Phần 1: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trang bị những kiến thức cơ bản về quyền lực, quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước; phương thức giành quyền lực và các yếu tố bảo đảm
giành, giữ và thực thi QLCT.
- Định hướng để người học nắm được phương hướng, biện pháp bảo
đảm QLCT của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.
II NỘI DUNG
1. Quyền lực
1.1. Quan niệm về quyền lực
1.2. Tính chất của quyền lực
1.3. Phân loại quyền lực
1.4. Phương thức giành quyền lực
2. Quyền lực chính trị
2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của QLCT
2.2. Các chủ thể của QLCT
2.3. Các yếu tố đảm bảo giành, giữ, thực thi QLCT
3. QLCT thuộc về nhân dân và những vấn đề đặt ra ở nước
ta hiện nay
3.1. Chủ thể QLCT ở nước ta
3.2. Phương hướng, biện pháp bảo đảm QLCT của nhân dân ở
nước ta hiện nay
III. THỜI GIAN: 4 tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM: giảng đường
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức: Lên lớp tập trung tại giảng đường.
2. Phương pháp:
- Phương pháp diễn giảng của giảng viên, có sử dụng trình chiếu
Powerpoint;
2
- Gợi mở, hướng dẫn học viên nghiên cứu tài liệu và phân tích làm rõ
một số nội dung quan trọng.
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:
Giáo án, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, máy vi tính.
Phần 2: THỰC HÀNH BÀI GIẢNGq
I. Thủ tục bài giảng
- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị của học viên
- Báo cáo cấp trên (nếu có).
II. Trình tự bài giảng
Thứ tự, nội dung
Thời gian
Phương pháp
Phần 1
60 phút
Thuyết trình kết hợp nêu
vấn đề, phát vấn
Phần 2
40 phút
Thuyết trình, kết hợp nêu
vấn đề, phát vấn
Phần 3
60 phút
Thuyết trình, kết hợp nêu
vấn đề, phát vấn
Vật chất
III. Kết thúc bài giảng
- Định hướng nội dung ôn tập.
- Nhận xét kết quả học tập.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Quyền lực là phạm trù cơ bản nhất của chính trị học, nói lên thực chất
hoạt động chính trị của mọi giai cấp, đảng phái trong xã hội có giai cấp. Với
tư cách là phạm trù trung tâm của CTH, có thể xem CTH là khoa học về cuộc
đấu tranh cho quyền lực, là khoa học nghiên cứu giành, giữ và thực thi quyền
lực trong xã hội có giai cấp, được tổ chức thành nhà nước.
- Các phạm trù khác của CTH như: hệ thống chính trị, đảng chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, văn hóa chính trị, động lực chính trị..., đều có thể được
xem là những phạm trù phát sinh, cụ thể hóa làm sáng tỏ các phương diện
khác nhau của quyền lực và quyền lực chính trị.
3
Vì vậy, nghiên cứu phạm trù quyền lực chính trị có ý nghĩa quan trọng
để vận dụng trong thực thi bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân ở nước ta hiện nay.
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Thống kê những khái niệm có từ "quyền"; từ "lực".
2. Thử đưa ra quan niệm về quyền lực.
3. Tại sao trong đời sống xã hội có người chỉ huy, có người phục tùng?
mối quan hệ đó phải chăng là định mệnh?
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Ai là người có quyền lực? Vì sao?
2. Tại sao con người có tham vọng quyền lực?
1. QUYỀN LỰC
1.1. Quan niệm về quyền lực
1.1.1. Quan niệm của các nhà tư tưởng phương Đông
* Quan niệm của Khổng Tử (551 – 479 TCN)
- Cho rằng, con người sinh ra có quyền lực gần ngang nhau.
“Bản tính lành ban sơ làm cho người ta gần giống nhau" (Luận ngữ).
- Do thói quen, nghề nghiệp... mỗi người trong quá trình tương tác xã
hội đã sở hữu những giá trị xã hội khách nhau và đã hình thành những con
người có phẩm chất khác nhau: người quân tử, kẻ tiểu nhân. Người quân tử là
những kẻ cai trị, tiểu nhân là những người bị trị, phải phục tùng người cai trị.
Như vậy, theo Khổng tử thì phẩm chất của người quân tử đáp ứng được
yêu cầu tiến bộ chung của cộng đồng xã hội (xét theo bối cảnh đương thời),
nhưng:
4
+ Những phẩm chất của người quân tử không tự sinh ra mà do xã hội
đem đến (thói quen, nghề nghiệp).
