Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tìm hiểu về tình hình sâu tơ gây hai trên một số cây trồng họ thập tự và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.34 KB, 18 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Rau là loại thực phẩm quan trọng, chúng cung cấp cho cơ
1.

thể những chất quan trọng có tác dụng điều hoà cân bằng kiềm
tan trong máu làm tăng khả năng đồng hoá prôtein. Ngoài ra,
rau còn bổ sung lượng vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ và
chất thơm giúp cơ thể chống bị bệnh phù thũng, mỏi mệt khi
làm việc, tăng sự dẻo dai cho hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,...
Trong trồng trọt hiện nay thì ngành trồng rau là ngành
mang lại lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người
lao động, giá trị sản xuất 1 ha rau cao gấp 1 - 3 lần lúa. Rau
cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao...
Trong số các loại rau trồng ở Việt Nam thì rau họ hoa thập
tự là một nhóm rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh
tế cao. Chính vì vậy, mà các loại rau họ hoa thập tự được rất
nhiều người ưa thích, và chúng được trồng rộng rãi trên khắp cả
nước.
Tuy nhiên với sự phong phú về chủng loại, sự gia tăng về
diện tích, đa dạng về sinh thái cùng với sự hình thành và mở
rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường, cây rau đã chịu sự phá hại ngày càng tăng của
nhiều loại sâu bệnh. Các loài dịch hại này là những lực lượng
thiên nhiên lớn đã, đang và sẽ là mối đe doạ thường xuyên đối
với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất rau nói
riêng trên toàn thế giới. Trong số các loại dịch hại rau họ hoa
thập tự thì sâu tơ là loài gây hại chủ yếu thường gặp rất nhiều ở


các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở
Việt Nam. Hiểu rõ về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính sinh
sống,... của sâu sơ giúp ta phòng trừ có hiệu quả hơn. Chính vì
vây, tôi chọn đề tài :

“Tình
1

hình

sâu



(Plutella


maculipennis Curtis) gây hại trên một số cây trồng họ
thập tự và biện pháp phòng trừ.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được đặc điểm sinh học, sinh thái, điều kiện phát
sinh, phát triển của sâu tơ hại cây họ thập tự.
Biết được các biện pháp phòng trị sâu tơ có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Sâu tơ hại cây họ thập tự
Phạm vi nghiên cứu: Trên các cây trồng họ thập tự tại một
số vùng chuyên canh rau ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu nhập, xử lí số liệu
Phân tích, tổng hợp tài liệu


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình phân bố, gây hại của sâu tơ
1.1.1
Trên thế giới
Sâu tơ đầu tiên được ghi nhận là có nguồn gốc từ Thổ Nhỉ
B.

Kỳ; sau đó phát triển ở hầu hết các quốc gia trồng rau cải trên
2


thế giới cùng với sự phát triển của cây rau họ thập tự nhờ khả
năng di chuyển rất xa của bướm Ở Bắc Mỹ, phần phía nam của
Nam Mỹ, Nam Phi, Châu Âu, Ấn Độ, Đông Nam Á, New Zealand,
và một số phần Australia.
Chúng tình cờ được phát hiện ở Châu Âu, lần đầu tiên được
báo cáo ở Bắc Mỹ bang Illinois năm 1854 và từ phía tây Canada
năm 1885. Hiện nay, nó có mặt trên khắp nước Mỹ và Canada.
Ở Hawaii, lần đầu tiên xuất hiện năm 1892 và hiện nay có mặt
trên khắp các hòn đảo
Ở châu Âu đặc biệt ở Anh, sâu tơ có lịch sử phá hoại gần
160 năm nay, nhưng ở các nước khác thuộc Châu Á và Châu Mỹ
mới chỉ ghi nhận sự phá hoại của sâu tơ ở đầu thế kỷ 20. Ở
Argentina, Australia,
New Zealand và Nam Phi sâu tơ trở thành dịch hại nguy
hiểm từ trước năm 1930, từ đó đến năm 1939 sâu gây hại
nghiêm trọng ở các nước Chile, Columbia, Jamaica, Và sau đó là
gây hại tại Brazil (1981), Bulgaria (1957), Hong Kong (1960),

