Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Hiện trạng việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến du lịch ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.13 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH
---------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: Quản trị kinh doanh điểm đến
Tên bài tiểu luận: Hiện trạng việc phát triển sản
phẩm du lịch tại điểm đến du lịch Ninh Bình
Giảng viên: Phạm Trần Thăng Long
Sinh viên: Lê Cẩm Nhung
Mã: A26593
Lớp: Điểm đến .1

Hà Nội ngày 09 tháng 03 năm 2017

Mục lục


Chương 1. Những lí luận cơ bản về việc đánh giá tiềm năng phát triển
sản phẩm du lịch điểm đến........................................................................
2
1. Đánh giá thực trạng điểm đến du lịch....................................................
2
2. Hiện trạng việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến du lịch..........
13
3. Những ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch............................................
15
4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch...............
18
Chương 2. Hiện trạng việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến du
lịch Ninh Bình...........................................................................................


19
1. Tổng quan về du lịch Ninh Bình ..........................................................
19
2. Đánh giá thực trạng du lịch tại Ninh Bình.............................................
25
3. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại Hạ Long:..............
30

2

2


Chương 3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tại Ninh Bình...............
34
Tài liệu tham khảo

Chương 1. Những lí luận cơ bản về việc đánh giá tiềm năng
phát triển sản phẩm du lịch điểm đến
1. Đánh giá thực trạng điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch cần được đánh giá, xếp hạng trong bản đồ du lịch
quốc tế, trong nước và được đánh giá bởi cảm nhận của khách du lịch.
Người ta có thể tiến hành nhiều phương pháp phân tích điểm đến nhằm xác
định cơ hội phát triển sản phẩm du lịch, đó là:
- Môi trường chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội và công nghệ cho phát
triển du lịch. Người ta có thể sử dụng phương pháp phân tích PEST: Chính
trị(Political), kinh tế(Economic), văn hóa, xã hội(Sociocultural) và công
nghệ(Technological);
-Vị thế cạnh tranh của điểm đến, được xác định thông qua phương
pháp phân tích SWOT, điểm mạnh(Strengths),điểm yếu(Wealknesses),cơ

hội(Opportunities) và thách thức(Threats).

3

3


- Vòng đời phát triển du lịch của điểm đến du lịch (TALC);
-Những thách thức về phát triển thị trường, phát triển sản phẩm du
lịch hay cả hai loại thách thức trên nhờ vào ma trận Ansoff.
-Những sản phẩm du lịch hiện có nằm ở đâu trong ma trận BCG
Xuất phát từ những phân tích này, cần so sánh với các yếu tố mang
tính quyết định như: điểm đến du lịch được định vị và được chuẩn bị như thế
nào để đối mặt với các thách thức, vị trí của nó trong vòng đời phát triển du
lịch như thế nào.

1.1. Phân tích môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và công
nghệ cho sự phát triển du lịch( PEST)
Một yêu cầu cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch là tìm hiểu môi
trường vĩ mô. Phương pháp phân tích(PEST), phù hợp cho điểm đến du lịch
để xác định phương hướng phát triển. Phân tích PEST là bước đầu tiên của
quá trình xây dựng kế hoạch nhằm xác định nền tảng cho sự phát triển của
một ngành như du lịch.
Những yếu tố căn bản giúp phát triển điểm đến du lịch cần xem xét
bao gồm:
Về chính trị
- Sự ổn định môi trường chính trị;
- Ảnh hưởng của chính sách Nhà nước đến những điều luật hoặc các
cơ chế, chính sách khuyến khích kinh doanh du lịch;
- Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, trong đó vị thế của