"Nhưng vì thói quen, nghề nghiệp, kẻ thì giữ được nết lành, kẻ nhiễm
tính ác, cho nên họ khác xa nhau” (Luận ngữ).
+ Những phẩm chất này thỏa mãn được nhu cầu của cộng đồng, xã hội.
+ Xã hội trao cho người quân tử quyền lực để thống trị xã hội.
- Khi bàn về quyền lực nhà nước, Khổng Tử quan niệm quyền lực nhà
nước là quyền lực do “thiên định” – Trời trao cho người quân tử quyền lực
để thống trị xã hội.
Trời giao phó cho Thiên tử (Vua là con trời thay trời trị dân), cai quản
chăm sóc dân.
Theo quan niệm này, người lên ngôi Thiên tử dù theo phương thức kế
truyền hay bạo lực lật đổ chế độ cũ đã suy tàn đều là "Thiên mệnh" (vâng
mệnh trời).
Tóm lại, quan điểm của Khổng tử về quyền lực là:
- Quyền lực nhà nước là quyền lực do "thiên định". Trời trao cho người
quân tử quyền lực để thống trị xã hội (thiên mệnh - vâng lệnh trời).
- Nguồn lực quyền lực chính là "đức tin" của con người vào "thiên
mệnh" của người quân tử. Đức tin vào thiên mệnh là một giá trị xã hội. Giá trị
này là nguồn lực của quyền lực, khi nhà vua sử dụng nó để cai trị đất nước thì
giá trị này trở thành quyền lực nhà nước.
* Quan niệm của Lão Tử
Ông cho rằng, nguồn gốc của quyền lực trong xã hội, quyền lực nhà
nước là việc thực hiện việc cai trị xã hội, để xã hội đó vận động theo đúng
"đạo" (con đường). Quyền lực đó thuộc về bậc thánh nhân - những người biết
"đạo". Vì:
- Theo ông, thế giới tự nhiên hay xã hội đều có những quy luật, đường đi
- "đạo" - của nó. Con người sống trong thế giới này nếu hiểu biết “đạo” sẽ sáng
suốt và hành động thuận theo quy luật này sẽ có sức mạnh cải biến con người
và xã hội.
5
- Chỉ có thánh nhân mới là người nắm được “đạo”, vì vậy, việc dẫn dắt,
cai trị dân chúng, thiết lập và duy trì trật tự, ổn định xã hội là việc của các bậc
thánh nhân.
Lão Tử cho rằng: nếu trị nước theo "đạo" thì sẽ "vô vi nhi trị"- tức là
trị mà không trị.
* Quan niệm của Hàn Phi Tử (khoảng 280 -233 TCN)
Cho rằng quyền lực trong xã hội là do con người tạo ra, được thể chế
hóa thành những địa vị nhất định trong xã hội; quyền lực cá nhân phụ thuộc
vào “thế”, "địa vị" của họ trong xã hội.
Nghĩa là, theo Hàn Phi Tử, thế và địa vị là những vị trí quyền lực đã
được thiết lập trong xã hội, là cái người ta lập ra, không phải là cái một người
có thể lập ra.
Vì vậy: Người có tài mà không có thế thì dù có hiền cũng không thể
khống chế được kẻ hư hỏng.
- Kẻ hư hỏng mà khống chế được người hiền là nhờ "thế".
"Kiệt làm thiên tử thì có thể khống chế được thiên hạ, không
phải vì ông ta hiền nhưng cái thế của ông ta nặng.
Nghêu làm kẻ thất phu thì không thể khống chế được ba nhà.
Không phải ông ta hư hỏng mà vì cái địa vị của ông ta thấp.
Dân chúng vốn phục tùng theo quyền thế chứ không mấy người
vì đạo nghĩa mà cảm hóa. Uy thế dễ làm cho người ta phục tùng theo mình".
* Tóm lại:
Các nhà tư tưởng phương Đông (chủ yếu là các nhà tư tuởng Trung
Quốc cổ đại) cho rằng:
- Quyền lực, quyền lực nhà nước không phải là quyền lực của chính
người thực thi nó, mà nằm ngoài người thực thi quyền lực đó. Họ chỉ là người
được trao quyền lực mà thôi.
