SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC PHỤC VỤ CHO VIỆC GIẢNG DẠY
TRONG TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
Tác giả: Trần Thị Sự
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm
Chức vụ: Phó Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPTC Nghĩa Hưng
Nghĩa Hưng, ngày 06 tháng 6 năm 2012
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên đề tài:
“ Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất - thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho
việc giảng dạy trong trường THPT C Nghĩa Hưng trong giai đoạn hiện nay”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Quản lý trường THPT C Nghĩa Hưng
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 9/2011 đến 5/2016
4. Tác giả:
Họ và tên : Trần Thị Sự
Năm sinh: 1966
Nơi thường trú: xã Nghĩa Tân - Nghĩa Hưng - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm
Chức vụ: Phó Bí thư Chi Bộ - Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng- Nam Định
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Trường THPT C Nghĩa Hưng - Nghĩa Hưng - Nam Định
Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông – huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định
Số điện thoại: 03503873162
2
I /ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN
Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định Mục tiêu tổng quát
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020 là : đưa đất nước ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
“Công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”
Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và nhà
nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp sửa đổi chỉ rõ: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để phát triển xã hội, điều quan
trọng hàng đầu là sự phát triển con người”
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát
triển.Tại đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đức, có tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được
năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp,
năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần
làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhiệm vụ này không ai khác là của
nhà quản lý giáo dục và của giáo viên chúng ta. Nhưng để có con người sáng
tạo, phát triển toàn diện lại là trách nhiệm của thầy, cô giáo trong nhà trường.
Chúng ta phải quan tâm đến nhiều vấn đề trong hệ thống mục tiêu giáo dục
như :
+Đảm bảo quyền học tập của học sinh các ngành học, cấp học, lớp
học đúng chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn.
+Đảm bảo yêu cầu chất lượng và hiệu quả
3
+Đảm bảo quyền lao động của các cán bộ công chức và chất lượng
lao động.
+Phát triển tập thể sư phạm đủ, đồng bộ và nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ và đời sống.
+Xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất , trang thiết bị kỹ
thuật, phục vụ việc dạy và học.
+Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý và các tổ chức chính trị ,
đoàn thể trong mỗi cơ sở và hệ thống quản lý giáo dục .
+Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục và xã
hội để làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Xây dựng, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiếtt bị kỹ
thuật, phục vụ việc dạy và học là một trong những mục tiêu không thể thiếu
của hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục, đề cập tới các hoạt động của trường
học, cũng như các điều kiện cần thiết cho quả trình sư phạm diễn ra ở cơ sở
giáo dục .
Thực trang vấn đề quản lý để thúc đẩy nân cao hiệu quả sử dụng cơ
sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật dạy và học ở cơ sở: trường THPT C
Nghĩa Hưng nói riêng và các trường THPT nói chung đang là một vấn đề khó
có thể mà làm tốt nhất được; bởi lý do: một số trường sở chưa có phòng học
bộ môn , chưa có đội ngũ cán bộ thiết bị chuẩn về kỹ năng, còn đang phải
kiêm nhiệm,việc chuẩn bị trước cho một giờ học thực hành chưa thực hiện
chu đáo và đồng bộ được, quan trọng ý thức trách nhiệm của các thầy cô giáo
chưa cao hoặc quen với phương pháp giảng dạy truyền thống, thế hệ giáo
viên chưa bắt kịp các thiết bị hiện đại...
Bản thân tôi là người đứng đầu trong một cơ quan trường học - quản lý
CSVC&TBDH trong trường học đã nhận thức rõ những vấn đề trên và mạnh
dạn chọn đề tài: “Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất - thiết bị đồ
dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy trong trường THPT C Nghĩa
4
Hưng” thực tế để tìm hiểu sâu hơn công tác của mình là quản lý –nhiệm vụ
Nhà nước giao cho để thực hiện tốt công việc được giao trong những năm
tiếp theo.
