Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề thi học kì 2 môn lịch sử lớp 8 năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.08 KB, 21 trang )

Header Page 1 of 126.

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH
SỬ LỚP 8 NĂM 2015-2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Vĩnh Tường
2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Cam Lộ
3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Châu Thành
4. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Tam Đảo
5. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Phú Quốc
6. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Cấm Phả

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.
PHÒNG GD&ĐT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017


VĨNH TƯỜNG

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng
lớp nào?
A. Công nhân.

B. Tư sản.

C. Nông dân.

D. Địa chủ phong kiến.

Câu 3. Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?
A. Việt Nam, Lào.

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.


C. Lào, Cam-pu-chia.

Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?
A. 5 bậc.

B. 2 bậc.

C. 4 bậc.

D. 3 bậc.

B. Phần tự luận (8.0 điểm)
Câu 5 (4.5 điểm)
Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh
Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào?
Câu 6 (3.5 điểm)
Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải
trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính
sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

PHÒNG GD&ĐT

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II


VĨNH TƯỜNG

NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Lịch sử - Lớp 8

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

B

D

Thang điểm

0.5


0.5

0.5

0.5

B. Phần tự luận: (8,0 điểm)
Câu

Nội dung

Điểm

Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của
thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm

4.5

1858 - 1859 diễn ra như thế nào?
1- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
+ Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các
nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

5

0.5

+ Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.


0.5

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

0.5

+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô nên thực dân Pháp đã xâm lược nước ta.

0.25

2- Âm mưu của thực dân Pháp: chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế,
nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

0.5

3- Chiến sự ở Đà Nẵng:
+ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.
+ Chiều 31-8-1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển
Đà Nẵng.
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
+ Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh
dũng chống trả.
+ Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch
đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu phá sản.

Footer Page 4 of 126.

0.25
0.5
0.5

0.5

0.5


Header Page 5 of 126.
Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương

3.5

nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp
nhằm mục đích gì?
1- Chính sách kinh tế về các ngành:
- Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các

0.75

đồn điền. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo
kiểu phát canh thu tô…
- Công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài
6

0.75

ra, Pháp còn đầu tư vào một số ngành khác như sản xuất xi măng, gạch ngói,
điện nước, chế biến gỗ, giấy, diêm…
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp

0.5


nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng
đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác…
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải

0.5

đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân
sự…
2- Mục đích: nhằm vơ vét, sức người, sức của của nhân dân Đông Dương ...

--------------------------Hết--------------------------

Footer Page 5 of 126.

1.0


Header Page 6 of 126.
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm): Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Tại sao Pháp chọn Đà
Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên mở đầu cho quá trình xâm lược?
Câu 2: (3,5 điểm) Trình bày những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX? Nêu kết

cục và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó?
Câu 3: (2,5 điểm) Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX theo mẫu sau:
Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

Câu 4: (1,0 điểm) Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX?
--------------

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
Câu 1: (3,0 điểm)
Nội dung
hỏi
a. Nguyên
nhân

Nội dung trả lời

Điểm

- Đến giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây phát triển, đẩy
0,5
mạnh xâm lược các nước phương Đông, trong đó Việt Nam.

- Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu, bảo thủ, trì trệ, càng đẩy
0,5
mạnh sự dòm ngó xâm lược Tư bản Pháp.
- Đông Nam Á có vị thế địa lý quan trọng, có đường hàng hải từ Tây
sang Đông, có nguồn nhân công rẽ mạt, đặc biệt là Việt Nam nên đã 0,5
trở thành miếng mồi ngon của chủ nghĩa tư bản Pháp

b. Pháp
chọn Đà
Nẵng

- Có cảng biển sâu, kín gió, thuận tiện cho tàu chiến hoạt động....

0,5

- Vùng Quảng Nam - Đà Nẵng giàu có để Pháp hy vọng “lấy chiến
tranh, nuôi chiến tranh”, và sự giúp đỡ của Giáo dân xứ Quảng....

0,5

- Đà Nẵng cách Huế 100 km, đánh thắng Đà Nẵng thuận lợi cho việc
0,5
tấn công chiếm Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng nhanh chóng..
Câu 2: (3,5 điểm)
Nội dung
hỏi
a. Các nhà
cải cách ở
Việt Nam
cuối thế kỷ

XIX cùng
với những
đề nghị cải
cách của họ

Nội dung trả lời

Điểm

- Trần Đình Túc- Nguyễn Huy Tế, xin mở cửa biển Trà Lý - Nam
0,5
Định
- Đinh Văn Điền: xin khai phá ruộng hoang và khai mỏ, phát triển
0,5
buôn bán, chăm lo quốc phòng
- Viện thương bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung
nhằm thông thương với bên ngoài

