Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm học gần đây, việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học liên
tục đổi mới, cụ thể: Thông tư 32 (năm 2009); Thông tư 30 (năm 2014) và Thông tư
22 (năm 2016) sửa đổi, bổ sung Thông tư 30. Mục đích của việc đổi mới trong
kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh
để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học
sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và
những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời, giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia
nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và
rèn luyện để tiến bộ.
Công tác đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được Bộ Giáo dục
Đào tạo, các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tại Phòng GD&ĐT Krông
Ana, tháng 12 năm 2014 đã tổ chức thành công chuyên đề Xây dựng Thư viện đề
kiểm tra cho các trường tiểu học trong huyện, giúp các đơn vị ra đề có chất lượng
và lưu trữ hiệu quả; ngày 24/2/2016 Phòng cũng đã tổ chức tập huấn thành công
việc nâng cao năng lực ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016-BGDĐT.
Mặc dù đã được tập huấn, chuyên đề nhiều về công tác ra đề song phần lớn
với môn Toán, Tiếng Việt giáo viên thực hiện tương đối nhuần nhuyễn, còn một số
môn học ít tiết như Khoa học, Lịch sử - Địa lí,... giáo viên còn lúng túng, chưa biết
cách lập ma trận trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì
chưa đúng các mức độ và tỉ lệ theo quy định. Nội dung kiến thức và hình thức các
câu hỏi trắc nghiệm khách quan chưa phong phú, đa dạng. Vì thế, tôi chọn đề tài
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư
22/2016
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng xây dựng
câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo bốn mức độ cho đội ngũ giáo
viên trong nhà trường.
Giúp giáo viên có kĩ năng thiết kế ma trận đề theo từng giai đoạn kiểm tra,
bám sát ma trận để xây dựng hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì phù hợp với các
đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo
Thông tư 22/2016 -BGDĐT.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
1
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
4. Giới hạn của đề tài
Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Khoa học của đội ngũ giáo
viên tại trường tiểu học Tây Phong năm học 2015 - 2016 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp thử nghiệm;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Khoa học là môn học tích hợp các lĩnh vực vật lí, hóa học, sinh học, sức
khỏe hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự
nhiên, môi trường nhân tạo; về con người, sức khỏe, bệnh tật và sự an toàn; về sự
đa dạng của thế giới tự nhiên. Bên cạnh trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ
bản về thế giới tự nhiên; hình thành và phát triển những kĩ năng, năng lực như biết
sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm; biết phân tích và xử lí thông tin; vận dụng
được kiến thức khoa học vào tình huống trong học tập và cuộc sống; mô tả, dự
đoán, giải thích hiện tượng; phát hiện và giải quyết các vấn đề, qua đó giáo dục
học sinh biết yêu con người, thiên nhiên, đất nước và có ý thức bảo vệ môi trường
xung quanh. Nội dung kiến thức của môn Khoa học mang tính trừu tượng, yêu cầu
học sinh phải ghi nhớ.
Với mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo,
sớm thích nghi với lao động, hoà nhập thế giới và góp phần phát triển cộng đồng.
Cùng với các thành tố khác, kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình
đổi mới giáo dục phổ thông. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, bên cạnh
việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,.... thì kiểm tra, đánh giá đã
thực sự đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo, tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh.
Việc xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ và thiết kế ma trận, đề kiểm tra theo
Thông tư 22/2016-BGDĐT giúp cho các đơn vị giáo dục cũng như giáo viên chủ
động và thuận lợi hơn trong việc đánh giá kết quả học tập của từng học sinh một
cách chính xác, sát thực. Để việc kiểm tra, đánh giá của người dạy thực sự khuyến
khích và thúc đẩy được sự tự kiểm tra đánh giá của người học thì cần phải xây
dựng được đề kiểm tra đảm bảo về nội dung, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
2
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
về chuẩn kiến thức và kĩ năng, phù hợp mục đích yêu cầu kiểm tra, đánh giá của
các hình thức kiểm tra và phù hợp đối tượng học sinh.
2. Thực trạng
* Thuận lợi:
100% học sinh học 2 buổi/ngày và được học đầy đủ các môn. Cha mẹ học
sinh quan tâm đúng mức đến việc học hành của con cái. Tập thể giáo viên đa phần
là trẻ, nhiệt tình, có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ chuyên môn tốt, có
tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng khắc phục khó khăn
để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề các hoạt động
chuyên môn, trong đó có nội dung xây dựng đề kiểm tra định kì các môn học. Cơ
bản các tổ chuyên môn đã thực hiện tương đối đảm bảo quy trình ra đề và duyệt đề
kiểm tra định kì. Và thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá không những giúp học
sinh tích cực, chủ động trong học tập mà còn giúp giáo viên thực hiện tốt hơn việc
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
* Khó khăn:
Trường có phân hiệu Buôn Cuê ... 100% học sinh là người dân tộc thiểu số,
việc nắm bắt kiến thức các môn học, bài học còn rất nhiều hạn chế.
Trường có ba phân hiệu cách xa nhau, nhiều giáo viên nhà ở cách xa trường
(10 đến 40 km) nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công việc.