India (1968), Indonesia (1950). Tổng kết đến năm 1972 tối
thiểu đã có 128 nước ghi nhận sự phá hoại của nó.
1.1.2
Ở Việt Nam
Ở cuối thập niên 40, nhiều vùng ở Hà Nội và Hải Phòng,
nông dân đã phải sử dụng thuốc trừ sâu để hạn chế sâu tơ gây
hại trên các ruộng cải. Hiện nay sâu tìm thấy hầu như ở tất cả
các vùng trồng rau cải. Năm 1967 - 1968, theo ban điều tra cơ
bản côn trùng Bộ Nông nghiệp ghi nhận sâu ở Bắc Thái, Hà Nội,
Hải Phòng,Lạng Sơn, Thái Bình, Nghệ An. Tuy nhiên, đặc biệt
gây hại nghiêm trọng ở vùng Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, thành
phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang là các tỉnh có nhiều diện tích
trồng rau cải. Hiện nay, sâu tơ phân bố khắp các vùng trồng rau
họ thập tử trên cả nước.
3


Kí chủ
Sâu tơ là loại côn trùng ăn hep. Chúng sống và phá hoại
1.2

chủ yếu trên cây họ thập tự. Ở hầu hết các nước cũng như ở
Việt Nam, sâu tơ gây hại nặng ở các loại rau thuộc nhóm cải
bắp (Brassica oleracea) như bắp cải, su hào, súp lơ,...
Ngoài ra, sâu tơ còn gây hại trên một số loại cây họ cà như
khoai tây, cà chua,...
1.3 Cây họ thập tự
Họ Thập tự (hay họ Cải) có tên khoa học là Brassicaceae,
là những cây thân thảo, hoa có 4 cánh, đa số dùng làm rau ăn.
Họ thập tự tập trung trong khu vực ôn đới và có sự đa

dạng về loài lớn nhất tại khu vực ven Địa Trung Hải. Họ này
chứa khoảng 338- 350 chi và khoảng 3.700 loài.
Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài như: cải thìa, cải bẹ trắng,
cải sen, cải bắp, bắp sú, su hào, cải bông xanh, cải thảo,...

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM GÂY

HẠI

CỦA SÂU



(Plutella maculipennis Curtis) TRÊN CÂY HỌ THẬP TỰ
Sâu tơ có tên khoa học: Plutella maculipennis Curtis còn
gọi là
Plutella xylostella Curtis
Họ: Plutellidae, Bộ: Lepidoptera
2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu tơ

4


Bướm dài từ 6 - 10 mm, sải cánh rộng từ 10 - 15 mm.
Cánh trước màu nâu, giữa lưng có một dãi gợn sóng, màu trắng
trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, chạy dài đến cuối
cánh. Hai cánh phía sau có màu xám, mép ngoài có lông rất
dài. Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên
thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu đầu dài từ 3 - 3,5


mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Bướm có thể sống đến 2
tuần và đẻ độ 200 trứng.
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, đường kính từ
0,3 - 0,5mm. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính và
nở trong vòng 3 - 4 ngày.

Sâu non có màu xanh nhạt, lớn đẫy sức có thể dài tới
13mm, màu đen khi lớn chuyển dần thành hơi vàng

5


Sâu có 4 tuổi với thời gian phát triển lâu độ 7 - 15 ngày tùy
điều kiện thúc ăn và thời tiết. Mình nở to chính giữa, 2 đầu

nhọn, thân chia đốt rõ ràng và có 3 cặp chân giả từ đốt bụng
thứ năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 8 đến 11mm.
Thời gian làm nhộng lâu 4 - 7 ngày. Khi mới hình thành
nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu vàng
nhạt, chiều dài nhộng từ 5 - 7mm, chung quanh nhộng có kén
bằng tơ bao phủ.