Mặt khác trường THPTC Nghĩa Hưng đang chuẩn bị thực hiện xây dựng
trường chuẩn Quốc gia nên việc nghiên cứu đề tài giúp cho trường có hướng
đi đúng. Tôi rất mong được sự đồng cảm, góp ý chân thành của các đọc giả,
đồng nghiệp để đề tài thực sự trở thành công cụ sử dụng phổ biến cho giáo
viên trong trường THPT C nói riêng và các trường THPT nói chung, nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC-TBDH đáp ứng với mục tiêu GD&ĐT
trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước,nhất là trong giai đoạn
hiện nay CNTT bùng nổ không cho phép dạy chay.Đặc biệt sử dụng tốt sách
giáo khoa điện tử sắp tới được công ty AIC tài trợ
Giới hạn nghiên cứu của sáng kiến:
Các Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Cơ sở vật chất và Thiết
bị dạy học(CSVC&TBDH) trong trường THPT
II/ MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1.Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
Việc nhận thức của một số cán bộ, giáo viên trong việc sử dụng
CSVC-TBDH còn phiến diện, chưa thấy rõ được vị trí vai trò của nó
trong GD&ĐT .
Mà mục tiêu : Nội dung - Phương pháp -Giáo viên -Học sinh
-TBDH đó là các yếu tố cơ bản giúp thực hiện quá trình dạy học:
Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học
trong đó CSVC&TBDH là một thành tố không thể tách rời. Song số
phòng học chức năng còn quá thiếu, cán bộ chuyên trách thí nghiệm
chưa có, phải kiêm nhiệm ; trình độ giáo viên còn bất cập với chương
5
trình cải cách nên việc sử dụng CSVC&TBDH chưa thường xuyên, hiệu
quả chưa cao, mặt khác hệ thống điện lưới yếu, các thiết bị hiện đại
không hoạt động đồng bộ cho nhiều lớp học vi tính ….Vấn đề đặt ra cán
bộ quản lý CSVC&TBDH phải suy nghĩ trăn trở đề ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC&TBDH phục vụ đắc lực cho công tác
GD&ĐT. Nội dung CSVC&TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý
cũng phải mở rộng và sâu tương ứng. Tôi thiết nghĩ rằng CSVC&TBDH
chỉ phát huy tác dụng tốt trong việc GD&ĐT khi được quản lý tốt . Do
đó đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, điều quan trọng hơn là cần phải
chú trọng đến việc quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC&TBDH
nhà trường mà ttrước hết phải nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên,
đưa việc sử dụng TBDH hàng ngày trở thành một thói quen tốt, là một
công cụ dạy học không thể thiếu trong mỗi giờ lên lớp .
Như vậy có thể nói : quản lý để nâng cao hiệu quả CSVCvàTBDH
là một trong những công việc quan trọng của người cán bộ quản lý,
là đối tượng quản lý trong nhà trường .
1.2. Phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần
thiết của đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của
giải pháp cũ:
Ban quản lý của nhà trường khảo sát trên thực như sau:
1.2.1.Quản lý trường học :
**Qua khảo sát, kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc
gia, kết quả cho tôi thấy:
*Trường học đã có hành lang , mái che giữa các phòng để đi lại thuận
tiện. Khuôn viên trường đã có hàng rào bảo vệ phía trước, đông, tây
*Cổng trường đã đảm bảo yêu cầu về kiến trúc nhưng cận giáp với đường
giao thông chưa đảm bảo an toàn cho học sinh khi tan trường.
6
*Khối phòng học chưa đảm bảo diện tích cần thiết là 1,4m2 trên1 học
sinh chưa đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên, mới đảm bảo tối thiểu cho cả
trường học một ca trên 30 lớp; Tổng diện tích các cửa sổ chưa đạt bằng 1/5
diện tích nền phòng , chưa có hệ thống cửa kính, chớp pa nô chưa phù hợp
cho từng mùa, ấm mùa đông,mát mùa hè. Còn phải sửa chữa nâng cấp nhiều
Trang thiết bị phòng học : vẫn còn bàn chung cho 4 h/s, song độ cao chưa
đảm bảo quy định 0,68-0,75m ,bàn ghế cho giáo viên chưa đảm bảo quy định
1,8m chiều cao, rộng 0,65m, bục giảng đảm bảo yêu cầu .Vẫn còn thiếu hệ
thống đèn chiếu sáng, rèm che, kho tủ chứa thiết bị .
* Phòng thí nghiệm và phòng bộ môn :
-Trên cơ sở một phòng học hoàn chỉnh thì trường THPTC Nghĩa Hưng đã
có :
- Phòng học thực hành phục vụ cho các môn: như Phòng thí nghiệm lý,
hoá, sinh, Sử, Địa, phòng nghe nhìn, Phòng học tin
Trong mỗi phòng cần trang bị :
+ Hệ thống cung cấp điện an toàn đến bàn học sinh
+Hệ thống nước cho từng dãy bàn
+Hệ thống cấp khí đốt chung cho cả phòng
+Hệ thống màn che tối để làm thí nghiệm quang học , chưa có
+Phòng kho chứa TBDH có cửa thông sang phòng thí nghiệm, phòng học bộ
môn
+Hệ thống đảm bảo an toàn chống mất cắp, chống hoả hoạn, chống xâm thực
môi trường.
