Nhóm “Thế giới LGBT Miền Bắc - Thế giới tình yêu muôn
màu sắc”
11
• Nhóm “Phượt Hà Nội”
2.1.2. Đối tượng kết nối của người Việt trên Facebook
Qua 3 nhóm mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì có thể thấy
đối tượng mà người dùng Facebook tại Việt Nam kết nối khi sử
dụng mạng xã hội này rất đa dạng. Trong mạng lưới xã hội của
Facebook, người dùng không chỉ kết nối với gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, người quen… mà còn vô vàn các mối quan hệ khác
đặc biệt là những đối tượng có điểm chung về sở thích, chia
sẻ…Việc kết bạn trên Facebook với những người dùng có “Bạn
chung” (Bạn của bạn) hoặc không hề quen biết nhau khá phổ
biến. Phần lớn số lượng bạn bè trên Facebook của các cá nhân
nhiều hơn so với thực tế cuộc sống của họ.
Có thể thấy sự tiện lợi của các phương tiện truy cập
Internet đã giúp Facebook ngày càng thu hút nhiều người dùng.
Tuy nhiên, việc lãng phí thời gian và mất tập trung trong công
việc, học tập… do Facebook cũng là mặt trái của MXH này.
2.1.4. Mục đích tham gia
Facebook đã trở thành một phần của đời sống xã hội
đương đại, chiếm một phần không nhỏ trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam. Mỗi cá nhân khi tham gia vào Facebook đều
có mục đích khác nhau và nhìn chung mục đích kết nối với những
người dùng khác chiếm đa số. Khi cá nhân tham gia vào mạng
lưới xã hội của Facebook ngoài mục đích kết nối với gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp…họ còn tham gia vào các hội/ nhóm như là các
mạng lưới nhỏ trong một mạng lưới lớn của Facebook. Cũng
giống như trong thực tế mỗi cá nhân chúng ta ngoài những mạng
lưới quan hệ nhất định còn có mạng lưới hội đoàn.
12
Tuy nhiên, trên MXH Facebook có vô vàn các hội nhóm
khác nhau, có những hội/ nhóm lập ra mang tính thời vụ, chỉ trong
một thời gian nhất định để phục vụ một sự kiện nào đó.có những
hội/ nhóm lại mang tính chất lâu dài, thu hút đông đảo thành viên
và hoạt động bài bản như một hội/ nhóm chúng ta thường thấy
ngoài đời thực.
Trong 3 nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều có mục
đich hoạt động và quy định rõ ràng cho các thành viên tham gia,
đó là điều tất yếu đối với hội/ nhóm ảo để phát triển lâu dài.
Những quy định này vừa giúp admin quản lý hội/ nhóm vừa như
một bản giao kèo đối với các thành viên khi muốn trở thành một
phần của mạng lưới xã hội mà họ quan tâm.
2.1.5 Các phương thức kết nối mạng lưới xã hội các hội/
nhóm của người Việt trên Facebook
Việc tích hợp đa dạng các tính năng như chat, game, chia
sẻ hình ảnh, file, video, chia sẻ trạng thái, thích, bình luận… đã
làm MXH Facebook đổi mới cách thức liên kết giữa các thành
viên trên mạng với nhau. Mỗi người dùng Facebook như một mắt
xích trong mạng lưới thông tin, hình ảnh… được chia sẻ liên tục
tạo hiệu ứng tự lan tỏa qua những người dùng kết nối với nhau
trong một hệ thống.
Xét về hành vi ứng xử trong các hội/ nhóm trên Facebook
thường là quan hệ ngang hàng bình đẳng với nhau bởi nhiều thành
viên trong hội/ nhóm không quen biết nhau ngoài đời thực, họ chỉ
xưng hô theo quan sát chủ quan của họ với các thành viên trong
nhóm. Qua quan sát ảnh đại diện hoặc trang cá nhân của người
khác mà họ có thể xưng hô, ứng xử như bạn bè hay ứng xử theo
13
hàng dọc kiểu trên dưới đối với những người họ cho là lớn tuổi
hơn mình.
2.2 Các hoạt động trong mạng lưới xã hội trên
Facebook
2.2.1 Hoạt động online
Thuật ngữ “online” hay trực tuyến để chỉ trạng thái kết nối
với mạng Internet toàn cầu. Trong luận văn chúng tôi sử dụng
thuật ngữ “online” không chỉ gói gọn trong ý nghĩa tin học mà còn
được hiểu là không gian, môi trường diễn ra sự tương tác của
người dùng internet nói chung và Facebook nói riêng.
