Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Học tập và vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng từ thực tiễn thành phố hải phòng tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.7 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LIÊN

HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Chun ngành

: Chính trị học

Mã số

: 60 31 02 01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2017


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS CAO THU HẰNG

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Ngọc Anh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:


.... giờ, ngày .... tháng .... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hố
lớn, người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam –
trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ln ln khẳng định vai trị
quyết định của đạo đức cách mạng. Người nói: “Sức có mạnh mới
gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang…”[30, tr.283-284]. Người cách mạng chỉ có bản lĩnh chính
trị chưa đủ, cịn phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, đạo đức dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng,
thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người đã thực hiện
một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình
đặt ra. Người là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
noi theo.
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tất cả các lãnh tụ cách
mạng thế giới ở thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là người nhấn mạnh nhiều
nhất đến đạo đức. Trong quan niệm của Người, đạo đức cách mạng
luôn là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động
lực to lớn góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển
tồn diện của đất nước. Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, phát
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang đứng trước
những thời cơ, thuận lợi mới đồng thời cũng có nhiều khó khăn,

thách thức mới. Trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta đã
chỉ rõ, bên cạnh các thành tựu quan trọng của quá trình 5 năm thực
1


hiện nghị quyết của Đại hội lần thứ XI, còn có những bất cập mà một
trong số đó là sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đảng
viên: “Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. (…) đạo đức xã hội có mặt xuống
cấp nghiêm trọng.”[16]. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó
khăn và phức tạp, đặt ra rất nhiều vấn đề cho cơng tác cán bộ, địi hỏi
Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất cách mạng,
có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn, góp
phần thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác đã lựa
chọn.
Cùng với sự hội nhập, phát triển của cả nước, trong những
năm qua, thành phố Hải Phịng đã gặt hái nhiều thành cơng trên con
đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong việc học tập và vận
dụng tư tưởng đạo đức cách mạng, có thể thấy trên địa bàn thành phố
đã có nhiều chuyển biến tích cực, phẩm chất đạo đức, lối sống của
cán bộ, đảng viên được nâng lên. Song, thực tế cho thấy một số bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa chú ý đến tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống dẫn đến suy thoái, vi phạm kỷ luật, sa vào
chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, làm suy giảm uy tín của
Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Một số cấp ủy
đảng, cán bộ cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công
tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Vì thế, việc học tập và
vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho cán bộ,

đảng viên, thành phố Hải Phòng là hết sức cấp thiết và hết sức ý
nghĩa.
2


Với các lý do trên, tôi đã lựa chọn nội dung “Học tập và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng từ thực tiễn
thành phố Hải Phịng” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã và đang có rất nhiều tác giả, tác phẩm, tài liệu, nội dung
nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Có thể xem xét một số
cơng trình như sau:
Hồ Chí Minh nói về đạo đức cách mạng, PGS. TS. Lê Quý
Đức, Nhà xuất bản lý luận chính trị Hà Nội, 2007. Cuốn sách đề cập
đến quan điểm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức, nội
dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những chuẩn mực
đạo đức cơ bản, những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với các
tầng lớp nhân dân, những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Cuốn
sách được biên soạn nhằm hưởng ứng và cung cấp tài liệu phục vụ
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Những câu chuyện thành bài học lịch sử, Đỗ Hồng Linh,
Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2009: Cuốn sách không chỉ dừng
lại ở việc biên soạn, tuyển chọn những mẩu chuyện về tấm gương
đạo đức sáng ngời, trí tuệ, tài năng lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
mà còn tổng hợp, sắp xếp ngắn gọn thành hệ thống những sự kiện
lịch sử chính trong cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ cách mạng Hồ
Chí Minh. Cuốn sách có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khơng những đáp
ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của đơng
đảo nhân dân mà cịn đặc biệt gần gũi với trình độ, tâm lý của tuổi
trẻ, phù hợp với nhận thức, lòng tin của thanh, thiếu niên, học sinh,

sinh viên. Qua đó, tác giả khuyến khích thế hệ trẻ, những chủ nhân
tương lai của nước nhà, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
3


Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, GS. TS. Hồng Chí Bảo,
Nhà xuất bản Hà Nội, 2013: Cuốn sách đề cập đến Văn hóa đạo đức
Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức; các vấn đề lớn cần
quan tâm trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; “Sửa đổi lối làm việc” - Tác phẩm đầu tiên đặt
vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền; Về giá trị và ý
nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Minh triết Hồ Chí Minh
về đạo đức. Nội dung của cuốn sách đã giúp người đọc nhận thức sâu
sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và đạo đức
Hồ Chí Minh để từ đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người.
Bên cạnh các cơng trình trên, cịn có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu nguồn gốc, nội dung, vị trí, vai trị, giá trị của tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh như: Phạm Hồng Điệp (2009), “Hồ Chí Minh
trong ký ức bạn bè quốc tế”, Nxb Chính trị Quốc gia; Võ Nguyên
Giáp (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia; Trần Viết Hoàn (2015), “Nơi ở và
làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu phủ chủ tịch”, Nxb chính
trị Quốc gia, v.v..
Về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” - hoạt động đầy ý nghĩa nhằm hiện thực hoá tư tưởng
và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống
hiện nay - có rất nhiều cơng trình, bài viết đề cập đến quá trình, kết
quả và tác dụng của cuộc vận động này. Có thể kể đến các cơng trình

như:

4


Giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh, Bùi Kim Hồng,
Đỗ Hoàng Linh, Văn Thanh Mai, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin,
2010: Cuốn sách phân tích, làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn
của việc Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cùng với đó,
cuốn sách đã phân tích các cơng việc cụ thể, các tấm gương về làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn sách cung cấp thêm cho
bạn đọc những tư liệu q giá, góp phần tích cực vào việc Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi cá nhân; đồng
thời, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư liệu viết về Người.
Học tập đạo đức Bác Hồ, Vũ Khiêu, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2014: Cuốn sách đề cập đến tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; những
vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp của nhân dân ta ngày nay. Trong tác phẩm này, GS. Vũ Khiêu
đã đi sâu nghiên cứu nguồn gốc, nội dung, tư tưởng và những giá trị
to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngồi các cơng trình trên, cịn có các bài viết, các báo cáo có
tính sơ kết, đánh giá kết quả triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số
06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị (khóa X) về phát động
cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ chính trị (khóa
XI), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… của các
cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, từ đó đề xuất chủ
trương, biện pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động trong thời gian

tiếp theo. Đó là bài viết “Tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết
5


Đại hội lần thứ XII của Đảng” của PGS.TS. Phạm Ngọc Anh đăng
trên Tạp chí Báo cáo viên tháng 5/2016 của Ban Tuyên giáo Trung
ương.
Riêng về thành phố Hải Phòng trong quá trình học tập và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, có thể thấy thơng
qua các cơng trình tiêu biểu như sau.
Hải Phịng làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb
Hải Phịng, 2015. Cuốn sách gồm tồn bộ những tư liệu, hình ảnh
liên quan đến 9 lần Bác Hồ về thăm Hải Phòng đã được các tác giả
sưu tầm và biên soạn một cách hết sức cơng phu. Cuốn sách có kết
cấu gồm hai phần, trong đó phần 2 là tổng kết những thành tựu của
Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố suốt quá trình thực
hiện lời dạy của Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát
triển thành phố và đất nước. Cùng với đó là những bài viết, bài báo
của Người viết về Hải Phòng; những lá thư của Người gửi cán bộ,
chiến sỹ và đồng bào Hải Phòng… Cuốn sách đã nêu bật được giá trị
tư tưởng, lý luận của những lời dạy của Hồ Chí Minh, giá trị khoa
học của di sản Hồ Chí Minh với Hải Phịng.
Ngồi ra, cịn có thể kể đến những tài liệu khác: Kế hoạch số
18-KH/TU ngày 10/10/2011 của Ban Thường vụ Thành uỷ về việc
“Triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015; Báo cáo Kết quả bước
đầu triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phương hướng

triển khai năm 2012, số 01-BC/BPGV, ngày 17/01/2012; Báo cáo Kết
quả bước đầu triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy
6


mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, số 03BC/BPGV, ngày 29/6/2012. Báo cáo tổ chức và hoạt động của Bộ
phận giúp việc BTVTU thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính
trị, số 07-BC/BPGV, ngày 07/02/2014; Báo cáo Kết quả 6 tháng đầu
năm 2015 thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh số 12-BC/BPGV, ngày 9/7/2015; Báo cáo Bổ sung kết quả
thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, số
13-BC/BPGV, ngày 19/10/2015; Báo cáo về việc đăng cai tổ chức
Hội nghị giao lưu điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011–2015, số 01-BC/BPGV, ngày
16/3/2016; Kế hoạch phối hợp tổ chức giao lưu điển hình tiêu biểu về
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011
– 2015, số 01-KH/BPGV, ngày 17/3/2016… Các tài liệu đó đã phản
ánh chủ đề học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí
Minh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Tuy nhiên, trong số các cơng trình, các báo cáo nêu trên chưa
có cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống về vấn đề
“Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
từ thực tiễn Thành phố Hải Phòng”. Song đây là những tài liệu quý
giá để trong q trình làm luận văn chúng tơi có thể tiếp thu, kế thừa
thành quả nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn

việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
7


mạng, đề tài đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả việc học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh ở Thành phố Hải Phòng hiện nay.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về học tập và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
Phân tích thực trạng việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng từ thực tiễn Thành phố Hải Phòng.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng
Nghiên cứu việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng từ thực tiễn Thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng từ thực tiễn Thành phố Hải Phòng được
xem xét trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận văn: luận văn sử dụng các
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đạo


8


đức, về học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng ở nước ta hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ
sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; đồng thời, luận văn có sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác, như lơgíc- lịch sử, phân tích- tổng hợp, diễn dịch,
quy nạp,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng và việc học tập và vận dụng tư
tưởng đó từ thực tiễn Thành phố Hải Phòng hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn, từ những kết quả nghiên cứu, luận văn
cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các cuộc việc học tập và vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói riêng; cuộc vận
động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nói
chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo; luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.

9


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1.1. Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng
1.1.1. Truyền thống đạo đức dân tộc
Chính những điều kiện tự nhiên và những điều kiện xã hội
như vậy nên trong các mối quan hệ xã hội, người Việt đề cao các giá
trị thương người, yêu nước, lao động cần cù, tiết kiệm… Hay nói
cách khác, trong các thang bậc giá trị, người Việt Nam thường đề cao
các giá trị đạo đức.
1.1.2. Tinh hoa văn hóa đạo đức nhân loại
Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và tư
tưởng tiến bộ khác của văn hố phương Đơng. Đó chính là tinh thần
“tu thân” của Nho giáo, về chữ nhân - yêu thương con người; về điều
mình khơng muốn thì cũng khơng làm cho người khác; về tinh thần
kính trên, nhường dưới; về sự lễ giáo, hiếu học.
Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngồi, Hồ
Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu
rộng của nền văn hóa phương Tây.
1.1.3. Đạo đức học Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí minh về đạo đức cách mạng cịn được hình
thành từ những quan điểm, ngun tắc đạo đức Mác – Lênin. Đó là
sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung; là sự trung thành
tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vơ sản và khơng ngừng
vươn lên hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó.
10


1.1.4. Thực tiễn đất nước và thế giới cùng nhân tố chủ
quan Hồ Chí Minh
Bên cạnh những tiền đề lý luận, thực tiễn đất nước và thế
giới những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng là một nhân tố

tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Mnh về đạo đức cách
mạng.
Cùng với các nhân tố trên, một nhân tố quan trọng khác góp
phần quyết định vào việc hình thành tư tưởng đạo đức cách mạng của
Hồ Chí Minh là phẩm chất, năng lực, đạo đức của Người.
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng – một
số khía cạnh cơ bản
1.2.1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về “Đạo đức
cách mạng” “đó khơng phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới,
đạo đức vĩ đại, nó khơng vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”[27, tr.252].
1.2.2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng
1.2.2.1. Vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng
Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người.
Đạo đức và tài năng góp phần quan trọng trong đời sống của
mỗi con người. Trong mối quan hệ giữa tài và đức, Hồ Chí Minh cho
rằng, có tài mà khơng có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà
khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.

