Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO bài GIẢNG CHI TIẾT môn CHÍNH TRỊ học CHUYÊN đề ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.71 KB, 30 trang )

Phần 1: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH
Trang bị những kiến thức cơ bản về đảng chính trị, hệ thống đảng chính
trị, đảng cầm quyền và đảng chính trị trong thế giới đương đại trong các nước
TBCN và XHCN.
II. NỘI DUNG
1. Đảng chính trị, nguyên nhân ra đời và đặc điểm của đảng
chính trị
1.1. Đảng chính trị
1.2. Nguyên nhân ra đời các chính đảng
1.3. Những đặc điểm chung của đảng chính trị
1.4. Vai trò, chức năng của đảng chính trị
2. Hệ thống đảng
2.1. Phân loại hệ thống đảng
2.2. Nguyên nhân hình thành các hệ thống đảng
3. Đảng cầm quyền
3.1. Quan niệm đảng cầm quyền
3.2. Phương thức đảng cầm quyền
4. Đảng chính trị trong thế giới đương đại
4.1. Đảng chính trị trong các nước TBCN
4.2. Đảng Cộng sản cầm quyền trong các nước XHCN
III. THỜI GIAN: 4 tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM: giảng đường
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức: Lên lớp tập trung tại giảng đường.
2. Phương pháp:
- Phương pháp diễn giảng của giảng viên, có sử dụng trình chiếu
Powerpoint;
- Gợi mở, hướng dẫn học viên nghiên cứu tài liệu và phân tích làm rõ
một số nội dung quan trọng.



2

VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:
Giáo án, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, máy vi tính.
Phần 2: THỰC HÀNH BÀI GIẢNGq
I. Thủ tục bài giảng
- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị của học viên
- Báo cáo cấp trên (nếu có).
II. Trình tự bài giảng
Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Phần 1

40 phút

Kết hợp nêu vấn đề với
thuyết trình, phát vấn

Phần 2

40 phút

Kết hợp nêu vấn đề với
thuyết trình, phát vấn


Phần 3

40 phút

Kết hợp nêu vấn đề với
thuyết trình, phát vấn

Phần 4

40 phút

Kết hợp nêu vấn đề với
thuyết trình, phát vấn

Vật chất

III. Kết thúc bài giảng
- Định hướng nội dung ôn tập.
- Nhận xét kết quả học tập.
1. ĐẢNG CHÍNH TRỊ, NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM
1.1. Đảng chính trị
a. Khái niệm
Đảng chính trị là một vấn đề chính trị rộng lớn, có thể xem xét trên nhiều
bình diện. Do đó hình thành nhiều quan điểm khác nhau về đảng chính trị.
* Các quan điểm chính trị học phương Tây:
Có nhiều quan điểm nhìn nhận đảng chính trị với các góc độ khác nhau.
Nhìn chung họ không thừa nhận quan điểm giai cấp của đảng chính trị.
- Theo S. Greenberg:
"Đảng là tổ chức của mọi giai cấp, đảng là ngôi nhà hiện hữu nhiều tính
chất ồn ào khác nhau".



3

- G. Duverge (Nhà đảng học người Pháp):
Nhấn mạnh góc độ tranh cử, giành chính quyền của đảng chính trị:
"Đảng chính trị là tổ chức chính trị của những người đoàn kết với nhau thành
một khối. Đảng được lập ra để tranh cử trong các cuộc bầu cử, nhằm đưa
người đại diện của mình vào tổ chức chính quyền".
- Đồng tình với qquan điểm này, nhà nghiên cứu Trần Thị Huyền Trân
(Lực lượng chính trị, Sài Gòn 1972, tr.56 ), cho rằng: "Đảng là một nhóm
người cùng chung một lý tưởng chính trị, kết hợp lại thành một tổ chức để
chinh phục chính quyền hay để tham gia vào chính quyền"1.
- H.J. Wiauch (Mỹ) cho rằng:
"Nói đến đảng thì đảng là tổ chức đam mê lợi ích chính trị nhất, nhưng
đó là lợi ích của cộng đồng, xã hội. Ngoài lợi ích đó ra, đảng chính trị không
có lợi ích nào khác. Rằng, đảng là tổ chức của những người đoàn kết với
nhau, được lập ra để thực hiện lợi ích của quốc gia thông qua những nguyên
tắc riêng mà họ thỏa thuận với nhau".
Theo cách nhìn của các ứng cử viên, đảng là tổ chức của những người
có chung quan điểm chính trị với quan điểm của các tổ chức đảng trong Nghị
viện hay trong bộ máy chính quyền, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của
các cơ quan quyền lực nhà nước. Đây chính là cơ hội để lôi kéo các ứng cử
viên của đảng vào các cuộc tranh cử...
* Cách tiếp cận của trường phái lựa chọn công cộng:
+ Định nghĩa theo chức năng: Đảng chính trị là một tổ chức cung cấp 3
loại dịch vụ:
.# Giúp các ứng cử viên lập pháp được bầu vào cơ quan quyền lực nhà
nước. => muốn giành chiến thắng phải thông qua một tổ chức đảng phái nào
đó => ít tốn kém.

# Giúp các nhà lập pháp thông qua các luật.
Ví dụ: trong nghị viện có sự tồn tại của các đảng phái để định hướng bỏ
phiếu thông qua luật => bỏ phiếu theo khuynh hướng của đảng của giai cấp
mà mình đại diện
# Giúp các thành viên của một tập thể tác động lên cơ quan lập pháp.
1

Trần Thị Huyền Trân, Lực lượng chính trị, Sài gòn, 1972, tr. 56.


4

Ví dụ: biểu đạt cá nhân ở cơ quan lập pháp; thông qua đảng tác động
đến cơ quan lập pháp bởi các đảng viên được làm việc trong các cơ quan lập
pháp.
+ Theo quan điểm này, đảng chính trị là một công ty phi lợi nhuận.
Những công nhân được trả lương, được thưởng bằng việc làm trong bộ máy
nhà nước, hoặc theo những cách thức khác.
* Theo quan điểm mác xít:
Đảng chính trị là bộ phận tiên tiến nhất, có tổ chức của một giai cấp
(hay một tầng lớp) nào đó.
Sự tồn tại của các đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành
các giai cấp, sự không đồng nhất về lợi ích giữa các giai cấp đó. Đảng chính
trị là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp, đại biểu lợi ích của giai cấp.
Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân,
đảng bao gồm những người ưu tú nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho
lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
=>Quan điểm chung:
Đảng chính trị là một tổ chức có mục đích giành quyền lực nhà nước
thông qua bầu cử hoặc các phương thức chính trị khác nhằm hiện thực hóa

lợi ích của giai cấp, tầng lớp xã hội mà nó đại diện.
b. Các yếu tố cấu thành đảng:
Có ba yếu tố căn bản:
- Hệ tư tưởng:
Là những tư tưởng đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành học
thuyết chính trị xã hội, phản ánh lợi ích của một giai cấp hoặc một lực lượng
xã hội nhất định.
Mỗi đảng có một hệ tư tưởng riêng. Hệ tư tưởng quyết định tính chất
từng đảng, quyết định mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Hệ tư tưởng chi phối
đến các yếu tố khác.
(Ở Hoa kỳ, những giá trị riêng của mỗi đảng khác nhau rất ít, đến nỗi hệ
tư tưởng chỉ là thứ yếu so với việc bảo vệ lợi ích mỗi đảng. Các sắc màu tư
tưởng được mở rộng hơn ở Pháp, Ý so với ở Anh, Đức).


5

Hệ tư tưởng là yếu tố khá ổn định, nhưng "cường độ" hệ tư tưởng cũng
thay đổi theo thời gian: những năm 60 (TK XX), những nhà quan sát phương
Tây chào mừng "sự kết thúc của hệ tư tưởng", thì về sau đã chứng minh hệ tư
tưởng không phải là sụp đổ mà đang "sắp xếp lại".
Các đảng tư sản, tư tưởng xích lại gần nhau, đó là hệ tư tưởng tư sản.
Ở các Đảng Cộng sản: hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đảng ta: chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng
của Đảng. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và có tính nguyên tắc.
Đặt vấn đề: vậy hệ tư tưởng vô sản có thay đổi không?
Trả lời: chỉ phát triển phong phú thêm chứ không thay đổi bản chất.
Trong tình hình hiện nay, xa rời hệ tư tưởng Mác - Lênin => sẽ làm mất
bản chất giai cấp của Đảng. Ở các đảng CS cầm quyền ở Đông Âu trước đây,
do xa rời những nguyên tắc mác - xít dẫn đến sụp đổ chế độ, và ngay bản thân

Đảng cũng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Ở VN hiện nay: kẻ thù đang tìm cách hạ bệ vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin. Chúng cho hệ tư tưởng đó là lỗi thời, hết vai trò, nay không còn phù
hợp trong thời đại mới. Thực tế, học thuyết Mác - Lênin luôn và học thuyết
cách mạng và khoa học. Vấn đề là nghiên cứu và vận dụng sáng tạo như thế
nào chứ không phải là giáo điều, kinh viện, xơ cứng.
- Yếu tố chính trị:
Là vấn đề quan hệ giai cấp, quan hệ kinh tế, vấn đề quyền lực nhà nước,
vấn đề lợi ích... thông qua:
# Quan điểm
# Cương lĩnh, đường lối
# Chủ trương, chính sách
Mỗi đảng chính trị dù cầm quyền hay không đều có cương lĩnh, đường
lối của mình, đều góp phần vào đường lối chiến lược của quốc gia.
Cương lĩnh, đường lối đó là sự cụ thể hóa hệ tư tưởng thành mục tiêu,
nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cho đảng trong từng thời kỳ cụ thể. Chính
yếu tố chính trị mà đảng mới tồn tại với đầy đủ ý nghĩa và vai trò của nó.
- Yếu tố tổ chức:


6

Là yếu tố đảm bảo cho đảng là một thiết chế chính trị thống nhất, bền
chặt, có kỷ cương và cơ chế hoạt động của nó.
Mỗi đảng chính trị được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định.
Trong các đảng chính trị, chỉ có Đảng CS với nguyên tắc TTDC là có tổ
chức thống nhất, chặt chẽ nhất.
Các đảng tư sản cũng có nguyên tắc tổ chức của nó (tất nhiên không
phải là TTDC). Họ thường tổ chức lỏng lẻo, nhất là ở Mỹ. (Họ chỉ cần có thời
gian và đóng góp tài chính cho 1 đảng là thành đảng viên của đảng đó).
Các đảng TS thường phân chia phe phái do cách giải thích khác nhau về

hệ tư tưởng thành phái tả, phái hữu, giữa, cấp tiến. Và do các yếu tố khác: uy
tín lãnh tụ, các trào lưu trong và ngoài đảng, nhân tố bầu cử, lợi ích...
Đảng ta tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có kỷ luật nghiêm
minh, thực sự là một khối thống nhất. Sự lãnh đạo thông qua cương lĩnh,
đường lối của mình.
Đó là 3 yếu tố bên trong để cấu thành đảng chính trị. Ngoài ra, để đảng
có thể tồn tại và hoạt động bình thường phải có sự thể chế hóa về pháp lý
nhằm chính đáng hóa quyền lực. (Nó là yếu tố bên ngoài, là điều kiện để đảng
tồn tại và hoạt động bình thường, nếu không có yếu tố này thì nó vẫn là đảng
chính trị).
Ví dụ:
- Hiến pháp Ý, Điều 49:
"Tất cả công dân có quyền hội họp một cách tự do thành các đảng để
góp phần theo phương pháp dân chủ vào việc xác định đường lối chính trị
quốc gia".
- Hiến pháp nước ta, Điều 4...
(Hiến pháp đầu tiên nói về đảng là HP Liên xô 1936. Hiến pháp không
nói về đảng là HP Hoa kỳ. Vì khi HP Hoa kỳ ra đời chưa có đảng chính trị,
mà HP Hoa kỳ tồn tại hơn 200 năm hầu như không thay đổi).
Như vậy: đảng chính trị là một thiết chế chính trị mang tính tổng thể, hệ
thống với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Đồng thời nó lại là một nhân tố, một
phân hệ của của hệ thống lớn hơn, hệ thống chính trị, nhằm đạt mục đích


7

trước hết cho bản thân giai cấp mình đại diện và góp phần cho sự phát triển
không ngừng của xã hội đương đại.
1.2. Nguyên nhân ra đời của các đảng chính trị
Có nhiều cách lý giải nguyên nhân ra đời của các chính đảng:

- Theo lý thuyết thể chế:
Đảng hình thành xuất phát từ những yếu tố của thể chế dân chủ. Theo
thể chế dân chủ, quyền lực thuộc về dân số, và muốn đạt được đa số, các lực
lượng chính trị nào đó phải tập hợp nhau thành một tổ chức, tạo công luận, để
giành đa số trong tranh cử.
- Theo lý thuyết về hoàn cảnh lịch sử:
Đảng chính trị ra đời trong hoàn cảnh mâu thuẫn chính trị - XH trở nên
gay gắt, cần có những tổ chức chính trị để lãnh đạo, định hướng cuộc đấu tranh.
- Theo lý thuyết về sự phát triển:
Sự phát triển xã hội đến một giai đoạn nào đó dẫn đến đòi hỏi phải đổi
mới, xuất hiện các quan điểm đối lập, giữa yêu cầu phá bỏ cái cũ, lạc hậu
với yêu cầu hình thành các quan điểm mới thay thế. Đây là thời kỳ cho các
đảng ra đời.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin:
Sự ra đời đảng chính trị xuất phát từ 2 tiền đề:
+ Tiền đề kinh tế:
Là sự tồn tại tư hữu - giai cấp và đấu tranh giai cấp;
+ Tiền đề chính trị:
Là sự phát triển đến trình độ cao của đấu tranh chính trị.
Từ quan điểm đó, có thể luận giải tại sao đảng chính trị hình thành cùng
với sự hình thành giai cấp, và đảng chính trị là một hiện tượng lịch sử.
C.Mác, nhấn mạnh tính giai cấp trong sự ra đời của Đảng.
Theo Ông: + Chính sự tồn tại tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp; và
+ Sự trưởng thành của giai cấp – Trình độ tự giác, tính tập
trung, kỷ luật là những tiền đề dẫn đến sự ra đời của Đảng.


