Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Sáng kiến dạy học phần ii lớp 10 môn gdcd theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng hoạt động trải nghiệm kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ
“NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN

Tác giả
:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ
:
Nơi công tác
:

VŨ THỊ NỘI
Cử nhân sư phạm GDCT
Giáo viên GDCD
Trường THPT Xuân Trường

Nam Định, tháng 5 năm 2016

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN


1. Tên sáng kiến: DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ
“NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN
THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn GDCD trong trường THPT


3.Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 10 tháng 5 năm 2016
4. Tác giả
Họ và tên: Vũ Thị Nội
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Xóm 19- Xuân Thượng – Xuân Trường – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDCT
Chức vụ công tác : Giao viên GDCD
Nơi công tác : Trường THPT Xuân Trường
Điện thoại: 0945422830
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
Trường THPT Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Hồng – Xuân Trường - Nam Định
Điện thoại: 03503886717


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Diễn giải

1

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm.

2


GDCD

Giáo dục công dân

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GTS&KNS

Giá trị sống và kỹ năng sống

1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

CNTT

Công nghệ thông tin


4

BTDA

Bài tập dự án

9

PP

Phương pháp

10

KTLM

Kiến thức liên môn

Ghi chú

3

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-3-


MỤC LỤC
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN………………….............5

B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO
CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN……….6
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến -Thực trạng dạy học và kiểm tra đánh
giá môn GDCD
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến
1. Giới thiệu chung về dạy học phần II- môn GDCD lớp 10 theo chủ đề “nghĩa
vụ công dân” dưới dạng các hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA ..9
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn …………………………………………………….9
1.2. Thực chất của hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA………….10
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm KTLM…………………………………………….13
1.2.2. Bài tập dự án là gì…………………………….............................................13
1.2.3. Ví dụ minh họa về BTDA được trò thực hiện bởi KTLM……………….14
1.3. Ưu điểm của mô hình dạy học phần II môn GDCD lớp 10 dưới dạng hoạt
động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA …………………………………….17
2. Cách thức tiến hành
2.1. Tổ chức hướng dẫn trò đọc – nghiên cứu chủ đề lớn “ nghĩa vụ công dân”
qua bốn chủ đề “vệ tinh” ………………………………………………………...17
2.2. Trải nghiệm KTLM thông qua BTDA theo bốn chủ đề “vệ tinh”………..20
3. Một số lưu ý…………………………………………………………………….26
C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế………………………………………………….…………….28
2. Hiệu quả về mặt xã hội…………………………………………………...........29
D. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN…….....30

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-4-



BÁO CÁO SÁNG KIẾN:
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ
CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC
LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN
Đừng cố bắt trò ghi nhớ hãy giúp cho
học trò hiểu và thực hành cuộc sống.
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Nhà bác học Đác uyn khẳng định: “Loài tiến hóa không phải là loài mạnh mà
là loài biết thích nghi”. Năng lực ứng biến và thích nghi của con người ngày nay
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các vấn đề mới không ngừng nảy sinh
bởi tương quan giữa chính con người với sinh cảnh của họ trong quá trình phất
triển…. Tuy nhiên nguồn lực con người của chúng ta nói chung hầu như chưa được
hình thành, bồi đắp năng lực này khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Một phần là
do phương pháp còn nhẹ về trải nghiệm, thực hành. Vậy nên đổi mới phương pháp
giảng dạy là hết sức cần thiết đối với việc đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay nói
chung cũng như môn GDCD nói riêng. Dạy học theo chủ đề tích hợp và liên môn
là một trong những phương pháp đổi mới rất tích cực, hiệu quả trong việc hiện
thực hóa năng lực này; để góp phần thực hiện các mục tiêu của giáo dục cũng như
của tình hình phát triển đất nước ta hiện nay. Như luật Giáo dục năm 2005 đã xác
định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân..." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
Trước bối cảnh quốc tế đầy sôi động và phức tạp của toàn cầu hóa- “thế giới
không hề phẳng” đặt ra cho đất nước nhiều nguy cơ với vấn đề hòa bình, chủ quyền
lãnh thổ, phát triển bền vững, càng đòi hỏi phải toàn dụng nhân lực nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, hội đủ các giá trị. Vậy mà một bộ phận giới trẻ đang chạy
theo những lối sống hưởng thụ, sẵn sàng hoặc đôi khi vô tình đánh đổi cả tâm hồn,
lòng tin , nhân cách….để thỏa mãn những lợi ích cá nhân mà quên đi sự quan tâm
đồng cảm và chia sẻ cho người khác…Trong không ít nhà trường phải quan ngại

trước một số hành vi ra tay đầy bạo lực và vô cảm của chính học sinh với nhau…
Chúng ta đang sống trong một thế giới biến đổi không ngừng đòi hỏi giáo dục
cũng phải thích ứng phải đổi mới phương pháp không ngừng. Môn GDCD cũng
vậy. Học sinh không phải là mảnh đất mà thầy cô gieo vãi lên đó những kiến thức
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-5-


và rồi suy nghĩ theo tư duy rập khuôn. Người thầy nhất là môn GDCD phải có
những phương pháp giáo dục biện chứng như chính cuộc sống vậy. Trong quá trình
giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức phần II- GDCD lớp 10 đặc biệt có ý nghĩa trong
việc chuẩn hóa hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng, góp phần hoàn
thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực bằng con đường tự trải nghiệm cho người học
từ đó nâng cao GTS và KNS, cũng như năng lực hoạt động thực tiễn cho công
dân. LVEP (Living Values Activities for Young Adults) - một chương trình giáo
dục GTS, KNS của UNICEP đã chỉ ra 12 giá trị sống của một công dân toàn cầu:
yêu thương, khoan dung, tôn trọng, trung thực, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết,
hợp tác, trách nhiệm, hòa bình, tự do, hạnh phúc. Về kỹ năng: có 24 kỹ năng
sống cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác lập mục tiêu, kỹ năng biết
lắng nghe, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng kiên định, kỹ năng tìm kiếm thông
tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phân tích phán đoán, kỹ năng ra quyết định…
Những kiến thức, giá trị sống và nhóm kỹ năng ấy cũng là trọng tâm của phần 2GDCD lớp 10, một trong những phần học quan trọng trong môn GDCD cấp THPT
dễ dạy nhưng khó đạt đúng mục đích. Vận dụng những kiến thức trong đợt tập
huấn hè năm 2010 về giáo dục GTS và KNS cho học sinh THCS,THPT của Bộ
GDĐT, tôi đã thực hiện một đề tài SKKN thứ tư: “Dạy học phần II- môn GDCD
lớp 10 theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua
BTDA” nhằm góp phần nâng cao hứng thú môn học, hướng các em đến phương
pháp học tích cực và tự chủ, nâng cao kỹ năng trí tuệ, nhất là khả năng vận dụng
kiến thức bài học trên lớp vào thực tế cuộc sống trở thành kỹ năng sống tích cực.

Tôi xin trình bày và chia sẻ điều đó từ thực tế gảng dạy của mình tại trường THPT
Xuân Trường – Nam Định.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ
CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC
LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:Thực trạng dạy học và kiểm tra đánh
giá phần II lớp 10- môn GDCD
Theo tôi bên cạnh những giáo viên dạy giỏi, cách dạy mớí cuốn hút trò xung
quanh việc dạy học bộ môn còn không ít hiện tượng dạy và học hoàn toàn theo
phương pháp cũ:
1. Giáo viên coi nhẹ thực hành trải nghiệm, dạy nặng về thuyết giảng lí thuyết,
lí luận trừu tượng

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-6-


Thực tế có nhiều giờ học GDCD nói chung và phần II- lớp 10 nói riêng, giáo
viên dạy nặng nề về lý thuyết khái niệm, lý luận coi nhẹ thực hành và hầu như
không có hẳn một phần rất quan trọng là sự trải nghiệm. Nhiều giờ học trở nên mệt
mỏi như “tra tấn” : cô đọc trò chép “nhoài mình” ra để ghi nhớ những kến thức hàn
lâm không hiểu gì mà vẫn phải cố nhớ cố thuộc. Thậm chí có những kiến thức như:
Tình yêu, hạnh phúc, lương tâm danh dự, nhân phẩm …tưởng như đơn giản nhưng
cũng không dễ gì học sinh có thể áp dụng ngay hoặc còn áp dụng sai nếu như giáo
viên chỉ cho ghi chép kiểu như sao chép, có lược bỏ hoặc thêm chút ít. Điều đó
khiến cho giờ học không hơn gì “món canh không gia vị”. Có khi, người dạy lại
không theo kiểu đọc chép giúp học sinh bê nguyên lí luận lí thuyết sách giáo khoa
vào vở ghi và về nhà học thuộc mà lại theo kiểu đào sâu kiến thức đến mức phức

tạp hoá, trầm trọng hoá vấn đề đến mức tranh luận hàng giờ với học trò theo nguyên
tắc nọ, lí luận kia rôì lại quay trở về xuất phất điểm ban đầu…Rõ ràng trong trường
hợp này giáo viên nhầm tưởng trò như mình nên cứ việc tranh luận y hệt như trao
đổi với những nhà hiền triết. Cách dạy như vậy, lí luận càng trở thành lí luận suông
thậm chí còn gây những hậu quả không tốt cho học sinh.
2.Thực trạng học trò “học vẹt”, trả bài “kiểu vẹt” dẫn đến khó hoặc không
chuẩn hóa hành vi sống.
Khi không hiểu về bản chất của các nội dung lí thuyết mà lại chịu quá nhiều sức
ép từ bố mẹ thầy cô, học trò không có cách chọn lựa nào tốt hơn là ngồi “học vẹt”
hàng giờ đồng hồ để mà nhồi nhét vào đầu để khi cô giáo kiểm tra không bị điểm
xấu. Phải chăng đó là một sự thực dụng không nên có trong giáo dục ?
Và cuối cùng, kết quả các em trả bài theo kiểu: “chữ nghĩa y sách” thì làm sao
kiến thức có thể đi vào trong hành động thực tiễn hành ngày của các em?
3. Hậu quả:
Nhìn thẳng vào thực tế cho thấy, tất cả các thực trạng trên đưa đến hiện tượng
thiếu khuyết và thậm chí “thiểu năng” GTS & KNS ở một bộ phận không nhỏ học
trò. Ngoài ra, đây còn là hậu quả của việc học kiểu trọng tâm trọng điểm – môn nào
thi thì học. Một thiên hướng khá phổ dụng hiện nay: học để thi để đỗ đạt có địa vị,
báo cáo thành tích với phụ huynh mà quên hẳn hoặc ít chú ý đến “ tiên học lễ hậu
học văn”. Học trò không thể tìm thấy cái hay, cái hữu dụng do kiến thức bộ môn
GDCD đem lại, các em sẽ không thiết tha gì với môn học và nhiều hậu quả khác
nữa như:
+ Học sinh không hiểu được hết các khái niệm, nội dung kiến thức vừa học, ít
biết liên hệ thực tế vậy thì sau này khả năng vận dụng thành thạo để trở thành kỹ
năng sống sẽ kém hơn.
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-7-



+ Học sinh không nắm rõ các khái niệm, không biết cách xử lý tình huống thực
tế….
+ Không thể liên hệ, áp dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xã hội
Dễ thấy thực trạng trên đưa đến hậu quả không phải là đơn giản gói gọn trong
nhà trường. Bức tranh xã hội với bạo lực trong giới trẻ, cướp giật, giết người,
nghiện hút cờ bạc mại dâm…đến tham nhũng và những bất ổn về chính trị…hay
một xã hội không cần đến nhà tù và toà án hay không phải đầu tư quá nhiều cho
quân đội là có phần quan trọng của chính chúng ta những nhà giáo dục. Ví dụ học
xong phần hoà nhập và hợp tác của bài 13: công dân với cộng đồng nhưng học trò
lại nghĩ quay bài cùng bạn là một việc làm hợp tác thì thật không còn tai hại nào
hơn thế? Do các em không hiểu bản chất của hợp tác là tôn trọng lợi ích của người
khác và xã hội. Giáo viên cần có trách nhiệm tìm tòi phương pháp mới, mô hình
dạy học mới để định hướng dẫn dắt các em trải nghiệm và qua đó chia sẻ cảm
xúc và tự đúc rút kinh nghiệm và tự chuẩn hóa hành vi sống của bản thân cho
phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Với hướng đi đó, tôi đã dẫn dắt trò tiếp cận
kiến thức môn GDCD phần II lớp 10 bằng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua
BTDA. Tôi nhận thấy mô hình này không những góp phần thắp sáng nên trong
tâm hồn trò những đam mê bộ môn một cách tiết kiệm hiệu quả mà còn thúc
đẩy sự tiếp thu của các em đối với bộ môn khác.
Trong kỉ nguyên mới hiện nay công dân cần thông minh năng động đủ bản
lĩnh sẵn sàng cho hội nhập nhưng phải sống đầy trách nhiệm với cộng đồng và biết
quí trọng các giá trị dân tộc. Nhưng họ chỉ có thể quí những gì khi đã hiểu và trải
nghiệm. Vì một lẽ rằng chúng ta có thể dễ dàng quên đi những điều người khác nói
nhưng sẽ không thể quên những xúc cảm mà người khác gieo vào lòng họ.Vì vậy
tôi thường nêu cao nguyên tắc làm việc: đừng cố bắt trò ghi nhớ hãy giúp cho học
trò hiểu và thực hành cuộc sống. Có như vậy mỗi giờ học môn GDCD mới thực
sự giống như những khoảnh khắc trò được thực tập cuộc sống để khi bước ra khỏi
cổng trường các em không bị “ chênh lệch áp suất” giũa trang sách và cuộc sống…
*Nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng trên.
- Về nguyên nhân:

Một là: Do vấn đề nhận thức của nhiều phía chưa đúng về bộ môn đẫn đến
quan tâm chưa đầy đủ
Trong thời đại xã hội trọng bằng cấp và thích môi trường làm việc ổn định,
lương hấp dẫn như hiện nay thì rất dễ hình thành trong các cấp quản lý giáo dục,
học sinh và phụ huynh nhận thức : học thi thành tích trong khi thực tế xã hội cho
thấy chưa chắc việc những trò có điểm số cao, đõ đạt đã có năng lực sinh tồn cao và
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-8-


thích ứng nhanh được với xã hội đầy biến động như hiện nay. Những nhóm năng
lực, KNS & GTS rất phong phú rất cần thiết cho nguồn nhân lực chất lượng cao
đang còn trầm tích trong môn GDCD.
Vậy nên, sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục là yếu tố chi phối đầu tiên quan
trọng. Phụ huynh là đại diện quan trọng của xã hội vào việc tham gia vào đào tạo
con em họ cùng với nhà trường và họ không nên chi phối quá nhiều mục đích học
của con em như hiện nay. Khi các em học sinh vốn đã phải học thi nặng nề, lại thêm
được bố mẹ định hướng chủ quan nên chủ yếu học những môn thi và tất yếu phát
triển không toàn diện. Hơn nữa: môn GDCD là “môn phụ”, tâm lí ấy còn tồn tại
trong dư luận, hậu quả sẽ không đơn giản gói gọn trong lớp học.
Hai là: Do phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn.
Cách dạy sẽ khác đi tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Do vậy cách dạy truyền
thống đọc chép gói gọn trong cuốn sách giáo khoa GDCD không còn phù hợp và
phải đào thải từ lâu. Rất nhiều giáo viên bộ môn chưa thấu suốt bản chất của mọi
phương pháp, hay cách làm mới chính là sự vận động của chính bản thân kiến thức
vốn sống họ có được. Chính mô hình dạy học theo chủ đề dưới dạng hoạt động
trải nghiệm KTLM thông qua BTDA giúp làm tăng sự ghi nhớ hiểu biết, vận
dụng dựa trên sự trải nghiệm hành vi sâu sắc của chính người học.
Chúng ta nên nhìn thẳng vào vấn đề: bản chất của việc chán học của học trò đối

