Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 8 năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.92 KB, 25 trang )

Header Page 1 of 126.

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ
VĂN LỚP 8 NĂM 2015-2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

1. Đề thi học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phịng
GD&ĐT Bình Giang
2. Đề thi học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Cam Lộ
3. Đề thi học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phịng
GD&ĐT Đại Thành
4. Đề thi học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng
GD&ĐT Tam Đảo
5. Đề thi học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 – Trường
THCS Qũy Nhất
6. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015-2016 – Trường
THCS Thanh Văn

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.
PHỊNG GD&ĐT BÌNH GIANG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2015 - 2016



ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
b) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?
Ta nghe hè dậy bên lịng
Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi!
(Khi con tu hú - Tố Hữu )
Những người mn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Ơng đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài “Ngắm trăng’’ của Hồ Chí Minh
b) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào?
c) Nêu ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Câu 3 (5,0 điểm)
Hãy nói “không” với các tệ nạn.

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MƠN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu

u cầu về nội dung kiến thức


Điểm

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ..., hay ngữ

0,25

điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý
cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Câu 1

0,25

b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói và chức năng
Ta nghe hè dậy bên lịng
Mà chân muốn đạp tan phịng hè ơi!
Câu cảm thán, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc cuả người viết.

0,75

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

0,75

Câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc.
a. Chép nguyên văn phần dịch thơ bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
"Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

0,5

Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ
Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ”
- Viết sai 2 lỗi chính tả: Trừ 0,25 điểm
Câu 2

b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

0,25

Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù
c. Ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật:
- Ý nghĩa tư tưởng: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và

0,25

phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có
bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.
- Nghệ thuật : Thơ tứ tuyệt gỉản dị. hàm súc, phép đối, phép nhân hoá.

Footer Page 4 of 126.

0,5


Header Page 5 of 126.

* Lưu ý: HS trình bày thành đoạn văn. Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm.

0,5

* Yêu cầu về hình thức:
- Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và 0,5
miêu tả)
Câu 3

- Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Phạm vi: Trong thực tế cuộc sống
- Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trơi
chảy; trình bày sạch đẹp...
1. Mở bài
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt cịn khơng ít thói
quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối
nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã
hội thường gặp là: Cờ bạc, hút thuốc lá, ma tuý....
b. Tại sao phải nói "không" với tệ nạn?
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác
hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo
đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần khơng có thì
bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Khơng có thuốc cơ thể sẽ
bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa
mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp... Một khi đã
nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.
c. Tác hại cụ thể:
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì khơng thể bỏ.
- Trị đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã
hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử
lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vịm họng, tai
biến tim mạch...
- Khói thuốc khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh
hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc
dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công
sở và chỗ đông người.

* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng
thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự
mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh
chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình
yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi khơng
lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.
năng,

mất

hết

khả

năng

phấn

đấu,


sống

khơng

mục

đích.

- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách,
ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp
luật.
d. Giải pháp:
- Từ những tệ nạn trên, bản thân mỗi người phải có ý chí, nghị lực trước sự
cám dỗ của các tệ nạn
- Xã hội và đặc biệt các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm các em học
sinh nhiều hơn - Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại khôn lường của
các tệ nạn
- Tham gia vào các hoạt động phịng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ
thị



phân

biệt

đối

xử


đối

với

người

đã

từng

mắc

lỗi.

- Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn, vì một xã hội phát triển thì
khơng có những tệ nạn đó tồn tại, học sinh là những trụ cột đất nước sau này,
đừng xa vào tệ nạn trước hết là làm hại chính mình, sau nữa là gay nguy hại
cho đất nước.
3. Kết bài
- Tránh xa tệ nạn xã hội là cách tự bảo vệ bản thân vừa là cách khẳng định
nhân cách, đạo đức của mình, góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh,
trong sạch, lành mạnh.
- Liên hệ bản thân

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.


PHỊNG GD&ĐT CAM LỘ

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2015 – 2016
MƠN: NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,
chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân
này phơi ngồi nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lịng”
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn
trên.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định kiểu hành động nói của câu sau “Dẫu cho trăm thân này phơi ngồi nội cỏ,
nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lịng” Câu trên thực hiện hành động nói
trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 3: (2 điểm)
Em hãy viết đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của mình khi đọc đoạn văn trên, trong đó
có sử dụng 1 câu ghép. Chỉ ra cấu trúc của câu ghép đó.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức
mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?
---------------------------

Footer Page 8 of 126.