Theo bài viết “Thống kê và phân tích số lượng người
dùng ở Việt Nam năm 2015” của trang kehoachviet.com [9] thì tại
Việt Nam có hơn 20 triệu người đang sử dụng Facebook mỗi ngày
và trung bình mỗi người dành ra 2,5 giờ online trên MXH lớn nhất
hành tinh này, con số này cao hơn 13% so với mức độ sử dụng
Facebook trung bình của thế giới, trong đó
¾ người dùng
Facebook tại Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 34. Hai hoạt
động online phổ biến nhất trên Facebook của người dùng Việt là
trò chuyện với bạn bè và truy cập vào Facebook của các thương
hiệu. Facebook cũng là nơi nhiều người dùng Việt Nam chọn làm
địa điểm mua sắm online, trong đó có tới 40% người dùng
Facebook tại Việt Nam từng tìm thấy các sản phẩm hay thương
hiệu mới qua MXH lớn nhất hành tinh này. Các sản phẩm, thương
hiệu được khám phá nhiều nhất qua Facebook là thời trang, làm
đẹp, ăn uống và du lịch. Các bà mẹ thường có xu hướng chia sẻ
nhiều hơn nhóm người dùng còn lại.
14
Trong 3 hội/ nhóm mà tác giả tiến hành nghiên cứu đều có
các hoạt động online khá sôi nổi do các nhóm có số lượng thành
viên tham gia đông đảo.
•
“Group Nấu ăn - Chơi hoa - Hand made”
Từ khi thành lập đến nay, nhóm đã duy trì đều đặn các
cuộc thi online và các cuộc đấu giá từ thiện online cho các thành
viên. Các cuộc đấu giá từ thiện qua Facebook thường đấu giá các
sản phẩm do chính các thành viên tài nhóm tài trợ như: bình gốm,
bộ dụng cụ nhà bếp, dụng cụ cắt tỉa hoa nghệ thuật… Trong
3
năm hoạt động các admin nhóm đã tổ chức tổng cộng 5 cuộc thi
online về các chủ đề nấu ăn; cắm tỉa hoa, rau củ quả; làm đồ
handmade… Ngoài các hoạt động về chia sẻ sản phẩm là các món
ăn, các cách cắm hoa hay làm đồ handmade của các thành viên thì
các admin nhóm cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi online .
Nhóm “Phượt Hà Nội”:
Các hoạt động của online của nhóm Phượt Hà Nội cũng
diễn ra khá sôi nổi. Hàng ngày có rất nhiều thành viên đăng tin
tuyển xế (chỉ người điều kiện phương tiện ngồi trước), ôm (chỉ
người ngồi sau), kinh nghiệm đi phượt, chỉ dẫn đường… Khi các
thành viên có những câu hỏi chia sẻ trên nhóm đều được các thành
viên trong nhóm giải đáp nhiệt tình.
Cũng giống với nhóm “Nấu
ăn – Chơi hoa – Handmade” các hoạt động online của nhóm
“Phượt Hà Nội” giúp các thành viên trao đổi thông tin, duy trì
hoạt động của nhóm và giúp mạng lưới bạn bè của các thành viên
nhóm được mở rộng hơn nữa.
• Nhóm “Thế giới LGBT Miền Bắc – Thế giới tình yêu muôn
sắc màu”
15
Các hoạt động online trên nhóm phần lớn là các chia sẻ
tâm sự của các thành viên và mong muốn làm quen, kết bạn với
các bạn trong nhóm… Với các bạn trong nhóm thì đây còn là nơi
các bạn chia sẻ những kinh nghiệm “come-out” (công khai) sống
thực với mình. Những chia sẻ này luôn thu hút rất nhiều lượt
“like” và bình luận của các bạn trong nhóm bởi việc bộc lộ giới
tính thật của bản thân là một sự kiên, một bước ngoặt vô cùng
quan trọng đối với các bạn LGBT. Bản thân các admin của nhóm
cũng thường xuyên sưu tầm chia sẻ lên nhóm những bài viết bổ
ích giúp cho các bạn trong nhóm trang bị cho mình những kiến
thức về LGBT cũng như kỹ năng come-out như việc chuẩn bị tinh
thần cho bản thân cũng như người thân trong gia đình, tiếp cận
những kiến thức đúng đắn về LGBT…
2.2.2.Hoạt động offline
Có thể nói các hoạt động online là những hoạt động chính
duy trì các hội/ nhóm trên Facebook. Bên cạnh đó thì những hoạt
động offline (Những hoạt động gặp mặt, giao lưu trong không
gian thực) cũng là một phần không thể thiếu cho sự tồn tại và phát
triển của các hội/ nhóm này. Trong quá trình duy trì kết nối mạng
lưới xã hội qua thế giới ảo của các hội/ nhóm trên Facebook đã
hình thành nhu cầu được giao lưu, gặp mặt trực tiếp giữa các
thành viên trong cùng một mạng lưới. Nhu cầu này xuất phát từ
chính những người tạo ra nhóm là các admin rồi đến các thành
viên tích cực và đến các thành viên của hội/ nhóm đó. Các hoạt
động offline này cũng trở thành một trong những chiều cạnh kết
nối của mạng lưới xã hội trên Facebook. Việc tương tác trực tuyến
giờ đây không còn chỉ là “sống ảo” nữa mà nó còn có những tác
động nhất định đến cuộc sống thât. Trong ba trường hợp hôi/
16
nhóm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều có khá nhiều các
hoạt động offline..