với bộ môn GDCD là do giờ học quá nghèo nàn về phương pháp và mô hình dạy
học đẫ cũ. Các em phải gượng ép ngồi vào chăm chú hoặc vờ chăm chú như những
học trò chăm chỉ một cách chân chính giống như ngồi vào ẩm thực bữa tiệc nhiều
món mà không biết cách ăn.
- Về giải pháp :Trọng tâm điểm nhìn của tôi tập trung về vai trò chủ động hướng
dẫn- phía người dạy và sự tích cực hoạt động của trò. Giáo viên GDCD sẽ phải thực
sự là những người nghệ sỹ có tài nghệ chế biến cho những kiến thức lí luận trở nên
giản đơn và đi vào lòng trò theo cơ chế hấp thụ tự nhiên nhất. Với phương châm:
chủ động phát huy vai trò của chính mình trong giảng dạy, trau dồi cho mình một
khả năng sư phạm, tôi nhận thấy cái quan trọng nhất của giáo viên GDCD chỉ dạy
hay khi và chỉ khi học tập, cập nhật không ngừng kiến thức và vốn sống. Sự giàu có,
am hiểu thực tế sẽ giúp cho chúng ta phát huy tối đa sự thông minh năng động trong
việc sáng kiến phương pháp dạy tối ưu nhất. Áp dụng mô hình dạy học phần IImôn GDCD lớp 10 theo “chủ đề nghĩa vụ công dân” dưới dạng hoạt động trải
nghiệm KTLM thông qua BTDA, tôi xin mạo muội chia sẻ cách làm thực tế đã đem
lại hiệu quả đối với học sinh trường THPT Xuân Trường nơi tôi đã đang làm việc.
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-9-


1. Giới thiệu chung về dạy học phần II –GDCD lớp 10 theo chủ đề “ nghĩa vụ
công dân” dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA.
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trước hết chúng ta cần khẳng định dạy học theo chủ đề tích hợp và liên môn
thực sự rất hiệu quả nhưng không hoàn toàn mới. Chúng ta đã thực hiện giảng dạy
từ xưa đến nay trong hầu hết các môn học nhưng chưa được bài bản hay khái quát
thành mô hình chính thống mà thôi. Vận dụng cách làm này vào đơn vị kiến thức
phần II- môn GDCD lớp 10 là rất tốt.
Kiến thức lớp10- phần 2 dễ hơn nhưng lại khó định vị trong học sinh những bài

học đạo đức, nếu thiếu những trải nghiệm sinh động từ thực trạng đạo đức nhân
cách và từng biểu hiện cụ thể của nó trong cuộc sống chúng ta thường ngày. Phần
này gồm 7 bài:
Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Bài 13: Công dân với cộng đồng.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Theo tôi phần này nên lấy tư liệu – những vấn đề nóng về đạo đức và nhất là
biểu hiện cụ thể của nó trong giới trẻ hiện nay trong tương quan với cộng đồng xã
hội làm chủ đề chính yêu cầu các em trải nghiệm và tự có những đánh giá, thẩm
bình chủ động đưa ra chuẩn mực hành vi sống ngay sau khi giải quyết các vấn đề
đó. Chúng ta nên dạy học theo chủ đề “ nghĩa vụ công dân” dưới dạng các hoạt
động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA vào 7 bài này. Đây thực chất là con
đường tích hợp những nội dung từ 7 bài học này đang có liên hệ với nhau làm thành
một nội dung học lớn có ý nghìa bám sát thực tiễn hơn mang tên chủ đề “nghĩa vụ
công dân”. Nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và
vận dụng vào thực tiễn .Việc chọn chủ đề lớn cho phần kiến thức này là “nghĩa vụ
công dân” hoàn toàn có cơ sở rất khách quan. Vì 7 bài này kiến thức rộng nhưng
đều tựu chung một nội dung khoa học : Trách nhiệm công dân với 4 trụ cột trách
nhiệm chính: Trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với gia đình, trách
nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm đối với đất nước. Từng trụ cột trách nhiệm tương
thích với nhóm bài như sau:

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-10-



* Trụ cột trách nhiệm thứ nhất :Trách nhiệm đối với bản thân: rèn luyện trau
dồi, phát triển bản thân cả về Đức, Thể , Mỹ , Trí theo tiêu chí “3 T”( có Tầm, có
Tâm, có Tài) thể hiện ở các nội dung cần tích hợp:
- Bài 10: quan niệm về đạo đức
- Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Bài 12- phần 1: Tình yêu
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
- Bài 13: phần trách nhiệm: nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác
*Trụ cột trách nhiệm thứ hai: Trách nhiệm đối với gia đình
- Bài 12- phần 2,3: hôn nhân; gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ
gia đình và trách nhiệm của các thành viên
* Trụ cột trách nhiệm thứ ba: Trách nhiệm đối với xã hội:
- Bài 13: công dân với cộng đồng
- Bài 15: công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
* Trụ cột trách nhiệm thứ tư: trách nhiệm đối với đất nước
- Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Khi một công dân biết hoàn thành bốn trụ cột trách nhiệm trên nghĩa là họ đã
hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Chính bởi vậy giáo viên chúng ta dùng
phương pháp nào để giảng dạy sao cho kiến thức đó được hiện thực hóa trong hành
vi sống của các em một cách hiệu quả nhất thì phương pháp đó là tốt nhất, nên làm
nhất. Trong thực tế giảng dạy tại trường THPT Xuân Trường, Nam Định, tôi đã sử
dụng dạy học phần kiến thức này theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải
nghiệm KTLM thông qua BTDA, tôi thấy đây là con đường ngắn hơn cả để chuẩn
hóa hành vi sống của học trò.
1.2. Thực chất của hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA
* Vậy trải nghiệm KTLM thực chất là gì ? Khi áp dụng vào phần II môn GDCD
lớp 10 sẽ có biểu hiện như thế nào?
Sự trải nghiệm: hiểu đơn giản là người học trực tiếp trải qua các hoạt động để rút
ra kiến thức cũng như kinh nghiệm. Giá trị của sự trải nghiệm giúp kiến thức

chuyển hóa luôn thành hành vi thực tiễn qua đó trực tiếp đúc rút được kinh nghiệm
quý báu làm bài học theo ta suốt cả cuộc đời. Sự “thấm lâu” này chỉ có được ở hình
thức học tập trải nghiệm. Có một câu chuyện nói lên tất cả ý nghĩa của học trải
nghiệm rằng : ở một ngôi chùa tọa lạc trong cánh rừng nọ, có một vị thiền sư cao
đạo ngày đêm miệt mài cần mẫn luyện công thuyết pháp với nhiều đệ tử của mình.
Một trong số đồ đệ đó, có một chú tiểu tuổi nhỏ lại rất hiếu động. Chú thường hay
trốn ra rừng chơi dọc các con suối và nghịch ngộ bắt bất kể một sinh vật nào: cua,
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-11-