ngành du lịch được quan tâm và coi đây như một động lực phát triển các
ngành;
4

4


- Các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, chính
sách về: thuế, sử dụng lao động, đầu tư nước ngoài và những lĩnh vực khác
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động du lịch;
- Sự can thiệp của Nhà Nước đến những những định chế kinh tế như:
WTO, EU, ASEAN và các định chế của các tổ chức quốc tế khác.
Về kinh tế:
Nghiên cứu tình trạng của nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh
trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt khi hướng tới thị trường du lịch khu vực
và quốc tế. Các yếu tố cơ bản cần được xem xét bao gồm:
- Chu kỳ kinh doanh.
- Lãi suất;
- Lạm phát;
- Tỉ giá hối đoái;
- Mức độ việc làm trên vốn;
- Chi phí lao động.
- Mức thu nhập trên GDP;
- Chi phí năng lượng sẵn có.
Về văn hóa xã hội:
Những ảnh hưởng của văn hóa và xã hội lên hoạt động du lịch ở mỗi
nước là khác nhau. Tuy nhiên, những yếu tố cần xem xét bao gồm:
- Cơ cấu và xu hướng phát triển dân số theo tuổi, nghề nghiệp
- Vai trò của nam giới và phụ nữ trong xã hội.
- Tôn giáo và các tập quán;

5

5


- Chế độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi;
- Các vấn đề về vệ sinh và sức khỏe;
- Các vấn đề ngôn ngữ;
Về công nghệ:
Công nghệ là một yếu tố quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác. Những yếu tố sau
cần được đánh giá:
- Nỗ lực của Nhà nước trong việc phát triển công nghệ trong ngành du
lịch;
- Tốc độ chuyển giao công nghệ tới các tổ chức tham gia kinh doanh
du lịch;
- Sử dụng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ rẻ hơn với chất
lượng cao hơn;
- Sử dụng công nghệ trong phát triển những sản phẩm mang tính sáng
tạo cao hơn, và trong việc phân phối dịch vụ
- Sử dụng công nghệ nhằm giao tiếp trực tiếp với khách hàng hiện tại
và khách hàng tiềm năng.
Phương pháp phân tích PEST tập trung vào năm bước chính:
-Tìm hiểu những xu hướng nổi bật của mỗi phạm trù (chính trị, công
nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội) ảnh hưởng đến du lịch tại điểm đến.
-Tìm hiểu các xu hướng phụ thuộc giữa các phạm trù.
-Chọn lọc những vấn đề nổi bật từ các xu hướng đã được xác định.
- Dự báo phương hướng phát triển của các vấn đề này.
6

6



-Đánh giá ảnh hưởng đến điểm đến du lịch và sự phát triển sản phẩm
du lịch.

1.2. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một phương pháp phát triển được sử dụng để đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với một dự án hay hoạt
động kinh doanh. Phân tích này bao gồm việc xác định mục tiêu phát triển
du lịch tại điểm đến, xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu.
Sơ đồ 5: Phân tích SWOT

7

7


Điểm mạnh

BÊN TRONG

Điểm yếu

SWOT

Cơ hội

BÊN NGOÀI


Thách thức

Nguồn: Handbook on Tourism Product Development, WTO, 2011

Điểm mạnh
8

8


Những đặc điểm của điểm đến du lịch đã được phát huy hoặc nên
được phát huy để thu hút khách, đặc biệt là khi những đặc điểm này là lợi
thế của điểm đến so với các điểm đến du lịch khác.
Điểm yếu
Các đặc điểm khiến cho điểm đến du lịch kém thu hút hơn so với các
địa điểm khách.
Cơ hội
Những cơ hội đến từ môi trường bên ngoài giúp thu hút thêm khách và
tăng tiêu dùng của khách, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của điểm đến du
lịch.
Thách thức
Những yếu tố bên ngoài - môi trường kinh doanh du lịch - có thể hạn
chế sự phát triển của điểm đến du lịch.
Mục đích của phân tích SWOT nhằm xác định vị thế cạnh tranh của
điểm đến du lịch, từ đó phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng chiến lược
marketing phù hợp để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
Bằng việc đánh giá vị thế cạnh tranh cần xác định những đặc điểm
nào của điểm đến du lịch là:
- Điểm mạnh chính
- Điểm mạnh phụ

- Yếu tố trung gian
- Điểm yếu phụ
- Điểm yếu chính
9

9


Bằng cách tổng hợp một bức tranh tổng thể về những cơ hội và thách
thức của một điểm đến phải đối mặt, mức độ cạnh tranh của điểm đến có thể
được đánh giá:
- Lý tưởng: nhiều cơ hội và ít thách thức.
-Suy đoán: nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức.
- Bão hòa: ít cơ hội và cũng ít thách thức.
- Rắc rối: ít cơ hội và nhiều thách thức.
Để phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến thành công, việc định vị
và lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu không chỉ phụ thuộc vào xu
hướng thị trường mà còn phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người
dân địa phương.Do đó, ngoài việc xây dựng một chiến lược phù hợp với địa
phương và khách, các nhà hoạch định cần nghiên cứu các điểm đến của đối
thủ cạnh tranh và đánh giá cụ thể cho từng chủng loại sản phẩm và phân
khúc thị trường.