Các hoạt động offline của nhóm nói riêng và các chương
trình lớn của cả cộng đồng LGBT nói chung đều thu hút đông đảo
thành viên tham gia. Bởi lẽ, khi tham gia các hoạt động này họ
không chỉ có một mình mà có cả một cộng đồng những bạn LGBT
tạo hiệu ứng lan tỏa sự tự tin thúc đẩy họ bước ra khỏi những mặc
cảm, tự ti vốn có.
2.3 Không gian tương tác trực tuyến Facebook đối với
người dùng Việt
Thời gian MXH Facebook hoạt động tại Việt Nam chưa lâu
(từ năm 2009 đến nay) song so với các nước trong khu vực thì
Facebook có tốc độ phát triển và phổ biến hết sức nhanh chóng.
Thời gian hơn 7 năm hoạt động chưa phải là nhiều nhưng MXH
Facebook đã trở thành không gian sống thứ hai của không ít người
dùng Facebook tại Việt Nam.
Tiểu kết chương 2
Trong nội dung chương này tác giả đi sâu miêu tả thực
trạng các hoạt động của người dùng Facebook khi tham gia mạng
lưới xã hội trực tuyến. Qua nghiên cứu các hoạt động online và
offline của 3 trường hợp hội/ nhóm chúng tôi đã quan sát, phân
tích kết quả khảo sát, phỏng vấn và thấy rằng trên Facebook,
người dùng không chỉ kết nối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
người quen… mà còn kết nối với trong nhiều mối quan hệ khác,
đặc biệt là những đối tượng có điểm chung về sở thích, chia
sẻ…Cùng với việc sử dụng các phương tiện truy cập Facebook
như điện thoại di động tích hợp cho sử dụng Facebook khiến cho
việc tham gia MXH này là vô cùng đơn giản.
17
Việc đan xen các hoạt động online và offline này với nhau
cho thấy hình thức kết nối mạng lưới xã hội trực tuyến này có ảnh
hưởng đến cuộc sống thực không hề nhỏ. Các hoạt động online và
offline của các hội/ nhóm trên đã kết nối các thành viên từ thế giới
ảo ra ngoài đời thực, củng cố niềm tin của họ vào những lợi ích
mà không gian tương tác này đem lại. Qua đó có thể thấy các
mạng lưới xã hội hình thành trong không gian ảo của Facebook
không chỉ gói gọn trong cộng đồng mạng mà nó còn có sự lan tỏa
và tương tác với thế giới thực tại.
CHƯƠNG 3
TRẢI NGHIỆM VỀ SỰ THAY ĐỔI VÀ LỢI ÍCH CỦA
KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI TRỰC TUYẾN
FACEBOOK ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG VIỆT
3.1 Trải nghiệm về sự thay đổi của kết nối mạng lưới xã
hội trực tuyến trên facebook
3.1.1 Sự thay đổi về không gian
Khái niệm không gian xuất hiện trong vô vàn các lĩnh vực
khoa học khác nhau từ toán học, vật lý đến nhân học, dân tộc
học… và để chỉ một phương thức tồn tại của vật chất. Các
MXH
nói chung và Facebook nói riêng cũng nằm trong không gian ảo,
không gian trực tuyến như đã nói ở trên. Không gian ảo của
Facebook không chỉ giới hạn trên màn hình máy vi tính hay những
chiếc điện thoại thông minh mà qua đó mở ra một không gian rộng
lớn mà mỗi cá nhân người dùng là một mắt xích trong mạng lưới
kết nối đó.