- Những người thực thi quyền lực là những người có thể sở hữu: phẩm
hạnh, thế, đức tin - thiên mệnh, đạo... (cơ sở của quyền lực). Đó là những
thánh nhân, bậc quân tử, những người "hiền".
6
1.1.2. Quan niệm của các nhà tư tưởng phương Tây
* Thời cổ đại và trung đại
- Platon (428 – 347 TCN)
+ Quan niệm quyền lực là cái mà người ta có nó có khả năng buộc
người khác hành động theo ý chí của mình.
+ Cơ sở (cái người ta có) của quyền lực là trí tuệ, bạo lực.
+ Quyền lực nhà nước xuất hiện là do nhu cầu của con người. Quyền lực
nhà nước nằm trong tay những nhà thông thái (nhà triết học).
Vì theo ông:
Các nhà thông thái là những người có khả năng sắp đặt mọi yếu tố trong
cuộc sống để khuyến khích khả năng của mỗi cá nhân theo chức năng của họ.
Mục tiêu của quyền lực nhà nước là duy trì bình đẳng và công lý, thực
hiện lợi ích của các cá nhân cũng như tạo nên sự thịnh vượng chung của xã hội.
- Arixtôt (384 – 322 TCN)
+ Ông đưa ra quan điểm về quyền lực tự nhiên – tự nhiên tạo ra một số
người cai trị và một số người chấp hành.
''Ông phát hiện ra trong xã hội các loại quyền lực được thực thi đối với
nhóm xã hội, với tổ chức. Chẳng hạn, như quyền lực của người chồng, người
cha đối với vợ và con; quyền lực của chủ đối với nô lệ; quyền lực của các nhà
cai trị đối với dân là quyền lực chính trị, được sử dụng cho thành bang".
+ Nguồn gốc của quyền lực chính trị là sự khôn ngoan và trí tuệ.
Bởi do con người tự nhiên có xu hướng sống thành một cộng đồng
chính trị. Trong cộng đồng, quyền lực thuộc về người nắm giữ sự khôn
ngoan, trí tuệ, mà phẩm chất là hành động ra lệnh của ông sẽ là dựa trên các
quy luật mà ở đó người ta tìm thấy sự hợp lý để có thể tuân thủ".
+ Sự hình thành xã hội, nhà nước là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Bởi các hoạt động hiệp tác xã hội của con người đòi hỏi phải có tổ chức
chính trị. Mục tiêu của quyền lực là làm cho cộng đồng xã hội ngày một tốt
đẹp hơn, người dân có cuộc sống hạnh phúc hơn.
* Thời cận đại
- Hobbes (1588 - 1679)
7
+ Cho rằng quyền lực của con người (theo nghiã chung nhất) là khả
năng hiện tại của mình để đạt được đến mẫu hình tương lai của Thượng đế.
+ Đưa ra tư tưởng về tập trung quyền lực, việc góp quyền hay uỷ quyền.
Theo ông: Quyền lực lớn nhất là quyền lực của loài người, được tổng
hợp bởi quyền lực của hầu hết con người, hợp lại bởi sự nhất trí (đồng lòng)
vào một người.
+ Ông đưa ra quan điểm về nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà
nước.
>Nguồn gốc của quyền lực là quyền tự nhiên:
"Các cá nhân đều bình đẳng - không có ai sinh ra đã có một
đẳng cấp hay vị thế cao hơn ai".
> Bản chất của quyền lực nhà nước là nhờ sự chấp thuận của
nhân dân, nhân dân ủy quyền cho một người hoặc những người nắm quyền
làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì trật tự và hòa bình.
- J.Lốccơ (1632 – 1704)
Ông tập trung luận giải một cách bao trùm và nổi bật về nguồn gốc và
bản chất của QLCT, QLNN.
+ Quyền lực nhà nước, về bản chất là quyền lực của nhân dân ủy
quyền cho nhà nước. Quyền lực của nhân dân là cơ sở nền tảng của quyền
lực nhà nước.
Bởi: Theo ông sự kết hợp giữa con người với tự nhiên có trước sự kết
hợp con người vói con người. Trong quan hệ tự nhiên đó luật tự nhiên chi
phối hay các quyền tự nhiên thống trị. Ở đó những Quyền tự nhiên của con
người là tối cao và bất khả xâm phạm. Đó là quyền được sống, quyền tự do,
quyền sở hữu...