* Vòng đời của sâu tơ:
Vòng đời sâu tơ thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện môi
trường. Nhiệt độ không khí càng cao thì vòng đời sâu tơ càng
ngắn.
Vòng đời của một lứa khoảng 30-40 ngày, các lứa sâu tơ
nở gối nhau liên tiếp trong suốt vụ rau.
+ Thời gian trứng 3-4 ngày
+ Sâu non có 4 tuổi, thời gian sâu non khoảng 7-15 ngày

+ Thời gian nhộng 4-7 ngày
+ Tuổi thọ của trưởng thành 4-10 ngày

6


Một năm có khoảng 17 đỉnh cao mật độ sâu tơ phát triển
trên đồng ruộng và thời gian giữa 2 đỉnh cao mật độ sâu từ 1036 ngày. Mật độ sâu tơ tại đỉnh cao biến động từ 2-62 con/cây.
Mật độ sâu tơ tăng dần từ tháng 9, đạt đỉnh cao số lượng vào
tháng 2 và 3.
2.2 Tác hại
Sâu tơ ăn và phá hủy toàn bộ lá của hầu hết các cây họ
thập tự, phá hại nghiêm trọng ở giai đoạn cây con hoặc mới
trồng. Sâu non ăn thịt lá, trừ lại gân khiến cho lá bị lủng lỗ chỗ,
biến dạng, tạo điều kiện cho một số bệnh phát triển. Khi mật độ
sâu cao và gây hại nặng, diện tích lá gây hại cũng lớn hơn và
các lá có thể bị phá hủy hoàn toàn. Sâu lây lan nhanh chỉ sau 23 ngày ruộng rau đã xơ xác còn trơ lại gân lá, tạo điều kiện cho
một số bệnh phát triển, làm giảm chất lượng và sản lượng rau,
gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Ngoài ra chúng còn tiết ra 1 loại dịch làm thối nhũn những
phần còn non của cây như búp non, lá non, hoa non,... Có thể
làm chết cây, cây sinh trưởng, phát triển kém.

7


Sâu tơ làm rau cải giảm chất lượng do lá bị thủng lỗ chỗ
2.3 Triệu chứng gây hại của sâu tơ trên cây họ thập
tự
Sâu ăn lá. Ban đầu trên lá có các đường rãnh trông giống

dòi đục lá, sau đó tạo thành các lỗ thủng trong mờ. Sau một
thời gian khiến lá bị thủng lỗ chỗ

-> toàn bộ lá bị thủng, chỉ

còn lại gân lá.

Triệu chứng trên bắp cải
2.4 Đặc điểm gây hại
Bướm hoạt động về đêm, ban ngày bướm thường ẩn ở mặt
dưới lá rau cải, ngài ít bay mà thường di chuyển theo gió. Sau
vũ hóa 1-2 ngày bướm giao phối và đẻ trứng. Trứng được đẻ
phân tán hoặc thành cụm 3-5 quả ở mặt dưới lá. Ngài có thể đẻ
tới 400 trứng. Trứng được đẻ phân tán hay tập trung thành từng
khóm từ 3-5 quả ở mạt dưới lá, ở hai bên gân lá hoặc chỗ lõm
trên lá. Ở giai đoạn này bướm chưa gây hại cho cây trồng.
Sâu tuổi 1 đục một lỗ nhỏ ở mặt lá, xong chui đầu vào ăn
nhu mô lá, chỉ chừa lại biểu bì.
8