+Hệ thống trang bị kỹ thuật đặt tại chỗ (máy chiếu, màn ảnh, máy tính vidio,
bàn có bánh xe và các thiết bị hỗ trợ khác….).
1.2.2 . Quản lý thư viện trường học :
Tổ chức thư viện : đã được xây dựng như một điểm văn hoá cao nhất của
trường. Theo tôi thiết bị thư viện bao gồm : Tủ, giá kệ sách, tủ thư mục, bàn
7
ghế đọc sách, báo tra cứu tài liệu, có ánh sáng tốt có các loại sổ sách quản lý
thư viện.
Phần này nhà trường cần nâng cấp hoàn thiện dần.Phấn đấu đạt
thư viện điện tử chuẩn trong năm 2015
Người giữ thư viện: cần phải đi học thêm để sử dụng điều hành thư viện
điện tử cho phù hợp. Trước mắt cần sắp xếp khoa học, phân loại sách báo, tạp
chí sao cho dễ sử dụng, dễ tìm. Cần có khoảng trống trong mỗi bộ phận sách
để tiếp nhận sách mới và thiết lập quy trình bổ sung sách thường xuyên .
-Lựa chọn sách cho thư viện : cần có nội dung đặc trưng về GD&ĐT và xã
hội. Kiên quyết loại trừ sách có nội dung xấu khỏi thư viện, hạn chế sách báo
có nội dung xa với chức năng nhiệm vụ của một thư viện trường học .
-Phát huy hiệu quả sử dụng của thư viện, bằng các hình thức sử dụng sách
linh hoạt như đọc tại chỗ, cho mượn, thuê, xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách
cá nhân .
1.2.3. Quản lý thiết bị dạy học ;
Để đạt được một hệ thống trang thiết bị hoàn chỉnh cho dạy và học
là một việc lâu dài và tốn kém.Theo tôi phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn
giản đến hiện đại, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa , vào
việc thực hiện cải tiến và đổi mới phương pháp GD mới có thể thực hiện
được. Mặt khác phải dựa vào các nguồn nhân lực khác nhau : Nhà nước,
nhân dân, thày và trò, mua sẵn, tự làm, sưu tầm tận dụng những máy móc vật
liệu phế thải trong đời sống nhưng còn có ích cho nhà trường .
-Nâng cao dần tỷ lệ bài học có thực nghiệm theo quy định của
chương trình, tăng cường việc thực hành của học sinh, làm ngắn lại con
đường đạt được sự hiểu biết, tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức.
Yêu cầu giáo viên lên lớp trong các tiết dạy phải sử dung TBDH cần thiết,
nghiêm túc làm tốt các bài thực hành cho học sinh, và cũng phải quản lý bằng
thi đua một cách chặt chẽ mới có hiệu quả. Ai là người trực tiếp theo dõi vấn
8
đề này. Tất cả đều phải làm rõ trách nhiệm và bắt buộc thực hiện trong thời
gian một tuần, tháng, học kì như thế nào .
Có như thế bằng thực nghiệm và trực quan thực hành mới tạo ra
hoạt động toàn diện (vận động và tư duy ) tích cực của người học, giúp học
sinh tự tìm ra vấn đề cho chính mình một cách chủ động : Tôi làm, tôi hiểu
Do những yêu cầu của trên mà trường THPTC nghĩa Hưng sau khi
rà soát lại các yêu cầu CSVC&TBDH trong thời gian qua nhờ sự quan tâm
của Sở GD&ĐT, của Tỉnh, Huyện đã bổ sung các điều kiện:
-Phòng đựng TBDH
-Phòng thí nghiệm chuẩn . hệ thống phòng bộ môn đủ tiêu chuẩn .
-Thiết bị dạy học các bộ môn .
- Các dụng cụ thí nghiệm tái tạo các quy luật ,các sự vật hiện tượng
tự nhiên cũng như sự vận động của chúng.
-Các phương tiện kỹ thuật .
-Những điều kiện hỗ trợ khác như hệ thống điện , nước , phòng
chuẩn bị .