Trình độ giáo viên không đồng đều; giáo viên trong đơn vị không ổn định,
luân chuyển hàng năm nên khó khăn trong công tác phân công chuyên môn. Hơn
nữa, nhà trường thường xuyên tiếp nhận giáo viên mới ra trường, một số giáo viên
là người dân tộc tại chỗ nên giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách lập ma trận
trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì chưa đúng các mức
độ và tỉ lệ theo quy định. Vì thế, kiểm tra định kì thường lựa chọn đề của tổ trưởng
tổ chuyên môn là chủ yếu.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh là vấn đề luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Bởi thực hiện tốt đổi
mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đề kiểm tra là phương tiện
giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực tế, ngày
06/11/2016 Thông tư 22/2016-BGDĐT mới có hiệu lực và đầu tháng 02/2017 việc
tập huấn ra đề kiểm tra theo TT22/2016 từ cấp tỉnh đến cấp huyện, trường mới thực
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
3
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
hiện xong. Nhưng tại đơn vị TH Tây Phong, ngay đầu tháng 10 chúng tôi đã triển
khai đến đội ngũ giáo viên sớm nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về các điểm mới được bổ sung, điều chỉnh một số điều của TT30/2014; mạnh
dạn chỉ đạo các khối lớp xây dựng ma trận và đề kiểm tra định kì học kì I (kể cả
môn Khoa học lớp 4, 5) theo bốn mức độ nhằm giúp giáo viên làm quen trước.
Việc ra đề kiểm tra theo ba hay bốn mức độ trước đây giáo viên cũng đã thực hiện,
song điều khó khăn nhất là giáo viên (đặc biệt là giáo viên người đồng bào, giáo
viên trẻ mới ra trường) chưa xác định chính xác mức độ của các câu hỏi và ra đề
chưa đầy đủ tỉ lệ số câu, số điểm, các mức theo quy định. Vì vậy, công tác bồi
dưỡng giáo viên có kĩ năng xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo các mức độ và đảm
bảo tính khoa học, chất lượng luôn là vấn đề chúng tôi quan tâm.
* Nguyên nhân khách quan:
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy và chưa thực sự linh hoạt đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
Công tác ra đề kiểm tra thực hiện chưa đúng quy trình, chủ yếu là lấy đề của
đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn.
* Nguyên nhân chủ quan:
Khi đánh giá thường xuyên, một số giáo viên chưa biết cách phân hóa đối
tượng học sinh. Trong các tiết học, giáo viên chưa chú trọng đưa thêm hệ thống câu
hỏi “mở” nhằm phát huy tối đa năng lực học tập của những học sinh năng khiếu
nên đa phần các em chưa giải quyết được câu hỏi mức 4 trong bài kiểm tra định kì.
Khi ra đề kiểm tra định kì, một số giáo viên chưa biết cách lựa chọn và trải
đều các kiến thức học sinh đã học nên đề thường mắc lỗi “nhiều về số câu, thiếu về
nội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
- Nâng cao kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ cho đội ngũ giáo viên
trong nhà trường.
- Giúp giáo viên thiết lập được ma trận đề, sử dụng hiệu quả ma trận đề để ra
hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của các đối tượng học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
4
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
b.1. Giúp giáo viên nắm chắc các điểm mới khi đánh giá định kì và ra đề
kiểm tra
Như chúng ta đã biết, Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 quy
định về kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 15/10/2014. Sau hai
năm thực hiện có một số điểm không phù hợp, đặc biệt hồ sơ đánh giá còn quá
cồng kềnh, tạo gánh nặng cho giáo viên. Vì thế, năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục
và Đạo tạo đã ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 26/8/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Đặc biệt, tại Điều 10 của
Thông tư 22/2016 có sửa đổi nội dung các khoản về “đánh giá định kì”, như:
Khoản 1. Làm rõ khái niệm về đánh giá định kì
Khoản 2. Sửa đổi đánh giá định kì về học tập: cách đánh giá từng môn học
và hoạt động giáo dục; thời điểm làm bài kiểm tra định kì (bổ sung thêm số lần
kiểm tra đối với hai môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 và 5); cách thiết kế đề kiểm tra
định kì theo các mức độ.
Vì giữa hai thông tư có nhiều “điều”, “khoản” sửa đổi, bổ sung nên ngay vào
đầu năm học, tôi đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên sớm tiếp cận Thông tư bằng cách tự
nghiên cứu trên các trang mạng, Websai,... Khi Thông tư chính thức có hiệu lực
(ngày 06/11/2016), bản thân đã tổ chức tập huấn cấp trường làm rõ hơn điểm giống
và khác nhau khi đánh giá định kì, đặc biệt việc thiết kế đề kiểm tra định kì theo
các mức độ. Cụ thể:
Nội dung
Thông tư 30/2014
Vào cuối học kì I và cuối năm
học, giáo viên chủ nhiệm họp với
các giáo viên dạy cùng lớp, thông
1. Đánh qua nhận xét quá trình và kết quả
học tập, hoạt động giáo dục khác
giá định
kì về từng để đánh giá học sinh đối với từng
môn học môn học, hoạt động giáo dục
thuộc 1 trong 2 mức sau:
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
Thông tư 22/2016
Vào giữa học kì I, cuối học kì I,
giữa học kì II và cuối năm học,
giáo viên căn cứ vào quá trình
đánh giá thường xuyên và chuẩn
KTKN để đánh giá học sinh đối
với từng môn học, hoạt động giáo
dục thuộc 1 trong 3 mức sau:
- Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
5
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
- Các môn học làm bài kiểm tra
- Các môn học làm bài kiểm tra
định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa
2. Các
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ,
môn học Tin học, Tiếng dân tộc.