cá, nhái, rắn rồi buộc vào đuôi hay chân chúng hòn đá nặng hơn cả cơ thể khiến cho
chúng không di chuyển được, rồi dần kiệt sức mà chết. Chuyện này lặp lại quá
nhiều lần khiến cho vị Thiền sư ấy rất buồn. Một hôm, trong khi chú tiểu ngủ say, vị
Thiền sư đó đã buộc vào mình chú tiểu một hòn đá rất to, khi tỉnh dậy chú tiểu xoay
người kiểu gì cũng không thể nào bò dậy được. Đợi khi chú khóc lóc van xin hết
nước mắt nhà sư mới răn dạy thêm bài học cần thiết. Kể từ đó chú tiểu không bao
giờ tái phạm nữa, chú đã trải nghiệm qua sự đề nặng của hòn đá…từ đó chú biết yêu
thương nâng niu tất cả các sinh vật quanh mình.
Qua đây chúng ta hiểu rằng trong cuộc sống chúng ta có thể quên đi những
điều người khác nói nhưng sẽ không thể quên những xúc cảm được gieo vào lòng
mình. Xúc cảm đó chỉ có thể có được khi chúng ta là chủ thể hoặc nhập vai chủ thể
ở trong, trải qua từng hoạt động, từng tình huống thực tiễn chứ không phải đơn
thuần là nghe nói, diễn giảng hay chứng kiến tình huống trong tư cách một khách
thể. Có thể nói học trải nghiệm nếu được tiến hành “trọn gói” sẽ luôn là những bài
học có giá trị nhất.
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm KTLM
Kiến thức phần này có nhiều nội dung tương đồng với nhiều môn khoa học xã hội
như ngữ văn, lịch sử, địa lý, GDQPAN, Tiếng Anh. Khi vận dụng kiến thức của

những môn học này vào dạy học phần II- GDCD lớp 10 sẽ tạo nên sự phong phú đa
dạng thêm nội dung, bản thân kiến thức sẽ được xem xét, soi chiếu, so sánh, liên hệ
đa chiều từ cụ thể đến khái quát. Chính khi được nhìn từ nhiều góc độ bộ môn như
vậy kiến thức sẽ được làm sáng rõ một cách sinh động nhất.
Ví dụ : Khi xác định để giúp cho trò thực hiện trách nhiệm đối với bản thân: tự
hoàn thiện nhân cách : như lòng nhân ái chẳng hạn
Sử dụng kiến thức văn học : Bài thơ: Tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ
Chí Minh hoặc “Truyện Kiều”- Nguyễn Du
Hoặc: Sử dụng kiến thức lịch sử: Cho học trò xem phim “Hồ Chí Minh chân
dung một con người”, hoặc hướng dẫn cho các em trải nghiệm những câu chuyện
lịch sử cảm động về lòng nhân ái Bác Hồ
Hoặc: Sử dụng kiến thức môn QPAN lớp 10: nội dung: truyền thống yêu nước
nhân ái chính nghĩa của dân tộc Việt Nam
Hoặc: Sử dụng kiến thức môn Tiếng Anh: Ví dụ tổ chức cho các em kể chuyện
hay hùng biện, hoặc đóng kịch theo tình huống bằng Tiếng Anh về chủ đề: lòng
nhân ái
Trong trường hợp trên chúng ta nói “ hoặc “ bởi vì ở đây là liên môn chứ không
phải là đa môn. Tùy vào tình huống thực tiễn của học trò( về hứng thú học tập ,vốn
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-12-


sống, sở thích, đam mê hoạt động nào…) mà giáo viên chọn liên môn với môn nào
cho phù hợp nhất. Chúng ta cần xác định cho học trò đây là một mô hình học tập
mang tính mở dựa trên sân kiến thức rộng gồm kiến thức bộ môn, liên môn và một
cuốn sách tham khảo lớn nhất là cuộc sống.
Tuy nhiên dạy học phần II môn GDCD lớp 10 bằng hoạt động trải nghiệm
KTLM cần được thiết kế thành những hoạt động cụ thể: tôi thiết kế thành những
BTDA để tổ chức dạy học phần này cho có hiệu quả hơn.

1.2.2. BTDA là gì ?
Giáo viên cần cung cấp đầy đủ thông tin về BTDA từ khái niệm đến cách tiến
hành cụ thể. Có thể phô tô cho học sinh tài liệu( nếu thời gian trên lớp không cho
phép). Giống như tất cả các dạng bài tập thông thường giáo viên giao bài cho học
trò, nhưng sự khác biệt rõ rệt thể hiện ở điểm: BTDA đòi hỏi về mặt nội dung gắn
với một chủ đề thực hiện yêu cầu trong một thời gian nhất định thường là 1
tuần đến một học kỳ hoặc một năm học, với hình thức làm việc hợp tác kiểu
nhóm. Để thực hiện yêu cầu của chủ đề đòi hỏi người học phải có sự trải nghiệm
thực tế thêm trong một thời gian giới hạn nhất định để tự mình cảm nhận, suy ngẫm,
tìm tòi phương pháp, thu thập, xử lý hoàn thành mọi yêu cầu liên quan đến chủ đề
của nhóm. Khi thực hiện xong việc đó, họ còn phải chia sẻ cảm xúc, đúc rút kinh
nghiệm và tự đưa ra bài học cũng như phương hướng cho tương lai của chính mình
và cộng đồng ( nếu có).
*Bốn bước thực hiện: Để hoàn thành xong một BTDA học trò cần thực hiện các
bước: xây dựng kế hoạch cụ thể; bắt tay vào thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây
dựng; tổng hợp kết quả thực hiện dự án; báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện dự
án( thường tổ chức báo cáo trong một tiết dạng hội thảo).
Một là: lập kế hoạch chung, phân công công việc
Hai là: thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng:
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được nhóm phân công theo các phương pháp
và định hướng đã đưa vào bản kế hoạch chung của nhóm. Trong quá trình thực hiện
học sinh nên tham vấn ý kiến của giáo viên để đảm bảo thực hiện được mục tiêu dự
án.
Công việc chủ yếu của học sinh khi thực hiện bước này là:
+ Tìm kiếm và thu thập thông tin bằng cách đọc sách, báo tài liệu, tìm thông
tin trên mạng Internet theo nguồn giáo viên đã chỉ dẫn
+ Tìm hiểu, điều tra những vấn đề thuộc nhiệm vụ được giao. Ghi chép lại
những điều đã quan sát và điều tra

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định


-13-


+ Phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án
+ Tổng hợp thông tin để đưa vào báo cáo hoặc sản phẩm của dự án. Thông tin
có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như báo chí, kênh chữ, kênh
hình, sơ đồ, bảng biểu… tùy theo các dữ liệu thu thập được.
Các thành viên trong nhóm cần thường xuyên hợp tác, trao đổi, chia sẻ và hỗ
trợ nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao
Ba là: tổng hợp kết quả thực hiện dự án:
+ Nhóm trưởng tập hợp các sản phẩm của các thành viên trong nhóm, sau đó
phân công 1-2 người trong nhóm viết bản trình bày chung của nhóm.
+ Các học sinh trong nhóm cùng nhau hoàn thiện sản phẩm dự án của nhóm. Sản
phẩm là sơ đồ bộ nguồn và sản phẩm đã lắp ráp…
+Toàn nhóm hoàn tất các sản phẩm của dự án và chuẩn bị trình bày kết quả thực
hiện.
Trong quá trình Hs thực hiện các công việc trên, giáo viên thường xuyên theo
dõi để hướng dẫn, hỗ trợ cho các nhóm kịp thời khi các em gặp vướng mắc, đồng
thời thu thập được các thông tin cần thiết để có chứng cứ đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
Bốn là: báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện dự án ( dạng hội thảo)
Về báo cáo giới thiệu sản phẩm của dự án:
- Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo (máy chiếu, máy tính,
màn hình hiển thị, các vị trí để treo tranh ảnh poster, bàn để trưng bày mô hình (nếu
cần..) và xem xét lại các báo cáo, sản phẩm thực hiện dự án của các nhóm
- Các nhóm học sinh lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án và các sản phẩm
của nhóm mình. Giáo viên và các nhóm khác nghe, quan sát, ghi chép và đưa ra
nhận xét.
Về đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án:

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra viết theo phương pháp trắc
nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. Dựa vào mục tiêu, các nội dung chính của
chủ đề, giáo viên xây dựng đề kiểm tra để đánh giá kiến thức học sinh thu được sau
khi thực hiện dự án.
Về đánh giá kết quả thực hiện dự án

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-14-


Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng dựa vào các tiêu chí
đánh giá. Đồng thời chia sẻ cảm xúc, bài học thực tiễn, kinh nghiệm…
1.2.3 Ví dụ minh họa về BTDA được trò thực hiện bởi KTLM :
BTDA cho chủ đề vệ tinh: “bảo vệ môi trường nông thôn” liên quan đến trụ cột
trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội có thể đưa ra dạng BTDA như sau:
Bạn hãy tự chọn nhóm cho mình, mỗi nhóm sẽ có một tuần để trải nghiệm
thêm những câu chuyện môi trường hàng ngày đang diễn ra quanh bạn, sau đó hãy
nghiên cứu tìm tòi thông tin minh chứng, hình ảnh, …tự tạo lập một bài báo về chủ
đề “ bảo vệ môi trường nông thôn”,
Hãy chia sẻ cảm xúc cá nhân, đề xuất những giải pháp cần thiết (nếu có), ( khuyến
khích viết bằng Tiếng Anh để thuyết trình trong buổi hội thảo.
Để tiến hành thực hiện một bài tập kiểu dự án đòi hỏi cả cô và trò phải chuẩn bị
công phu hơn nhưng các học sinh sẽ háo hức chủ động tích cực với kiến thức hơn.
Giáo viên dày công hơn trong viêc kết hợp vốn sống, kiến thức bài từ nhiều góc
nhìn từ nhiều bộ môn trong tương quan các vấn đề nóng mang tính thời sự để chọn
chủ đề và thiết kế BTDA. Thay vì từng nội dung riêng rẽ của phần II này giáo viên
cần tiếp cận học phần này theo mục tiêu giáo dục hiện nay hướng sự hoc tập của trò
sang tự hoc theo phương châm: học để biết , học để hiểu, học để chung sống, học để
làm người”. Từ đó xác định nội dung cần thiết : giáo dục dân số, giáo dục bình đẳng

giới,giáo dục môi trường,giáo dục pháp luật,giáo dục an toàn giao thông,giáo dục
hướng nghiệp, giáo dục tiết kiệm.
Tiếp đó giáo viên đặt nội dung cần giáo dục này trong tương quan với các vấn đề
hôm nay như: bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh; bảo vệ chủ quyền biển đảo,
chống bành trướng; bảo vệ bình đẳng giới, chống phân biệt giới tính; bảo vệ môi
trường chống gây ô nhiễm; bảo vệ pháp luật; chống tệ nạ xã hội; bảo vệ an toàn
giao thông; phòng chống cháy nổ; phòng chống AIDS
Từ đó, giáo viên có thể cùng với kiến thức của phần II này mà kiến thiết lên
chủ đề lớn: “nghĩa vụ công dân”. Như vậy bản thân hoạt động trải nghiệm KTLM
thông qua BTDA nhiều khi không tách rời mà gắn bó mật thiết giống như 2 trong 1.
Hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA và để thực hiện BTDA học sinh đòi
hỏi phải trải nghiệm KTLM.
Tóm lại: dạy học phần II- môn GDCD lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công dân”
dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA là một cách dạy hay và đòi hởi
công phu. Thay vì giờ học GDCD truyền thống với đặc trưng những bài học ngắn,
cô lập mà giáo viên giữ vai trò trung tâm bằng mô hình học tập mới chú trọng
những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực với trọng
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-15-


tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp những vấn đề, những thực hành gắn
với thực tiễn. Chỉ có như vậy các em mới dễ áp dụng vào việc ra quyết định hay
không quyết định làm việc gì đó liên quan đến các phạm trù đạo đức để sống Đẹp
trong cộng đồng của mình. Năng lực làm chủ, năng lực ứng biến, thích nghi của
các em có được chủ yếu là do hoạt động. Trong các hành động thì hành động đạo
đức luôn là khó khăn và phức tạp nhất vì nó còn mang nhiều tính chủ quan trong
quá trình ra quyết định của người trong cuộc nhất là các em học sinh ở lứa tuổi đang
dần hoàn thiện và nhân cách chưa hoàn toàn định vị. Giáo viên cần nhận thấy thực

chất của hành động của các em vẫn chủ yếu là học tập hoặc bắt chước ở người khác
là nhiều. Do vậy lấy thực tiễn cuộc sống để nêu gương đạo đức theo phương pháp
“gạn đục khơi trong” đồng thời áp dụng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua
BTDA là việc rất tiện ích và khoa học trong việc giúp các em tự chuẩn hóa hành vi
sống sao cho phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng.
1.3. Ưu điểm của mô hình dạy học phần II lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công
dân” dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA
Cần khẳng định đây là một mô hình dạy học tích cực. Nếu đặt ra vấn đề của
giáo dục hôm nay nói chung và của môn GDCD phần II lớp 10 nói riêng : làm thế
nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế
nào để học tập phải nhắm đến mục đích phát huy năng lực (ví dụ năng lực ứng biến
và thích nghi), rèn kỹ năng giải quyết vấn đề đặc biệt những vấn đề thực tiễn đang
đặt ra? Có phải cứ dạy “nhoài mình” theo kiến thức từng bài SGK đã viết thì học
sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình
phần II lớp 10- môn GDCD luôn cập nhật được những kiến thức mới trước sự bùng
nổ như vũ bão của thông tin để kiến thức của việc học và dạy học phần này thực sự
là thế giới mới cho người hoc? Câu trả lời có khá đủ trong dạy học theo mô hình tôi
đang đề cập. Có thể nhận rõ một số ưu điểm khi thực hiện sáng kiến này như sau:
- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với
những hướng dẫn hỗ trợ, hợp tác của giáo viên( học sinh là trung tâm)
- Hướng tới những mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến
trình khoa hoc , bồi dưỡng GTS, rèn luyện các KNS xã hội cần
- Kiến thức thu được là các nội dung có liên hệ mạng lưới với nhau
- Trình độ nhận thức của học trò có thể đạt được ở mức độ cao: phân tích, tổng hợp,
đánh giá…

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-16-



- Từ việc học kiến thức theo chủ đề, học sinh sẽ có tổng thể kiến thức mới, tinh
giản, chặt chẽ khác với nội dung trong SGK, gần hơn với cuộc sống.
- Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật
thông tin theo chủ đề.
- Hiểu biết của trò sau khi thực hiện chủ đề thường vượt ra khỏi nội dung cần học,
do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thống mà học sinh
có.
- Có thể hướng tới phát triển đa năng lực ở nhiều mức độ; bồi dưỡng những kỹ năng
sống, kỹ năng làm việc với sự tự tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác….
Tóm lại: cách làm trên giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho cả thầy và
trò, dạy học trở nên thoải mái như cuộc sống thường ngày…không phải nặng nề về
ghi chép, diễn giảng lý thuyết dài dòng, hướng kết quả sản phẩm đầu ra của giáo
dục đào tạo phù hợp với cầu của thị trường về nhân lực phát triển đất nước.
2. Cách thức tiến hành
2.1. Tổ chức, hướng dẫn trò đọc- tự nghiên cứu chủ đề “nghĩa vụ công dân”
theo bốn chủ đề “vệ tinh”:
Trước khi bắt đầu phần học này giáo viên hướng dẫn trò đọc trước cả phần học ở
nhà, đọc tự do tùy theo khả năng của các em có đặt trong liên hệ với các môn học
khác có nội dung tương đồng. Sau đó dành tiết học đầu tiên của phần học trao đổi
phương pháp đọc cho trò và thực hiện luôn:
Bước 1: đọc tổng quát kết hợp vấn đáp và có ghi chép các câu hỏi:
Giáo viên mời các em mở trang mục lục cuối cùng của SGK GDCD lớp 10 đọc
phần II: và trả lời nhanh: phần này gồm có những bài nào, tên bài là gì? Em ấn
tượng bài nào nhất ? Tại sao? Em nghĩ bài đó nói về nội dung gì? Nội dung đó em
đã hoặc đang tìm hiểu trong môn học nào? Em có thể chia sẻ cách học bài đó theo ý
tưởng của riêng em?
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên chuẩn lại để trò ghi nhớ:
Kiến thức của phần II lớp 10: gồm 6 bài có chung một nội dung lớn theo chủ đề:
Nghĩa vụ công dân, nội dung này có mối liên hệ mạng lưới với một số môn học

khác: QPAN, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Tiếng Anh. Ví dụ như Bài 14: công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nội dung “ lòng yêu nước” liên môn

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-17-


với môn Lịch Sử: Chuyên đề: Nguyễn Ái Quốc, hoặc môn Văn học: Tập thơ “Nhật
ký trong tù”- của Hồ Chí Minh, có bài:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Rằm tháng riêng)
Hoặc trong tình yêu quê hương đất nước luôn gắn với tình yêu đôi lứa:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi chặng đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn…
Hoặc những bài luận trong môn Tiếng Anh có nội dung nói về tình yêu quê hương
đất nước…..
Bước 2: tự đọc- nghiên cứu chủ đề lớn thông qua bốn chủ đề vệ tinh kết hợp
liên môn và cuốn sách cuộc sống ( nếu cần thiết có thể hỗ trợ thêm bằng xem
phim, video, âm nhạc…có trong đĩa kèm theo)
Để làm sáng lên chủ đề lớn bao trùm kiến thức của toàn bộ 7 bài học của phần
này là “nghĩa vụ công dân”, giáo viên có thể triển khai chủ đề lớn này thành các chủ
đề “vệ tinh”, và sẽ có 4 chủ đề vệ tinh tương ứng với 4 trụ cột trách nhiệm của một
công dân Việt Nam ( trách nhiệm đối với chính mình; với gia đình; với xã hội; với
đất nước). Sau đó giáo viên hướng dẫn học trò tìm hiểu- đọc theo các chủ đề vệ tinh

này chứ không đọc theo kiến thức bài học theo trình tự SGK viết. Ở bài nào có
những nội dung thuộc về chủ đề vệ tinh nào thì đều phải đọc hết để hiểu sâu sắc có
tính sâu chuỗi về chủ đề.
* Về chủ đề vệ tinh thứ nhất: trách nhiệm với bản thân: học sinh sẽ đọc- nghiên
cứu những nội dung:
- Bài 10: Quan niệm về đạo đức
- Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Bài 12: Phần 1- Tình yêu
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-18-


Giáo viên đề nghị các em làm việc nhóm, ghi lại những trách nhiệm chính của một
công dân với chính họ là gì?
Giáo viên chuẩn hóa: Công dân Việt Nam hiện đại đáp ứng sự phát triển bền vững
của Đất nước phải tự hoàn thiện mình theo tiêu chí 3T(có TẦM, có TÂM, có TÀI)
* Về chủ đề vệ tinh thứ hai- trách nhiệm của công dân với gia đình: học sinh sẽ
đọc – nghiên cứu các nội dung:
Bài 12: Phần 2- hôn nhân, phần 3- gia đình và các mối quan hệ trong gia đình và
trách nhiệm giữa các thành viên
Giáo viên đề nghị các em làm việc nhóm, liệt kê các trách nhiệm của chính các
em đối với gia đình mình và yêu cầu làm rõ tại sao lại như vậy? Có thể chốt lại
thêm sau khi học sinh đã thảo luận xong bằng một slide trên máy chiếu về ý nghĩa
của gia đình như:
“ Gia đình là tế bào của xã hội và đặc biệt đó còn là nơi chốn riêng bình yên nhất
trong tâm hồn mỗi con người…
Gia đình là nơi ta trở về mỗi khi vấp ngã hay thất bại trong cuộc sống….

Gia đình là nơi cho ta tất cả mà không đòi hỏi bất cứ điều gì….
Hãy yêu thương gia đình mình nhiều nhất bởi đó chính là món quà tuyệt vời nhất
mà thượng đế ban tặng cho mỗi chúng ta.”
Giáo viên chuẩn hóa: gia đình là nơi sớm tối ta đi về gắn với dậu mùng tơi,
con đường làng, với ngõ nhỏ, với triền đê quanh co, uốn mình ôm ấp lấy quê
hương…Bởi thế cho nên, yêu gia đình là tiền đề của tình yêu Đất nước bền vững
trong trái tim mỗi người con đất Việt. Có thể hát, cho học sinh hát để cùng tĩnh tâm
cảm nhận bài hát Quê hương của Đỗ Trung Quân:“quê hương là chùm khế ngọt…
mỗi người chỉ một mẹ thôi…quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành
người”
* Về chủ đề vệ tinh thứ ba- Trách nhiệm của công dân với xã hội: học sinh đọc tìm
hiểu- nghiên cứu những nội dung sau:
Bài 13: Công dân với cộng đồng
Bài 14: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-19-


Giáo viên đề nghị các em làm việc nhóm, liệt kê các trách nhiệm chính của bản
thân chúng ta với cộng đồng xã hội? Đồng thời làm rõ tại sao cần thực hiện các
trách nhiệm đó?
Giáo viên chuẩn hóa: sống nhân nghĩa hòa nhập hợp tác, kiềm chế bùng nổ dân số,
bảo vệ môi trường, kiềm chế bệnh dịch…
* Về chủ đề vệ tinh thứ tư- trách nhiệm của công dân với đất nước
Giáo viên hướng dẫn các em đọc hiểu tìm tòi nghiên cứu theo nhóm nội dung:
Bài 14: công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Giáo viên đề nghị các em liệt kê những trách nhiệm của mỗi công dân Việt
Nam với Đất nước hiện nay là gì? Tại sao phải thực hiện những trách nhiệm này?

Giáo viên chuẩn hóa: trung với nước hiếu với dân, lập nghiệp để xây dựng quê
hương đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi đã tổ chức cho các em đọc hiểu nội dung kiến thức theo chủ đề giáo
viên hướng dẫn các em, giải thích cho các em trải nghiệm KTLM là gì, BTDA là
như thế nào sau đó tiến hành hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA
2.2. Hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA theo bốn chủ đề “vệ tinh”
* Chủ đề vệ tinh 1: trách nhiệm với bản thân:
BTDA 1 có thể là: bài tập ( trò chơi): Đi tìm thiên thần của bạn
Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tuần cuối tháng 4
Hình thức như sau : mỗi học sinh tự thiết kế một bưu thiếp thật đẹp mang tên của
mình, có thể trang trí thẩm mỹ, giới thiệu về bản thân bằng Tiếng Anh về ngày sinh
nhật hay sở thích…tùy theo sự sáng tạo cá nhân. Lớp trưởng thu- phân loại theo
giới và tổ chức cho các bạn bắt thăm (chỉ được đổi thăm khi bắt phải chính mình).
Khi đã bắt thăm xong, học trò phải tuyệt đối bí mật trong tim và âm thầm quan
tâm,“chăm sóc” cho người có tên trong bưu thiếp mình đã bắt được trong thời gian
đã quy định. Đến khi hết thời gian tổng kết trò chơi, giáo viên sẽ phát phiếu cho các
em viết vào đó tên của bạn mà mình nghĩ đấy chính là thiên thần của mình; dựa vào
cơ sở nào? Chia sẻ cảm xúc về trò chơi? Chia sẻ kinh nghiệm: kỹ năng kết nối hợp
tác, kỹ năng cuốn hút người khác về phía mình, kỹ năng nói lời yêu thương…qua
đó giúp các em tự hoàn thiện mình.

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-20-


Giáo viên cần làm thất tốt vai trò định hướng dẫn dắt học trò theo đúng tinh
thần bài tập: hiểu đúng quan tâm, chăm sóc theo nghĩa tình bạn: bạn ốm thì thăm
hỏi, bạn buồn thì chia sẻ, động viên, bạn không có bút cho bạn mượn bút…không
được làm phiền bạn, không hiểu sai sang yêu đương gán ghép.

Sau bốn tháng thực hiện, sẽ tiến hành tổng kết bài tập trong một tiết hội thảo,
có thể tích hợp trong bài kiểm tra thành những câu hỏi cụ thể:
- Cảm xúc sau khi trải nghiệm BTDA: đi tìm thiên thần của bạn?
- Em có tìm thấy thiên thần của mình không?
- Nếu có tìm thấy thì kỹ năng sống ở đây là gì ?
- Bài học kinh nghiệm nào được rút ra để vận dụng trong phát
triển và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp ?
- Sống như thế nào là sống Đẹp ?....Làm gì để hoàn thiện bản thân toàn diện?
BTDA thứ hai là : Chúng ta có một tuần để trải nghiệm quan sát thêm những câu
chuyện về tình yêu nam nữ trong cuộc sống, sau đó mỗi nhóm tự thiết lập một bài
báo với chủ đề: “ yêu trong sáng” hoặc “Tình yêu học trò- những điều nên tránh”
( khuyến khích minh họa hình ảnh thẩm mỹ lành mạnh, châm ngôn, ngạn ngữ, thơ
ca, có thể sử dụng ngôn ngữ khác: Tiếng Anh)
Giáo viên đưa ra vấn đề có tính gợi ý và đây cũng là những câu hỏi chia sẻ trong tiết
hội thảo trên lớp khi thực hiện xong BTDA để chuẩn hóa cho học trò ví dụ: có thể
tiếp cận từ kiến thức về giới trong môn Sinh học:
+ SEX là gì? SEX có cần gắn với tình yêu chân chính? Tại sao?
+ Tình yêu chân chính biểu hiện như thế nào?
+ Có nên yêu sớm ở tuổi học trò ? Nên làm gì khi tình yêu đến khi các em còn ngồi
trên ghế nhà trường ?
+ Có nên yêu nhiều người một lúc? Có nên tình dục trước hôn nhân?
Giáo viên sau cùng phải chốt lại sau tất cả những chia sẻ của học trò: trách
nhiệm mỗi chúng ta cần xây dựng cho mình một tâm hồn đẹp, lối sống đẹp. Khi một
ngày tình yêu đến, nên suy nghĩ thật thấu đáo và cần được tư vấn để ra quyết định
đúng, nhất là không tình dục trước hôn nhân. Vấn đề đó thực chất là yêu có văn hóa,
trong sáng lành mạnh, không vội vã vì tình yêu không phải là cái bằng lái xe 18 tuổi

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-21-



người ta cần phải có, 20 tuổi yêu là bình thường nhưng 91 tuổi rung động vẫn còn
chưa muộn ( nói vui)…
BTDA thứ ba là : đi tìm hình ảnh của mình trong mắt người khác
Giáo viên nhắc từ giờ trước những chuẩn bị cần thiết : mỗi học sinh chuẩn bị 1 tờ
giấy A4, bút màu, một đoạn băng dính. Chuẩn bị về tinh thần: có một tuần trải
nghiệm suy ngẫm, đánh giá... về bản thân mình và các bạn trong lớp,
Tiến hành trên lớp: dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em dán tờ giấy A4 trên
lưng của mình và tự do di chuyển trong lớp, sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ không lời và ghi lên tờ A4 trên lưng bạn mình những ấn tượng về bạn ( ưu
điểm và hạn chế), có thể vẽ lên những biểu tượng những hình ảnh ngộ nghĩnh giống
bạn, hay những câu châm ngôn, khẩu ngôn đáng yêu về bạn…Kết thúc 20 phút trải
nghiệm mỗi em sẽ tự cầm tờ giấy mang giá trị của mình trên tay, suy ngẫm và chia
sẻ cảm xúc, trả lời:
+ Cảm xúc của em sau khi trải nghiệm bài tập này?
+ Em có tìm thấy hình ảnh của mình trong mắt người khác không?
Hình ảnh đó có giống với em tự đánh giá về mình không?
+ Trong mắt người khác em có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào? Cách phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu ra sao?
+ Bản thân mỗi chúng ta cần hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực theo tiêu chí
“3T” ( có TẦM, có TÂM, có TÀI ), em suy nghĩ thế nào?
+ Một công dân toàn cầu được đánh giá: có 12 GTS & 24 KNS cơ bản. 12 GTS:
yêu thương, trung thực, tôn trọng, khoan dung, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết, trách
nhiệm, hợp tác, hòa bình, tự do, hạnh phúc. 24 KNS cơ bản gồm: giao tiếp, thuyết
trình, chia sẻ yêu thương, hợp tác, tìm kiếm thông tin, xác lập mục tiêu, ra quyết
định,
Quản lý thời gian….Em thấy qua BTDA này, mình được trải nghiệm GTS & KNS
nào? Ý nghĩa ra sao?
Sau khi chuẩn hóa giáo viên có thể hát hoặc cho các em hát, hay cho các em nghe

nhạc phẩm rất ý nghĩa về GTS& KNS mang tên: “về đây nghe em”- có trong đĩa
kèm theo.

