PHÂN BIỆT TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ VỚI
MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC
1. Phân biệt với tội giết người ở Điều 93 Bộ luật hình sự
Giữa hai tội này, dấu hiệu cơ bản để phân biệt là tư cách pháp lý của chủ thể tội phạm .
Chỉ những người trong khi thi hành công vụ và vì nhiệm vụ được giao mà làm chết người
thì mới thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 97 Bộ luật hình sự. Nếu lợi dụng
nhiệm vụ được giao mà giết người thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 93
Bộ luật hình sự.
Trường hợp trong khi thi hành công vụ, nhưng không vì nhiệm vụ và việc làm chết người
không liên quan gì đến nhiệm vụ đang thi hành thì cũng không coi là làm chết người
trong khi thi hành công vụ . Ví dụ: Mọt tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp chè được
giao một khẩu súng K54 để phòng thân, vì sau ngày giải phóng miền Nam tình hình an
ninh ở một số nơi còn phức tạp. Khi đi kiểm tra kỹ thuật trồng chè thấy trong khu vực
trồng chè của nông trường có nhà dân ở, nên vị Tổng giám đốc này cho rằng, dân chiếm
đất của nông trường, hai bên dẫn đến cãi nhau, vị Tỏng giám đốc bực tức đã nổ súng vào
một người trong nhà.
luat su
Cũng không coi là làm chết người trong khi thi hành công vụ nếu như người đang có
hành vi vi phạm pháp luật đã được ngăn chặn, nhưng vì lý do nào đó mà người thi hành
công vụ lại làm họ chết. Ví dụ: Mọt nhân viên bảo vệ bắt được một người vào kho vật tư;
người bảo vệ đã trói người bị tình nghi là trộm rồi dùng báng súng thúc và người buộc họ
phải khai vào kho lấy gì; người này cố tình không khai, nên người bảo vệ bực tức đánh
người này chết.
luật sư
2. Phân biệt với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
văn phòng luật sư
Nếu theo quy dịnh tại Điều 15 Bộ luật hình sự về phòng vệ chính đáng và vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng thì tội làm chết người trong khi thi hành công vụ chỉ là một
dạng của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì, người phạm tội
trong khi thi hành công vụ cũng do bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bỏa vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại đến tính mạng
của người có hành vi xâm phạm. Luật hình sự của một số nước trên thế giới coi hành vi
xâm phạm tính mạng của người khác trong khi thi hành công vụ là trường hợp phạm tội
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ví dụ: Điều 109 Bộ luật hình sự Liên bang
Nga. ở nước ta do yêu cầu của đấu tranh với những hành vi sử dụng vũ lực bừa ẩu của
người thi hành công vụ nên quy định thành một tội riêng.
van phong luat su
Tuy nhiên, theo Bộ luật hình sự nước ta, dấu hiệu của tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng và tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Bộ luật hình
sự năm 1999 cũng có những điểm khác nhau:
luật sư hình sự
Người phạm tội trong khi thi hành công vụ trong một số trường hợp không có hành vi
chống trả người có hành vi xâm phạm vì người bị hại không có hành vi tấn công mà chỉ
bỏ chạy hoặc không có hành vi nào vi phạm pháp luật như trường hợp hành khách đi trên
xe khách, đi trên tầu thuyền..., còn người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng nhất thiết phải có hành vi chống trả lại hành vi xâm phạm của người bị hại. Như
vậy, dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt giữa hai tội này là có hay không có sự chống trả
và người bị hại có hay không có hành vi tấn công.
luat su hinh su
Trong trường hợp khi thi hành công vụ mà nạn hân dùng vũ lực tấn công người thi hành
công vụ và người thi hành công vụ làm cho người bị hại chết ngoài những trường hợp
pháp luật cho phép thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn các trường hợp khác bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Cũng có ý kiến cho rằng
vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ nhưng
cho người phạm tội được hưởng tình tiết phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự vì, nếu truy cứu người phạm
tội về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phạm tội phải
bồi thường thiệt hại cho người bị hại, điều này sẽ trái với quy định tại 623 Bộ luật dân sự
về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước gây ra. Tuy nhiên, theo
nguyên tắc có lợi cho người phạm tội và thực tiễn xét xử nhiều năm qua các Toà án đã
coi hành vi xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành công vụ nếu như người bị
hại có hành vi tấn công người phạm tội thì truy cứu người phạm tội về tội giết người do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và vẫn buộc cơ quan chủ quản của người phạm
tội phải bồi thường cho người bị hại.
tim luat su tìm luật sư thuê luật sư thue luat su
Đinh Văn Quế - Chánh tòa hình sự TAND tối cao
Trích "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự