Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Luận văn TN BS Y khoa -Tình hình nhiễm nấm Candida và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 45 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC Y DC

H XUN DNG

TìNH HìNH NHIễM NấM CANDIDA
Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ở PHụ Nữ ĐếN KHáM TạI
BệNH VIệN TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC HUế

LUN VN TT NGHIP BC S Y KHOA

Hu, 2007

MC LC


ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẩu, sinh lý đường sinh dục thấp....................................3
1.2. Đặc điểm sinh vật học của Candida.........................................................8
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sang của viêm nhiễm đường sinh dục thấp
do nấm Candida..............................................................................................10
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm đường sinh dục dưới do Candida................11
1.5. Một số nghiên cứu về viêm sinh dục thấp do nấm..................................12
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................14
2.3. Các bước tiến hành..................................................................................15
2.4. Chẩn đoán nhiễm nấm Candida...............................................................17
2.5. Xử lý số liệu.............................................................................................17


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................19
3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida........................................................................19
3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm nấm Candida.......................19
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida...................................23
Chương 4 BÀN LUÂN..................................................................................28
4.1. Về tỷ lệ nhiễm nấm Candida...................................................................28
4.2. Về một số đặc điểm của nhóm nhiễm Candida.......................................30
4.3. Về một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida..............................31
KẾT LUẬN....................................................................................................36
KIẾN NGHỊ....................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm sinh dục nữ là những bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục phụ
nữ. Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, khoảng 80% những người bị bệnh phụ
khoa là viêm sinh dục [4].
Viêm sinh dục gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục
của người phụ nữ. Hiện nay trong việc kế hoạch hoá gia đình thì nó còn ảnh
hưởng đến việc sử dụng các dụng cụ tránh thai và đó cũng là yếu tố thuận lợi
làm tăng khả năng lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục [4].
Có nhiều nguyên nhân gây viêm sinh dục khác nhau nhưng hầu hết
viêm sinh dục thấp là do 3 nhóm tác nhân nhiễm trùng. Đó là vi khuẩn, nấm
và ký sinh trùng [18], [19], [27].
Trong đó nấm là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ hai sau vi khuẩn
trong viêm âm hộ, âm đạo [18], [19]. Ước tính có tới khoảng 75% phụ nữ có
ít nhất một lần trong đời bị viêm sinh dục do nấm [18], [22], [26], [27].

Chủng nấm gây bệnh chủ yếu là Candida albicans chiếm 80-92%. Các
chủng nấm khác ít gặp hơn như Torulopsis glabrata, Candida parapsilosis và
Candida tropicalis...[18], [19], [23], [26], [31]. Nhiều nhà nghiên cứu nhận
thấy rằng ngày càng tăng tần suất gây bệnh do các chủng Candida không phải
albicans đặc biệt là C.glabrata do việc sử dụng các thuốc mua không cần kê
đơn, sử dụng kéo dài nhóm azoles và việc dùng kháng nấm với liệu trình ngắn
ngày [26].
Viêm âm hộ, âm đạo do Candida hay xảy ra ở phụ nữ mang thai, bị đái
tháo đường, điều trị kháng sinh phổ rộng, dùng thuốc ngừa thai bằng đường
uống [27], [19], [26], [29].


2

Triệu chứng điển hình là khí hư nhiều, đặc, trắng như bột, ngứa âm hộ
âm đạo, đau khi giao hợp, âm hộ, âm đạo viêm đỏ. Do đó bệnh gây nhiều khó
chịu cho phụ nữ, ảnh hưởng đến cuộc sống đặc biệt khi bệnh xảy ra trong thời
kỳ mang thai [4], [18], [19], [20], [23], [25], [26], [27], [28], [29].
Việc điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm candida kéo dài và hay tái
phát nên sẽ tốn nhiều phí tổn, thời gian đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến sức
khoẻ của người phụ nữ nhất là trong điều kiện nước ta còn nghèo, điều kiện
vệ sinh, chăm sóc y tế còn chưa được tốt lắm. Do đó vấn đề dự phòng cần
được xem trọng. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về viêm âm đạo do nấm
Candida ở trên thế giới cũng như trong nước. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề này tại Huế.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tình hình nhiễm
nấm Candida và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện
Trường Đại Học Y Dược Huế ” nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tần suất nhiễm nấm Candida ở phụ nữ có triệu chứng nghi
ngờ viêm đường sinh dục dưới.

2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU- SINH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu [12], [15], [17]
Âm hộ được cấu tạo một phần là da (ở phần ngoài âm hộ) và một phần
là niêm mạc.
Âm đạo là một ống cơ sợi đi từ cổ tử cung đến âm hộ, nằm sau bàng
quang và niệu đạo, nằm trước trực tràng và gấp với trục ống cổ tử cung một
góc 900. Âm đạo dài 8 cm, chạy chếch ra trước và xuống dưới tạo cùng với
đường ngang một góc 700.
Âm đạo là phần tiếp xúc trực tiếp lúc giao hợp, là phần cuối của ống
sinh sản, là ống dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Do đó môi
trường ở đây rất dễ thay đổi, thuận lợi cho viêm nhiễm xảy ra.
Cổ tử cung là phần hẹp và dưới hết của tử cung. Cổ tử cung có hình
chóp cụt gồm có 2 phần: phần trên âm đạo và phần trong âm đạo. Biểu mô
tuyến ở mặt trong cổ tử cung giống niêm mạc tử cung.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý âm đạo bình thường
1.1.2.1. Khí hư: là chất dịch không có máu chảy ra từ âm đạo có thể là chất
tiết sinh lý hoặc được tạo ra do cơ quan sinh dục đáp ứng với sự kích thích
hay nhiễm trùng. Bình thường ở âm đạo có dịch trắng như sữa, trong và hơi
đặc, lượng ít có nguồn gốc từ tuyến Bartholin ở âm hộ, từ các tuyến và nút

nhầy ở cổ tử cung, từ biểu mô âm đạo bong ra, không chảy ra ngoài âm hộ,


4

không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người phụ nữ. Khi chất dịch sinh lý này
thay đổi về tỷ lệ và số lượng vi khuẩn, tiết ra nhiều, chảy ra ngoài âm hộ làm
cho người phụ nữ khó chịu phải chú ý tới là bất thường, là khí hư bệnh lý [3],
[12], [15], [18], [28].
Tùy theo nguyên nhân mà khí hư có tính chất khác nhau. Có 3
loại khí hư:
- Khí hư trong dính như lòng trắng trứng, có khi loãng như nước,
xét nghiệm khí hư sẽ không thấy vi khuẩn, bạch cầu, chỉ có tế bào biểu mô.
Khí hư này từ niêm mạc tử cung, do u xơ tử cung, polyp cổ tử cung hoặc ở
người cường estrogen.
- Khí hư trắng như váng sữa, xét nghiệm không có bạch cầu và vi
khuẩn. Nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật ở bệnh nhân hay lo lắng,
hoặc tử cung bị sung huyết.
- Khí hư đục là triệu chứng phổ biến của viêm sinh dục. Khí hư đục,
loãng hoặc đặc do lẫn mủ. Nhiễm khuẩn càng nặng thì khí hư càng nhiều,
màu sắc vàng xanh, mùi hôi, tanh [4], [12].
1.1.2.2. Biểu mô âm đạo: được cấu tạo bởi các tế bào gai đáp ứng với sự thay
đổi nồng độ estrogen và progesterone. Các tế bào lớp nông là loại tế bào chủ
yếu của đường sinh dục sẽ vượt trội khi có sự kích thích của Estrogen. Các tế
bào lớp trung gian sẽ vượt trội trong giai đoạn hoàng thể khi có sự kích thích
của Progesteron. Các tế bào cận đáy sẽ vượt trội khi không có sự hiện diện
của các hormone, một tình trạng như ở phụ nữ mãn kinh không điều trị
hormon thay thế. Estrogen làm dày lớp thượng bì âm đạo, làm tăng lượng
glycogen có trong tế bào thượng bì. Và do đó nó ảnh hưởng đến pH của âm
đạo, từ đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái vi khuẩn ở âm đạo [10], [22], [30].

1.1.2.3. Môi trường âm đạo: hệ sinh thái vi sinh vật trong môi trường âm đạo
đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục. Hệ sinh thái vi khuẩn này gồm chủ yếu là vi khuẩn Gram âm,


5

Gram dương, kỵ khí và một số chủng kỵ khí tuỳ ý.Trong đó chiếm ưu thế
trong hệ sinh thái vi khuẩn bình thường ở âm đạo là các chủng Lactobacillus.
Đó là những trực trùng Gram dương tạo ra được sự bảo vệ âm đạo nhờ vào
việc sinh ra hydrogen peroxide, chất diệt khuẩn và hoặc pH thấp ức chế sự
phát triển của các tác nhân gây bệnh. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi
khuẩn này chuyển glycogen ở bề mặt tế bào biểu mô âm đạo thành acid lactic
tạo môi trường acid ở âm đạo. Các chủng vi khuẩn trong âm đạo bình thường
sống chung hòa bình với nhau. Khi mối cân bằng này bị phá vỡ thì viêm âm
đạo sẽ xảy ra [18], [22], [24], [28], [32], [33].
1.1.2.4. Độ pH của âm đạo: pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào tuổi,
tình trạng nội tiết sinh dục. Ở trẻ em chưa hành kinh pH là 7, ở phụ nữ trong
độ tuổi hoạt động sinh đẻ pH dao động trong khoảng 4-5 và ở phụ nữ mãn
kinh pH thay đổi từ 6-7. pH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng
của hệ sinh thái vi sinh vật trong âm đạo. Sự thay đổi pH âm đạo là điều kiện
cho viêm âm đạo xảy ra. Biến động của nhóm Lactobacillus ảnh hưởng đáng
kể đến pH âm đạo và tình trạng viêm nhiễm âm đạo [4], [18], [22].
1.1.3. Nguyên nhân của tình trạng viêm âm đạo
- Viêm âm đạo xảy ra do vi khuẩn thường trú ở âm đạo bị biến đổi do
tác nhân bên ngoài đưa vào hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh hoạt động [32], [33].
- Viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Song người ta phân
thành 3 nhóm chính: do trùng roi đơn bào Trichomonas vaginalis, nấm, vi
khuẩn [3], [4], [18], [19], [22], [27], [28]. Viêm âm đạo còn có thể do các

nhóm tác nhân gây bệnh khác như HSV, HPV, lậu, giang mai [3], [4].
- Một số tình trạng là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra như:
sử dụng kháng sinh lâu ngày, đái tháo đường không kiểm soát được, suy giảm


6

miễn dịch, thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc lâu ngày, sử dụng nội tiết tố, mang
thai, sử dụng dụng cụ tránh thai,…[25], [26], [27], [29], [31].
1.1.4. Sinh lý bệnh viêm đường sinh dục thấp
1.1.4.1. Các cơ chế bảo vệ:[3], [10], [15], [18], [22], [27], [28], [32].
Bình thường âm hộ, âm đạo, cổ tử cung là nơi thường trú của nhiều loại
tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng các rối loạn chỉ cần điều trị khi các cơ
chế bảo vệ bình thường bị suy giảm.
Các cơ chế bảo vệ bao gồm:
+ Môi trường acid ở âm đạo: Glycogen được sản xuất bởi biểu
mô âm đạo, chịu tác động của hoạt động chế tiết của các hormone sinh dục
của buồng trứng. Trực khuẩn Doderlein sẽ chuyển chất này thành acid lactic,
duy trì một pH âm đạo ở mức 3-4. Môi trường này sẽ ức chế hầu hết các tác
nhân gây bệnh hoạt động.
+ Lớp biểu mô lát dày của âm đạo: Đây là một hàng rào sinh lý
hữu hiệu ngăn chặn nhiễm trùng. Sự bong ra liên tục của lớp tế bào nông
Keratohyalin và sự sản xuất glycogen dưới tác dụng của hormone sinh dục có
thể ngăn chặn sự định cư của vi trùng. Ở trẻ em và phụ nữ mãn kinh, biểu mô
thiếu các tác dụng của hormon sinh dục nên mỏng, dễ chấn thương và dễ
nhiễm trùng.
+ Sự khép kín của âm đạo: Ở trẻ em và các phụ nữ độc thân, âm
đạo là một khoang ảo, được giữ khép kín bởi các cơ chung quanh âm đạo.
Đây cũng là một hàng rào bảo vệ sinh lý. Tuy nhiên ở các phụ nữ có quan hệ
tình dục và có thai thì không có cơ chế bảo vệ này.