8

Như vậy, không phải giai cấp nào cũng lập được chính đảng của mình ,

mà nó phụ thuộc vào trình độ tự giác và trưởng thành của giai cấp.
- Có hai cách thức hình thành đảng:
+ Nội sinh: đó là sự phân hóa nội bộ cơ quan lập pháp: (Ví dụ: ở Anh –
Mỹ đảng chính trị ra đời thông qua đấu tranh giữa sự khác nhau về quan
điểm tư tưởng trong Nghị viện)
+ Ngoại sinh: đó là sự hình thành từ bên ngoài, do cạnh tranh để chiếm
vị trí trong nghị viện (Ví dụ: Đức + thụy điển; hoặc phái tử phái hữu trong
quốc tế 2; ).
Lưu ý: Đảng của giai cấp công nhân hình thành từ bên ngoài chứ
không phải nội bộ các cơ quan lập pháp. Hình thành từ bên ngoài và từ bước
tiến vào trung tâm quyền lực
Trong tác phẩm Lôgic chính trị Mỹ (The Logic of American Politic),
với tiêu đề Đảng là đứa con ngoài ý muốn của Hiến pháp, tác giả Samuel
Kernell và Gary Jacobsson viết: “Hiến pháp không hề đề cập đến các đảng
phái chính trị. Trong suốt thời kỳ lập quốc, các đảng phái bị đông đảo người
dân coi là mối đe dọa đối với một chính phủ tốt và trật tự công, đặc biệt là
những người Cộng hòa. Trong một bầu không khí như vậy, không một nhà
lãnh đạo tự trọng nào lại công khai kêu gọi thành lập đảng phái chính trị”.
Trong những năm đầu của việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
quan điểm chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị.
Benjamin Franklin đã phát biểu chống lại “sự lạm dụng lẫn nhau vô hạn định
của đảng phái, phá hủy tan tành những đặc trưng tốt đẹp nhất”. Trong bài
Những người liên bang số 10, J. Madison đã gọi đảng là những biến thể của
các bè phái, có những ý định đi ngược lại các quyền của các công dân khác,
hoặc ngược với lợi ích chung và vĩnh cửu của cộng đồng. G. Washington đã
dùng bài diễn văn từ nhiệm của mình để cảnh báo - theo cách thức trọng thể
nhất - về các tác động tai hại của tinh thần đảng phái nói chung, và người kế
nhiệm ông, J. Adams đã khẳng định rằng việc chia nền cộng hòa thành hai
đảng phái lớn phải bị coi là điều đáng ghê sợ nhất về chính trị theo hiến pháp
của chúng ta. Ngay cả T. Jefferson cũng có lần tuyên bố: “Nếu tôi không thể

tới thiên đường vì không mang theo một đảng phái, tôi thà không tới đó còn
hơn”. “Bị tất cả mọi người coi thường, nhưng các đảng phái vẫn phát triển


9

rầm rộ. Tu chính án thứ nhất của hiến pháp bảo đảm quyền tự do nói, viết và
hội họp đã xác định rằng, các hoạt động của đảng phái là hợp pháp. Ngoài ra,
các khung thể chế được thiết lập bởi hiến pháp đã tạo ra những động lực
mạnh mẽ để tiến hành các hoạt động giúp cho sự ra đời và duy trì các đảng
phái”.
Tuy nhiên, cơ chế bầu cử quy định trong hiến pháp đã là một trong
những nguyên nhân chính của việc sinh ra các đảng phái. Chính nhu cầu của
các cuộc bỏ phiếu với mục đích thành lập ra từ nhân dân các cơ cấu nhà nước
đã là nguyên nhân cho sự ra đời các tập hợp có đồng quan điểm, hoặc có thể
cùng chấp nhận một sự liên hợp các chương trình, quan điểm cho hành động.
Đó là nguyên nhân ra đời của các đảng phái chính trị để có thể có quyền lực.
Họ quan niệm một cách rõ ràng rằng, quyền lực chính trị là một loại quyền
lực xã hội quan trọng nhất. Như vậy, động cơ chính trị để tạo ra đảng phái là
rất rõ ràng.
Trong mọi hệ thống mà sự lựa chọn tập thể được thực hiện thông qua
bỏ phiếu, một tổ chức bao giờ cũng có lợi thế. Hiến pháp quy định việc thông
qua các đạo luật và bầu ra các nhà lãnh đạo bằng bầu cử hay biểu quyết với đa
số phiếu đã khiến cho việc xây dựng các liên minh đa số trong những thể chế
và đơn vị bầu cử trở nên hết sức quan trọng. Các đảng phái xuất hiện từ
những nỗ lực của các tác nhân chính trị nhằm xây dựng những liên minh như
vậy và điều phối hoạt động tập thể cần thiết để giành quyền kiểm soát và
dụng bộ máy chính quyền. Và việc một đảng có quyền lực lãnh đạo hay
không phụ thuộc vào lá phiếu của người cử tri.
1.3. Những đặc điểm chung của đảng chính trị

- Thứ nhất, là tổ chức chính trị đại diện cho lợi ích giai cấp, tầng lớp
mà nó đại diện.
Tuy nhiên, việc giải quyết các lợi ích của đảng chính trị không tách rời
lợi ích của dân tộc, quốc gia. Đặc trưng này thể hiện tính rộng lớn của các
đảng chính trị so với các tổ chức khác.
- Thứ hai, là tổ chức chính trị của những người có đồng chính kiến,
quan điểm mà trước hết là chính sách công (chính sách nhà nước).


10

- Thứ ba, mục tiêu của đảng chính trị trước hết là giành quyền lực nhà
nước, hướng tới chấp chính và sử dụng quyền lực đó cho các mục tiêu lợi ích
của đảng.
- Thứ tư, đảng chính trị là tổ chức chính trị, không phải là cơ quan
công quyền, ngay cả khi đã trở thành đảng cầm quyền. Đảng không có chức
năng làm các công việc của của cơ quan quyền lực công.
- Thứ năm, đảng chính trị là một tổ chức chặt chẽ (từ trung ương
xuống địa phương), hoạt động liên tục, không hoàn toàn lệ thuộc vào lãnh tụ,
luôn gắn với một hệ tư tưởng nhất định.
- Thứ sáu, đảng chính trị phải là đảng hợp pháp, hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật.
1.4. Vai trò chức năng của đảng chính trị
- Vai trò giáo dục, thông tin:
Đảng chính trị tổ chức công luận, hướng dẫn công luận, tạo ý chí trong
cuộc đấu tranh để chuyển nguyện vọng của một nhóm lợi ích, của một đảng
thành ý chí chung, ý chí xã hội, hướng đến đa số nắm quyền lực nhà nước.
- Củng cố, siết chặt kỷ luật của đảng trong quá trình hướng đến hoặc
thực thi quyền lực nhà nước.
- Gây ảnh hưởng sâu rộng đến tổ chức và hoạt động, các mối quan hệ

của các tổ chức công quyền.
- Chuyển các nguyện vọng của giai cấp, tầng lớp mà nó đại diện đến
các trung tâm quyền lực.
- Đào tạo, tuyển lựa cán bộ để đưa vào các cơ quan công quyền.
- Cầu nối giữa nhóm lợi ích mà nó đại diện với các cơ quan quyền lực công.
2. HỆ THỐNG ĐẢNG VÀ ĐẢNG CẦM QUYỀN
2.1. Phân loại hệ thống đảng
a. Phân loại theo tính chất, đặc điểm của tổ chức mỗi đảng
- Chính đảng loại hình cán bộ (cốt cán):