Tin học, Tiếng dân tộc.
làm bài
- Thời điểm kiểm tra: cuối học - Thời điểm kiểm tra:
kiểm tra
+ Cuối học kì I và cuối năm học:
định kì và kì I và cuối năm học.
tất cả các môn học trên.
thời điểm
+ Giữa học kì I và giữa học kì II:
kiểm tra
Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm bài
KTĐK môn Tiếng Việt và Toán
3. Các
- Mức 1: Nhận biết
- Mức 1: Nhận biết
mức độ
- Mức 2: Hiểu và vận dụng
- Mức 2: Hiểu
của đề
- Mức 3: Vận dụng cao
- Mức 3: Vận dụng
kiểm tra
- Mức 4: Vận dụng cao / sáng tạo
định kì
Từ việc làm trên đã giúp giáo viên nắm rõ đề kiểm tra định kì phù hợp với
chuẩn kiến thức, kĩ năng và gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo bốn mức độ
nhận thức của học sinh. Đây chính là một trong những điểm mới trong sửa đổi, bổ
sung thông tư về kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay.
b.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ
Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, từng bước định
hướng phát triển năng lực và đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh của đơn vị.
Vì thế, tùy theo yêu cầu của từng Chuẩn để đặt câu hỏi ở các mức độ thích hợp.
* Đầu tiên, cho giáo viên nắm được 6 bước xây dựng câu hỏi theo các mức
độ:
+ Xác định mục tiêu đánh giá (VD: nhằm đánh giá Chuẩn nào? Yêu cầu cần
đạt mỗi chuẩn đó là gì?).
+ Xác định mức độ cần đánh giá (Mức 1: nhận biết; Mức 2: hiểu; Mức 3:
vận dụng ở mức độ đơn giản; Mức 4: vận dụng ở mức cao).
+ Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng).
+ Lựa chọn hình thức câu hỏi(như các dạng: Đúng – Sai; nhiều lựa chọn;
ghép nối; điền khuyết; trả lời ngắn; tự luận; …)
+ Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.
+ Trong quá trình sử dụng, có thể có những điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp
hơn.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
6
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
* Hướng dẫn giáo viên nắm được nội dung của từng mức độ và cách sử dụng
một số từ/cụm từ/động từ để hỏi trong từng mức độ.
Cụ thể:
Các
mức độ
Mức 1
Nội dung
Sử dụng các từ/ cụm từ /
động từ để hỏi
Nhớ, nhận ra được, nhắc lại - Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế
được những kiến thức, kĩ năng nào; nêu, mô tả, kể tên, liệt kê; bài
đã học.
tập điền từ (đã cho sẵn từ trước),
…
Mức 2
Hiểu biết kiến thức, kĩ năng - Trình bày, nêu, so sánh, phân
đã học để trình bày, giải thích, biệt, điền từ vào chỗ chấm (không
so sánh, … được kiến thức đó. cho từ trước), bài tập đúng – sai,
nêu những việc nên hoặc không
nên làm, tìm ví dụ minh họa,…
Mức 3
Vận dụng kiến thức, kĩ năng - Dự đoán, suy luận, giải thích vì
đã học để giải quyết những tình sao, vì sao nói; sắp xếp thứ tự các
huống đơn giản, quen thuộc, ý trong một thí nghiệm; vẽ sơ đồ,
tương tự trong học tập, cuộc ….
sống.
Mức 4
Vận dụng các kiến thức, kĩ - Bình luận, đánh giá hoặc giải
năng đã học để giải quyết tình quyết tình huống bằng cách liên hệ
huống mới, phức tạp hoặc đưa với thực tiễn,…
ra những phản hồi hợp lí trong
học tập, cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Căn cứ vào nội dung từng mức độ và một số từ/cụm từ/động từ để hỏi
(theo gợi ý trên), yêu cầu giáo viên xác định mức độ của mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Vật tự phát ra ánh sáng là:
A. Mặt Trời
C. Mặt Trăng
B. Trái Đất
D. Điện
Câu 2. Điền các từ chiếu sáng; rọi đèn, cản sáng vào chỗ chấm cho phù hợp:
Phía sau vật chiếu sáng khi được……….. có bóng của vật đó. Bóng của một
vật thay đổi khi vị trí của vật ……..…… đối với vật đó thay đổi.
Câu 3. Sắp xếp các ý từ a đến g theo trình tự phù hợp các bước làm thí
nghiệm lọc nước.
a. Đổ nước đục vào bình.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
7
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
b. Rửa sạch cát.
c. Quan sát nước sau khi lọc.
d. Quan sát nước trước khi lọc.
e. So sánh kết quả nước trước và sau khi lọc để rút ra nhận xét.
g. Cho cát và bông vào bình lọc.
Trả lời : ……………………………………………………………….............
Câu 4. Lựa chọn các cụm từ vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi (có cụm từ
có thể được dùng hai lần) để điền vào ô phù hợp trong hình vẽ dưới đây:
Câu 5. Ở nhà và ở trường, em thường nghe có những tiếng ồn khiến em khó
chịu. Em có thể làm gì để góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và cho người
khác.