+ Các chất tiết từ các tuyến cổ tử cung và tuyến Bartholin duy trì
lượng dịch âm đạo và làm sạch âm đạo. Về mặt sinh lý, chất nhầy cổ tử cung
có vai trò kháng khuẩn. Nó có hoạt tính diệt khuẩn hay kìm khuẩn là tùy theo
chủng và giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Các tác nhân gây ra hoạt tính


7

kháng khuẩn ít ra cũng có: lactoferin (protein hòa tan có tác dụng hiệp đồng
với các IgA), một enzyme, một lysozym: muranidase (có khả năng thủy phân
một số đường nối chủ yếu ở vách các vi khuẩn Gr+ và Gr-, các IgA tiết dịch
mà phần trung gian được tổng hợp bởi các tế bào hình trụ ở các tuyến ẩn ở cổ
trong của cổ tử cung. Hiệu lực của sự kháng khuẩn này chịu sự tác động của
nội tiết tố. Các estrogen làm giảm đi còn progestatif thì làm tăng lên.
1.1.4.2. Những yếu tố tương quan đến nhiễm khuẩn sinh dục [10],[15]
Nhiễm khuẩn sinh dục xảy ra là do sự tác động của 3 yếu tố: vật chủ, vi
khuẩn và yếu tố lây truyền.
- Vật chủ: Bình thường âm đạo dễ dàng tự vệ chống lại vi khuẩn nhờ
biểu mô niêm mạc âm đạo chứa nhiều glycogen chuyển thành acid lactic khi
có vi khuẩn chí trong âm đạo (trực khuẩn Doderlein) duy trì pH âm đạo < 4.5
không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mặt khác ở niêm mạc âm đạo có
dịch thấm từ mạng tĩnh mạch, bạch mạch có đặc điểm kháng khuẩn.
- Vi khuẩn: người ta chia thành 2 nhóm:
+ Tác nhân gây nhiễm khuẩn đặc hiệu: các tác nhân này nói
chung lây truyền qua tiếp xúc sinh dục (trừ trực khuẩn lao) và gây ra những
thương tổn đặc hiệu, chẩn đoán bằng lâm sàng.
+ Tác nhân gây nhiễm khuẩn không đặc hiệu: mầm bệnh không
gây ra những thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy trong âm đạo, cổ tử cung ở
trạng thái bình thường.
Khả năng gây bệnh của các tác nhân gây bệnh này rất khó xác định.

Chỉ có sự hợp tác giữa thầy thuốc lâm sàng với nhà vi khuẩn học mới cho
phép lấy đúng bệnh phẩm, đánh giá khả năng gây bệnh tùy vị trí bệnh phẩm
và các dấu hiệu lâm sàng.
- Yếu tố lây truyền:


8

+ Lây lan theo đường niêm mạc: đó là trường hợp của lậu cầu.
Từ âm đạo, lỗ ngoài cổ tử cung nhiễm khuẩn lan rộng dần theo niêm mạc tới
ống cổ tử cung, tử cung, phần phụ.
+ Xâm nhập trực tiếp vào buồng tử cung chẳng hạn như khi đặt
dụng cụ tử cung rồi lan theo niêm mạc đến phần phụ nhưng hay gặp là lan
theo bạch mạch, tĩnh mạch dễ gây viêm tắc tĩnh mạch và thâm nhiễm trên
dây chằng rộng.
+ Do nhiễm khuẩn một tổn thương sẵn có gồm có nhiễm khuẩn
trực tiếp và gián tiếp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CANDIDA Spp GÂY BỆNH
ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP [2], [7], [8], [10], [15]
1.2.1. Đại cương về Candida
Candida Spp là loại nấm hoại sinh ở da và niêm mạc thuộc họ nấm
men, hình tròn hay hình xoan. Trong bệnh phẩm soi tươi trực tiếp có chồi nhỏ
gọi là thể Yeast, kích thước 2-4 micromet. Nhuộm Gram có thể thấy cả sợi
nấm là một đoạn thẳng đầu cuối tròn, kích thước từ 3-5 micromet (thể
pseudophae), sinh sản bằng cách nảy chồi.