Header Page 9 of 126.

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II
Năm học 2015-2016
I. Phần văn - Tiếng việt: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm (0,5 điểm).
- Nội dung chính: Tấm lịng u nước, căm thù giặc của chủ tướng Trần Quốc Tuấn.
(0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
- Kiểu hành động nói: trình bày (0,5 điểm)
- Cách thực hiện trực tiếp
(0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
- Viết đúng yêu cầu đoạn văn về nội dung và hình thức, bộc lộ được cảm xúc của bản
thân học sinh đối với tấm lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc cao độ của vị
chủ tướng.
(1,5 điểm)
- Chỉ ra được cấu trúc của câu ghép
(0,5 điểm)
II. Phần tập làm văn: (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng thể loại văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh..
- Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài: (4 điểm)
- Giải thích câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống"
+ Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại
+ Chỉ có kiến thức mới là con đường sống
(Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để minh họa).
- Khuyên mọi người hãy yêu sách, đọc nhiều sách, có phương pháp đọc sách hiệu quả
3. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định quan niệm của M.Gorki là một quan niệm đúng đắn.
- Liên hệ bản thân về vấn đề đọc sách.
Hướng dẫn cho điểm:
Điểm 5 - 6: Bài làm đầy đủ các yêu cầu, trình bày rõ ràng, mạch lạc, nắm vững các
phương pháp nghị luận. Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, có kết hợp, khéo léo lập luận
chứng minh kết hợp giải thích.
Điểm 4 - <5: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý
mạch lạc nhưng kết hợp các phương pháp lập luận nêu trên chưa thật khéo léo.
Điểm 3 - <4: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý
mạch lạc nhưng kết hợp các phương pháp lập luận nêu trên chưa hiệu quả, sai nhiều
lỗi chính tả, nhữ pháp.

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

Điểm 2 - <3: Bài làm chỉ đạt một phần của yêu cầu nêu trên hoặc chưa đầy đủ theo
yêu cầu. Diễn đạt còn vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp nghị
luận.
Điểm 1- < 2: Bài làm không đúng theo yêu cầu, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi.
Lưu ý: Giáo viên nên trân trọng những bài viết sáng tạo, không tuân theo đáp án trên

nhưng bài viết sâu sắc, có ý nghĩa vẫn cho điểm tối đa.

-------------------

Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẠI THÀNH

KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
MON: NGỮ VAN 8
Thời gian làm bài 90 phút (không kể giao đề)
(Đề gồm: 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):
a) Chỉ ra hành động nói trong mỗi câu văn sau:
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở(1). Các khanh nghĩ thế nào?(2)
(Chiếu dời đơ, Lí Cơng Uẩn)
b) Đặt một câu trần thuật có chức năng cầu khiến.
Câu 2 (3,0 điểm):
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Theo Ngữ văn 8, tập hai)
a) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ.
b) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cách dùng từ "sang" trong câu thơ trên.
Câu 3 (5,0 điểm):

Tự hào về quê hương, chúng ta tự hào về những di tích, những ngơi đình, chùa.... gắn liền
với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương.
Bằng niềm tự hào đó, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một di tích lịch
sử, văn hóa hoặc đình, chùa... ở địa phương em trong dịp lễ hội đầu xuân.
(Có thể chọn trong xã, huyện, tỉnh)
------------------

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẠI THÀNH

Câu

Ý/ Các

HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
MƠN: Ngữ văn 8

Nội dung

tiêu chí
* Mức tối đa
a
(1,0
điểm)


Điểm
10

Câu (1): Hành động trình bày

0,5

Câu (2): Hành động hỏi

0,5

* Mức chưa tối đa

0,5

Xác định đúng hành động nói trong 1 câu.
* Mức khơng đạt

0

Sai hồn tồn hoặc khơng làm bài

1
b
(2,0)