0,5

- Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi đến triều đình 30 bản điều trần.
Nội dung chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - thương
0,5
nghiệp, tài chính, ngoại giao và giáo dục
- Nguyễn Lộ Trạch đề nghị “chấn hưng dân khí” “khai thông dân
0,5
trí” và bảo vệ đất nước

b. Kết cục


Không thực hiện được, do triều đình Huế bảo thủ đã cự tuyệt không
0,5
chấp nhận mọi đề nghị cải cách….
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của Nhà Nguyễn

c.Ý nghĩa

- Phản ánh trình độ nhận thức của người Việt Nam trong xu thế thời 0,5
đại

Câu 3: (2,5 điểm)
Giai cấp,
tầng lớp

Footer Page 7 of 126.

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

Điểm


Header Page 8 of 126.
- Bóc lột nông dân
- Làm tay sai cho

- Cấu kết với Pháp đàn áp dân tộc
- Bóc lột thậm tệ nhân dân


Pháp

- Bộ phận nhỏ yêu nước

Làm ruộng
(thuê mướn )

- Căm thù Pháp- phong kiến
- Sẵn sàng xã thân vì độc lập dân tộc

3. Tầng lớp
tiểu tư sản

Buôn bán nhỏ

- Lập truờng không vững vàng

Học sinh

- Thuận đâu thì theo đó

4. Giai cấp
tư sản

Kinh doanh

1. Địa chủ

2. Nông dân


0,5
0,5

0,5

- Gắn liền quyền lợi với Pháp
- Có bộ phận nhỏ gắn với độc lập dân tộc

0,5

- Căm ghét tư sản-phong kiến
5. Công
nhân

Làm thuê

- Sẵn sàng xã thân vì sự nghiệp độc lập dân 0,5
tộc

Câu 4: (1,0 điểm)
Nội dung hỏi
Nội dung trả lời
Điểm
Xu hướng
- Những trí thức nho học Việt Nam chọn con đường cách mạng
cứu nước đầu dân chủ tư sản như ở Châu Âu
0,5
thế kỷ XX
- Hướng cách mạng là đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
0,5


Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Lịch sử – Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
a/ Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?
b/ Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Câu 2: (3 điểm)
a/ Trình bày tình hình Việt Nam trước khi bị Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
b/ Vì sao quân triều đình đông mà vẫn không thắng được giặc.
c/ Quá trình đầu từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước nguy cơ đất nước bị
Pháp chiếm lấy của Triếu đình Huế.
Câu 3: (3 điểm)
a/ Phong trào Cần Vương là gì? Phong trào ra đời như thế nào?
b/ Nguyên nhân làm cho khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ như thế nào?
c/ So sánh sự giống và khác nhau của Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa
Yên Thế.
Câu 4: (2 điểm)
a/ Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
b/ Hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước.

Footer Page 9 of 126.



Header Page 10 of 126.

Hướng dẫn chấm bài
Câu 1

a/ Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là:
_ Chủ nghĩa tư bản cần nguồn nguyên liệu thị trường.

0.25đ
0.5đ

_ Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, chế dộ
phong kiến suy yếu.
0.25đ
_ Lấy cớ bênh vực đạo Gia tô, liên quân Pháp - Tây Ban
Nha đến Việt Nam.
0.25đ
b/ Pháp xâm lược Đà Nẵng là:
_ Đà Nẵng gần Huế, đánh nhanh sẽ nhanh chống kết thúc 0.25đ
chiến tranh.

0.25đ
_ Đà Nẵng có cảng biển sâu rộng, thuận lợi cho tàu thuyền 0.25đ
neo đậu.
_ Đông dân, Thiên Chúa Giáo hoạt động nhiều.
_ Hậu phương Quảng Nam vững chắc.
Câu 2

a/ Tình hình Việt Nam:

_ Pháp thiết lập bộ máy thống trị, tiến hành bóc lột nhân dân 0.25đ
Nam kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc kì.
0.25đ
_ Trong khi đó, triều đình vẫn thi hành chính sách đối nội,
0.25đ
đối ngoại lỗi thời.
_ Nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp mọi nơi.

b/ Vì: quân triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ, triều đình
không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Vì vậy cuộc chiến
đấu của Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được
thành, diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi khác.
c/ Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi 0.75đ
từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước Pháp
xâm lược:
_ Dựa vào các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
+ Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862
+ Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874

Footer Page 10 of 126.

0.25đ
0.25đ


Header Page 11 of 126.