9

Hình 1.1. Hình ảnh chồi nấm và sợi giả của nấm Candida albicans khi soi

tươi bằng xanh Methylene 0.1%
Candida có gần 80 loài, trong đó Candida albicans là loài gây bệnh chủ
yếu. Một số loài khác cũng có khả năng gây bệnh với tần suất ngày càng tăng
do sự sử dụng thuốc bừa bãi như Torulopsis glabrata, Candida parapsilosis,
Candida tropicalis, Candida pseudotropicalis, Candida prapsifosis… Candida
albicans sống một cách bình thường trong người và nhiều loài thú. Ở người
bình thường khỏe mạnh người ta tìm thấy vi nấm Candida trong âm đạo ở
39% người được thử.
Ở trạng thái hoại sinh, số lượng vi nấm rất ít, soi tươi các dịch sinh học
từ niêm mạc hiếm khi có một vài tế bào hạt men nảy búp. Ở đây vi nấm giữ
một thế quân bằng với các vi khuẩn cùng sinh sống với nó. Tất cả tạo thành
một vi sinh chủng bình thường của cơ thể.
Trong một số điều kiện nhất định, vi nấm Candida chuyển từ trạng thái
hoại sinh sang trạng thái ký sinh gây bệnh. Đặc trưng của trạng thái ký sinh là
số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều, có sự thành lập các sợi nấm giả


10

(pseudohyphae) cho phép vi nấm len lỏi giữa các tế bào ký chủ và xâm nhập
sâu hơn.
Candida albicans tồn tại và gây bệnh là nhờ có các men như protease,
phospholipase, lipophospholipase. Ngoài ra nó còn liên quan đến khả năng
sinh receptor đối với steroide và đối với sắt là siderophores.
Sự phát triển của nấm Candida gây đáp ứng mạnh mẽ là biểu hiện lâm
sàng của bệnh. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh nấm Candida là đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào suy giảm
ở bệnh nhân bị bệnh nấm Candida da, niêm mạc mạn tính.
1.2.2. Điều kiện thuận lợi cho Candida spp gây bệnh [12], [15], [18], [19],
[23], [25], [26], [27], [29]

- Yếu tố bệnh lý: tiểu đường, phát phì, suy dinh dưỡng.
- Yếu tố nghề nghiệp: các nghề ẩm ướt.
- Yếu tố sinh lý: phụ nữ có thai, gia tăng hormone gây biến đổi sinh
thái âm đạo cộng với suy giảm miễn dịch khiến cho vi nấm có điều kiện phát
triển hơn.
- Yếu tố thuốc men: kháng sinh phổ rộng dùng liều cao và thời gian lâu
sẽ diệt các vi khuẩn sống chung với vi nấm. Do đó phá vỡ thế cân bằng tại
chỗ. Hay một số thuốc làm suy giảm miễn dịch như corticoide, thuốc ức chế
miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những phụ nữ vệ sinh không đúng cách,
ăn mặc quá chật.
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP DO NẤM CANDIDA [3], [4], [7], [18], [19],
[20], [22], [23], [25], [26], [27], [28]
1.3.1. Viêm âm hộ


11

Viêm âm hộ đơn thuần rất hiếm gặp, thường do bệnh nhân bị viêm âm
đạo, ra nhiều khí hư, ngứa phải gải gây bội nhiễm âm hộ. Âm hộ đỏ, sung
huyết, ngứa, có thể loét. Các nguyên nhân thường gặp như tạp khuẩn, nấm,
trùng roi, lậu cầu.
1.3.2. Viêm âm đạo
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường là ngứa ngáy khó chịu và khí
hư trắng từng mảng đục như bột. Khí hư có thể loãng hay đặc.
Có thể có các triệu chứng khác như tiểu rát, đau khi giao hợp.
Khám thấy niêm mạc âm đạo đỏ và thấy khí hư với những tính chất đã
nêu.
pH âm đạo thường dưới 4.5

Soi tươi thấy hình ảnh giả sợi, bào tử.

Hình 1.2. Viêm âm đạo do Candida: khí hư giống sữa đặc, thành âm đạo đỏ.
1.3.3. Viêm cổ tử cung


12

Biểu mô cổ tử cung được cấu tạo bởi 2 lớp tế bào khác nhau tế bào gai
và tế bào tuyến. Tác nhân gây viêm cổ tử cung tùy loại sẽ gây tổn thương cổ
tử cung trong hay ngoài. Candida thường gây viêm cổ tử cung ngoài.
1.4. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP
DO CANDIDA
Viêm nhiễm sinh dục thấp do nấm Candida được chẩn đoán dựa vào:

- Ngứa âm hộ, âm đạo.
- Khí hư ra từng mảng trắng như bột.
- Âm hộ, âm đạo đỏ.
- pH < 4.5.
- Soi tươi tìm thấy nấm có chồi, giả sợi.