11

Đây là lại hình tổ chức chính đảng lỏng lẻo, ít thống nhất, tổ chức đảng
ít hoạt động, trừ khi tranh cử. Thành viên hoạt động chủ yếu là những cán bộ
cốt cán (như: Đảng Dân chủ, Cộng hòa ở Mỹ).
- Chính đảng loại hình quần chúng:
Loại này đảng rất quan tâm phát triển đội ngũ đảng viên, chủ yếu hình
thành từ bên ngoài nghị viện. Các chính đảng ở phương Tây chủ yếu thuộc
loại này.
- Chính đảng loại hình tinh hoa:
Đây là loại hình chính đảng chỉ quan tâm thu hút những người ưu tú
vào đảng. Vai trò hoạch định chính sách của đảng cũng thuộc những người ưu
tú này. Kỷ luật của đảng rất chặt chẽ.
- Chính đảng loại hình tín đồ:
Với loại hình chính đảng này, đảng viên như những tín đồ, coi thủ lĩnh
của đảng như thủ lĩnh tôn giáo. Lãnh tụ là hạt nhân của đảng.
- Chính đảng loại hình mở:
Trong các chính đảng loại này có rất nhiều lực lượng, nhiều quan điểm
khác nhau.

Ngoài ra còn có thể phân thành 2 loại: (1) các đảng cánh tả và cánh
hữu; (2) các đảng tư sản và đảng cộng sản.
b. Phân loại dựa trên mức độ cạnh tranh
- Hệ thống đảng không cạnh tranh:
Đây là hệ thống đảng không có đảng đối lập, không có cạnh tranh.
Hệ thống đảng không cạnh tranh là hệ thống chỉ có một đảng duy nhất
hoặc một đảng nổi trội nắm tất cả cơ cấu của bộ máy chính quyền. Và do đó
hệ thống này có nhiều mặt ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế, như dễ
mắc vào các bệnh quan liêu, đối lập với dân chủ và pháp quyền.
Hầu hết các nước có hệ thống đảng này, đảng cầm quyền thường can
thiệp rất sâu vào công việc của nhà nước, dẫn dến nhà nước hóa đảng, đảng
với nhà nước ít có sự phân biệt. Để hạn chế những hạn chế đó chỉ có thể
thông qua phát huy dân chủ thật sự, thông qua sự tham gia rộng rãi của toàn


12

dân vào đời sống chính trị, phát huy vai trò tư vấn, giám sát, phản biện của
các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Hệ thống đảng bán cạnh tranh:
Đây là hệ thống đảng có những đặc điểm trung gian giữa các hệ thống
đảng không cạnh tranh và hệ thống đa đảng cạnh tranh. Các hệ thống đảng
này tồn tại chủ yếu ở các nước giành độc lập, thoát khỏi hệ thống thuộc địa
của thực dân .
Hệ thống đảng bán cạnh tranh cũng đồng thời là một dạng của hệ thống
đa đảng đối lập, nhưng trong các hệ thống đa đảng đó có một đảng (hay liên
minh đảng) vượt trội so với các đảng khác về quy mô và năng lực chính trị.
Vì vậy các đảng này liên tục thắng cử, cầm quyền trong một thời gian dài.
- Hệ thống đảng đối lập cạnh tranh thay nhau cầm quyền:
Hệ thống này bao gồm, hệ thống nhiều đảng hoặc 2 đảng thay nhau cầm

quyền. Các hệ thống đảng này tồn tại phổ biến ở nhiều nước Âu - Mỹ đương đại.
Trong hệ thống đảng này không có 1 đảng nào cầm quyền liên tục trong một
thời gian dài. Bởi do thể chế quy định hạn chế kéo dài nhiệm kỳ; hoặc do tương
quan lực wlowngj giữa các đảng ở các thời kỳ khác nhau.
Tính tích cực và hạn chế của của hệ thống đa đảng cạnh tranh xuất phát
từ vai trò trong sự hiện diện của các đảng đối lập:
(1) Là lực lượng đối trọng với đảng cầm quyền; công khai tuyên truyền
quan điểm của đảng, lôi kéo công luận, tranh cử, giành quyền lực;
(2) Là van điều chỉnh hoạt động của đảng cầm quyền, không cho đảng
cầm quyền tự do đề ra các nguyên tắc trong cuộc chơi chính trị; có thể làm
cản trở, làm sa lầy, làm bế tắc, làm biến dạng các dự án mà đảng cầm quyền
đưa ra; đấu tranh hướng tới tạo lập sự cân bằng chính trị cũng như trong phân
chia những giá trị xã hội, phân chia quyền lực.
Nêu vấn đề: Tại sao ở nước ta lại thực hiện chế độ nhất nguyên chính
trị, không chấp nhận chế độ đa đảng đối lập?
Trả lời:


13

+ Bản chất của chính trị là nhất nguyên (nói cách khác, về
phương diện giai cấp chế độ nào cũng nhất nguyên). Vì quyền lực bao giờ
cũng của một giai cấp, không có quyền lực cho mọi giai cấp.
+ Chế độ 1 đảng ở nước ta là vấn đề từ lịch sử: sự nghiệp cách
mạng từ đầu và suốt quá trình chỉ do ĐCS lãnh đạo.
+ Do so sánh lực lượng: nước ta có nhiều lực lượng chính trị
chống đối, được hậu thuẫn từ bên ngoài.
+ Do âm mưu thủ đoạn của kẻ thù muốn xóa bỏ vai trò của
ĐCS, đi đến xóa bỏ CNXH ở nước ta.
+ ĐCS Việt Nam luôn đại diện lợi ích của mọi tầng lớp nhân

dân và của cả dân tộc.
c. Nguyên nhân hình thành các hệ thống đảng
Có nhiều quan điểm khác nhau chưa được khẳng định. Tuy nhiên có thể
đưa ra những lý do sau đây:
- Do sự lựa chọn và tiếp nối hình thức ban đầu:
Ví dụ: ở Mỹ chỉ có 2 đảng chính thay nhau cầm quyền, mặc dù nước
này có nhiều sắc tộc, màu da, lợi ích. Ở Anh 2 đảng Bảo thủ, Công đảng thay
nhau...
Bởi vì: lúc đầu ở Mỹ gắn với lịch sử hình thành Hiến pháp 1776. Ở anh
gắn với lịch sử đấu tranh giữa phái ủng hộ chế độ vương quyền và phái ủng
hộ chế độ cộng hòa đại nghị trong thế kỷ XVII và XVIII.
- Xuất phát từ quy định của pháp luật:
Chẳng hạn: từ hiến pháp (ví dụ TQ); từ chế độ bầu cử (ví dụ: ở Anh,
Mỹ đảng nào chiếm được đa số có quyền lập chính phủ).
- Sự khác biệt về lý thuyết phát triển:
Bảo vệ tư tưởng phát triển truyền thống hoặc cải cách tư tưởng để phát
triển.
Ví dụ:
+ CNTB: là sự tự do cạnh tranh giữa cánh tả và cánh hữu


14

+ CNMác: là nhận thức và hoạt động trên cơ sở tất yếu khách
quan => chỉ có một tất yếu khách quan => không cần cạnh tranh và chia sẻ
quyền lực.
- Do sự khác biệt trên bình diện kinh tế dẫn tới khác biệt trên bình diện
chính trị:
Sự khác biệt giữa giới chủ và công nhân, người lao động, hình thành
nên các đảng công nhân và các đảng tư sản.