+ một số còn thiếu, chưa hoàn thiện:
-Các tài liệu trực quan (tranh ảnh ,bản đồ , biểu bảng …)-còn nghèo
nàn
-Các mô hình tự nhiên và nhân tạo( chưa có)
-Các dụng cụ thí nghiệm tái tạo các quy luật ,các sự vật hiện tượng
tự nhiên cũng như sự vận động của chúng.
- Đặc biệt chuẩn về nguồn lực cho việc cải cách giáo dục trong
những năm tiếp theo.
- Trình độ sử dụng TBDH cho từng bộ môn của nhân viên TBTN,
kể cả giáo viên
2/ Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
9
2.1. Nội dung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC TBDH .
2.1.1 Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về quản lý để nâng cao hiệu
quả sử dụng CSVCvà TBDH:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC&TBDH đòi hỏi người cán bộ quản
lý:
* Trước hết phải có nhận thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực
quản lý và có trình độ vững vàng về nghiệp vụ quản lý chuyên ngành vì vậy
người quản lý trước hết :
*Phải thu thập và xử lý thông tin có liên quan thông qua các tài liệu sách
báo phương tiện thông tin đại chúng.
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các tài liệu về quản lý giáo dục
*Tham gia các đợt tập huấn chuyên đề hội thảo báo cáo khoa học hay các lớp
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tập trung .
*Tham quan học tập các trường có CSVC và phương pháp quản lý tốt.
*Tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hằng ngày.
*Tập hợp được sự đóng góp trí tuệ của cộng sự .
*Đặc biệt người quản lý phải có trách nhiệm ,có biện pháp nâng cao nhận
thức cho cán bộ,giáo viên và người khác có liên quan .
2.1.2. Nâng cao kỹ năng quản lý :
*Phải nắm vững bản danh mục trong TBDH do Bộ GD&ĐT ban hành điều
lệ nhà trường do Bộ ban hành .
*Phải quan tâm đến chất lượng, quy cách và sự đồng bộ của trường sở, tình
hình bảo dưỡng sửa chữa trường học, công tác bảo vệ hằng ngày, nền nếp
lớp học, phòng thí nghiệm .
*Giấy tờ sở hữu đất , chủ sở đất ,quy định về nhà đất .
*Việc lựa chọn SGK, sách tham khảo, tổ chức một thư viện nhà trường, tủ
giá bàn ghế cho thư viện, phòng đọc cho GV&HS phương thức sử dụng sách,
10
biện pháp tăng cường sách cho thư viện, sự phù hợp với yêu cầu chuyên môn,
mua sách giáo khoa và đồ dùng dạy học cá nhân, học sinh .
*Kiểm tra xem Thiết bị dạy học có nguồn gốc, chất lượng như thế nào sự bảo
quản sử dụng các chủng loại . Kinh phí nào để mua thiết bị dạy học bù đắp
cho sự hao phí khi sử dụng, vai trò TBDH của GV&HS tự làm .
-Công tác kiểm tra. kiểm kê, đánh giá. Các loại sổ sách theo dõi để quản lý
tài sản và quản lý hoạt động .
-Tại các phòng thí nghiệm, thực hành có treo nội quy, sổ ghi đầu bài theo dõi
từng tiết học.
** Như vậy người quản lý phải có phương pháp và phương tiện để quản lý
công việc của mình như sổ ghi chép, phân loại , sử dụng máy vi tính đặc biệt
xây dựng một mạng lưới quản lý cho từng môn học, xây dựng các tiểu ban
quản lý thật tin tưởng….
2.1.3. Lập kế hoạch :
*Các căn cứ :
-Phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, quy chế hiện hành .
-Căn cứ vào trình độ nhận thức chuyên môn, ý thức thái độ đối với công việc
của tập thể, cá nhân cán bộ,giáo viên.
*Điều tra thực trạng về CSVC&TBDH :
-Tình trạng của TBDH(thiếu ,đủ ,chất lượng , sự đồng bộ giữa sách , thiết
bị ,trình độ của giáo viên …),điều kiện bảo quản, sử dụng .