1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM SINH DỤC THẤP DO NẤM
- Theo Lê Thanh Bình, Nguyễn Thanh Huyền [1] trong 180 phụ nữ đến
khám tại phụ khoa tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng vì ra khí hư âm đạo hoặc
ngứa hoặc cả hai thì có 75 trường hợp nhiễm nấm Candida chiếm 41,7%.
- Theo Lê Hồng Cẩm [5] có 28 trường hợp viêm âm đạo do nấm trong
mẫu 173 phụ nữ đã lập gia đình từ 15 đến 49 tuổi tại huyện Hóc Môn thành
phố Hồ Chí Minh năm 1999 chiếm tỷ lệ 16,18%.
- Theo Trần Khánh Hoàn, Lê Thúy Mùi [9] cấy dịch âm đạo cho thấy
41.2% nhiễm nấm Candida trong tổng số mẫu 614 bệnh nhân được chẩn đoán

là viêm nhiễm đường sinh dục thấp từ 1/2000 - 7/2003 tại bệnh viện 354.
- Theo Phạm Đình Hùng [10] có 30 trường hợp nhiễm nấm Candida
trong 262 phụ nữ ở xã Hương Long- Huế tham gia nghiên cứu từ 9/2001 đến
3/2002 chiếm tỷ lệ 11,45%.


13

- Theo Nguyễn Vũ Quốc Huy và cộng sự [11], tỷ lệ nhiễm nấm là
19,48% khi khám cho 1010 phụ nữ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Theo Lê Lam Hương [12] trong số 84 phụ nữ đến khám thai tại phòng
khám phụ sản bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Huế và bệnh viện Trung
Ương Huế có biểu hiện viêm đường sinh dục dưới thì có 42 trường hợp nhiễm
nấm Candida albicans chiếm 59,38%.
- Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh [13] ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
có 48.8 % nhiễm nấm Candida trong tổng số 602 sản phụ đến khám tại Viện
bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nghiên cứu được tiến hành từ 6/1998 đến tháng
10 năm 2000.
- Theo Hoàng Thị Lương [15] có 65 trường hợp nhiễm Candida spp
trong 180 phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ sản - bệnh viện Trung Ương
Huế từ 1/6/2000 đến 30/6/2001 chiếm tỷ lệ 36,11%.
- Theo Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương [16], nghiên cứu
trên mẫu 548 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam năm 2004 có 56 trường hợp nhiễm Candida albicans chiếm 10,21%.
- Theo F. Catalan, A Millovanovic, M. Minz, P. F. Petavy, trong viêm
âm đạo nấm chiếm 30% trường hợp [30].
- Theo Micheline Moyal- Barraco [29], khi khám cho 1462 bệnh nhân
thì có 10% viêm âm đạo có nguyên nhân do nấm. Trong đó có 13% trước 50
tuổi, 4% sau 50 tuổi.



14


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ sản Bệnh Viện Trường Đại Học
Y Dược Huế mà:
- Có ra khí hư âm đạo bất thường
- Ngứa rát âm hộ, âm đạo.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang hành kinh, đang ra máu âm đạo.
- Thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi đến khám.
- Dùng kháng nấm toàn thân hoặc đặt thuốc kháng nấm trong vòng 2
tuần trước khi đến khám.
2.1.3. Số lượng và thời gian nghiên cứu
Mẫu của chúng tôi thu thập được là 105 được tiến hành từ 21/7/ 2006
đến 22/12/2006.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Bàn khám phụ khoa, đèn cổ cò, mỏ vịt, kìm cặp bông.
- Que lấy khí hư để soi tươi.
- Gạc, găng cao su.
- Kính hiển vi, lam kính, lồng đựng lam kính.

- Nước muối sinh lý.
- Giấy thử pH của Trung Quốc.