Giáo viên sẽ dễ dàng xác định và giải thích được: câu 1 và câu 2 (mức 1 –
đọc thầm và điền ngay được), câu 3 (mức 3, vì phải hiểu rõ thí nghiệm lọc nước,
nắm chắc về quy trình lọc nước thì mới sắp xếp được), câu 4 (mức 2 - vì phải lựa
chọn, cân nhắc từ nào điền 2 lần), câu 5 (mức 4, vì giải quyết tình huống bằng cách
liên hệ với thực tiễn).
* Hướng dẫn giáo viên xây dựng câu hỏi theo từng mạch kiến thức của môn
học. Nghĩa là, với mỗi mạch kiến thức, yêu cầu giáo viên ra câu hỏi cho 4 mức độ
của mạch kiến thức đó.
Ví dụ: Với chủ đề Vai trò của các chất dinh dưỡng (Khoa học - Lớp 4)
Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất béo?
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
8
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để bảo đảm hoạt động
bình thuyường của bộ máy tiêu hóa.
D. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp chống táo bón.
2. Cơ thể con người cần được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng để:
A. Đảm bảo phát triển bình thường, có sức khỏe tốt và ít bệnh tật.
B. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
C. Để phòng bệnh lão hóa xương.
D. Để chống còi xương.
Câu hỏi mức 2. Nối các chất dinh dưỡng ở cột A với các loại thức ăn ở cột B sao
cho phù hợp:
A
1. Chất bột đường
B
a) Khoai lang
2. Chất đạm
b) Cá
3. Chất béo
c) Chuối
d) Thịt heo
4. Vi ta min
e) Bánh mì
Câu hỏi mức 3. Vì sao cần ăn rau và quả chín hàng ngày ?
Câu hỏi mức 4. Khi ăn phải phối hợp nhiều loại thức ăn. Em hãy xây dựng
khẩu phần ăn trong một ngày cho gia đình mình.
* Chủ đề Các bệnh truyền nhiễm (Khoa học - Lớp 5):
Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
dưới đây:
1. Trong các bệnh sau, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm ?
A. Sốt xuất huyết
C. Sốt rét
B. Viêm não
D. Cảm lạnh
2. Bệnh sốt rét nguyên nhân do đâu ?
A. Do ăn uống thiếu chất.
B. Do ngủ không mắc màn.
C. Do vệ sinh nhà và môi trường xung quanh chưa sạch sẽ.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
9
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
D. Bệnh này do kí sinh trùng gây ra.
Câu hỏi mức 2. Trình bày những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.
Câu hỏi mức 4. Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát. Em cần làm
gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho gia đình?
* Sau khi giáo viên đã xác định được mức độ của từng câu hỏi, biết thực
hành viết câu hỏi theo 4 mức độ, tôi hướng dẫn giáo viên cách chuyển câu hỏi từ
mức độ thấp sang mức độ cao hơn hoặc ngược lại.
Ví dụ 1. Khoanh vào ý trả lời đúng cho câu hỏi sau:
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một
lúc sau em thấy cán thìa nào nóng hơn ?
A. Thìa kim loại
B. Thìa nhựa
+ Câu hỏi trên thuộc mức độ mấy ?
+ Mức độ 1
+ Muốn chuyển câu hỏi trên thành - Giáo viên trao đổi và có thể đưa ra
mức độ 2, anh (chị) sẽ xây dựng nội một số phương án chuyển.
dung như thế nào ?
VD (mức 2): Cho vào cốc nước nóng
một thìa bằng kim loại và một thìa bằng
nhựa, một lúc sau em thấy cán thìa nào
nóng hơn ? Vì sao ?
- Nhận xét, kết luận: Câu hỏi trên
được chuyển sang dạng hình thức tự
luận, học sinh chỉ cần trả lời ngắn và
giải thích nhằm tái hiện lại kiến thức đã
học. Ta có câu hỏi mới ở mức độ 2 rất
phù hợp.
Tương tự:
Ví dụ 2. Xác định mức độ của câu hỏi sau và chuyển câu hỏi đó sang mức độ
cao hơn.
Câu hỏi: Em nên và không nên làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
Trả lời: + Câu hỏi đã cho thuộc mức 2.
+ Ta có thể chuyển:
Câu hỏi mức 3: Tại sao mọi người cần phải bảo vệ nguồn nước ?
Câu hỏi mức 4: Nhà bạn An ở cạnh nhà em hằng ngày thường gom rác và
vứt cạnh bờ sông. Theo em, hành động trên sẽ gây ra tác hại như thế nào ? Bản thân
em sẽ làm gì để hạn chế việc làm trên ?
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
10
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
Từ việc làm trên, giúp giáo viên thực sự hiểu rõ mức độ của từng câu hỏi và
biết xây dựng câu hỏi theo đúng từng mức độ, đặc biệt là câu hỏi ở mức 2, mức 3.
b.3. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì
Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh làm bài kiểm tra
theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học tập.
Môn Khoa học kiểm tra định kì được thực hiện 2 lần/năm. Khi ra đề, giáo viên đều
phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo dục - Đào
tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì phù hợp,
nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học.