-Thực trạng của việc dạy học :((Vẫn còn dạy chay nhiều, ít sử dụng TBDH )
*Điều kiện về nguồn nhân lực :
-Nguồn tài chính chủ yếu từ ngân sách Nhà Nước
-Sự ủng hộ từ bên ngoài : như học sinh cũ thành đạt, tài trợ để xây dựng hệ
thống điện, phòng thí nghiệm, mua TBDH, cho mượn thiết bị dạy học, hoặc
ủng hộ lao động kỹ thuật
11
*Nội dung bản kế hoạch :
-Mục đích : Tăng cường trực quan , chống dạy chay , tổ chức cho học sinh
hoạt động bằng vệc làm, cụ thể tạo cơ hội tự khám phá , sáng tạo trong hoạt
động nhận thức, rèn kỹ năng tư duy, sự khéo léo chân tay , kỹ năng quan sát,
nhận xét …bằng cách tăng cường thực hành thí nghiệm với nhiều hình thức
sinh động trong quá trình học tập với nội dung :
-Phổ biến học tập các quy định về chuyên môn của các cấp , trường .
-Tăng cường vai trò của các tổ chuyên môn nhất là các đồng chí Tổ trưởng
bộ môn
-Tổ chức hội thảo về TBDH và đổi mới phương pháp dạy học .
-Cải tạo sửa chữa , mua sắm bổ sung các điều kiện cần thiết cho việc sử
dụng thuận lợi TBDH ở các lớp học, phòng chức năng như điện, nước, ánh
sáng, màn che sáng
2.2. Giải pháp thực hiện kế hoạch :
-Chấp hành các quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT, quy chế tài sản tài
chính nhà nước.
-Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, huy động nguồn lực tại chỗ từ nhân dân
các tổ chức khác
-Tổ chức bộ máy thực hiện, làm rõ nhiệm vụ của từng người :Người quản lý
chung, Tổ trưởng bộ môn, Giáo viên từng tổ . Lập sổ theo dõi việc sử dụng
TBDH của tổ đối với từng giáo vên . Nhà trường quản lý bằng thi đua giữa
các tổ, chọn ra những cá nhân xuất sắc trong việc sử dụng TBDH hàng năm
Người giữ TBDH...làm việc gì, đến học sinh, người bảo vệ đêm ngày , cần
cụ thể, chi tiết để quy trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản TBDH,
CSVCtrường lớp hàng ngày.
-Động viên thi đua về vật chất và tinh thần (thi đua phải chính xác, công
bằng khen, chê kịp thời, đúng người , đúng việc );có như thế mới động viên
12
được quần chúng thúc đẩy được phong trào thực hiện kế hoạch ngày càng
có hiệu quả hơn.
-Tham quan học tập kinh nghiệm .
-Tổ chức chuyên gia báo cáo về các vấn đề chuyên môn , kinh nghiệm học
tập .
-Hội giảng , tổ chức Hội thi GVG chú trọng đến vấn đề sử dụng TBDH trong
giờ giảng, rút kinh nghiệm .
-Kiểm tra thường xuyên và định kỳ , đột xuất những mặt công tác đã đề ra
như CSVC các lớp học theo biểu điểm cụ thể, kiểm kê tài sản các phòng chức
năng, phòng kho có đánh giá,rút kinh nghiệm cho bước mới của kế hoạch.
-Sưu tầm và xây dựng những bộ tư liệu để hỗ trợ giải quyết các câu hỏi về
chuyên môn kiến thức, bồi dưỡng lý luận , nghiệp vụ cho giáo viên , phát huy
sáng kiến kinh nghiệm nội bộ .
*Sau khi thực hiện kế hoạch phải kiểm điểm lại toàn bộ những việc đã làm và
những việc chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân thành công ,thất bại rút
kinh nghiệm
** Như vây theo tôi để quản lý một khối lượng công việc lớn đó, thì người
quản lý không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn ,
nghiệp vụ và bản lĩnh của người lãnh đạo, nỗ lực lớn cho mục đích : Tất cả vì
sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai thì mới làm được. Đây là một điều kiện
tiên quyết, để thành công trong việc quản lý nâng cao hiệu quả
sử
CSVC&TBDH phục vụ giáo dục. Thực tiễn cho thấy rằng: ở đâu có cán bộ
quản lý có ý thức đầy đủ có tâm, có tầm , có những quyết định đúng đắn , có
ý đồ chuyên môn rõ rệt, biết dựa vào đội ngũ giáo viên , biết phát huy tính
chủ động, sáng tạo của họ, thì ở đó các nhiệm vụ về bảo quản, sử dụng
CSVC&TBDH sẽ được thực hiện thành công.