Sâu tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá để lại lớp biểu bì mặt trên lá
tạo thành những đốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở đi sâu gặm
thủng lá.
2.5 Đặc điểm phát sinh, phát triển của sâu tơ
Sâu tơ gây hại quanh năm, gây hại nặng trong vụ đông
xuân.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Trịnh và Trần Huy Thọ
trên rau họ hoa thập tự ở Mai Dịch và các cùng phụ cận cho
thấy, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1991 xuất

hiện 10 đợt sâu tơ phát sinh rộ trên đồng ruộng. Mật độ giảm
dần từ 24,1 (con/cây) xuống 0,2 (con/cây). Khoảng cách giữa 2
đỉnh cao sâu rộ giảm dần từ 25 - 26 ngày trong tháng 3 còn 15
- 16 ngày trong tháng 8. Qua đó cho thấy mật độ và vòng đời
sâu hại có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên. Các giai
đoạn phát dục và vòng đời của sâu tơ chịu ảnh hưởng nhất định
của các yếu tố nhiệt độ không khí, ở 21,7ºC vòng đời là 20,8
ngày. Khi nhiệt độ xuống 17,2ºC thì vòng đời tăng là 33,3 ngày.
Sâu tơ có khả năng chịu đựng dao động nhiệt cao (1040°C), nhiệt độ thích hợp cho sâu non gây hại là 20-30°C. Con
trưởng thành có chịu nhiệt độ dưới 0°C trong 2-3 tháng. Vào
mùa mưa mật độ sâu tơ giảm
Độ ẩm ảnh hưởng rõ đến khả năng đẻ trứng của trưởng
thành, ẩm độ thấp dưới 70% kèm theo nhiệt độ thấp thì ngài
không đẻ trứng. Ẩm độ thích hợp là 80-90 %.
Bướm có khả năng di chuyển xa, bay đến và bám trên bề
mặt lá của cây trồng để đẻ trứng, vớ số lượng trứng nhiều. Sâu
non tuổi 1 ăn lá như dòi đục lá ở bên trong thịt lá, ba tuổi sau
chúng ăn ở mặt dưới lá. Khi bị đánh động chúng nhanh nhẹn
chuyển mình lẩn trốn và nhả tơ đưa mình rơi xuống khỏi bề mặt

9


lá lẩn trốn. Khi đã đẫy sức sâu nhả tơ làm kén ngay trên mặt lá,
hóa nhộng trong kén.

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU TƠ
3.1 Biện pháp canh tác
Đây là phương pháp cơ bản, rất quan trọng, mang ý nghĩa
tích cực, đơn giãn, dễ làm, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả

rõ rệt.
3.1.1 Chọn giống
Dùng giống ngắn ngày để dịch hại không hoàn thành chu
kỳ (vòng đời) nhằm làm giảm mật số sâu và giảm nhẹ thiệt hại
do sâu gây ra. Chọn những giống rau có khả năng chống chịu
sâu tơ tốt. Nếu không có những giống đủ sức đề kháng sâu tơ
thì nên chọn những loại giống tốt, không có những vết bệnh để
gieo trồng.
3.1.2 Vệ sinh đồng ruộng
Dọn sạch cỏ dại, tiêu hủy tàn dư thực vật mang mầm
móng sâu bệnh nhằm làm giảm nhẹ sự gây hại của sâu lên cây
trồng vụ sau.
3.1.3 Làm đất
Tiến hành làm đất tơi xốp và phơi ải đất. Mục đích của
việc phơi ải, giúp cho vi sinh vật hảo khí trong đất hoạt động
tốt, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng và cây dễ hấp thu các
chất dinh dưỡng có trong đất. Ngoài ra, phơi ải đất còn có tác
dụng diệt một số mầm bệnh, cỏ dại còn tồn dư trong đất ở vụ
trước.