1.3. Phân tích vòng đời phát triển của điểm đến du lịch (TALC)
Các điểm đến du lịch bao giờ cũng có vòng đời phát triển. Vòng đời
phát triển của điểm đến du lịch bao gồm các giai đoạn sau:
-Giai đoạn đầu - phát triển bùng nổ (exploration), điểm đến du lịch
được coi là chưa nổi tiếng so với đối thủ cạnh tranh, có ít khách du lịch do
hạn chế về giao thông và cơ sở vật chất.
-Giai đoạn phát triển (development). Với hình thức quảng cáo truyền

miệng của khách du lịch kết hợp với các hoạt động quảng bá trên phương
tiện truyền thông,việc tăng thêm các hoạt động giải trí và hoàn thiện về giao
thông,lượng khách du lịch đã tăng dần.
10

10


-Giai đoạn bão hòa (stagnation). Lượng khách du lịch tăng lên, điểm
đến trở nên thịnh vượng.Tuy nhiên, nếu vấn đề tăng trưởng không được
quản lý và định hướng tốt dẫn đến quá tải và phát triển không bền vững.
Điều này làm vừa làm giảm sự hài lòng của khách du lịch, vừa làm giảm sự
đồng thuận của người dân địa phương.
Trong quá khứ từ giai đoạn bùng nổ đến bão hòa trải dài trong hàng
chục năm, thậm chí hàng trăm năm, nhưng ngày nay, tốc độ bão hòa có thể
đến rất nhanh do tác động của công nghệ thông tin và đặc biệt là về tình hình
giao thông và khả năng vận chuyển khách.
- Giai đoạn phục hồi (rejuvenation). Khi đạt đến điểm bão hòa, điểm
đến du lịch có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau tiếp tục phát triển. Đó
là:
- Phát triển sản phẩm du lịch mới phục vụ phân khúc thị trường khác;
- Mở rộng diện tích phục vụ của điểm đến để giải tỏa áp lực của các
khu vực đã bão hòa;
- Sử dụng các tiến bộ công nghệ mới, hoặc
- Cải thiện cơ sở vật chất để tăng khả năng phục vụ.

1.4. Ma trận Ansoff
Các yếu tố trên thị trường thường xuyên thay đổi: thị trường và cơ hội
phát triển sản phẩm tăng rồi giảm.Vì vậy việc phát triển sản phẩm du lịch
trong điểm đến phải dựa trên các nguyên tắc sau:

-Cung cấp sản phẩm thích hợp tại thời điểm thích hợp với phân phúc
thị trường thích hợp để đảm bảo thành công của điểm đến du lịch.

11

11


-Các sản phẩm du lịch đang mang lại lợi nhuận được kỳ vọng là tiếp tục
mang lại lợi nhuận dưới áp lực cạnh tranh.
- Phát triển những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi của
khách hàng cũng như điều kiện thị trường.
Việc lựa chọn phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến được tập hợp
trong mô hình bốn lựa chọn của Ansoff (1987). Đó là:
- Thâm nhập:
Một địa điểm nghỉ dưỡng ven biển không hài lòng với mức thị phần
của mình so với đối thủ cạnh tranh nên đã quyết định thực hiện một chiến
lược marketing nhằm vào các phân khúc thị trường hiện tại với mục tiêu
tăng thị phần.
- Phát triển sản phẩm:
Cũng địa điểm nghỉ dưỡng ven biển này, bằng việc nhận thấy rằng
trong thế kỉ 21, khách nghỉ ngày càng yêu cầu cao hơn, nên đã phát triển một
chương trình du lịch biển dành cho phân khúc khách hàng hiện tại những
người bắt đầu nghĩ rằng điểm đến du lịch này đang ngày càng trở nên nhàm
chán.
- Phát triển thị trường:
Một điểm đến thường thu hút khách hàng hiện tại bằng vị trí địa lý
đặc biệt của mình, đồng thời cần hướng tới thu hút phân khúc thị trường
mục tiêu khác, đặc biệt khi điểm đến này có tính mùa vụ cao.
-Khác biệt hóa:

Thông thường một điểm đến phát triển sản phẩm du lịch dành riêng
cho khách du lịch ở thị trường lân cận. Nhưng với nguồn tài nguyên khác có
12

12


thể thu hút khách và phục vụ nhu cầu du lịch của một phân khúc thị trường
rộng hơn.Ví dụ: một điểm đến du lịch ven biển nhận thấy rằng sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt đang làm giảm khả năng khác biệt hóa nên đã tập trung
vào việc quảng bá tài nguyên thiên nhiên hoặc di sản văn hóa để thu hút
những phân khúc thị trường khác nhau.
Cần nhận thức rằng, tính sáng tạo, sự khác biệt và tính xác thực trong
việc phát triển sản phẩm du lịch là những chìa khóa quan trọng để kéo dài
vòng đời sản phẩm du lịch và chu kỳ phát triển của điểm đến.

mẩ h p n ả S

Sơ đồ 7: Ma trận Ansoff

Mới

Mới

Đang tồn tại

Đa dạng hóa

Phát triển sản phẩm


Tung ra sản phẩm mới cho Đưa sản phẩm mới vào thị
thị trường mới

trường hiện tại

Phát triển thị trường

Thâm nhập

Đang tồn Định vị lại và đưa sản Cải tiến sản phẩm hiện có và
tại

phẩm hiện tại tấn công thị quảng bá mạnh mẽ sản phẩm
trường mới

trên thị trường hiện tại

Nguồn: Ansoff

1.5. Ma trận BCG (Boston Consulting Group)
Bất cứ doanh nghiệp phát triển nhiều hoạt động(sản phẩm) kinh
doanh du lịch(hoặc điểm đến du lịch), đều phải có phát triển chiến lược
riêng cho mỗi hoạt động(sản phẩm) và chiến lược chung cho toàn doanh
nghiệp. Các phương pháp phân tích cần quan tâm đến các yếu tố sau:
13

13


- Thị phần của từng hoạt động(sản phẩm)

- Dung lượng thị trường, mức độ tăng trưởng và giai đoạn của vòng đời sản
phẩm;
- Dòng tiền trong kinh doanh.
- Tỉ suất hoàn vốn đầu tư;
- Năng lực cạnh tranh;
Ma trận BCG này được chia làm bốn trường hợp như sau:
-Sản phẩm tương đối mới với thị phần tốt trên thị trường đang tăng
trưởng (ngôi sao);
-Sản phẩm mang lại lợi nhuận với thị phần ổn định trên thị trường bão
hòa (bò sữa);
-Sản phẩm có thị phần khiêm tốn trên thị trường đang tăng trưởng
mạnh (dấu hỏi);
-Sản phẩm có thị phần thấp trên thị trường đang suy thoái và lợi
nhuận kém (con chó).
Một chiến lược marketing phải đảm bảo tăng cường hoặc duy trì hoạt động
hỗ trợ cho các sản phẩm "ngôi sao" (ngay từ thời điểm thị trường phát triển
mạnh và mang lại lợi nhuận, dẫn đến việc nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập
và đầu tư thêm để tăng thị phần) và "dấu hỏi" (nhằm giành thị phần cao hơn
trên những thị trường hấp dẫn).Nhưng cần giảm bớt đầu tư vào "bò sữa" (khi
tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp khiến cho thị trường trở nên kém hấp
dẫn đối thủ cạnh tranh), và bỏ qua hay kết thúc tất cả những sản phẩm "con
chó".

14

14


Ma trận BCG là một công cụ xây dựng kế hoạch marketing và giúp điểm
đến du lịch xác định cần phải tập trung nguồn lực phát triển vào đâu. Việc

phát triển những sản phẩm thuộc nhóm "ngôi sao" và "dấu hỏi" sẽ làm tăng
tính hấp dẫn của điểm đến du lịch, giúp điểm đến này duy trì và tăng thị
phần một cách chắc chắn. Nếu đầu tư vào những sản phẩm thuộc nhóm "bò
sữa", nhà quản trị điểm đến nên chú ý đến việc làm mới sản phẩm cung cấp
thông qua việc nâng cấp và hiện đại hóa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng
của sản phẩm này.

2. Hiện trạng việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến du lịch.
Bằng việc sử dụng những công cụ phân tích trên, việc xây dựng kế
hoạch phát triển sản phẩm tại điểm đến có thể xác định được:
-Vị trí hiện tại, và mức độ hoạt động (performance) của mình.
-Những định hướng phát triển chiến lược về sản phẩm và thị trường
phù hợp với điểm đến để đạt được sự phát triển bền vững trong hoạt động du
lịch.
Điều quan trọng của phân tích sẽ giúp các nhà quản trị điểm đến du
lịch xác định được cơ hội để phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
thị trường.
Các nhà quản trị điểm đến cần phải tổng hợp tất cả những kết quả
phân tích vào một bảng dưới đây:
Bảng 1. Danh mục phát triển sản phẩm du lịch
Giao thông

-

Cơ sở hạ tầng giao thông – Các loại phương tiện vận
chuyển

-

15


Mức độ phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ hành bên
15


ngoài
Nguồn lực/ Sản

-

Các loại và chất lượng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa

phẩm hiện tại

-

Mức độ đa dạng của sản phẩm hiện tại đang cung cấp cho
du khách

-

Mức độ tập trung về mặt địa lý của sản phẩm cung cấp

-

Hỗ trợ hậu cần, đào tạo và nguồn nhân lực cho ngành du
lịch

Cầu


-Quy mô và xu hướng của cầu thị trường hiện tại - và dự
báo tăng
-

trưởng

Thị trường và các cơ hội phát triển sản phẩm - tác động
đến sự tăng trưởng của ngành du lịch

Cung

-

Các thị trường hiện tại và có thể trong tương lai

-

Vị trí trong chu kỳ phát triển của điểm đến du lịch

-

Phương thức quản lý và mức độ tập trung

-

Những ưu đãi hiện tại và chính sách cho sự phát triển du
lịch

-


Điều kiện mở cửa thị trường du lịch, ví dụ như việc xin
thị thực của khách du lịch nước ngoài.

Du
tổng

lịch
thể

trong

-

Kịch bản phát triển kinh tế của điểm đến du lịch

phát

-

Mức độ quan trọng tương đối của du lịch trong hoạt động

triển kinh tế vùng

phát triển kinh tế hiện tại
-

Cơ cấu thị trường

-


Mức độ và chất lượng của kĩ năng quản trị, đổi mới và
giáo dục

16

16


Những tiềm năng được nhận dạng đến thời điểm này vẫn mang tính lý
thuyết. Các nhà quản trị điểm đến không chỉ cần đối chiếu với những chính
sách và ưu tiên của việc phát triển kinh tế tổng thể mà cần xác định những
ưu tiên của điểm đến du lịch đồng thời phải đánh giá và đối chiếu đến hệ quả
môi trường và văn hóa xã hội của việc phát triển sản phẩm du lịch.
Nhà quản trị kinh doanh điểm đến cần thực hiện việc đánh giá rộng
hơn tất cả các yếu tố về tiềm năng thị trường, các đặc điểm của điểm đến để
xác định bản chất của sản phẩm cần phát triển, làm cách nào để giới thiệu và
quảng bá sản phẩm này. Việc lấy ý kiến tham khảo các bên liên quan, doanh
nghiệp tư nhân và cộng đồng địa phương cần được thực hiện để chắc chắn
rằng loại hình và quy mô của sản phẩm định phát triển sẽ phù hợp với nhu
cầu của họ.