16

2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.3.1. Tiến hành phỏng vấn đối tượng theo phiếu điều tra với nội dung như
sau
2.3.1.1. Phần hành chính:

- Họ và tên.
- Tuổi.
- Nghề nghiệp.
- Địa chỉ.
- Trình độ văn hoá.
2.3.1.2. Phần tiền sử:

- Tiền sử sản khoa: PARA.
- Có kinh lần đầu tiên lúc mấy tuổi.
- Kinh nguyệt có đều không.
- Đã lấy chồng chưa, nếu có thì trước hay sau 18 tuổi.
- Tiền sử điều trị viêm nhiễm sinh dục.
- Tiền sử mắc bệnh nội khoa.
2.3.1.3. Một số yếu tố liên quan:

- Nguồn nước.
- Số lần vệ sinh âm hộ, âm đạo trong ngày.
- Thói quen thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng xà phòng để rửa.

- Các biện pháp tránh thai.
- Vệ sinh sau giao hợp.
- Có mang thai hay không.


17

2.3.1.4. Triệu chứng cơ năng:

- Ngứa âm hộ, âm đạo.
- Tiểu rát.
- Đau khi giao hợp.
- Có khí hư bất thường không.
2.3.2. Khám lâm sàng
Quan sát lần lượt âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và ghi nhận vào phiếu
nghiên cứu.
Khám mỏ vịt: Làm trơn mỏ vịt bằng nước vô khuẩn, hướng chuôi mỏ
vịt thẳng đứng, đưa mỏ vịt vào âm đạo một cách nhẹ nhàng theo chiều trước
sau, đẩy vào sâu khoảng 3 cm rồi xoay mỏ vịt sao cho chuôi mỏ vịt nằm
ngang. Tiếp tục đẩy mỏ vịt vào theo trục từ dưới lên trên, từ trước ra sau, vào
sâu khoảng 7 cm thì mở dần mỏ vịt, quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Để
chuôi cầm và khoá mỏ vịt lên trên. Khi đã bộc lộ rõ cổ tử cung thì vặn ốc ở
chuôi để cố định mỏ vịt ở trong âm đạo. Qua mỏ vịt, quan sát và ghi nhận
các triệu chứng sau:

- Niêm mạc âm đạo, cổ tử cung: đỏ, hồng bình thường hay trắng.
- Tình trạng loét ở âm đạo, cổ tử cung có hay không.
- Phân loại khí hư: đặc trắng như bột hay loại khác.
Mỏ vịt được lấy ra sau khi đã khám và lấy bệnh phẩm xong.
2.3.3. Cận lâm sàng


- Thử pH âm đạo:
+ Cặp giấy thử nhúng vào túi cùng sau âm đạo, cho khí hư
thấm ướt mẫu giấy.
+ Sau 30 giây đến 1 phút, đối chiếu với bảng màu mẫu và
ghi kết quả vào phiếu điều tra.


18

- Lấy bệnh phẩm soi tươi: dùng tăm bông hoặc que cấy vô trùng
đưa vào túi cùng sau âm đạo lấy ít dịch. Sau đó để vào lọ vô trùng, nút kín,
dán nhãn, gởi đến phòng xét nghiệm để soi tươi tìm nấm. Xét nghiệm soi tươi
tìm nấm được tiến hành tại bộ môn ký sinh trùng Trường Đại Học Y Dược
Huế.

- Soi tươi tìm nấm: nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào miếng kính
chứa bệnh phẩm, đậy lam kính rồi soi dưới kính hiển vi thường, vật kính 1040, thị kính x 10. Quan sát rộng trên vi trường tìm bào tử nấm, chồi nấm.
2.4. CHẨN ĐOÁN NHIỄM NẤM CANDIDA
Chẩn đoán nhiễm nấm dựa vào kết quả soi tươi tìm thấy chồi nấm, giả
sợi, bào tử nấm.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Sử dụng các phương pháp thống kê y học.
- Sử dụng các bảng tính trên excel 2007.
- Để xác định mức ý nghĩa của các mối liên quan, chúng tôi sử dụng test χ 2.
+ Lập bảng 2 x 2 các tần số quan sát như sau:
Có bệnh Không bệnh
Nhóm I


a

b

Tổng
a+b

Nhóm II
c
d
c+d
Tổng
a+c
b+d
T= a+b+c+d
2
+Sử dụng công thức tính χ hiệu chỉnh của Yates:

χ2 =
+Sau khi có kết quả tra bảng χ2, tìm ngưỡng ý nghĩa.