11


1.2.2.2. Các chuẩn mực của đạo đức cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
a. Trung với nước, hiếu với dân
Người cho rằng “trung” là “Trung với nước”

“Hiếu” trong thời đại cách mạng khơng chỉ cịn bó hẹp trong
bổn phận của người con với cha mẹ, mà được mở rộng ra thành “hiếu
với dân”.
b. Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư
Cần
Theo Hồ Chí Minh: “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố
gắng, dẻo dai…”[27, tr.632];
Kiệm
Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa
bãi. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con
người”[27, tr.632-643].
Liêm
Liêm: “là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không
tham sung sướng. Khơng ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà
quang minh chính đại, khơng bao giờ hủ hóa”[27, tr.251-252].
Chính
Theo Hồ Chí Minh: “Chính, nghĩa là khơng tà, nghĩa là thẳng
thắn, đứng đắn … Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính.
Chí cơng vơ tư
Hồ Chí Minh cho rằng: Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng
nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau; phải lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ.
c. Yêu thương con người
12


Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ
nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí
Minh coi yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân

với cá nhân và với cộng đồng trong quan hệ xã hội.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó chính là tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản mà Hồ Chí
Minh đã nêu lên: “Rằng đây bốn biển một nhà. Vàng, đen, trắng, đỏ
đều là anh em”; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với
nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp
bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự
nghiệp cách mạng của cả dân tộc;
1.2.2.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
a. Nói đi đơi với làm, gắn với nêu gương về đạo đức
Nói đi đơi với làm xa lạ với lối sống nói sng, nói nhiều
làm ít,thậm chí nói một đằng làm một nẻo.
b. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần
chúng rộng rãi
Xây là xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Chống là chống sự vi phạm đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân, chống tư tưởng vụ lợi ích kỉ.
c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ, mỗi con người phải thường
xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày - đó là
cơng việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, khơng người nào có thể chủ
quan tự mãn.

13


1.3. Ý nghĩa của việc học tập và vận dụng tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng ở nƣớc ta hiện nay
Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là cơ
sở cho việc xây dựng nền dạo đức tốt đẹp ở nước ta hiện nay

Hai là, việc học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ba là, việc học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh là một biện pháp cần thiết trong việc đấu tranh phịng
chống sự suy thối đạo đức của một bộ phận cán bộ và nhân dân hiện
nay.
Tiểu kết chƣơng 1
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc
Việt Nam, đã để lại một di sản đồ sộ về đạo đức cách mạng. Di sản
ấy không chỉ là các bài viết, lời nói, mà là cả cuộc đời hoạt động cách
mạng trong thực tế của Người. Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh là
lãnh tụ sống trong lòng dân, trung thành đến cùng với mục tiêu lý
tưởng đã theo đuổi – để cho mọi người dân được sống trong độc lập,
tự do và hạnh phúc. Đạo đức cách mạng trong quan niệm của Hồ Chí
Minh là đạo đức của nhân dân lao động trong thời đại cách mạng.
Đạo đức này được cụ thể hoá ở các chuẩn mực: trung với nước, hiếu
với dân, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, u thương con người,
có tinh thần quốc tế trong sáng. Đạo đức cách mạng phải được xây
dựng nhất quán – nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức cho nhân
dân. Đạo đức cách mạng phải được tu dưỡng suốt đời không lúc nào
được lơi là. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng và đặc biệt là tấm gương hiện thực về đạo đức cách mạng của
14


chính Người cho đến nay, vẫn cịn ngun giá trị. Đó là cơ sở cho
việc xây dựng đạo đức tốt đẹp ở nước ta hiện nay, xây dựng nền kinh
tế thị trường với những giá trị nhân văn cần phải có, góp phần đấu
tranh chống sự suy thối đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên

và nhân dân.

15


CHƢƠNG 2
HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Một số đặc điểm của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố biển, có cảng Hải Phịng là cảng biển
lớn nhất phía bắc Việt Nam. Đây đồng thời là trung tâm cơng nghiệp,
kinh tế, văn hố, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và cơng nghệ.
Về cơ bản, Hải Phịng có những đặc điểm sau.
Thứ nhất, đặc điểm tự nhiên
Tổng diện tích của thành phố Hải Phịng là 1.519 km2, bao gồm
cả huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ.
Thứ hai, đặc điểm kinh tế - xã hội
Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan
trọng nhất của Việt Nam.
Thứ ba, truyền thống lịch sử - văn hóa, con người
Hải Phịng là miền đất cổ với bề dày truyền thống lịch sử, văn
hóa, xã hội lâu đời.
2.2. Thực trạng học tập và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng từ thực tiễn thành phố Hải Phòng hiện
nay
2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong
việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng từ thực tiễn thành phố Hải Phòng hiện nay