3. Những ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch
Sau khi xác định những cơ hội phát triển sản phẩm, bước tiếp theo là
đánh giá việc tận dụng những cơ hội này dựa trên chính sách và mục tiêu
phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến.
Hầu hết các điểm đến hỗ trợ các hoạt động du lịch vì mục tiêu lợi
nhuận và có nhiều cách để đạt được cùng mục tiêu.
Cách thứ nhất, các nhà quản nhà nước đến coi du lịch là hoạt động kinh
doanh của tư nhân và giữ mức độ can thiệp tối thiểu. Trong trường hợp này,
việc quản lý du lịch thông qua các biện pháp kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ

sở hạ tầng, về giao thông vận chuyển, các quy định pháp luật đối với doanh
nghiệp lữ hành, lưu trú..v.v và một mức độ nhất định về công tác marketing
điểm đến du lịch.
17

17


Cách thứ hai là các nhà quản lý nhà nước tích cực tham gia vào việc
thúc đẩy, tạo điều kiện, và hỗ trợ việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm
đến thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường phục vụ cho kinh doanh
du lịch tư nhân, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, tăng
cường các hoạt động xúc tiến du lịch,có chính sách ưu đãi về thuế và ưu đãi
khác cho việc phát triển sản phẩm tại điểm đến. Hầu hết chính phủ các quốc
gia đều nằm ở khoảng giữa hai thái cực này.
Vì lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước, chính phủ các nước thường có
hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất coi đầu tư nước ngoài là chìa khóa cho
sự phát triển du lịch coi hợp tác đầu tư với nước ngoài là chìa khóa cho sự
phát triển du lịch và quan điểm thứ hai coi khả năng thúc đẩy hoạt động kinh
tế - ở mức độ vừa và nhỏ - trong điểm đến du lịch và các cộng đồng dân cư
có ít cơ hội phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ có thể có nhiều mục tiêu khi phát triển ngành du lịch, được phân
cấp thành định hướng - mục đích - mục tiêu, đôi khi một số mục tiêu trong
số chúng yêu cầu những cách phát triển sản phẩm du lịch khác nhau. Chính
phủ có thể xây dựng tổ hợp các tiêu chí phục vụ cho việc quyết định có hỗ
trợ phát triển sản phẩm du lịch hay không và như thế nào. Các tiêu chí được
chia làm ba nhóm lớn - kinh tế, kinh tế-xã, quản lý và hợp tác. Đó là:
Về Kinh tế

18


-

Thu hút đầu tư nước ngoài.

-

Phát triển nhanh và rộng ngành du lịch.

-

Hỗ trợ thị trường: đa dạng hóa sản phẩm.

-

Hỗ trợ đổi mới sản phẩm.

18


-

Giảm rủi ro của việc tập trung quá mức vào một loại sản phẩm. Thông
qua nghiên cứu thị trường định hướng việc phát triển các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu và xu hướng thị trường.

-

Kéo dài thời mùa du lịch thông qua việc phát triển sản phẩm để kéo
dài hoạt động du lịch suốt năm.


-

Tăng việc làm, du lịch là một lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công.

-

Tăng cường các hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ nhằm đạt lợi ích
kinh tế cao hơn nhờ việc giảm hao hụt thất thoát và tăng tính liên kết.
Kinh tế-xã hội
-Tạo điều kiện phát triển vùng nhờ các dự án cải thiện giao thông tới

các vùng nông thôn, vùng ngoại ô trong kế hoạch phát triển du lịch.
-Hỗ trợ việc phát triển các sản phẩm có trách nhiệm xã hội.
-Hỗ trợ các dự án du lịch vì cộng đồng.
-Thực hiên công tác xóa đói, giảm nghèo thông qua các chương trình
phát triển du lịch cộng đồng hoặc du lịch bền vững.
-Tạo ra yếu tố thu hút nổi bật cho vùng như là một điểm đến trung tâm
của đất nước cho phép phát triển nhiều sản phẩm bổ sung.
Quản lý và hợp tác
-Đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích
kinh tế với việc giữ gìn tài nguyên môi trường và giá trị văn hóa cộng
đồng địa phương.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm cung cấp.