* Mức tối đa

1,0


- Đặt câu trần thuật hoàn chỉnh về nội dung và hình thức

0,5

- Nội dung câu trần thuật đó có chức năng cầu khiến hợp lí

0,5

* Mức chưa tối đa

(1,0

Đặt câu chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức; câu khơng

điểm)

thực hiện chức năng cầu khiến hoặc có chức năng cầu khiến hợp

0,25 – 0,75

lí song chưa hợp lí.
* Mức khơng đạt

0

Sai hồn tồn hoặc khơng làm bài

2
(3,0)


* Mức tối đa. HS cần nêu được:

1,0

- Bài thơ: "Tức cảnh Pác Bó"

0,25

- Tác giả: Hồ Chí Minh

0,25

a

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1941,

(1,0

Bác Hồ trở về nước tham gia hoạt động cách mạng tại Cao Bằng

điểm)

trong hoàn cảnh hết sức gian khổ.
* Mức chưa tối đa: Chưa đúng hoàn tồn 3 ý trên
* Mức khơng đạt : Sai hồn tồn hoặc khơng làm bài

Footer Page 12 of 126.

0,5


0,25-0,75
0


Header Page 13 of 126.
Câu

Ý/ Các

Nội dung

Điểm

tiêu chí
1. Về hình thức:
* Mức tối đa
- HS trình bày thành một đoạn văn.

0,5

- Dùng từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
* Mức chưa tối đa:
HS biết trình bày thành đoạn văn tuy nhiên cịn mắc lỗi.
* Mức khơng đạt: trình bày yếu, chữ viết xấu, khơng rõ ràng,
mắc nhiều lỗi chính tả.

0,25


0

2. Về nội dung:
* Mức tối đa: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng

1,5

cần làm nổi bật những ý sau:
b

- Sang: có nghĩa là sang trọng, giàu có.

(2,0

- Từ "sang" trong bài thơ có ý nghĩa là:

điểm)

+ Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm

0,25

0,5

cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, khơng hề bị khó
khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục.
+ Cái sang trọng giàu có của một nhà thơ ln tìm thấy sự hồ

0.25


hợp, tự tin, thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất nước.
+ Cái sang trọng, giàu có của người tự thấy mình hữu ích cho
cách mạng cả trong gian khổ, thiếu thốn

0,25

- Qua đây thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng sự nghiệp cách
mạng mà Người đeo đuổi.

0,25

* Mức chưa tối đa: Chưa đúng hoàn toàn các ý trên
* Mức không đạt: Trả lời sai hoặc khơng làm bài.

0,25-1,25
0

3

Hình

* Mức tối đa:

(5,0)

thức

Bài viết có bố cục 3 phần; liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc

(0.5


lỗi chính tả và trình bày cơ bản

điểm)

Footer Page 13 of 126.

* Mức chưa tối đa: Còn mắc lỗi diễn đạt và trình bày

0,5

0,25


Header Page 14 of 126.
Câu

Ý/ Các

Nội dung

Điểm

tiêu chí
* Mức khơng đạt:
* Mức tối đa:
Sáng

Bài viết có sáng tạo trong cách quan sát, trình bày sự hiểu biết và


tạo

bình luận khi thuyết minh; sáng tạo trong cách sử dụng phương

(0,5

pháp thuyết minh, cách dùng từ, diễn đạt ...

điểm)

* Mức chưa tối đa: Có sáng tạo song chưa rõ nét
* Mức khơng đạt:
* Mức tối đa:

Mở bài
(0,5
điểm)

0
0,5

0,25
0
0,5

Giới thiệu rõ ràng, ấn tượng về di tích (hoặc đình/chùa) mà mình
thuyết minh (Tên/địa chỉ)
* Mức chưa tối đa

0,25


Giới thiệu chưa rõ ràng
* Mức không đạt:

0

Giới thiệu sai hồn tồn hoặc khơng mở bài
* Mức tơi đa

3,0 điểm

Bài viết có thể diễn đạt nhiều cách song cần đảm bảo các yêu cầu:
Thân

- Là một di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa.... ở địa phương

bài

(xã/huyện/tỉnh); thời điểm lễ hội đầu xuân

(3,0

- Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), địa điểm, khn viên, kiến

điểm)

trúc, cảnh quan, các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân (có thể
giới thiệu thêm vào lễ hội chính nếu ở thời điểm khác) v.v....
- Giới thiệu sự gắn bó của di tích lịch sử (hoặc đình/chùa...) trong
đời sống của nhân dân địa phương; lòng tự hào của người viết ....