Thông thường, đề bài kiểm tra được thiết kế kết hợp cả hai hình thức trắc
nghiệm và tự luận. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đề kiểm tra định kì môn
Khoa học được chia tỉ lệ như sau:
- Chia theo cấu trúc đề: + Trắc nghiệm: khoảng 70 – 80%
+ Tự luận: khoảng 20 – 30%
- Chia theo các mức độ nhận thức: + Mức 1&2: khoảng 60%
+ Mức 3
: khoảng 30%
+ Mức 4
: khoảng 10%
Căn cứ tình hình thực tế của từng trường, khối lớp để xây dựng tỉ lệ câu trắc
nghiệm và tự luận phù hợp cho mỗi hình thức kiểm tra.
Đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh
vào cuối học kì hay cuối năm đối với môn Khoa học.
Bước 2: Xác định nội dung đánh giá
Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa
trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các chuẩn kiến thức, kĩ năng
ghi trong chương trình từng môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi người làm
phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của chương trình. Khi
ra đề, giáo viên cần bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Hướng dẫn số
5842/BGDĐT, để xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù hợp chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.
Việc xác định nội dung kiểm tra được thực hiện theo những bước sau:
- Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
11
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra định kì cuối kì I - môn Khoa học khối
lớp 4 và 5 như sau :
Khối lớp
4
5
Học kì I
- Trao đổi chất ở người
- Dinh dưỡng
- Phòng bệnh
- An toàn trong cuộc sống
- Nước
- Không khí
- Sự sinh sản và phát triển của
cơ thể người
- Vệ sinh phòng bệnh
- An toàn trong cuộc sống
- Đặc điểm và công dụng của
một số vật liệu thường dùng
Cuối năm
- Không khí
- Âm thanh
- Ánh sáng
- Nhiệt
- Trao đổi chất ở thực vật
- Trao đổi chất ở động vật
- Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Sự biến đổi của chất
- Sử dụng năng lượng
- Sự sinh sản của thực vật
- Sự sinh sản của động vật
- Môi trường và tài nguyên
- Mối quan hệ giữa môi trường và
con người
- Xác định các mức độ ứng với các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra.
+ Mức độ nhận biết và thông hiểu: học sinh chỉ cần nhớ và nhận ra được,
giải thích, so sánh, minh hoạ, tìm ví dụ v.v...
+ Các mức độ vận dụng: học sinh phải vận dụng được vào những tình
huống từ đơn giản tới phức tạp; từ quen thuộc tới mới. Đây là yêu cầu nắm kiến
thức và kĩ năng ở trình độ “vận dụng” (trong trường hợp tình huống phức tạp, mới
thì là vận dụng mức độ cao).
Ví dụ: Phân tích Chuẩn “Chủ đề: Vật chất và Năng lượng” lớp 4 thành các
mức độ yêu cầu:
Mạch
nội dung
Mức 1 và Mức 2
Mức 3 và Mức 4
Nước
- Nêu được một số tính chất của nước và
ứng dụng một số tính chất đó trong đời
sống.
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể : lỏng,
khí, rắn.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự
nhiên.
- Nêu được vai trò của nước trong đời
sống, sản xuất và sinh hoạt.
- Nêu được một số cách làm sạch nước.
- Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước và
cần sử dụng nước hợp lí; một số biện pháp
bảo vệ nguồn nước; một số hiện tượng
- Biết vận dụng tính chất của
nước trong việc giải thích một số
hiện tượng/ giải quyết một số vấn
đề đơn giản
- Thể hiện vòng tuần hoàn của
nước trong tự nhiên bằng sơ đồ.
- Thực hiện tiết kiệm nước và bảo
vệ nguồn nước.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
12
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
Không
khí
Nhiệt
Ánh
sáng
Âm
thanh
liên quan tới vòng tuần hoàn của nước
trong tự nhiên
- Nêu được một số tính chất và thành phần
của không khí.
- Nêu được ví dụ ứng dụng một số tính
chất của không khí trong đời sống.
- Nêu được vai trò và ứng dụng của không
khí trong sự sống và sự cháy.
- Nêu được một số tác hại của bão và cách
phòng chống.
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí và một số biện pháp bảo
vệ không khí trong sạch.
- Nêu được vai trò của không khí đối với
sự cháy
- Biết vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn
thì thu nhiệt nên nóng lên ; vật ở gần vật
lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng
lên, co lại khi lạnh đi.
- Kể tên và nêu được vai trò của một số
nguồn nhiệt.
- Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và
dẫn nhiệt kém.
- Biết vận dụng tính chất của
không khí trong việc giải thích
một số hiện tượng/ giải quyết một
số vấn đề đơn giản
- Sử dụng được nhiệt kế để xác
định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ
không khí.
- Thực hiện được một số biện
pháp an toàn, tiết kiệm khi sử
dụng các nguồn nhiệt trong sinh
hoạt.
- Biết vận dụng đặc điểm nở ra
khi nóng lên của chất lỏng trong
việc giải thích một số hiện tượng/
giải quyết một số vấn đề đơn giản
trong cuộc sống
- Phân biệt được vật tự phát sáng và vật - Tránh được những trường hợp
được chiếu sáng
ánh sáng quá mạnh chiếu vào
- Phân biệt được một số vật cho ánh sáng mắt, không đọc, viết dưới ánh
truyền qua và một số vật không cho ánh sáng quá yếu
sáng truyền qua.