- Xuất phát từ chế độ bầu cử:
Chế độ bầu cử theo tỷ lệ là nguyên nhân tồn tại chế độ đa đảng thay
nhau cầm quyền
Chế độ bầu cử theo đa số tuyệt đối quy định người thắng cử là nguyên
nhân dẫn tới chế độ lưỡng đảng
- Sự chấp thuận của công chúng:
=> Suy cho cùng, hệ thống đảng do tương quan lực lượng chính trị
trong xã hội quyết định.
- Theo quan điểm mác xít:
Sự hình thành và đấu tranh giai cấp giữa các chính đảng là biểu hiện
cao nhất của đấu trang giai cấp. Do đó, có thể nói sự tồn tại hệ thống đảng
như thế nào cuối cùng vẫn do tương quan so sánh các lực lượng chính trị
trong xã hội quyết định.
2.2. Đảng cầm quyền
a. Quan niệm đảng cầm quyền
Có nhiều quan niệm khác nhau về đảng cầm quyền:
Thứ nhất, sử dụng khái niệm đảng cầm quyền để phân biệt đảng đó ở
thời kỳ đã nắm chính quyền với thời kỳ đảng đó chưa nắm chính quyền.
Thứ hai, đảng cầm quyền là khái niệm chỉ một đảng (hoặc liên minh
một số đảng) nắm chính quyền.
Chính quyền theo nghĩa rộng là nhà nước, bao gồm cả 3 nhánh quyền
lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ ba, đảng cầm quyền (liên minh một số đảng cầm quyền) là các
đảng nắm trong tay chính quyền (quyền hành pháp).
Thứ tư, đảng cầm quyền phải là đảng chiếm đa số trong nghị viện.


15

Ở đây, khi nói tới bộ máy chính quyền trước hết vẫn là bộ máy hành

pháp, bất kể chính thể đó là gì, nguyên tắc thể chế hình thành các cơ quan
quyền lực nhà nước như thế nào. Muốn trở thành một đảng cầm quyền thì ý
chí của đảng đó phải trở thành ý chí chung của xã hội. Nhưng muốn ý chí của
đảng thành ý chí chung của xã hội thì đảng phải chiếm đa số (đa số trong nghị
viện đối với chính thể quân chủ đại nghị, cộng hòa đại nghị, hoặc chiến thắng
trong bầu cử với chính thể cộng hòa tổng thống).
Có thể khái quát:
Đảng cầm quyền là đảng duy nhất (hay liên minh một số đảng) nắm
quyền đại điện ý chí chính trị chung trong xã hội, và do đó đảng này (hay liên
minh những đảng này) nắm quyền chi phối hoạt động của bộ máy chính quyền.
b. Phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền
Phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền là những hình thức, phương
pháp, cách thức tác động vào nhà nước để thực hiện ý chí của đảng đã được
xác định.
Xem xét cách thức tác động của đảng cầm quyền vào nhà nước, có thể
khái quát chia các phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền thành 3 loại cơ
bản: loại phương thức mang tính can thiệp trực tiếp của đảng vào nhà nước,
phương thức tuân thủ các nguyên tắc dân chủ - pháp quyền và phương thức
cầm quyền hỗn hợp của cả 2 phương thức trên.
- Phương thức đảng cầm quyền can thiệp trực tiếp vào nhà nước
+ Đặc trưng nổi bật của thể chế chính trị đó là sự tập trung quyền lực
cao độ vào đảng cầm quyền, gắn liền với phương thức điều hành theo kiểu
hành chính, chỉ huy.
Trong phương thức này, chức năng của đảng cầm quyền và nhà nước bị
lẫn lộn, cơ cấu đảng cầm quyền biến thành hoặc thay thế cơ cấu quyền lực
nhà nước. Nhờ phương thức cầm quyền mang tính can thiệp trực tiếp, đảng có
thể nhanh chóng biến ý chí của đảng thành pháp luật của nhà nước, quá trình
"nhà nước hóa" ý chí của đảng diễn ra trực tiếp.
+ Ở phương thức này, đảng có thể trực tiếp bố trí, sắp xếp nhân sự trong
bộ máy nhà nước.



16

Cơ quan đảng quyết định nhân sự cho các chức danh trong hệ thống cơ
quan nhà nước, việc bầu cử hay bổ nhiệm của cơ quan nhà nước chỉ mang tính
hợp thức hóa, chính thức hóa. Do đó, cán bộ nhà nước thường chỉ chịu trách
nhiệm trước đảng, trước cấp trên mà không chịu trách nhiệm trước dân.
Sự lẫn lộn vai trò của đảng và nhà nước thể hiện trong phương thức
cầm quyền mang tính bao biện, can thiệp trực tiếp của đảng vào nhà nước,
đưa đến cơ cấu bộ máy đảng và bộ máy chính quyền song song tồn tại, quyền
lực chồng chéo, chức năng trùng lặp, trách nhiệm thiếu rõ ràng. Hệ thống bộ
máy đảng và hệ thống bộ máy chính quyền từ trên xuống thành những cặp đối
xứng với nhau.
Do đảng can thiệp trực tiếp, nên vị thế của đảng đứng trên nhà nước,
nghị quyết của đảng cao hơn pháp luật; đảng có thể dễ dàng nắm được nhà
nước, cả cơ cấu bộ máy đến con người (cán bộ), cả hệ thống luật pháp đến
trực tiếp điều khiển các hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước.
Phương thức đảng cầm quyền này có những ưu điểm nhất định, như quá
trình phối hợp hành động đơn giản, tập trung. Nhưng nó cũng chứa đựng
những nguy cơ, trong đó nguy cơ lớn nhất là bệnh chủ quan duy ý chí, lạm
quyền, lấn quyền.
- Phương thức đảng cầm quyền gián tiếp
Trong phương thức này, để biến các chủ trương, đường lối của đảng
thành hiện thực trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, thành hiện thực trên
thực tế, trên cơ sở các mục tiêu đã được đảng cầm quyền xác định, các quy
định của pháp luật, đảng thực hiện cách thức, giải pháp sau:
Thông qua tổ chức của đảng, các thủ lĩnh và đảng viên của đảng trong
các cơ quan nhà nước, nhất là trong nghị viện.
Thông qua tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đảng hướng đến giành

đa số phiếu thông qua các quyết định tại nghị viện.
Để thực hiện các phương thức đó, đảng cầm quyền quan tâm củng cố sự
thống nhất trong đảng, siết chặt kỷ luật trong hàng ngũ trong cuộc cạnh tranh
với các đảng đối lập, nhằm củng cố quyền lực của đảng.
- Phương thức cầm quyền hỗn hợp