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-22-


BTDA thứ tư: Chúng ta có một tuần sử dụng kỹ năng hòa nhập và hợp tác nhóm để
cùng trải nghiệm thêm những câu chuyện về lòng nhân ái ( yêu thương), đồng thời
liên hệ với các môn học( Văn học) để thiết lập một bài luận về chủ đề này( khuyến
khích viết hoặc thuyết trình bằng Tiếng Anh, có tranh ảnh, châm ngôn…minh họa)
Tương tự BTDA trên giáo viên cũng tiến hành chuẩn hóa và đánh giá cho điểm và
tặng quà ví dụ những cuốn sổ tay nhỏ xinh cho nhóm tốt nhất. Trên thực tế lớp học
10A10 sau khi nhóm chia sẻ sự trải nghiệm của nhóm về chủ đề “ lòng nhân ái”, cả
lớp đều thấy ý nghĩa và thiết thực của những kinh nghiệm về kỹ năng giải quyết
những rắc rối trong đối nhân xử thế mà nhóm đưa ra rất quý với mỗi người; tôi đã
tặng cho nhóm những cuốn sổ tay với những chiếc thẻ giá trị sống ý nghĩa khiến
cho cả lớp đều háo hức học tập theo mô hình này. ( minh họa phần phụ lục)
*Chủ đề vệ tinh thứ hai: trách nhiệm đối với gia đình
BTDA 1:
Chúng ta có một tuần để trải nghiệm thêm những câu chuyện theo chủ đề “gia đình
của bạn”, sau đó tự chọn nhóm làm việc, mỗi nhóm sẽ sử dụng vốn sống, các kỹ
năng sưu tầm xử lý thông tin cần thiết để lập một bản đồ tư duy về chủ đề này.
Giáo viên sẽ cho nhóm tốt nhất thuyết trình trong tiết hội thảo và chuẩn hóa
thêm nội dung theo những câu hỏi sau: có thể kết hợp đưa ra một số câu hỏi dẫn dắt
hài hước:
+ Tại sao khi đi học về em luôn đi về nhà mình mà không đi về nhà bác hàng xóm?
Mỗi chúng ta đều có một gia đình của riêng mình được xác lập bởi cơ sở đầu tiên là
quan hệ hôn nhân? Vậy ngay từ khi yêu chúng ta cần phải làm gì để hướng tới việc

xây dựng gia đình hạnh phúc về sau?
+ Trong gia đình có những quan hệ cơ bản nào? Quan hệ nào quyết định nhất sự êm
ấm của gia đình?
+ Là một người con, lại đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ làm gì để cho gia đình
mình luôn vui?
+ Cho nhóm bắt thăm thẻ tình huống gia đình để dinh quà ( sổ tay học tập, thẻ GTS
&KNS): Nhóm sẽ có 5 phút hội ý phân vai, sau đó diễn cho các bạn xem theo nội
dung thẻ yêu cầu. Ví dụ: hai bố mẹ cãi vã đổ lỗi trách nhiệm cho nhau khi con học
tập sa sút, là người con đó em sẽ giải quyết tình huống ra sao?

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-23-


Sau khi học học sinh đóng kịch giáo viên lại cho các em chia sẻ cảm xúc, và
trả lời thêm một số câu hỏi
+Nếu làm cha, làm mẹ sau này em sẽ làm gì để gia đình mình luôn hạnh phúc êm
ấm ?
+ Ông bà ta xưa đã đúc kết: đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm, em nghĩ sao về điều
này ?...
Giáo viên nên tổ chức để các em học sinh trong lớp có cơ hội chia sẻ tương
tác với nhau, nên khích lệ bằng điểm số, nhất là khuyến khích việc các em đặt câu
hỏi ngược trở lại cho nhóm thuyết trình để cùng làm rõ ràng sâu sắc hơn kiến thức.
Thưởng điểm đối với những nhóm có sử dụng CNTT và Tiếng Anh trong thuyết
trình hay có sáng tạo ấn tượng trong kỹ năng thuyết trình và giao tiếp trước đám
đông. Ví dụ nhóm “ My famyli” kết thúc phần thuyết trình về chủ đề gia đình khá
ấn tượng: “Với chúng tôi người mẹ luôn và mãi là linh hồn của gia đình, là biểu
tượng Đẹp nhất của nét quê, dáng Việt, là cội nguồn yêu thương cho cuộc đời. Vậy
nên mỗi nữ sinh ngoài việc thanh lịch ở trường còn cần phải học “công, dung, ngôn

hạnh” để mai này hoàn thành tốt nhất vai trò trong tổ ấm của riêng mình…”.
*Chủ đề vệ tinh thứ 3: trách nhiệm của công dân với xã hội
BTDA1:
Hãy tự chọn nhóm của mình làm việc trong một tuần, mỗi nhóm sẽ sử dụng kiến
thức tương đồng ở môn Địa lý ( thông tin, số liệu, hình ảnh, bảng biểu…) để tạo
nên một bài luận về chủ đề: tương quan “dân số -tài nguyên – môi trường”- vấn đề
cấp thiết hôm nay.
Ngoài ra mỗi nhóm sẽ sử dụng rác thải quanh mình để tạo ra một sản phẩm hữu
dụng. Viết một bài luận ngắn khoảng ¼ trang giấy (khuyến khích bằng Tiếng Anh)
để thuyết trình về sản phẩm ở trên lớp, chia sẻ cảm xúc, sáng kiến bảo vệ môi
trường?
Trên thực tế một số lớp học sinh lớp 10 mặc dù rất nghịch ngộ nhưng các em lại
hoàn thành rất tốt BTDA này vì nó đang là những vấn đề nóng cả xã hội quan tâm.
Nhiều nhóm có sản phẩm hữu dụng từ rác, nhiều em thuyết trình tốt, tự tin chững
chạc lên nhiều khi đứng trước đám đông. Riêng BTDA này có thể sử dụng cho cả
lớp 11, khi dạy tích hợp các bài “Chính sách dân số và giải quyết việc làm” và

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-24-


“Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”, các em tiến hành hiệu quả hơn tôi
nghĩ rất nhiều. Có những em thuyết trình về sản phẩm hoàn toàn bằng Tiếng Anh
như một phiên dịch viện tài giỏi. Cụ thể trong vi deo minh họa kèm theo
Để khích lệ học sinh, giáo viên nên đánh giá bằng điểm số, khen ngợi khi các em
làm tốt, kết hợp với những phần quà nhỏ, đáng yêu cho nhóm có sản phẩm hữu
dụng nhất, nhóm thuyết trình tốt nhất.
Một số câu hỏi chuẩn hóa thêm cho học sinh sau khi các em thuyết trình:
+ Cảm xúc của em sau khi thực hiện BTDA này?

+ Em thấy từ quá trình hòa nhập, hợp tác của các thành viên trong nhóm em khi
thực hiện BTDA này, em có rút ra kinh nghiệm gì để phát huy tốt hơn kỹ năng hợp
tác, ( làm việc nhóm) cho những lần sau
+ Hòa nhập, hợp tác các GTS và cũng là các KNS rất quan trọng với mỗi cá nhân,
mỗi cộng đồng trong nhân loại của mình. Vậy dân tộc Việt Nam ta có truyền thống
hòa nhập và hợp tác nhất quán xưa đến nay như thế nào? Liên hệ tấm gương Bác
Hồ? Có thể xem thêm video Hồ Chí Minh chân dung một con người( trích đoạn)
trong đĩa kèm theo.
*Chủ đề vệ tinh thứ tư: trụ cột trách nhiệm của công dân với đất nước
BTDA1:
Hãy tự chọn nhóm làm việc của mình sau đó cùng hợp tác hoàn thành yêu cầu sau:
+ Mỗi nhóm sẽ vẽ một bản đồ Việt Nam trên giấy Ao
+ Một bài luận tự chọn về chủ đề : “lòng yêu nước”, hay “ tự hào Tổ quốc tôi”, hay
“ tự hào Nam Định – Thiên Trường”, hoặc “biển đảo Việt Nam”, hoặc “Hoàng Sa,
Trường Sa- không gian sinh tồn của dân tộc” ….khuyến khích thực hiện bằng Tiếng
Anh, có minh họa bằng tranh ảnh vi deo…
Khi thực hiện BTDA này lớp 10A2 có những nhóm làm rất tốt. Các em làm hoàn
toàn trên máy, bài luận viết hoàn toàn bằng Tiếng Anh, phần thuyết trình trên lớp
sâu sắc sinh động về mỗi tấc đất vùng biển vùng trời Việt Nam. Trong phần dịch
sang Tiếng Việt các em còn nhấn mạnh trách nhiệm dựng xây bảo vệ Tổ quốc và
minh họa những câu thơ kết đầy ý nghĩa của Xuân Quỳnh:
Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng

Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định

-25-



×