- Biết cách vận dụng đặc điểm
của sự tạo thành bóng tối trong
việc giải thích một số hiện tượng/
giải quyết một số vấn đề đơn
giản.
- Nhận biết âm thanh do vật rung động - Thực hiện các quy định không
phát ra.
gây ồn nơi công cộng.
- Nhận biết được tai nghe thấy âm thanh - Biết cách phòng chống tiếng ồn
khi rung động lan truyền từ nơi phát ra âm trong cuộc sống.
thanh tới tai.
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể
truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
13
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
trong cuộc sống.
- Nêu được VD về tác hại của tiếng ồn và
một số biện pháp chống tiếng ồn.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan trọng
không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Khung ma
trận đề kiểm tra định kì cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Yêu cầu cần đạt của nội
dung hay mạch kiến thức cần kiểm tra theo các mức độ trong phạm vi kiểm tra ; tỉ
lệ số điểm, số câu hỏi, loại câu hỏi cho mỗi mức độ tương ứng từng mạch kiến
thức; tổng số điểm, số câu hỏi của bài kiểm tra. Khi xây dựng khung ma trận, giáo
viên cần căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn 5842/BGDĐT và mức độ
nhận thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng trường để xây dựng số lượng
câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho mỗi mức độ.
Để tránh tạo áp lực cho giáo viên trong khâu ra đề, chúng tôi yêu cầu khối
trưởng chịu trách nhiệm chính thiết kế khung ma trận. Sau khi thống nhất lựa chọn
nội dung các mạch kiến thức kiểm tra với giáo viên giảng dạy môn Khoa học trong
tổ, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề theo trình tự sau:
- Lập bảng hai chiều, chiều dọc ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ năng)
cần kiểm tra; chiều ngang là các cấp độ nhận thức cần đánh giá (mức độ 1 - nhận
biết, mức độ 2 - thông hiểu, mức độ 3 - vận dụng, mức độ 4 - vận dụng cao).
- Liệt kê nội dung các mạch kiến thức cần kiểm tra (vào cột đầu tiên).
- Chia tỉ lệ số câu hỏi, số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng.
- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Mạch
nội dung
1. …………
2. ………
3.
………………
4…..
Tổng:
Số câu và
số điểm
Mức 1
KQ TL
Mức 2
KQ
TL
Mức 3
KQ TL
Mức 4
KQ TL
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
14
Tổng
KQ
TL
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
Số điểm
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học (khoảng
40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu tối
thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở mỗi giai đoạn
kiểm tra. Vì thế, viên soạn câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra cần đảm bảo nguyên
tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi do ma trận đề quy
định.
Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp
đối tượng học sinh theo đặc điểm vùng miền và phù hợp với thời gian kiểm tra. Nội
dung các câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng, đơn nghĩa và được thiết kế theo các
mức độ nhận thức của học sinh.
- Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: nên thiết kế nhiều dạng trắc
nghiệm như điền khuyết, ghép đôi, đúng – sai, nhiều lựa chọn để làm cho đề kiểm
tra phong phú, không gây nhàm chán cho học sinh khi làm bài. Trong đó:
+ Dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn: Mỗi câu hỏi thiết kế 4 phương án, trong
đó phương án đúng phải rõ ràng, chính xác; các phương án khác có độ nhiễu vừa
phải và tương đồng nhau. Hạn chế ra loại câu hỏi phủ định.
+ Dạng câu hỏi đúng - sai: không nên xây dựng nội dung của 01 bài học, cần
dàn trải mỗi phương án là nội dung của 01 bài học.
Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
A. Động vật sống được là nhờ thức ăn, không cần không khí.
B. Nhiệt độ sôi của nước là 100 OC.
C. Các loài thực vật đều có nhu cầu nước, chất khoáng như nhau.
+ Dạng câu hỏi ghép đôi và điền khuyết: Thông tin ở cột A ít hoặc nhiều hơn
thông tin ở cột B.
Ví dụ: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp
A
B
1. Len
a) Dẫn nhiệt tốt
2. Đồng
3.Nhôm
b) Dẫn nhiệt kém
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
15
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
4. Gỗ
+ Câu hỏi điền khuyết: Nếu cho trước từ ngữ (mức 1); nêu không cho trước
từ ngữ (mức 2). Số từ cho trước để yêu cầu điền nhiều hơn chỗ trống nhằm gây
nhiễu, phát huy tính tư duy của học sinh.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)
Hướng dẫn chấm là phương thức tái hiện lại toàn bộ nội dung câu trả lời cho
từng câu hỏi trong đề kiểm tra. Hướng dẫn chấm càng cụ thể, càng chi tiết sẽ giúp
cho giáo viên dễ dàng khi chấm.
Vì vậy, căn cứ nội dung các câu hỏi, yêu cầu giáo viên xây dựng hướng dẫn
chấm cụ thể, chi tiết, thể hiện rõ các phương án lựa chọn hoặc thứ tự từ ngữ điền
khuyết (dạng câu hỏi trắc nghiệm) và viết rõ nội dung từng ý, thang điểm chấm
(câu hỏi tự luận). Tránh tình trạng xây dựng chung chung, nội dung sơ sài.
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra.