17

Phương thức này chứa đựng cả hai phương thức trên. Nhà nước là
công cụ hữu hiệu để tối đa hóa lợi ích của giai cấp cầm quyền nên luôn
diễn ra tình trạng lạm quyền.
Trên thực tế, không có đảng cầm quyền nào can thiệp trực tiếp vào
nhà nước hoàn toàn bất chấp pháp luật. Cũng không có đảng cầm quyền
nào hoàn toàn cầm quyền gián tiếp. Mức độ tuân thủ pháp luật của mỗi
đảng cầm quyền mỗi lúc, mỗi thời kỳ cầm quyền khác nhau, tùy tình hình
cụ thể.
Bất kỳ một đảng cầm quyền nào cũng đều tìm mọi cách chi phối, điều
khiển, sử dụng bộ máy nhà nước để thực hiện lợi ích của giai cấp mình. Tuy
nhiên, trong thời đại ngày nay, không thể cứ trở thành đa số, thành cầm quyền
thì đảng muốn làm gì thì làm, vì pháp luật, công luận và đảng đối lập không
cho phép đảng cầm quyền tự do đặt ra các quy tắc chính trị vượt quá khuôn
khổ pháp luật.
* Phương thức lãnh đạo của các Đảng tư sản
- Giống nhau trên các vấn đề căn bản, đã được đưa vào thiết kế hệ thống.
+ Tính tuân thủ của quân đội với chính quyền hay gọi là tính trung
lập đảng phái của bộ máy vũ trang
+ Tính tối cao của các cơ quan dân cử, nói cách khác quyền lực
chính là sự ủy quyền
- Việc lãnh đạo là thể chế hóa các chính sách và thực hiện chúng.

- Sự bổ nhiệm cùng với các công cụ, biện pháp để họ hành động theo
định hướng của đảng.
- Giáo dục tư tưởng:
Thông qua nhiều cách khác nhau => cung cấp thông tin, tuyên truyền
truyền thông và sự phê bình, chỉ trích của nhân dân và của các đảng khác.
- Thủ lĩnh của đảng cầm quyền phải là người đứng đầu hành pháp.
Cho đến nay, vấn đề đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo, đảng bố trí cán bộ
chủ chốt của mình vào các cương vị của bộ máy nhà nước đã trở thành một tất
yếu của chế độ chính trị dân chủ hiện nay. Đó là một trong những đặc điểm


18

của nhà nước pháp quyền hiện đại. Nhưng điều đáng nói là, sự lãnh đạo, sự
bố trí đó không được quy định trong hiến pháp - đạo luật tối cao của mỗi quốc
gia tư bản.
Có hai điều cần phải chú ý ở đây là sự lãnh đạo đó của đảng cầm quyền
cần phải có sự đồng ý thông qua một cuộc đầu phiếu của nhân dân. Đảng chiếm
đa số ghế ở Quốc hội - nếu nhà nước được tổ chức theo mô hình của chế độ đại
nghị - là đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền đứng ra thành lập Chính phủ. Về
nguyên tắc, người của đảng nào chỉ biết bỏ phiếu cho người của đảng đó. Vì lẽ
đó, mặc dù hiến pháp quy định là Quốc hội thành lập Chính phủ, nhưng chính
đảng cầm quyền mới là người đứng ra thành lập Chính phủ. Thủ lĩnh của đảng
cầm quyền sẽ là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Các bộ trưởng đều là người
thân cận với Thủ tướng hoặc là người có chân trong ban lãnh đạo của đảng cầm
quyền.
Như vậy, như một quy luật, thủ lĩnh của đảng cầm quyền bao giờ cũng
nắm chức vụ đứng đầu hành pháp. Cách thức tổ chức nhà nước tạo nên mô
hình chính thể của mỗi quốc gia phụ thuộc căn bản vào cách thức nắm giữ và
điều hành nhà nước của người đứng đầu hành pháp. Chính cách thức bố trí

nhân sự này đã làm tăng tính chịu trách nhiệm thực sự của bộ máy nhà nước.
* Phương thức lãnh đạo của các Đảng cộng sản cầm quyền
(Kế thừa kiến thức xây dựng Đảng)
- Những yếu tố ảnh hưởng:
Bỏ qua phương thức phát triển TBCN => thiếu cơ sở hạ tầng về kinh tế,
chính trị, văn hóa
- Đặc điểm chung:
Đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
Đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ĐCS, nhưng nhà nước cũng
theo nguyên tắc này. Vấn đề đặt ra hiện nay là trách nhiệm của tập thể và cá
nhân như thế nào.
Trên thực tế cần tránh 2 khuynh hướng: tập trung => quan liêu;
dân chủ => hình thức


19

Những vấn đề đặt ra: vấn đề tham nhũng, quan liêu...
Ở Trung quốc: tham nhũng có 5 vấn đề lớn:
+ Liên quan đế kinh tế ngày càng lớn
+ Lợi dụng chức quyền ngày càng rõ hơn
+ Móc nối, liên kết với nhau (giữa quan chức chính phủ với bên ngoài)
+ Liên quan đến vợ con nhiều hơn
+ Che đậy ngày càng tinh vi
Ví dụ: Trong 2 ngày bổ nhiệm 300 cán bộ => vụ buôn bán quan chức
lớn nhất ở Hắc Long Giang, TQ.
Ở TQ có câu: "Lãnh đạo mà nói được là được
"Lãnh đạo nói không được là không được
"Lãnh đạo nói không được mà được cũng không được

"Lãnh đạo quyết định rồi không phục tùng cũng không được"
=> Vậy vấn đề độc quyền của đảng là thế nào?
Dân chủ trong đảng (theo học thuyết Mác - Lênin về đảng)
+ Bầu cử rộng rãi theo định kỳ: các tổ chức của đảng do bầu cử định kỳ
mà lập ra;
+ Giao cho cơ quan được bầu toàn quyền lãnh đạo;
+ Báo cáo công tác và có thể bị bãi miễn (Đại hội đảng là cơ quan lãnh
đạo cao nhất của đảng);
+ Công khai về các hoạt động: các đảng viên đều có quyền biết về các
hoạt động của đảng;
+ Quyền phê bình và bình luận tự do, tranh luận tư tưởng;
+ Quyết định là của đa số nhưng phải bảo đảm quyền lợi của thiểu số;
Ví dụ: Hồ Chí Minh đã mấy lần bị loại khỏi các kỳ đại hội Quốc tế CS
=> Người vẫn kiên trì bảo vệ và đã thành công.
Nguyên tắc hoạt động của đảng cộng sản trong thực hiện dân chủ
Khái quát: "KHOA - CÔNG - DÂN - TẬP"
KHOA: khoa học điều tra: cơ sở dữ liệu, cơ sở khoa học


20

CÔNG: công khai thông tin: báo cáo công khai của Hội đồng trung
ương (bầu lại hàng năm) + báo cáo của thành viên để tất cả thảo luận
DÂN: dân chủ trong thảo luận: bảo đảm tính khoa học và tính minh bạch
TẬP: tập trung trong hành động: khi có quyết định phải chấp hành.
Vấn đề đặt ra hiện nay: Đảng lãnh đạo cầm quyền như thế nào ?
Đảng có chỉ đạo quyền lực nhà nước hay chỉ lãnh đạo bằng quyền lực
mềm ? Đảng kiểm soát nhà nước thì ai là người kiểm soát Đảng ?
3. ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
3.1. Đảng chính trị trong các nước tư bản chủ nghĩa