- Bài viết kết hợp đưa số liệu, miêu tả, bình luận hợp lí dựa trên
cơ sở kiến thức đáng tin cậy; lời văn chính xác, biểu cảm.
* Mức chưa tối đa
Bài viết cịn sơ sài, chưa sâu sắc, chưa tồn diện
* Mức không đạt
Lạc đề hoặc không viết bài
0,25-2,75

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.
Câu

Ý/ Các

Nội dung

Điểm

tiêu chí
0
Kết bài

*Mức tối đa

(0,5

Viết rõ ràng, ấn tượng, khẳng định được vị thế của di tích trong


điểm)

đời sống nhân dân địa phương và tình cảm của người viết, lời mời

0,5

gọi/nhắn nhủ...
* Mức chưa tối đa:

0,25

Viết cịn sơ sài
* Mức khơng đạt:
Khơng kết bài hoặc viết lạc đề

Footer Page 15 of 126.

0


Header Page 16 of 126.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016
MƠN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Thời gian làm bài 90 phút (khơng tính thời gian giao đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6)

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử
hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy... Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học
tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho
gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên.
Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lịng người...”
(Trích Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1. Phần văn bản trên trích từ văn bản nào, của ai?
A. “Chiếu dời đơ” (Lí Cơng Uẩn)
B. “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn)
C. “Bình Ngơ đại cáo” (Nguyễn Trãi)
D. “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp)
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D.Thuyết minh
Câu 3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học
B. Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái
C. Nêu các phương pháp học
D. Nêu mục đích chân chính của việc học
Câu 4. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đọan trích là gì?
A. Học để có thể mưu cầu danh lợi
B. Học để trở thành người có tri thức
C. Học để biết rõ đạo
D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
Câu 5. Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện
hành động nói gì?
A. Trần thuật – Để nhận định
B. Cầu khiến – Để ra lệnh

C. Nghi vấn – Để hỏi
D. Trần thuật – Để đề nghị
Câu 6. Câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ
định. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm). Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.
Câu 8 (5 điểm). Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê
vùng biển. Em hãy viết bài văn thuyết minh làm sáng tỏ nội dung trên.

Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
Mơn: Ngữ văn 8
--------------------------------PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
D
C
A
C
Đáp án

5

D

6
A

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu

7

8

Đáp án và hướng dẫn chấm

Thang
điểm

- Trình bày khái niệm về câu phủ định: Là câu dùng để thơng báo, xác nhận
khơng có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến,
0,5
một nhận định.
- Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định. Học sinh có thể lấy
nhiều ví dụ khác có sử dụng câu phủ định, giám khảo cho điểm linh hoạt.
- Mức tối đa (1,5 điểm): Lấy được 3 ví dụ đúng.
Mỗi ví
- Mức chưa tối đa:
dụ 0,5
+ Cho 1,0 điểm: Lấy được 2 ví dụ đúng;
điểm
+ Cho 0,5 điểm: Lấy được 1 ví dụ đúng.

- Mức khơng đạt: Lấy ví dụ sai hoặc khơng làm.
a) u cầu về kĩ năng: Viết được bài văn thuyết minh về một tác phẩm làm sáng tỏ một
nhận định; xác định đúng đối tượng thuyết minh: bài thơ Quê hương – Tế Hanh; sử dụng các
phương pháp thuyết minh phù hợp.
b) Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác, nhưng cần đảm bảo được
các ý sau:
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ
0,5
* Thân bài:
- Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình u q hương, lịng thương nhớ quê hương của đứa con
xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;
+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân
hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.
- Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp
4,0
tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân
tích);
+ Sáu câu tiếp theo: Cảnh đồn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng,
phân tích);
+ Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân
tích);

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.
- Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:

+ Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con
thuyền, cánh buồm...;
+ Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương
trong sáng, đằm thắm.
* Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê
0,5
hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc
Đánh giá cho điểm:
- Mức tối đa (5,0 điểm): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa:
+ Cho 4,0 – 4,75 điểm: Đạt được các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng;
+ Cho 3,0 – 3,75: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng cịn thiếu một vài ý; trình
bày cịn lỗi về kĩ năng, phương pháp;
+ Cho 2,0 – 2,75: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, trình bày; lỗi
về kĩ năng, phương pháp;
+ Cho 0,25 – 1,75: Các mức cịn lại.
- Mức khơng đạt (0 điểm): Bài làm sai lạc những yêu cầu nêu trên; hoặc bỏ giấy trắng,
không làm bài.
--------------------

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

TRƯỜNG THCS QUỸ NHẤT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016
MƠN: VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
D. Song thất lục bát

Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt
Nam?
A. Trần Tuấn Khải

B. Tản Đà

C. Phan Bội Châu

D. Phan Châu Trinh

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô

B. Hịch tướng sĩ.

C. Nhớ rừng

D. Bình Ngơ đại cáo

Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng
tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi


B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “Nhớ rừng” của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta,
chỉ nơi này là thắng địa.” (Chiếu dời đơ)?
A. Đất có phong cảnh đẹp

B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại
Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vơi,
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3: (5.0 điểm): Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Yêu cầu:
Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi
câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì khơng cho điểm.
Câu

1

2

3


4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

B

D

B

D

D

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1:
+ Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ;
phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng. (0,5đ)
+ Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về qc gia,
dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử
anh hùng (0,5đ)
Câu 2: Học sinh cảm nhận được:
+ Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của
mình về làng quê miền biển thật cảm động… (0,25đ)
+ Nỗi nhớ ấy ln thường trực trong ơng qua hình ảnh “luôn tưởng nhớ”. Quê hương hiện
lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi,
con thuyền…và “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương làng chài… (1,0đ)
+ Tác giả sử dụng điệp từ “nhớ”, phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật
tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời
nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước… (0,75đ)
Câu 3.
Bài làm
Ngắm trăng (nguyên tác chữ Hán là Vọng nguyệt) là một đề tài rất quen thuộc trong thơ
cổ phương Đơng. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp trong sáng, thanh khiết của
thiên nhiên và ngắm trăng là một cách để thể hiện tình cảm với thiên nhiên, để giao cảm
với thiên nhiên.
Trong thơ Bác Hồ, trăng cũng ln có mặt và là một người bạn gần gũi, thân mật với nhà
thơ.
Thi nhân xưa khi thưởng trăng thường là trong tâm trạng thanh thản, thoải mái, trong
cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Khi ngắm trăng, thi nhân xưa thường có hoa, rượu để cuộc
thưởng trăng thêm vui vẻ, mĩ mãn.
Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong một hồn cảnh khác thường:
Trong tù khơng rượu cũng không hoa.

Footer Page 21 of 126.



Header Page 22 of 126.
Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù, nhưng cũng cho thấy con
người này quả là một “tao nhân mặc khách” nên trước cảnh trăng đẹp đã nghĩ đến cách
thưởng trăng tao nhã của người xưa.
Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh: Trước cảnh
trăng đẹp như đêm nay mà khơng có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với
người bạn tri âm ấy (Thơ Lý Bạch: Cử bôi yêu minh nguyệt – Cất chén mời trăng sáng).
Thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bơi rối trong lịng (ngun
tác câu thơ: “Đơi thử lương tiêu nại nhược hà ” có nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay, biết
làm thế nào?)
Một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để giao cảm với trăng.
Hai câu cuối của bài thơ tả tư thế, hành động của thi nhân và của trăng trong hai câu thơ
đối ứng thật cân ở mỗi câu và giữa hai câu.
Giữa trăng và thi nhân vẫn hiện ra những song sắt lạnh lẽo của nhà tù. Nhưng nó đã
khơng thể ngăn cản được sự giao cảm của con người và thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ đã
vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hoà cùng
trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh
khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm một
cuộc vượt ngục bằng tinh thần
Còn vầng trăng? Cũng đúng là trăng tri kỉ của thi nhân, trăng cũng vượt qua song sắt, mà
tìm đến nhà thơ.
Hai câu thơ trong nguyên tắc vừa có đối xứng trong mỗi câu (tiểu đối) lại vừa đôi giữa
hai câu, biểu thị được sự hồ hợp, tình cảm gần gũi giữa thi nhân và con người.
Tóm lại, hai câu đầu: hồn cảnh khắc nghiệt của nhà tù vẫn không thể làm cho Người
không rung động xốn xang trước cảnh trăng đẹp. Nhà thơ nghĩ đến rượu và hoa là thể
hiện sự trân trọng với trăng đẹp. Bởi đó là cách thưởng trăng tao nhã của các tao nhân
mặc khách thời trước. Sự băn khoăn, chút bối rối của nhà thơ ở câu thứ hai (trước cảnh
trăng sáng đẹp đêm nay, biết làm gì đây?)