13
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1.Hiệu quả kinh tế
*Nâng cao hiệu quả sử dụng CSVCvà TBDH :
Từ trong công việc, đã giúp cho tôi nảy sinh sáng tạo và có kinh nghiệm
dần, thực tế bản thân tôi đã chỉ đạo để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC&
TBDH hiện đại áp dụng trong trường học, đã có kết quả rõ rệt :
+ Tận dụng cơ sở vật chất, và TBDH hiện có và tự làm để dậy học, tiết
kiệm tiền của, chống lãng phí tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm
+ Đã nâng cao ý thức của mỗi giáo viên, học sinh trong việc bảo quản
CSVC và tích cực sử dụng TBDH, số lượng các tiết học có thực nghiệm
ngày càng tăng lên, các mô hình, tranh ảnh được các giáo viên sử dụng nhiều
để dạy cho các em thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học “Bàn tay
nặn bột”…thực sự đã giúp các em rút ngắn được con đường nhận thức , phát
huy năng lực học sinh đáp ứng ngày càng cao yêu cầu về đổi mới căn bản
toàn diện về giáo dục đúng theo tinh thần theo Nghị quyết 29 của Ban chấp
hành trung ương Đảng khoá VIII
*Về xây dựng :
+ TrườngTHPTC Nghĩa Hưng đã bắt đầu từng bước tiết kiệm để xây
dựng CSVC&TBDH theo hướng chuẩn hoá: từ cảnh quan bên ngoài …đến
nội thất bên trong đều thống nhất và trang trí có thẩm mỹ.
+ Hoàn thiện dần hàng rào bảo vệ, cổng ra vào , sân chơi các phòng lớp
học, phòng học bộ môn đã đáp ứng ngày càng khang chang xanh-sạch -đẹp
+ Đã tận dụng nguồn ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực từ nhân
dân, từ các tổ chức tài trợ khác, xây dựng các công trình thiết thực phục vụ
cho dạy và học.Trong thời gian gần đây nhà trường đã được các cấp quan
tâm cho sửa chữa 24 phòng lớp học đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo
viên .
14
+ Xây mới khu nhà công vụ cho giáo viên giúp các đồng chí có nơi ăn,
trốn ở cao ráo thoáng mát, yên tâm công tác giảng dạy.
*Về bảo quản CSVC
+ Cơ sở vật chất hằng năm đều được bảo vệ :hạn chế tối đa hỏng hóc ,
mất mát;
+ Trường, lớp luôn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ hơn, bàn
ghế sửa chữa nâng cấp không để hư hỏng mất thẩm mỹ ;
+ thúc đẩy thi đua trong cán bộ giáo viên và học sinh, các em học sinh tự
giác giữ gìn CSVC lớp học của mình cũng như bảo quản các thiết bị dạy học,
thiết bị thực hành sau mỗi giờ học .
2. Về mặt xã hội:
Qua thực tế : thúc đẩy thi đua trong việc sử dụng hiệu quả bảo vệ CSVC
lớp học, các TBDH đối với khối học sinh mang tính giáo dục cao, tăng dần
hàng năm về ý thức trách nhiệm của người dạy và người học với nhiệm vụ
dạy và học trong nhà trường THPT;
+ Góp phần to lớn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bởi quan trọng là:
qua cách quản lý, giáo dục của người lãnh đạo mà giáo viê , học sinh đã hiểu,
nâng cao nhận thức : Họ biết được mình đang ở đâu trong xã hội, họ cần
phải làm gì, làm như thế nào với bất kì công việc nào trong cuộc sống, và họ
đều phải làm làm tốt hơn sau mỗi ngày, sau mỗi công việc để họ hoàn thiện
bản thân tiến tới cái đích , tầm cao của một con người mới hiện đại trong một
thời đại mới mà nền công nghệ thông tin đang bùng nổ;
+ Đặc biệt góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước, tạo ra những
con người có chuyên môn cao và ngày càng chuyên hoá trong công việc, giúp
đất nước thoát khỏi đói nghèo , tránh được tụt hậu so với các nước tiên tiến
trên thế giới.
IV/ CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.
15
Tôi cam kết: báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trên được đúc rút ra từ thực tế việc
quản lý chỉ đạo mà bản thân tôi đã và đang làm , cũng như qua nhiều năm tôi trăn
trở suy nghĩ
và đã nhận thức sâu sắc vấn đề trên ngay từ khi mới vào ngành và
tôi tự viết, chỉnh sửa bổ sung nhiều năm, hoàn toàn không sao chép, nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghĩa Hưng, ngày 6 tháng 6 năm 2016
Người viết
Trần Thị Sự
16