+ Hiệp ước Hắc-măng năm 1883
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884
_ Là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa

nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta
_ Các điều khoản, điều kiện ngày càng tăng nặng nề hơn
tính chất thỏa hiệp ngày càng trầm trọng hơn.
Câu 3

a/ Phong trào Cần Vương là phong trào dùng để kêu gọi văn
thân, sĩ phu, nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Là 0.5đ
phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân.
_ Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở. Ngày 0.5đ
13/7/1885, ông thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần
Vương, kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước giúp vua đứng lên
cứu nước. Phong trào diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ
XIX
0.5đ
b/ Nguyên nhân bùng nổ:
_ Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Bộ vô 0.5đ
cùng khó khăn, một số bộ phận tiêu tán lên Yên Thế, họ bắt
đầu lập làng, tổ chức sản xuất.
0.5đ
_ Pháp bình định họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc
sống của mình.
0.25đ
c/ So sánh:
_ Giống nhau: Tập hợp đông đảo nhân dân tham gia, nổ ra
0.25đ
lẻ tẻ, thất bại, vũ khí thô sơ.
_ Khác nhau:
Cần Vương: Lãnh đạo vua Hàm Nghi, văn thân sĩ phu, tồn
tại 10 năm, phong trào nổ ra theo chiếu Cần Vương.
Yên Thế: phong trào nông dân tự phát, lãnh đạo nông dân,

thời gian tồn tại 30 năm.

Câu 4

a/ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh
nước rơi vào tay Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp

Footer Page 11 of 126.




Header Page 12 of 126.

đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất
bại của các phong trào, sự đàn áp bóc lột của Pháp đã thúc
đẩy Bác ra đi tìm đường cứu nước.
b/ Hoàn cảnh: đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào
yêu nước chống Pháp đều thất bại.

Footer Page 12 of 126.




Header Page 13 of 126.

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)
-----------------------------------------------

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau (từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại
Đà Nẵng
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương

C. Nguyễn Trung Trực
D. Trương Định.

Câu 2. Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào
A. Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ C. Hà Tiên, Vĩnh Long, Cần Thơ
B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
D. Mĩ Tho, Vĩnh Long, Hà Tiên.
Câu 3. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế diễn ra vào thời gian nào.
A. Đêm mồng 6 rạng sáng 7/7/1886 C. Đêm mồng 3 rạng sáng 4/7/1885
B. Đêm mồng 5 rạng sáng 6/7/1885 D. Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885
Câu 4. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Phan Đình Phùng
C. Đề Thám
B. Cao Thắng
D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 5. Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện đó là
A. Nông dân, tư sản, tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến, công nhân, tư sản

C. Tư sản, tiểu tư sản thành thị, công nhân
D. Tiểu tư sản, nông dân, công nhân.
Câu 6. Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam
A. Cuộc Duy tân của Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật Bản (1868)
B. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905)
C. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
D. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 7. (1,5 điểm)
Em hãy nêu những nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
Câu 8. (3,5 điểm)
Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 1913). Em có nhận xét gì về thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa.
Câu 9. (2,0 điểm)

Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.
Khi thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam
(1897 - 1914), giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân ở các vùng nông thôn có những thay đổi
gì?
-------- Hết --------

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ 8

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm (từ câu 1 đến câu 6)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
B
D
A

5
C

6
D

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Nội dung: Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, 0,25
nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi
+ Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam kì (Gia Định, 0,25

7
Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn
+ Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
0,25
+ Cho Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô.
0,25
+ Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương vạn lạng bạc
0,25
+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân
chúng ngừng kháng chiến…
a) Nguyên nhân
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó
khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh
bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân
Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

8

b) Diễn biến
+ Giai đoạn 1884 - 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, dưới sự
chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.
+ Giai đoạn 1893 - 1908: Dưới sự chỉ huy của Đề Thám, nghĩa quân vừa xây
dựng cơ sở vừa chiến đấu, 2 lần giảng hoà với Pháp…
+ Giai đoạn 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực
lượng nghĩa quân hao mòn dần…
- Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
c) Ý nghĩa
- Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông
dân.

- Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

0,25

0,5
0,25
0,25

0,5
0,25
0,25
0,25

0,25

d) Nhận xét về thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
- Khác với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế
không phải do một số người hoặc một cá nhân văn thân, sỹ phu yêu nước phát
động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ do nhiều thủ lĩnh địa
phương cầm đầu.
- Các thủ lĩnh đều xuất thân từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư

Footer Page 15 of 126.

0,5


Header Page 16 of 126.

9


tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần Vương, họ
mong muốn xây dựng một cuộc sống bình yên, bình đẳng về kinh tế, xã hội.

0,5

a) Giai cấp địa chủ phong kiến
- Đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp.

0,25

- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

0,25

b) Giai cấp nông dân
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản.
Cuộc sống cực khổ trăm bề

0,5

- Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tổng
------Hết------

Footer Page 16 of 126.