3.1.2 Sự thay đổi về thời gian
18
Hiện nay, ngoài việc truy cập Internet nói chung và
Facebook nói riêng qua máy tính thì điện thoại di động, đặc biệt là
các loại smart phone giúp cho chúng ta có thể truy cập Facebook
mọi lúc, mọi nơi. Khi có sự trợ giúp của các thiết bị truy cập này
thì người dùng Facebook chủ động về thời gian sử dụng Facebook
của mình. Việc sắp xếp thời gian cho công việc hay sinh hoạt cá
nhân để sử dụng Facebook của những người dùng tại Việt Nam ít
nhiều bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội này.
3.1.3 Sự thay đổi về phương thức giao tiếp
Hiện nay trong không gian đa chiều kết nối của Facebook
đã hình thành các phương thức giao tiếp mới qua các ứng dụng
của MXHnày, đó là nút “like” (thích), “share” (chia sẻ),
“comment” (bình luân), “tag” (gắn thẻ), gửi các biểu tượng thể
hiện cảm xúc hay các hình động ngộ nghĩnh. Phương thức này
nhiều khi không cần dùng đến gặp mặt trực tiếp hay ngôn từ phức
tạp mà vẫn tạo ra những hiệu quả to lớn trong việc kết nối mạng
lưới người dùng Facebook.
3.1.4 Sự thay đổi về cách thể hiện bản sắc cá nhân
Các MXH nói chung và Facebook nói riêng ngoài tính
năng kết nối con người với nhau thì việc thể hiện tiếng nói, cái tôi
là nhu cầu tất yếu của những người tham gia. Facebook đã mang
lại cho người dùng một môi trường rất thuận lợi và dễ dàng cho
việc thể hiện bản sắc của người dùng. Mỗi cá nhân khi tham gia
Facebook dù ít dù nhiều đều có nhu cầu thể hiện mình. Họ muốn
thể hiện mình là ai; tính cách như thế nào; hình ảnh, vị trí của
mình trong mắt người khác ra sao…Với những tính năng chia sẻ
hình ảnh, video, trạng thái, lượt thích, biểu hiện cảm xúc, binh
luận…Facebook đã trở thành một thế giới lý tưởng cho việc thể
19
hiện bản sắc cá nhân của người dùng. Đồng thời, Facebook cũng
đang tác động ngược trở lại người dùng, làm họ thay đổi trong
cách thức thể hiện bản thân mình.
Facebook cung cấp cho người dùng những cơ hội để thể
hiện bản thân mình.
Khi người dùng Facebook trải nghiệm cuộc sống của
mình qua thế giới của mạng xã hội này thì vô hình chung những
trải nghiệm đó đã tạo nên bản sắc cá nhân cũng như bản sắc nhóm
mà họ tham gia trong các mạng lưới xã hội trên Facebook. Phần
lớn những người dùng Facebook khi đã tham gia vào MXH này
đều tạo cho mình một bản sắc riêng. Mỗi hành động như viết cảm
nghĩ, bình luận, “like” các trên Facebook của họ đều được bạn bè
trong danh sách, thậm chí người ngoài danh sách bạn bè của họ
(tùy theo cài đặt về quyền riêng tư) biết được. Vì vậy, hình thành
nên nhu cầu thể hiện bản sắc cá nhân trên mạng xã hội Facebook.
Đối với nhiều người dùng Facebook việc thể hiện bản sắc
cá nhân giúp họ có được mạng lưới kết nối mạnh mẽ trong thế giới
ảo. Có nhiều trường hợp các cá nhân sống xa gia đình, như các
bạn sinh viên đi học xa, hay những du học sinh… cho biết vì cuộc
sống xa nhà khiến họ thường xuyên tương tác trong mối trường ảo
của Facebook với mong muốn có sự tương tác, chia sẻ từ những
bạn bè trên mạng và khiến họ cảm thấy mình được nhiều người
quan tâm, chia sẻ.
3.2 Tác động của kết nối mạng lưới xã hội trên
facebook đối với người dùng Facebook tại Việt Nam
Sự kết nối trực tuyến và việc các nhân thể hiện mình trong
không gian Facebook không hoàn toàn ảo mà nó có những mối
liên hệ nhất định với thực tại. Sự kết nối mạng lưới xã hội trên
20
Facebook có thể là ảo nhưng những người dùng sau nó là thật và
mạng lưới xã hội đó ít nhiều có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Những trải nghiệm mà những người dùng Facebook của 3 hội/
nhóm mà tác giả nghiên cứu cho thấy không gian ảo đã chi phối
cuộc sống hiện thực ra sao.
Trên thực tế, Facebook là môi trường và phương tiện kết
nối giúp con người thu hẹp khoảng cách về không gian và thời
gian. Kết nối mạng lưới xã hội được hình thành qua thế giới ảo
của Facebook bởi những con người thực. Những hành động trong
thế giới ảo của người dùng Facebook đã thể hiện những ý tưởng
thực của họ nhưng do nhiều lý do mà họ lại thực hiện nó trong thế
giới ảo hoặc cả hai.
Bên cạnh đó nhờ không gian Facebook mà nhiều cá nhân
bộc lộ bản thân nhiều hơn. Không gian này vừa mang sự riêng tư
(người dùng có trang cá nhân của riêng mình) vừa mang sự kết nối
(Phần trang chủ hiện thị các hoạt động của bạn bè) đã trở thành
môi trường thích hợp cho các cá nhân thể hiện bản sắc của mình.
21
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và phân
tích những trải nghiệm của người trong cuộc về việc tham gia vào
thế giới ảo của Facebook đã mang lại cho họ nhiều trải nghiệm
khác nhau. Từ những tiện ích không thể phủ nhận của việc rút
ngắn khoảng cách xa gần trong không gian tương tác ảo, đến
những trải nghiệm về sự thay đổi thời gian, phương thức giao tiếp
khi sử dụng Facebook đã giải thích được lí do tại sao con người
ngày càng có xu hướng lựa chọn hình thức kết nối ảo này.
Ngoài việc mở rộng không gian kết nối, Facebook còn là
môi trường rất thuận lợi cho việc thể hiện bản sắc của người dùng,
đây chính là phương thức giúp người dùng thể hiện cái tôi nhiều
hơn hoặc ít hơn so với thực tế cuộc sống của họ.
Việc hưởng lợi ích từ hình thức kết nối miễn phí này đã
khiến cho chúng ta có cái nhìn khác về hình thức kết nối mới này
so với hình thức kết nôi truyền thống. Việc ngày càng có nhiều
người lựa chọn hình thức kết nối mạng lưới ảo này và tích cực đầu
tư thời gian, công sức cho việc khám phá phương thức kết nối mới
mẻ này cho chúng ta thấy được xu thế kết nối mạng lưới xã hội
của con người trong tương lai.
22
KẾT LUẬN
Với sự phát triển của văn hóa – xã hội đặc biệt là lĩnh vực
công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho các loại hình kết nối
trong không gian ảo ngày càng phát triển. Qua gần 10 năm có mặt
và phát triển tại Việt Nam, MXH Facebook đã có chỗ đứng nhất
định trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ quan điểm tiếp
cận của văn hóa học, luận văn đã cho thấy việc kết nối mạng lưới
xã hội trong thế giới ảo của Facebook đã trở thành một hình thức
tạo dựng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống song song
với hình thức kết nối truyền thống.
Như đã trình bày việc nghiên cứu 3 hội/ nhóm: Nấu ăn –
Chơi hoa – Handmade, Thế giới LGBT Miền Bắc- Thế giới tình
yêu muôn sắc màu, Phượt Hà Nội phần nào giúp chúng ta có cái
nhìn bao quát về tình hình kết nối mạng lưới xã hội của một bộ
phận người dùng Facebook tại Việt Nam. Từ cách thức kết nối,
duy trì và hưởng lợi từ hình thức kết nối mới này cho đến những
trải nghiệm của người trong cuộc đều được tác giả nghiên cứu và
phân tích nhằm đưa ra những khái quát về tình hình sử dụng
Facebook nói chung và kết nối mạng lưới xã hội nói riêng trong
không gian ảo của Facebook.
Những trải nghiệm về sự thay đổi về không gian, thời
gian, phương thức giao tiếp của những người dùng Facebook trong
mạng lưới xã hội này hình thức kết nối này có những ảnh hưởng
như thế nào đối với những con người thật sau lớp vỏ của
Facebook. Những hoạt động offline và online luôn đan xen nhau
khiến cho ranh giới giữa thực và ảo được xóa nhòa. Điều đó còn
tạo cho người dùng sự tin tưởng vào những giá trị mà hình thức
kết nối này đem lại. Kết nối mạng lưới xã hội trên Facebook được
23