10


-Tùy thuộc loại rau chọn trồng và điều kiện của từng hộ gia
đình mà có thời gian phơi ải đất dài hoặc ngắn nhưng ít nhất
thời gian phơi ải phải đạt từ 5 – 7 ngày.
3.1.4 Thời vụ gieo trồng
Bố trí thời vụ thích hợp, trong vụ đông xuân nếu trồng muộn
sâu tơ hại nhiều. Xuống giống đúng thời vụ tạo lợi thế cho cây
trồng phát triển tốt vì thời tiết trong vụ mùa thích hợp cho cây

trồng sinh trưởng tốt do đó cây trồng sung mản, chống chịu tốt
với sâu hại và cho năng suất cao. Mặt khác việc xuống giống
đúng thời vụ giúp cây trồng tránh được những rủi ro do thời tiết
gây ra như hạn hán, nhiệt độ nóng, lạnh, sương muối, lũ lụt, …,
làm mất mùa.
Xuống giống đồng loạt, thu hoạch nhanh nhằm cắt dứt
nguồn thức ăn của sâu trên đồng làm giảm mật số sâu hại và
giảm nhẹ thiệt hại do chúng gây ra.
3.1.5 Mật độ gieo trồng thích hợp
Mật độ gieo trồng rất quan trọng, mỗi loại cây trồng khác
nhau có mật độ gieo trồng thích hợp khác nhau. Mật độ gieo
trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà
còn ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh và cỏ
dại. Gieo trồng đúng mật độ thích hợp giúp cây trồng phát triển
tốt, cho năng suất cao đồng thời hạn chế sâu bệnh phát triển,
giúp cây trồng chống chịu tốt với sâu bệnh, tạo điều kiện thuận
lợi cho thiên địch hoạt động làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh
gây ra. Do đó gieo trồng với mật độ thích hợp cũng là biện pháp
phòng ngừa sâu bệnh.

11


Rau trồng với mật độ thích hợp, gieo theo
hàng.
3.1.6 Luân canh, xen canh
Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, bắp…
nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi... để gián đoạn nguồn thức
ăn và xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng.
- Xen canh cây cà chua và cây bắp cải, mật số sâu tơ giảm

nhiều vì cây cà chua tiết ra chất tomatine có thể xua đuổi bướm
sâu tơ. Hơn nữa, khi trồng xen kẽ có nhiều loài thiên địch có thể
tấn công sâu tơ.
- Xen canh cây cải lấy dầu với bắp cải cũng làm giảm mật độ
sâu.
3.2 Biện pháp thủ công
Trong quá trình chăm sóc thường xuyên vệ sinh đồng
ruộng, ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng. Khi
thấy mật số sâu tơ tăng nhanh phải phun thuốc diệt trừ kịp thời.
Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để
ngăn cản việc giao phối của con trưởng thành và rửa trôi bớt
trứng, sâu non. Tuy nhiên lưu ý nếu cây đang bị bệnh, bệnh sẽ
dễ lây lan hơn.

12


Do bướm sâu tơ thường không bay cao, nên có thể dùng
lưới cao 2 m bao xung quanh để hạn chế bướm sâu tơ từ bên
ngoài bay vào ruộng rau đẻ trứng.

Ngắt bỏ trứng mới nở
3.3 Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau là lợi dụng
các thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng.
Sử dụng thiên địch của sâu tơ như :
- Nhóm ăn mồi như : gồm các loài nhện bắt mồi như nhện
linh miêu, nhện sói, nhện nhảy, nhện hàm dài; côn trùng ăn thịt
như bọ chân chạy, bọ rùa, bọ ngựa, chuồn chuồn cỏ…
- Nhóm ong ký sinh: Ong kén trắng Cotesia plutellae kí

sinh sâu tơ non và ong cự nâu vàng Diadromus collaris
Gravenhorst kí sinh nhộng, ong mắt đỏ ký sinh trứng
- Nhóm vi sinh vật gây bệnh: nấm Entomophthore
blunckitr, vi khuẩn Bacillus thurigiensis, virus granulosic cũng
gây bệnh cho sâu tơ.
Để bảo vệ được các loài có ích này, không nên sử dụng sử
dụng thuốc hóa học.