- Sau khi biên soạn xong, cần kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra: tính
chính xác, tính khoa học, phù hợp với chuẩn đánh giá, cấp độ nhận thức cần đánh
giá và thời gian dự kiến làm bài. Tiến hành điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp nếu
thấy cần thiết (như: tăng/giảm độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng/giảm thông tin,
độ nhiễu, yêu cầu,….) của câu hỏi hoặc tình huống đã đưa ra.
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Ví dụ: Minh họa ma trận đề kiểm tra và đề kiểm tra định kì cuối năm học
môn Khoa học (Lớp 4):
- Ma trận đề kiểm tra:
Mạch
nội dung
1. Không khí
2. Âm thanh
3. Ánh sáng
4. Nhiệt
5. Trao đổi chất
ở thực vật
Số câu và
số điểm
Mức 1
KQ TL
Mức 2
KQ
TL
Mức 3
KQ TL
Mức 4
KQ TL
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
16
Tổng
KQ
TL
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
6. Trao đổi chất
ở động vật
7. Chuỗi thức
ăn trong tự
Tổng:
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
- Minh họa đề kiểm tra theo ma trận:
Câu 1.(2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu
sau:
1. Bão có thể gây ra những tác hại là:
A. Làm đổ nhà cửa.
C. Phá hại hoa màu.
B. Gây ra tai nạn cho con người.
D. Cả 3 ý trên
2. Những yếu tố gây nên ô nhiễm không khí là:
A. Khói, bụi, khí độc
B. Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh
C. Tiếng ồn, khói, bụi, khí độc, các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh
D. Tiếng ồn
3. Vật tự phát ra ánh sáng là:
A. Mặt Trời
B. Mặt Trăng
C. Trái Đất
D. Điện
4. Âm thanh có thể lan truyền qua:
A. Chất khí, chất lỏng
C. Chất lỏng, chất rắn
B. Chất khí, chất rắn
D. Chất khí, chất lỏng, chất rắn
Câu 2.(2 điểm) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp
A
B
1. Len
a) Dẫn nhiệt tốt
2. Đồng
3.Nhôm
b) Dẫn nhiệt kém
4. Gỗ
Câu 3.(1,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
A. Động vật sống được là nhờ thức ăn, không cần không khí.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
17
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
B. Nhiệt độ sôi của nước là 100 OC.
C. Các loài thực vật đều có nhu cầu nước, chất khoáng như nhau.
Câu 4.(1,5 điểm) Điền các từ cỏ, thỏ, cáo vào ô trống để chỉ mối quan hệ
thức ăn trong sơ đồ sau:
1. ………….
2. ………….
3. ………….
Câu 5. (1 điểm) Nêu tác hại của tiếng ồn đối với con người.
...................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 6. (1 điểm) Em cần làm những gì để góp phần bảo vệ bầu không khí ?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 7. (1 điểm) Em hãy giải thích tại sao thực vật có vai trò quan trong đối
với sự sống trên trái đất ?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
b.4. Bồi dưỡng cách sử dụng và lưu trữ đề kiểm tra định kì
Không những chỉ tập trung bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề
kiểm tra định kì cho giáo viên, chúng tôi còn coi trọng bồi dưỡng cách sử dụng và
lưu trữ đề kiểm tra nhằm giúp giáo viên không mất nhiều thời gian trong quy trình
ra đề. Hàng năm, giáo viên chỉ cần cập nhật thêm nội dung câu hỏi các mức độ,
điều chỉnh, bổ sung tỉ lệ, số câu, số điểm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh để
hoàn chỉnh bộ đề mới.
Đề kiểm tra định kì sau khi được thẩm định, tổ thẩm định sẽ lựa chọn 01 đề
chính thức và 01 đề dự phòng/ khối để tổ chức kiểm tra theo chương trình quy định.
Nhằm đảm bảo tính khoa học và mang tính lưu trữ lâu dài, đề kiểm tra định
kì sau khi được thẩm định sẽ được lưu trữ như sau:
- Đối với nhà trường: Bộ phận chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp, kết nối
đề kiểm tra định kì tất cả các môn học của các khối và lưu theo đợt: bằng văn bản
có chữ kí, đóng dấu (cuối năm đóng thành tập) và lưu trong ổ đĩa.
- Đối với tổ chuyên môn: Thẩm định và lưu toàn bộ đề kiểm tra định kì của
các giáo viên giảng dạy môn Khoa học trong tổ, sắp xếp theo thứ tự từng giai đoạn
kiểm tra tại hồ sơ tổ chuyên môn.
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
18
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
b.5. Phối hợp tổ trưởng tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng kĩ năng xây
dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên
Việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên không
chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà kĩ năng đó cần được bồi dưỡng thường xuyên
trong công tác dạy học.
Bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng năng
lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chúng tôi cũng coi trọng việc phát huy vai
trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng kĩ năng ra đề kiểm tra cho giáo
viên. Để làm tốt công tác này, lãnh đạo nhà trường cần định hướng cho tổ trưởng
các tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Nội dung sinh
hoạt tổ chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh trong
từng thời điểm. Trong đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cần được xem là một yếu
tố quan trọng góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường. Từ kết quả thẩm định đề kiểm tra của Tổ thẩm
định (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên). Tổ trưởng tổ chuyên môn đánh
giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra của giáo viên; các thành
viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, tìm hướng khắc phục
những tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra.