16


Thứ nhất, thành tựu trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức
Trung với nước, hiếu với dân
Cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố Hải Phịng khơng
ngừng phấn đấu thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức mà Hồ Chí
Minh đã đề ra. Việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng được các cấp quan tâm chỉ đạo và đẩy mạnh thực
hiện.
Thứ hai, thành tựu trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức
Cần, kiệm, liêm, chính; chí cơng vơ tư
Tư tưởng đạo đức Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư của
Hồ Chí Minh cũng được cán bộ và nhân dân Thành phố Hải Phòng
học tập và vận dụng và đã đạt được những thành quả nhất định.
Thứ ba, thành tựu trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức
Yêu thương con người
Nổi bật là công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,
nhân đạo từ thiện được cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể, doanh nghiệp, quan tâm triển khai thực hiện, nhân dân tích
cực hưởng ứng.
Thứ tư, thành tựu trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức
Tinh thần quốc tế trong sáng
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đẩy mạnh việc hợp tác
quốc tế tạo ra nhiều thời cơ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh xây
dựng định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2013 - 2015 và
định hướng đến năm 2020, tạo được sự phát triển đột phá.
Thứ năm, thành tựu trong học tập và vận dụng các nguyên tắc
xây dựng đạo đức cách mạng


17


Thực hiện Quy định 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí
thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp, Ban Thường vụ Thành uỷ tiếp tục tập
trung chỉ đạo cấp uỷ, lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp phải
tự giác xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện với những việc làm cụ
thể, thiết thực.
Nguyên nhân của những thành tựu trên
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được quan tâm thường xuyên
* Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng, kịp thời phát hiện
mơ hình, điển hình tiên tiến để nhân rộng và khắc phục những hạn
chế trong q trình thực hiện Chỉ thị
* Cơng tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm được duy trì khá
hiệu quả, nền nếp
* Công tác tham mưu, hướng dẫn tập trung hướng về cơ sở, kịp
thời cụ thể hóa quan điểm lãnh đạo của Trung ương, Thành ủy
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc
học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
từ thực tiễn thành phố Hải Phòng hiện nay
Thứ nhất, những hạn chế trong học tập và vận dụng tư tưởng
đạo đức Trung với nước, hiếu với dân
Đó là cịn có một bộ phận cán bộ đảng viên chưa thực sự toàn
tâm, toàn ý chú trọng đến sự phát triển của Hải Phịng. Điều đó dẫn
đến việc phát triển của thành phố vẫn chưa tương xứng tiềm năng, lợi
thế cũng như vị thế của một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc.
Thứ hai, những hạn chế trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo

đức cần, kiệm, liêm, chính; chí cơng vơ tư
18


Trong nhiều cơ quan, nhiều tổ chức Đảng và nhà nước, trách
nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên còn chưa thực sự được đề
cao; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện, sa ngã
trước cám dỗ vật chất, đi đến thối hóa biến chất, làm biến đổi bản
chất “tư cách đảng viên cộng sản”, thậm chí là suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Thứ ba, những hạn chế trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo
đức Yêu thương con người
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển của Thành phố Hải Phòng
hiện nay, trong sự phân hóa giáu nghèo đang diễn ra, khi ở Hải
Phòng còn nhiều mảnh đời cần giúp đỡ đã được giúp đỡ, khi tinh
thần lá lành đùm lá rách được nhiều người dân hưởng ứng, thì cịn
một bộ phận người dân vẫn cịn thơ ơ, vơ cảm trước nỗi đau của
người khác.
Thứ tư, những hạn chế trong học tập và vận dụng tư tưởng đạo
đức Tinh thần quốc tế trong sáng
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các hoạt động
liên quan đến cơng tác đối ngoại cịn chưa được chú ý đúng mức ở
một số nơi, một số cán bộ, địa phương.
Thứ năm, những hạn chế trong học tập và vận dụng các nguyên
tắc xây dựng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh
Việc xây dựng, thực hiện chuẩn mực đạo đức ở một số đơn vị
còn chậm; hiệu quả chưa cao; tác động chưa rõ nét đến kết quả thực
hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 4,
Khóa XI.
Nguyên nhân của những hạn chế trên