Mặt khác, theo luật tự nhiên con người buộc phải kết hợp với nhau
thành cộng đồng, xã hội. Để bảo vệ quyền tự nhiên của mình mọi thành viên
trong xã hội buộc phải “ký kết” hình thành chính quyền. Đó là cơ quan quyền
lực chung mà chức năng gốc của nó chính là bảo vệ những quyền tự nhiên của
mỗi con người. Quyền lực chung đó không phải tự có mà là tổng hợp sự ủy
quyền của mỗi thành viên xã hội, của mỗi công dân.
8
Như vậy, Bản chất của quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân,
do nhân dân thiết lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong xã hội.
Trong quan hệ với nhân dân, về bản chất, nhà nước không có quyền mà chỉ là
thực hiện sự uỷ quyền của nhân dân.
+ Nhà nước – xã hội chính trị - xã hội công dân, thực chất là một “khế
ước xã hội”, trong đó nhân dân nhường một phần quyền của mình để hình
thành quyền lực chung - quyền lực nhà nước.
Nhà nước sử dụng quyền lực chung do nhân dân uỷ quyền để quản lý
xã hội, nhằm bảo đảm quyền lực tự nhiên của mỗi cá nhân, công dân.
Theo Ông nhân dân chỉ tuân thủ một nhà nước hiến định hoặc có giới
hạn, nhân dân không trao toàn bộ quyền tự nhiên của mình cho nhà nước mà
vẫn giữ lại quyền tự do tín ngưỡng ngưỡng và quyền nổi dậy làm cách mạng.
Vì vậy, tính chất của quyền lực nhà nước là quyền lực dựa trên sự
cưỡng chế nhờ sự chấp thuận của toàn xã hội.
+ Bảo toàn quyền tự nhiên của cá nhân con người là tiêu chí căn bản
xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước. Đi qua giới hạn này,
chính quyền dễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do, đối tượng của cách
mạng.
Lốc cơ định nghĩa: “Quyền lực chính trị là quyền làm ra luật mà hình
phạt cao nhất là cái chết và các hình phạt thấp hơn, để qui định và bảo vệ sở
hữu, và quyền sử dụng sức mạnh của cộng đồng để thực thi các luật đó và bảo
vệ đất nước khỏi sự xâm chiếm của nước ngoài”
Khi nhà nước làm sai "khế ước" - hợp đồng, nhân dân có quyền huỷ bỏ
khế ước, kể cả cầm vũ khí làm cách mạng.
Tóm lại theo ông: Về bản chất, quyền lực nhà nước là thực hiện sự uỷ
quyền của nhân dân. Tuy nhiên, nhân dân không uỷ quyền toàn bộ, họ chỉ uỷ
quyền một phần quyền lực của mình - uỷ quyền có điều kiện, có kiểm soát.
- Môngtétxkiơ (1689 – 1755)
Ông phát triển và cụ thể hóa cách tiếp cận quyền lực từ khía cạnh con
người - xã hội của Lốccơ và cho rằng:
9
+ Quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân, do nhân dân ủy
quyền cho nhà nước để thực hiện những mục tiêu nhất định của từng cá nhân,
cộng đồng xã hội phát triển phù hợp với tự nhiên nhất.
+ Đưa ra phương thức thực hiện QLCT, QLNN:
Lý thuyết phân quyền về cách tổ chức và thực thi QLCT, QLNN Thuyết tam quyền phân lập - quyền lực chế ước quyền lực (lập pháp, hành
pháp, tư pháp).
- Rútxô (1712 – 1778)
+ Tiếp cận quyền lực từ sự thỏa thuận xã hội, nhà nước là một thỏa
thuận của các thành viên trong cộng đồng, xã hội. Nhà nước và xã hội ký kết
một bản khế ước nhằm thực hiện những mục tiêu chung.
Theo ông không ai tự nhiên có quyền uy với đồng loại, thế và lực thì
không sinh ra quyền, chỉ có công ước là có thể làm cơ sở cho mọi quyền uy
chính đáng giữa người với người mà thôi.
+ Vì vậy, Ông coi sự thỏa thuận cũng là nguồn gốc, cơ sở của quyền
lực chứ không chỉ là sức mạnh. Chính công ước là cách thức con người liên
kết nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mỗi thành viên.
Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân nhường lại quyền của
mình để nhà nước thực hiện những mục tiêu chung vì sự phát triển của các
thành viên trong xã hội.
+ QLNN là sự thỏa thuận của các thành viên trong cộng đồng, xã hội.