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp đề tài đưa ra dễ thực hiện, đem lại hiệu quả thiết
thực trong việc nâng cao chất lượng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra đúng theo các
mức độ phù hợp với tình hình của đơn vị.
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài này có mối quan hệ liên kết,
chặt chẽ nhau. Biện pháp thứ nhất làm tiền đề cho các biện pháp sau, ngược lại các
biện pháp thứ hai và thứ ba giúp tôi thực hiện thành công đề tài của mình.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm
vi và hiệu quả ứng dụng
* Kết quả khảo nghiệm:
Đề tài đã giúp giáo viên hiểu rõ cách xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ và
ra đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo Thông tư 22/2016/BGDĐT về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/BGDĐT quy định kiểm tra, đánh giá
học sinh tiểu học.
Sau hơn một năm thực hiện tại các đơn vị và qua đợt tập huấn cấp trường
vừa rồi, tôi đã tiến hành khảo nghiệm về kĩ năng xây dựng câu hỏi, thiết kế đề kiểm
tra định kì của giáo viên và thu được kết quả như sau:
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
19
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
Thời gian thực hiện
đề tài
TS
GV
Có kĩ năng
xây dựng câu
hỏi theo bốn
mức độ
Có kĩ năng ra
đề kiểm tra
định kì theo
ma trận
Chưa hiểu hoặc
còn lúng túng
trong thiết kế
ma trận đề
SL
%
SL
%
SL
%
2
18,7
Trước khi nghiên cứu
12
10
83,3
8
66,7
Sau khi áp dụng
12
12
100
12
100
* Giá trị khoa học:
Qua áp dụng đề tài, kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ và ra đề kiểm
tra của giáo viên được nâng cao, ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên ra đề tăng
lên rõ rệt và từng bước khắc phục những thiếu sót trong quá trình làm đề.
Đa số giáo viên đã hiểu được tác dụng của việc thiết lập ma trận đề và biết
bám vào ma trận để xây dựng hoàn chỉnh các đề kiểm tra phù hợp với từng giai
đoạn học tập, góp phần đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh, từ đó nâng
cao chất lượng dạy và học môn Khoa học nói chung, các môn học khác nói riêng.
* Phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Những biện pháp, giải pháp hướng dẫn bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi
và đề kiểm tra không chỉ áp dụng thực hiện có hiệu quả tại đơn vị mà còn được
nhân rộng tại một số đơn vị khác.
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong quá trình
dạy học. Đây là một hoạt động thường xuyên có vai trò hết sức quan trọng, phản
ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng thời giúp cho các nhà
quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản lý và điều hành.
Việc xây dựng câu hỏi và thiết kế đề kiểm tra định kì của giáo viên đã góp
phần đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bám sát mục
tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng từng giai đoạn của môn học, giáo viên sẽ xây dựng
được hệ thống câu hỏi, bài tập cũng như đề kiểm tra định kì đảm bảo về cấu trúc,
nội dung, hình thức và đúng các mức độ phù hợp các đối tượng học sinh của từng
khối lớp.
Để nâng cao chất lượng ra đề kiểm tra, đòi hỏi tất cả các bộ phận trong nhà
trường từ lãnh đạo đến tổ chuyên môn, tổ khảo thí, giáo viên xây dựng quy trình
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
20
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
làm việc có tính hệ thống, khoa học và cụ thể. Đặc biệt, mỗi giáo viên xem đây là
một việc làm thường xuyên, liên tục, không mang tính đối phó, chiếu lệ.
2. Kiến nghị: (Không)
Trên đây là một vài chia sẻ về đề tài Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên
ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016. Rất mong sự góp ý chân
thành của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để đề tài tôi được đầy đủ và
hoàn thiện hơn.
Băng Adrênh, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Người viết
Lê Minh Hoàng
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
21
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2
3
4
5
Tên tài liệu
Hướng dẫn số 5842/BGDĐT-VP V/v
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
giáo dục phổ thông.
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ
năng các môn ở tiểu học (lớp 4, 5).
Sách giáo khoa môn Khoa học lớp 4
Sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5
Sách giáo viên môn Khoa học lớp 4
Tác giả
Bộ Giáo dục và Đào tạo
NXB Giáo dục
NXB Giáo dục năm 2006
NXB Giáo dục năm 2006
NXB Giáo dục năm 2006
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
22
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
6
7
8
Sách giáo viên môn Khoa học lớp 4
NXB Giáo dục
Tài liệu hướng dẫn ra đề kiểm tra các môn PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
học theo TT22/2016 (Phần lí luận chung và Giám đốc Trung tâm
ĐBCL&KT, Trường ĐHSPHN
môn Khoa học)
Một số sách tham khảo
NXB Giáo dục
MỤC LỤC
Tên nội dung
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
23
Trang
1
1
1
2
2
2
3
4
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016
a) Mục tiêu của giải pháp
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Giúp giáo viên nắm chắc các điểm mới khi đánh giá định kì ….
b.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ
b.3. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì
b.4. Bồi dưỡng cách sử dụng và lưu trữ đề kiểm tra định kì
b.5. Phối hợp tổ trưởng tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng kĩ năng
xây dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ; phạm
vi và hiệu quả ứng dụng đề tài
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong
24
4
4
4
6
10
18
18
19
19
20
20
22