19


Nhận thức của một số cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa sâu
sắc… Công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm và bổ khuyết chỉ
đạo ở nhiều đơn vị chưa được coi trọng thường xuyên.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, trách nhiệm thực thi công vụ của
cán bộ công chức một số cấp, ngành chưa tương xứng yêu cầu;
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả việc học tập và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng ở thành phố Hải Phịng hiện nay
2.3.1. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí
Minh, bao gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách
của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ
với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp…
2.3.2. Đa đạng hóa các hình thức, phương pháp học tập và
vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức.
Đẩy mạnh việc học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh đối với cán bộ, đảng viên, cơng chức, đặc biệt là giáo dục các
phẩm chất yêu nước, chủ nghĩa tập thể, cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư.
Đối với quần chúng nhân dân
Cần triển khai học tập sâu rộng chuyên đề tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, tổ
chức học tập tập trung, học thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ, sinh
hoạt Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân.


20


2.3.3. Nâng cao tính tích cực của cán bộ và nhân dân Hải
Phòng trong việc học tập và vận dụng đạo đức cách mạng Hồ Chí
Minh
Để làm được điều trên, cần thiết:
Các cấp uỷ Đảng của thành phố Hải Phòng cần tăng cường công
tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức
cách mạng Hồ Chí Minh.
Nâng cao chất lượng các bước thực hiện học tập và vận dụng tư
tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh trên dịa bàn Thành phố.
Tiểu kết chƣơng 2
Có thể thấy rằng, việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở nước ta
hiện nay nói chung, Hải Phịng nói riêng. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, trong những năm qua, cơng tác học tập và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng đã được triển khai tương
đối hiệu quả ở Hải Phịng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, có
thể thấy, cơng tác này ở Hải Phịng cịn có những hạn chế nhất định.
Những thành tựu và hạn chế này có nhiều nguyên nhân, qua đó làm
giảm hiệu quả của cơng tác này. Để có thể nâng cao chất lượng, hiệu
quả việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng ở Hải Phịng hiện nay, theo chúng tơi, Hải Phịng cần thiết thực
hiện nghêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác Đảng,
về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về đa
dạng hóa các hình thức, phương pháp học tập và vận dụng cũng như
nâng cao tính tích cực của tồn thể cán bộ, đảng viên, cơng chức và
nhân dân thành phố Hải Phịng trong việc học tập và vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
21


KẾT LUẬN
Trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng
đạo dức cách mạng chiếm một vị trí quan trọng, vì theo Người, vấn
đề đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề con người. Vấn đề con người
chỉ có thể giải quyết triệt để khi xem xét con người khơng chỉ ở khía
cạnh tài năng, mà cịn ở phẩm chất đạo đức. Do đó, ngay từ buổi đầu
ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến vấn đề đạo
đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được
hình thành từ những tiền đề lý luận, những tiền đề thực tiễn cũng như
sự rèn luyện, phẩm chất nhân cách của Người. Đó là tư tưởng về sự
cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; về sự u thương con người,
có tinh thần quốc tế trong sáng. Đó cịn là việc nói đi đơi với làm,
xây đi đơi với chống. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, có thể
thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vẫn cịn có
vai trị quan trọng và do đó, việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng có ý nghĩa sâu sắc. Bởi đó chính là
cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay, là một biện
pháp trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và là một cơ sở cho việc phịng chống sự suy thối đạo đức
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân hiện
nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, trong những năm gần
đây, Thành phố Hải Phịng đã có nhiều biện pháp, hình thức để tổ
chức cơng tác này có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt
được, vẫn còn những hạn chế nhất định. Để có thể nâng cao hiệu quả

22


công việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng, cần thiết có các giải pháp, trong đó chú ý đến các giải
pháp cơ bản, như đẩy mạnh việc học tập, thực hiện các chỉ thị của
Đảng và Nhà nước; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp học tập
và vận dụng; nâng cao tính tích cực của tồn thể nhân dân trong việc
học tập và vận dụng tư tưởng này của Người. Từ đó, để các cán bộ,
đảng viên phấn đấu vươn lên, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống,
nâng cao trách nhiệm, tận tụy với cơng việc, hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

23


×