- Các nước tư bản chủ nghĩa thường phát triển theo chế độ đa đảng, hệ
thống đảng được tổ chức rất khác nhau.
- Phương thức hoạt động của đảng cầm quyền:
Thông qua các cuộc vận động bầu cử, tranh cử giành được ghế Tổng
thống (cộng hòa tổng thống) hoặc đa số trong nghị viện sẽ đứng ra lập chính
phủ (cộng hòa đại nghị), trở thành đảng cầm quyền, giữ vị trí chi phối hoạt
động của nhà nước; còn các đảng khác, theo luật định trở thành đảng "đối
lập".
Đảng đối lập cũng có ảnh hưởng nhất định trong hoạt động của nhà
nước, khi có điều kiện thuận lợi, các đảng này lại có thể trở thành đảng cầm
quyền. Chế độ đa đảng ở các nước TBCN dù theo khuynh hướng nào, đều
tuân thủ hiến pháp của nhà nước tư sản.
- Vai trò của các đảng chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa:
# Vai trò tích cực:
+ Đảng đứng ra thành lập chính phủ, có quyền đưa người của đảng hay
người đồng chính kiến với đảng vào các cương vị nào đó của bộ máy chính
phủ, quyết định đề cử, ứng cử vào các vị trí của ngành lập pháp, các hội đồng,
chính quyền địa phương. Ngày nay, hiện tượng "nhất thể hóa" hai chức vị cao
nhất của quyền lực đảng và quyền lực nhà nước đang trở thành phổ biến ở các
nước TBCN.
+ Đảng chi phối nhà nước bằng chủ trương, đường lối; thông qua các
thủ lĩnh của đảng và đảng viên nắm giữ chức vụ nhà nước thể chế đường lối


21

của đảng thành pháp luật, chính sách của nhà nước. Đảng đa số trong các
chính thể cộng hòa thao túng cơ quan lập pháp.
+ Đảng có nhiều tổ chức, thông qua các tiểu ban chuyên môn, các ủy
ban có thể hỗ trợ, tư vấn cho đảng cầm quyền, cho thủ tướng (hoặc tổng

thống) trong vai trò cầm quyền, điều hành chính quyền; trợ lý thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cương vị chủ chốt (như các vị trí đứng
đầu lập pháp, trưởng tiểu ban ở nghị viện, các bộ trưởng...); hỗ trợ ứng cử
viên của đảng trong tranh cử vào các cơ quan dân cử; tìm mọi phương thức,
thủ đoạn đánh bại các đối thủ cạnh tranh, kể cả các thủ đoạn bất hợp pháp như
vu cáo, bôi nhọ, kích động bạo lực, thậm chí sử dụng bạo lực.
Trong các nước TBCN hiện nay, đảng cầm quyền khó có thể tác động
trực tiếp vào nhà nước, mà thường tác động vào nhà nước thông qua hệ thống
tổ chức của đảng và đảng viên theo quy định của pháp luật. Hoạt động của
đảng cầm quyền biểu hiện ra như là đảng đã hóa thân vào nhà nước. Đảng
lãnh đạo thông qua nhà nước và nhân danh nhà nước thực hiện chức năng
công quyền (chứ không phải nhà nước hóa đảng).
+ Các đảng không cầm quyền, (kể cả đảng "đối lập") tìm mọi cách kiểm
soát (phản biện, giám sát) gây ảnh hưởng đến cơ quan công quyền, từ việc
soạn thảo chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, tuyền chọn nhân sự, đến
việc tổ chức thực hiện, tìm những vi phạm, yếu kém của đảng cầm quyền để
buộc tội, hạ uy tín chống lại đảng cầm quyền.
+ Thúc đẩy sự đoàn kết thống nhất tư tưởng và hành động của đảng cầm
quyền.
Đảng cầm quyền thường lấy một tầng lớp cử tri nào đó làm chỗ dựa chủ
yếu, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp khác. Trên thực tế, hoạt
động chính trị ở các nước TBCN chủ yếu diễn ra trong giới thượng lưu và
trung lưu, đặc biệt là những người thuộc giới tinh hoa. Đó là lớp người mà vị
trí của họ làm cho họ có khả năng vượt ra khỏi môi trường bình thường; họ ở
vị trí có thể đưa ra các quyết định có tầm quan trọng; họ làm chủ các tập đoàn
lớn; điều hành bộ máy của đát nước; chỉ đạo các cơ quan quân sự; nắm giữ vị
trí chỉ huy chiến lược trong cấu trúc xã hội nhờ các phương tiện có hiệu quả
của quyền lực, sự giàu sang và danh tiếng của họ đang hưởng thụ.
# Vai trò tiêu cực của đảng chính trị ở các nước TBCN:



22

+ Làm chia rẽ nhân dân (do các đảng cạnh tranh quần chúng); đảng
tước bỏ nền dân chủ (do tranh giành quyền lực dẫn đến xung đột lẫn nhau);
+ Đảng tuyên truyền bằng phương pháp không lành mạnh;
+ Đảng kích thích sự thèm khát quyền lực, tạo thêm điều kiện cho sự
tham nhũng.
- Các loại đảng chính trị tiêu biểu: (tùy đối tượng có thể trình bày sơ
lược)
+ Đảng Tự do
Nguồn gốc: Nền tảng từ chủ nghĩa tự do. Từ "tự do" xuất hiện đầu tiên
ở Tây Ban Nha đầu Thế kỷ XIX, sau phát triển sang Anh, Pháp. Giữa Thế kỷ
XIX, ở Anh tổ chức ra Đảng Tự do sớm nhất.
Đặc trưng: Thù địch với chủ nghĩa quân chủ chuyên chế; ủng hộ chế độ
lập hiến; đề cao tự do cá nhân, quyền sở hữu tư nhân và tự do bầu cử.
Tình hình phát triển:
Ở Anh: Đảng này mạnh từ TK 19 đến Chiến tranh thế giới I.
Ở Pháp: Trong nền quân chủ Thứ Bảy và Cộng hòa III (TK 19).
Ở Ý: mạnh trước Chiến tranh TG II (xây dựng nước Ý thống nhất)
Ở Đức: ra đời giữa TK 19, tuy nhỏ bé nhưng thường xuyên tham gia
chính quyền
Ở Nhật: Đảng Dân chủ tự do độc quyền 38 năm
+ Đảng Bảo thủ (Conservative Party)
Nguồn gốc: Đảng Bảo Thủ có nguồn gốc xa từ đảng Tory, một đảng
bảo hoàng vào thế kỷ 17. Từ "bảo thủ" xuất hiện đầu TK 19, phản ứng cuộc
cách mạng tư sản Pháp. Đảng Bảo thủ ở Anh là sớm nhất.
Đặc trưng: Gắn với sở hữu tư nhân; gắn với những nguyên tắc quyền
lực; dè dặt với phổ thông đầu phiếu; phản ứng sự can thiệp của nhà nước vào
lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tình hình phát triển: Sau Chiến tranh TG II, Đảng Bảo thủ với tư tưởng
theo chủ nghĩa thực dụng thay đổi nhiều về tư tưởng và chính sách (vì họ