0,5
0,5

10,0


PHÒNG GD-ĐT PHÚ QUỐC
Header Page 17 of 126.
TRƯỜNG TH- THCS BÃI THƠM

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM 2015-2016
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian: 45 phút

Đề Bài:
Câu 1: (2 điểm)
Em có ý kiến gì về trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực
dân Pháp?
Câu 2: (2 điểm)
Kể tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
Câu 3: (3 điểm)
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
Câu 4: (3 điểm)
Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.
CÂU

1


2

3

4

-

KỲ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Nhà Nguyễn với chính sách cai trị bảo thủ, lạc hậu,.
0,5
Xa rời nhân dân đã làm suy yếu đất nước.
0,5
Từng bước phản bội quyền lợi của dân tộc vì lợi ích của dòng họ Nguyễn đã
bán rẻ nước ta cho thực dân Pháp.
1,0

Tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:
- Trần Đình Túc
- Nguyễn Huy Tế
- Nguyễn Tường Tộ
- Nguyễn Lộ Trạch
Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được bởi vì:
 Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất
nước,
 Tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng nhà Nguyễn vẫn từ

chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện
được.
 Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến xã hội lẩn
quẩn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.
Sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp:
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân
Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn
sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận
nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí
nghiệp, chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn
ép.
- Tiểu tư sản thành thị bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán
nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm
mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu
tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

0,5
0,5
0,5
0,5
1,0

1,0

1,0


0.5

0.75

0.5

0.5

0.75

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TRƯỜNG THCS DƯƠNG HUY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian: 45 phút

Phần A: Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm).
I: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (1,5 điểm).
Câu 1: Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành:
A/ Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân.
B/ Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
C/ Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm.
D/ Một quận là Châu Giao.
Câu 2: Năm 34, Tô Định được cử sang làm thái thú ở quận:
A/ Quận Giao Chỉ.


B/ Quận Cửu Chân.

C/ Quận Nhật Nam.

D/ Quận Hợp Phố.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm:
A/ Mùa xuân năm 43.

B/ Mùa xuân năm 42.

C/ Mùa xuân năm 41.

D/ Mùa xuân năm 40.

Câu 4. Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào tồn tại trong thời gian dài nhất?
A/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B/ Khởi nghĩa Bà Triệu.

C/ Khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân.

D/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 5. Khúc Thừa Dụ được nhà Đường công nhận làm Tiết độ xứ An Nam đô hộ vào năm nào?
A/ Năm 905.
C/ Năm 907.

B/ Năm 906.

D/ Năm 908.

Câu 6: Đầu thế kỉ X Nhà Nam hán mấy lần tấn công sang nước ta?
A/ Một lần.

B/ Hai lần.

C/ Ba lần.

D/ Bốn lần.

II. Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B sao cho đúng (1,5 điểm)
Thời gian (cột A)

Sự kiện (cột B)

Trả lời

1. Năm 542

a. Lý Bí lên ngôi hoàng đế.

1. nối với…..

2. Năm 544

b. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.

2. nối với…..


3. Năm 603

c. Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc.

3. nối với…..

4. Năm 917

d. Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Tống Bình.

4. nối với…..

5. Năm 930

e. Khúc Hạo mất Khúc Thừa Mỹ lên thay.

5. nối với…..

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.
6. Năm 931

f . Quân Nam Hán sang nước ta.

6. nối với…..

Phần B: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):

Trình bày những thành tựu về văn hóa, kinh tế của Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
Câu 2 (4,0 điểm)
Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng? Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch
Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.
ĐÁP ÁN
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm)
1. B; 2. A; 3. D; 4. C; 5. B; 6. B
II. Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B
1 nối với b; 2 nối với a; 3 nối với c; 4 nối với e; 5 nối với f; 6 nối với d

ĐIỂM
3
Mỗi câu
đúng/0,25đ
Mỗi câu
đúng/0,25đ

B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: những thành tựu về văn hóa, kinh tế của Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:
* Kinh tế:
- Trồng trọt: Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra trồng cây ăn quả,
cây công nghiệp.
- Khai thác rừng, đánh cá.
- Trao đổi buôn bán với nước ngoài.

* Văn hoá: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ ấn Độ.
- Tôn giáo: Theo đạo bà La Môn và đạo phật.
- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng thánh địa
Mĩ Sơn.
Câu 2: * Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng
a/ Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào
cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc
ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
B/ Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch
đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

7

*Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc:
Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại 1 thời gian dài nữa nhưg ko dám đem quân xâm
lược nước ta lần thứ 3. Với chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm
nước ta của bọn phong kiến Trung Quốc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc

Footer Page 21 of 126.

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5

0,5
0,75

0,75

0,75
0,75

1



×