19

19



-Xây dựng hình ảnh cho điểm đến, vừa tạo ra lợi ích cho hoạt động
du lịch và vừa mang lại lợi ích cho việc đầu tư vào các ngành khác.
- Kết hợp phát triển sản phẩm du lịch với sản phẩm của các ngành
khác
- Cần có sự can thiệp của Nhà nước vào việc hỗ trợ phát triển sản
phẩm du lịch vốn nó không thể tự phát triển.
- Đảm bảo việc phát triển du lịch phù hợp với việc bảo vệ và gìn
giữ môi trường sinh thái, bảo tồn các di sản văn hóa và di chỉ lịch sử
của cộng đồng.
Những tiêu chí nêu giúp cho việc xác định những ưu tiên của điểm
đến trong việc phát triển du lịch và đặc biệt là phát triển sản phẩm du lịch.
4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch
Xây dựng và thực hiện kết hoạch phát triển sản phẩm du lịch là những
hoạt động quan trọng nhất của điểm đến khi tìm cách xây dựng ngành du
lịch đổi mới, nổi bật và phát triển. Khả năng của một điểm đến để thành
công trên cả hai hoạt động này thay đổi theo bốn trường hợp cơ bản đã được
Kotler và đồng nghiệp (2002) tổng hợp trong ma trận dưới đây:
Sơ đồ 9. Ma trận bốn khả năng của Kotler

20

20


Nguồn: Theo Kotler, Hamlin, Rein và Haider (2002)
-"Thua cuộc" là những điểm đến không có khả năng thực hiện đầy đủ
các điều kiện từ việc lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện. Trợ cấp và bồi
thường nhu cầu của cộng đồng dựa trên nền tảng "công bằng" hoặc "nhu
cầu".
-"Thất bại" là những điểm đến sở hữu khả năng suy nghĩ xây dựng kế

hoạch nhưng không có kĩ năng thực hiện kế hoạch này.
-"Đánh bạc" là những điểm đến có khả năng xây dựng kế hoạch kém
nhưng khả năng thực hiện cao.
- "Tăng trưởng" là những điểm đến có cả hai khả năng xây dựng kế
hoạch và thực hiện tốt kế hoạch này.Những điểm đến này, thường chính phủ
và các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường xây dựng kế hoạch dài hạn, khuyến
khích và thực hiện các chiến thuật và kế hoạch hành động.
Như vậy, đề phát triển và thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du
lịch tại điểm đến đòi hỏi nhà nước phải có chính sách rất cụ thể và rõ
ràng,các doanh nghiệp cũng như cộng đồng dân cư căn cứ vào chính sách đó
để thực thi kế hoạch nhằm thu được lợi nhuận cũng như đóng góp vào ngân
sách nhà nước.

Chương 2. Hiện trạng việc phát triển sản phẩm du lịch tại
điểm đến du lịch Ninh Bình
1. Tổng quan về du lịch Ninh Bình
Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những
lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Ninh Bình có 7 khu du lịch chính là:
21

21


• Khu du lịch sinh thái Tràng An – Tam Cốc Bích Động – Cố đô Hoa

Lư;
• Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình;
• Khu du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương – Kỳ Phú – hồ Đồng
Chương;
• Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà – động Vân Trình – khu bảo tồn

đất ngập nước Vân Long – chùa Địch Lộng – động Hoa Lư;
• Khu du lịch thị xã Tam Điệp – phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn;
• Khu du lịch hồ Yên Thắng – hồ Đồng Thái – động Mã Tiên;
• Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn.
Bên cạnh đó còn có hai điểm đến nổi tiếng với các giá trị tâm linh của cả
Đông và Tây là chùa Bái Đính và nhà thờ Phát Diệm. Không chỉ vậy, Ninh
Bình tự hào có Vân Long – khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước
lớn nhất đồng bằng Bắc bộ với hơn 30 loài động thực vật quý hiếm được ghi
vào sách đỏ Việt Nam. Thêm nữa là Dục Thuý Sơn hay còn gọi là núi Non
Nước được mệnh danh là “Núi Thơ” – có lẽ không một ngọn núi nào trên
đất nước Việt Nam lại được khắc nhiều thơ đến vậy. Con số gần 40 bài thơ
có niên đại trải dài suốt 8 thế kỷ (từ thế kỷ 13 đến nay). Hay vườn Quốc gia
Cúc Phương được biết đến là vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam và là
một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn. Cúc Phương là một vườn bách thảo và
bách thú đầy ấn tượng, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người Xưa, nơi
sinh sống của người Việt cổ. Rồi suối khoáng Kênh Gà, nơi có mỏ nước
khoáng quý mang nhiều giá trị y học đang được đầu tư khai thác phục vụ
việc chăm sóc sức khoẻ của con người… Tất cả những giá trị đặc sắc ấy
đang hiện hữu tại mảnh đất này và đã trở thành những điểm nhấn của du lịch
Ninh Bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình.
Về vị trí địa lý:

22

22


Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ và là vùng ranh giới của
3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Có toạ độ
địa lý 19050′ đến 20027′ vĩ độ Bắc, 105032′ đến 106027′ kinh độ Đông,

cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và
Thanh Hoá. Phía đông và đông bắc có sông Đáy bao quanh, là ranh giới tự
nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía bắc là tỉnh Hoà Bình, và phía
nam là biển đông.
Ninh Bình cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên
hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền trung. Ninh Bình có diện tích tự nhiên
1.376,7 km² với bờ biển dài. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10,
12A, 12B và đường sắt Bắc-Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc
như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,… tạo
thành hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện cho giao lưu,
phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh cũng như góp phần rất lớn vào phát
triển du lịch của mảnh đất này.
Về địa hình và khí hậu:
Địa hình Ninh Bình bao gồm cả ba loại: Vùng đồi núi và bán sơn địa
ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp.
Nơi đây có đỉnh Mây Bạc với độ cao 648 m và là đỉnh núi cao nhất Ninh
Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn
và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp.
Về khí hậu, Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng

23

23


11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4 và tháng 10 là mùa xuân và mùa
thu – tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới.
Về con người:

Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo
cổ học đã phát hiện xương và răng người hoá thạch ở Thung Lang (Tam
Điệp) với niên đại cách ngày nay từ 3-4 vạn năm. Động Người Xưa ở Cúc
Phương có di chỉ của con người cách đây gần vạn năm. Di tích của nền văn
hoá Hoà Bình còn tìm thấy ở một số hang động thuộc thị xã Tam Điệp, phản
ánh xu hướng con người tiến ra vùng đồng bằng ven chân núi giáp biển. Di
chỉ Mán Bạc (Yên Mô) có di tích của con người thời kỳ đồng thau cách đây
từ 3.300-3.700 năm.
Trong số 6 chiếc trống đồng được tìm thấy ở Ninh Bình có 2 trống
đồng loại I, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng. Điều đó chứng
tỏ Ninh Bình là một trong những địa bàn quan trọng của nền văn minh buổi
đầu dựng nước.
Ninh Bình có hai dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường.
Hiện nay, có trên 2 vạn người Mường sống xen kẽ với người Kinh, tập trung
chủ yếu ở các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lạc, Phú Long, Yên Quang,
Xích Thổ, Thạch Bình và Văn Phương thuộc huyện Nho Quan.
Về tài nguyên du lịch:
Những đặc điểm về địa hình và khí hậu đã tạo điều kiện cho Ninh
Bình có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng:
27.101 ha. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các
loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân
24

24


Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển
Kim Sơn. Khu rừng đặc dụng Hoa Lư – Tràng An đã được UNESCO công
nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Diện tích rừng
tự nhiên là 23.526 ha, tập trung chủ yếu ở Nho Quan. Trong đó, rừng Cúc

Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, có nhiều loại động, thực vật quý
hiếm như: kiêng, lát hoa, chò chỉ, báo gấm, báo lửa, gấu ngựa, sóc bụng đỏ,
voọc mông trắng,…
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông
Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, và sông Vân Sàng
với tổng chiều dài 496 km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông
suối bình quân 0,5 km/km2, các sông thường chảy theo hướng tây bắc –
đông nam để đổ ra biển Đông. Xưa kia mảnh đất này được mô tả là ‘lấy
sông làm đường, lấy núi làm thành, và lấy động làm cung điện’. Quả thật,
người mẹ thiên nhiên đã tạo cho mảnh đất này một kiệt tác non nước hữu
tình.
Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được
phù sa bồi đắp lấn ra biển trên 100 m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã
được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới gồm 2 đảo
thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ
Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực Tây Bắc, đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo nên một nền văn hóa
tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu
thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú
từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười
ươi và các động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) thuộc sơ kỳ đồ đá cũ;
25

25


×