13


Bên cạnh đó, có thể sử dụng bẫy freromol treo trên ruộng
rau để thu hút con trưởng thành cái đến các bẫy mà không giao
phối được, không đẻ được trứng và không hình thành được sâu.
Feromol là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học rất cao,
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản của các loài
sâu hại. Bẫy feromol đặc biệt có hiệu quả đối với các loại sâu
hại không thể phát hiện sớm bằng phương pháp thông thường,
như sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu keo da láng
trên các loại rau, hoa, đậu, lạc, nho, bông…
* Cách đặt bẫy feromol: Sử dụng lọ nhựa hoặc bát nhựa đã
dùng một lần, có đường kính 18-22cm, buộc mồi vào dây thép
theo kiểu quang treo, sau đó đổ nước 1/3 thể tích bát có pha
thêm một ít xà phòng, xà phòng có tác dụng khi bướm bay vào
bẫy, rơi xuống nước, sẽ bị bịt lỗ thở lại và chết rất nhanh. Đặt
bẫy ở vị trí cao hơn bề mặt tán cây trên ruộng chừng 20- 30cm.

Đặt bẫy feromol

14



3.4 Biện pháp hóa học:
Dùng các chế phẩm sinh học được điều chế từ gốc vi khuẩn
Bacillus thuringiensis như: Biocin 16 WP hoặc 8000 SC, Olong 55
WP, Bacterin BT-WP, Xentari 35 WDG…
Khi dùng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh, cần phải
điều tra mức độ bệnh hại, sau đó mới tiến hành phun. Khi điều
tra số lá trên cây bị mắc bệnh từ 5-10 % thì chúng ta mới tiến
hành dùng thuốc để phun phòng trừ.
Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất mạnh vì thế để giảm
bớt áp lực kháng thuốc của sâu, phải sử dụng luân phiên nhiều
loại thuốc như: Silsau 1.8EC, Abatimec 1.8 EC, Cyper-Alpha 5
ND, SecSaigon 5 ME, Trebon 10 EC, Cymerin 5, 10 hoặc 25
EC... .Khi sử dụng thuốc hoá học phải tuân thủ nguyên tắc 4
đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách).

C.

KẾT LUẬN

15


Sâu tơ gây hại chủ yếu cho cây rau họ thập tự, chúng ăn lá
tạo thành những lỗ thủng lớn trên lá, tạo điều kiện cho một số
bệnh phát triển, gây thiệt hại đến năng suất.. Thời gian vòng
đời dao động từ 30-40 ngày, tuỳ thuộc vào điều kiện môi
trường. Chúng sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn, gây hại ở
giai đoạn sâu non. Ngài đẻ trứng nhiều, di chuyển chủ yếu nhờ

gió. Do vậy nên chủ động tiêu diệt bướm để hạn chế việc chúng
đẻ trứng tạo sâu non.
Việc phòng ngừa sâu tơ gây hại nên được chuẩn bị tốt từ
khâu canh tác, chọn giống tới việc chăm sóc, quản lí. Nên áp
dụng các biện pháp sinh học để phòng trị sâu tơ vừa an toàn lại
có hiệu quả cao. Sử dụng và bảo vệ các loài thiên địch để tiêu
diệt sâu. Mặt khác sâu tơ là loài có tính kháng thuốc cao, do đó
không nên dùng một loại thuốc để phòng trị mà nên thay đổi
các loại thuốc để việc ngăn chặn sâu tơ có hiệu quả. Khi sử
dụng các loại thuốc hóa học, cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng
và các biện pháp bảo hộ thích hợp.

16


-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Công Thuật, Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
và nghiên cứu ứng dụng. NXB Nông nghiệp Hà Nội,
1995.
Ts. Trần Thanh Dũng, Giáo trình bảo vệ thực vật.
Lê Văn Trịnh, Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái
của một số sâu hại rau họ thập tự vùng đồng bằng sông
Hồng và biện pháp phòng trừ, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam, 1999
/>
-

xylostella/

/>
-

bien-phap-phong-tru.html
/>
D.

-

-

phap-phong-tru-pdf.htm

17


E.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................

...............................................................................
...............................................................................

MỤC LỤC

18



×