Ở hai câu 3 và 4. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hương tới vầng
trăng; và mặc dù khơng có hoa, có rượu để thưởng ngoạn cùng trăng, ở đây con người và
vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết. Lịng u trăng của nhà thơ Hồ Chí
Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù, vượt qua sự ngăn
cách của song sắt phòng giam mà đạt được sự giao cảm cùng vầng trăng.

Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH VĂN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: VĂN – LỚP 8
(Thời gian làm bài 90 phút)
Phần I (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;được
cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngơi nam bắc đơng tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa
núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập
lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng
địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất
của đế vương muôn đời.”
Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Giải thích thế nào là “thắng địa”?
Câu 3: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh
đô của đế vương muôn đời”.
Phần II (6 điểm): Cho câu thơ:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội”
Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hồn chỉnh?
Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Ý nghĩa của đoạn thơ đó là gì?
Câu 3: Đoạn thơ sử dụng loại câu nào? Để nêu hành động nói gì?
Câu 4: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó
có sử dụng 1 câu phủ định 1 câu cảm thán.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 mơn Văn
Phần I: (4 điểm)
Câu 1: Học sinh nêu được nội dung của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành
Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đơ. (1 điểm)
Câu 2: Học sinh giải thích được:
Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp (0,5 điểm)
Câu 3:
a. Hình thức (1 điểm):
Học sinh viết đúng đoạn văn, có từ (5 – 7 câu )
Diễn đạt trôi chảy không mắc quá 2 lỗi chính tả.
b. Nội dung (1,5 điểm) Cần nêu rõ:
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.
Về lịch sử: Nơi Cao Vương đóng đơ.
Về địa lí: Trung tâm trời đất có núi song, đất rộng mà bằng cao mà thống.
Về văn hóa, chính trị, kinh tế:
Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu.
Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.
Phần II
Câu 1: Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ (0,5 điểm)
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?
Câu 2: Đoạn thơ trích trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ (0,5 điểm)
Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh, hồng hơn của con hổ trong q khứ và
tâm trạng của nó (0,5 điểm)
Câu 3:
Đoạn thơ sử dụng câu nghi vấn. Hành động nói bộc lộ cảm xúc. (0,5 điểm)
Câu 4:
a. Hình thức (1 điểm)
Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (12 – 15 câu) (0,5 điểm)
Có sử dụng 1 câu cảm thán và một câu phủ định, gạch chân các câu đó (0,5 điểm)
b. Về nội dung cần trình bày được các ý sau (5 điểm)
– Cảnh bình minh:
Hổ như một chúa tể tàn bạo cây xanh nắng gội là màn trướng, cịn chim chóc như những
bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng. (0,5 điểm)
– Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả:
Giọng điệu khơng cịn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với
quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn
khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. (1 điểm)
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng: Nền cảnh thuộc gam màu máu, gợi ra cảnh
tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Đó là máu của mặt trời ánh tà dương
lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu ngạo của con mãnh thú, gợi được cái không gian
đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp
đẫm máu. (1 điểm)

Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.
“Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, bức tứ bình cuối

cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm
đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ, tham vọng tỏ rõ cái oai linh
của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này! (1 điểm)
Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu? Tiếng than u uất bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, nhớ cuộc
sống tự do của mình, nhớ những cảnh khơng bao giờ cịn thấy nữa giấc mơ huy hồng đã
khép lại. (1 điểm)
– Biện pháp nghệ thuật:
Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhân hóa. (0,5đ)

Footer Page 25 of 126.


×