23

thường là đảng nắm chính quyền nên buộc phải thay kỷ luật sắt của phổ thông
đầu phiếu.
trên thế gới có các đảng như: Đảng của Đờ gôn (Pháp); Ở Anh Đảng
Bảo thủ cầm quyền 2/3 thời gian của TK 20 như đảng của Thủ tướng Thát
chơ, Giôn mây giơ,... hiện nay là Cameron. Đảng bảo thủ cầm quyền ở
Canada từ 2006.
+ Đảng Dân chủ thiên chúa giáo
Nguồn gốc: Không chỉ là đảng công giáo mà tổng hợp: Tin lành, Công
giáo, Dân chủ Thiên chúa giáo vùng Scăngđinavơ, chủ yếu có khuynh hướng
Tin lành.
Đặc trưng: Công khai từ chối sự phân tách CNTB bên này và chủ nghĩa
Mác bên kia. Họ tìm cách vượt lên những tư tưởng đó (vì 2 hình thức của chủ
nghĩa duy vật trái ngược với sự giáo dục thường xuyên của nhà thờ); quan
tâm đến giáo dục và đạo đức theo quan điểm Thiên chúa giáo (họ đấu tranh
với chính phủ trong hôn nhân, li hôn, chống phá thai, chống tránh thụ thai...).
Tình hình phát triển:
Ở những nước có nhiều công giáo đảng này được cắm sâu hơn (Ý,
Pháp, Đức, Bỉ).
Sự phát triển của Đảng CBV bị chi phối các thành tố khác của bức tranh
chính trị, đặc biệt là sự tồn tại của Đảng Tự do hay cấp tiến (Đảng này thất
bại ở Tây Ban Nha sau Phrăngcô và đã vắng mặt ở Iếclăng).
Đảng CBV có sự gắn bó với Đảng Bảo thủ (sự liên minh giữa ngai vàng
và nhà thờ).
Trong chiến tranh lạnh, Đảng CBV phớt lờ tư tưởng chống CNTB ban

đầu để chuyển thành nền kinh tế thị trường.
+ Đảng Xã hội dân chủ
Nguồn gốc: Là nhánh tách ra từ phong trào công nhân. Họ có nguồn
gốc tư tưởng từng bị C.Mác phê phán (như: CNXH không tưởng của
Pruđông, Phurie; chủ nghĩa cải lương của Lui Blăng; Tư tưởng về nhà nước
của Látxan; Chủ nghĩa vô chính phủ của Bacunin; tư tưởng của Cauxki (trong


24

Quốc tế I và II). Đến Quốc tế III, cuộc đấu tranh đó hoàn toàn tách những
người xã hội cải lương và những người cộng sản.
Đặc trưng: Chính sách cải lương về chính trị, chủ trương phương thức
tham dự vào chính quyền bằng con đường hợp pháp và bầu cử (đây là điểm
cốt yếu để chia rẽ với những người cộng sản lý tưởng giành chính quyền bằng
cách mạng lật đổ thể chế tư sản).
Về kinh tế: chủ trương quan tâm phúc lợi công cộng. Lúc đầu ủng hộ
nền kinh tế chỉ huy, về sau ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp.
Tình hình phát triển:
Nguồn gốc từ phong trào công nhân, Đảng XHDC ngày càng đầu hàng
CNTB và xây dựng một xã hội mà ông cha mình đã chỉ trích. Nhiều Đảng
XHDC đã có những vị trí quyền lực quan trọng trong hệ thống TBCN (Ví dụ:
Ở Pháp thời Mít tơ răng, Ri sắc; Ở Thụy Điển thời Ô lốp Panmơ Đảng giành
được ủng hộ cao của công chúng; Ở Đức, Ý ...).
+ Đảng Cộng sản
Nguồn gốc: có cùng nguồn gốc với Đảng xã hội dân chủ.
Đặc trưng: Là đảng của giai cấp công nhân; mục tiêu lật đổ CNTB, xây
dựng CNXH; xóa chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về TLSX, mục
tiêu cuối cùng là giải phóng con người.
+ Đảng theo chủ nghĩa địa phương và sinh thái

Những quốc gia có nhiều dân tộc thường có đảng địa phương. Trước
kia ít, song nay vấn đề quốc gia dân tộc nổi lên, do đó nhiều loại đảng địa
phương phát triển.
Đặc trưng: Lập trường theo chủ nghĩa dân tộc, địa phương; muốn đấu
tranh bảo vệ những giá trị của địa phương; bảo vệ những vấn đề môi trường
sinh thái.
Ngoài ra, ở Mỹ có Đảng Cộng hòa và Dân chủ. Cả 2 đảng đều có
những người bảo thủ và tự do của mình, hoặc trong đối nội: những người lãnh
đạo của Đảng Cộng hòa là "Bảo thủ", của Đảng Dân chủ là "Tự do".
Đảng Dân chủ chủ yếu nhận ủng hộ của người lao động, công nhân thành
thị, người da đen, thiên chúa giáo. Đảng Cộng hòa chủ yếu nhận ủng hộ từ
nông thôn, thành phố nhỏ, giới kinh doanh, Đạo Tin lành. Nhưng giống nhau:


25

gắn bó với thể chế, với các tính chất của CNTB, với sứ mạng toàn cầu của Mỹ,
sự vứt bỏ CNCS ở trong nước và quốc tế (không khác biệt về hệ tư tưởng).
*Bối cảnh tác động của môi trường đối với các đảng phái hiện nay
- Sự thay đổi về kết cấu giai cấp trong xã hội: => có ảnh hưởng ntn?
+ Hiện nay cơ cấu xã hội - giai cấp trong xã hội đã thay đổi khác với
thời kỳ hình thành đảng. Sự giàu có không chỉ tập trung vào giai cấp tư sản
+ Giai cấp công nhân cũng khác thời kỳ C.Mác khảo cứu
Ví dụ: Anh, Đức: công ngiệp chiếm trên 20% GDP, dịch vụ trên 70%
GDP, nông nghiệp chỉ 3 - 5% GDP
=> Vậy lực lượng nào nắm PTXS hiện đại trong xã hội
Giai cấp công nhân hiện đại bị phân tầng theo 4 nhóm: (theo điều tra
một số nước tư bản):
# Tầng lớp trung lưu: 1 bộ phận g/c CN trở thành tầng lớp trung lưu
trong xã hội

# Có mức sống TB trong XÃ HỘI
# Có mức sống tối thiểu trong XH
# Một bộ phận không gia cư, không việc làm
=> Vậy đảng đại diện cho tầng lớp, nhóm nào trong số đó?
- Sự chia tách phiếu của cử tri: bỏ phiếu cho đảng đối lập
Trước đây, công nhân Anh bỏ phiếu cho Công đảng, nay tầng lớp trung
lưu trong giai cấp công nhân bỏ phiếu cho Đảng Bảo thủ (đảng của giới chủ)
=> như vậy, sự trung thành của cử tri không như trước nữa.
- Sự phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp
=> Làm giảm dân chủ thông qua đại diện. Vì cơ hội và phương tiện cho
phép nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp
- Phương tiện truyền thông đảm đương chức năng tuyên truyền và tranh
luận
- Sự suy giảm tinh thần đảng phái
Một thời con người tham gia nhiều tổ chức và hoạt động xã hội, nay họ
không muốn giao lưu và hội nhập vào các tổ chức => tích tụ năng lực của cá
nhân (cá biệt hóa).


×