19

- Để so sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ %, chúng tôi tính sai số chuẩn của
sự khác biệt giữa hai tỷ lệ %. Sai số chuẩn của sự khác biệt (SSKB)
được tính như sau:
SSKB=
Trong đó:


+ p1, p2 là tỷ lệ % của các cá thể có tính chất nghiên cứu trong 2

mẫu.
+ q1, q2 là tỷ lệ % các cá thể không có tính chất nghiên cứu đó.
+ n1, n2 là kích thước của 2 mẫu.
Khi sự khác biệt giữa hai tỷ lệ lớn hơn hai lần sai số chuẩn của sự khác biệt
thì coi sự khác biệt đó là có ý nghĩa thống kê.


20

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ NHIỄM NẤM CANDIDA
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida.
Số lượng
48
57

Candida (+)
Candida(-)

Tỷ lệ
45,71%
54,29%

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida.
Trong số 105 bệnh nhân đến khám có triệu chứng nghi ngờ viêm đường
sinh dục thấp, có 48 bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida chiếm tỷ lệ 45,71%.

3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM
NHIỄM NẤM CANDIDA
3.2.1. Phân bố theo tuổi của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm nấm Candida


21

Bảng 3.2. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm nấm Candida.
Độ tuổi

Mẫu nghiên cứu

Nhiễm nấm Candida

Số đối tượng

Tỷ lệ

Số đối tượng

Tỷ lệ

< 20

2

1,9%

0


0%

20-29

32

30,48%

16

33,33%

30-39

41

39,05%

20

41,67%

40-49

24

22,86%

9


18,75%

≥ 50

6

5,71%

3

06,25%

Tổng

105

100%

48

100%

Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm Candida
+ 69,53% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.
Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 30 đến 39 tuổi chiếm 39,05%. Nhóm tuổi
dưới 20 chỉ chiếm 1,9%, thấp nhất trong các nhóm tuổi.
+ Nhóm tuổi có tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất là 30-39 tuổi chiếm 41,67%.
3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm nấm
Nghề nghiệp

Viên chức

Mẫu nghiên cứu
Số đối tượng
Tỷ lệ
40
38,10%

Nhiễm nấm Candida
Số đối tượng Tỷ lệ nhiễm
16
40%


22

nhà nước
Nông dân
19
18,10%
11
57,89%
Khác
46
43,80%
21
45,65%
Tổng
105
100%

48
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ viên chức nhà nước nhiều hơn nông
dân ( 38,1% so với 18,1%). Các ngành còn lại chiếm tỷ lệ 44%.
Tỷ lệ nông dân nhiễm nấm là cao nhất (57,89%).
3.2.3. Đặc điểm về nơi ở

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nơi ở của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm nấm Candida.
Tỷ lệ người dân thành thị nhiễm nấm Candida là 54,17% thấp hơn tỷ lệ
người dân thành thị trong nhóm nghiên cứu là 57,14%.


23

3.2.4. Đặc điểm trình độ văn hoá
Bảng 3.4. Trình độ văn hoá của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm Candida.
Trình độ văn hoá
Mù chữ, cấp I
Cấp II, III
Đại học, cao đẳng
Tổng

Mẫu nghiên cứu
Số lượng
Tỷ lệ
6
5,71%
50
47,62%
49
46,67%

105
100%

Nhiễm nấm Candida
Số lượng
Tỷ lệ nhiễm
4
66,67%
25
50%
19
38,78%
48

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các nhóm trình độ văn hoá.
Đối tượng đi khám có trình độ văn hoá cấp 2, 3 chiếm tỷ lệ cao nhất
(47,62%), thấp nhất là nhóm mù chữ và cấp 1 (5,71%).
Tỷ lệ nhiễm nấm Candida cao nhất ở nhóm trình độ học vấn cấp 1 và
mù chữ (66,67%), thấp nhất ở nhóm trình độ cao đẳng, đại học (38,78%).
3.2.5. Về biện pháp tránh thai (BPTT)
Bảng 3.5. Đặc điểm về sử dụng biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh
thai
Uống thuốc ngừa thai

Mẫu nghiên cứu
Số lượng
Tỷ lệ (%)
24
22,86%


Nhiễm nấm Candida
Số lượng
Tỷ lệ (%)
10
20,83%


×