Nhà nước và xã hội kí kết một bản khế ước nhằm thực hiện những mục tiêu
chung.
Như vậy, theo Rútxô:
> Nguồn gốc và cơ sở của quyền lực là sự thoả thuận của các
thành viên trong cộng đồng, xã hội thông qua kí kết một bản khế ước.
> Cơ quan được trao quyền, nếu vi phạm khế ước sẽ bị tước
quyền bằng các hình thức khác nhau, kể cả làm cách mạng. Nhưng khác
Môngtétxkiơ là nhân dân nhường lại tất cả các quyền cho nhà nước và nhận
lại một phần ngang nhau, bình đẳng như nhau trước nhà nước.
*Thời hiện đại
Chính trị học phương Tây chú trọng tập trung vào 3 cách tiếp cận về
quyền lực: (1) tâm lý học, (2) xã hội học; và (3) chính trị học.
10
Với những cách tiếp cận từ góc độ CTH, CTH phương Tây có 3 loại
quan điểm xem xét về quyền lực:
`
> Loại quan điểm thứ nhất, cho rằng quyền lực là một phạm trù
của khoa học chính trị, nên không thể sử dụng trong quan hệ cá nhân (không
thuộc phạm trù cá nhân).
> Loại quan điểm thứ hai, quan niệm rộng hơn, một mặt thừa nhận
hình thức cá nhân của quyền lực, quyền lực này khác với QLCT nhưng cũng có
cùng những điểm chung nhất định.
> Loại quan điểm thứ ba, cho rằng khoa học chính trị nghiên cứu
quyền lực trong tổng thể, trong tất cả hình thức tồn tại của nó.
Tóm lại:
Ba loại quan điểm có điểm chung về quan niệm quyền lực là: quyền lực
trước hết là quan hệ giữa hai chủ thể cùng tác động đến nhau trong quá trình
phối hợp hành động chung.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung lại, người ta chia
ra bốn phương án tiếp cận về quyền lực
- Cách tiếp cận hệ thống:
Cho rằng, quyền lực không bao giờ chỉ trao cho một người, nó thuộc về cả
nhóm và tồn tại cho đến lúc nhóm đó còn tồn tại (Luman).
"Nếu chúng ta nói rằng, anh ta có quyền lực có nghĩa trên thực tế anh ta
đã hành động thay mặt cả nhóm. Khi nhóm không trao quyền cho anh ta nữa
thì anh ta cũng không có quyền lực" - người sở hữu quyền lực phụ thuộc vào
cấu trúc hệ thống.
- Tiếp cận xung đột (lý thuyết chống đối)
Cho rằng, quyền lực là phương tiện để cưỡng bức được sử dụng trong
quá trình xung đột, trong đó chủ thể quyền lực đàn áp sự chống đối của đối
tượng theo các cấp độ và hình thức khác nhau (tiêu biểu là M.Weber,
D.Kaplan, Jfrench, B.Raven…).
Theo cách tiếp cận này: "Khả năng của một cá nhân hay một nhóm thực
hiện ý chí của mình trong quan hệ với cá nhân hoặc nhóm nhờ những sự sợ
hãi, hoặc thưởng phạt, hoặc trừng phạt bất chấp sự kháng cự; tất cả những
phương thức hành động đó gọi là những biện pháp tiêu cực" (chế tài).
11
- Lý thuyết trao đổi nguồn lực
Cho rằng quyền lực là một dạng trao đổi.
Nghiên cứu tình huống khi không có sự ngang bằng về phân bổ nguồn
lực giữa các bên tham gia trong quan hệ xã hội, xuất hiện nhu cầu gay gắt về
nguồn lực ở những người đã bị tước mất. Lúc đó phía người thừa nguồn lực
(đã có quyền lực) đưa một phần nguồn lực ra trao đổi với người thiếu hụt để
lấy hành vi mà mình mong muốn.
- Đại biểu tiêu biểu là (P.Blau, D.Hikson; K.Hainings…). Blau phân
loại sự trao đổi trong các tình huống phối hợp hành động xã hội và cho rằng
quyền lực là một dạng trao đổi. Theo ông một người có quyền lực đối với
người thứ hai, khi người thứ hai thường xuyên phụ thuộc vào người thứ nhất,
cần phải nhận được lợi ích mà người thứ hai không thể nhận được ở đâu khác
ngoài người thứ nhất.
- Quan niệm này tương đồng với quan niệm của Rút xô và sau này
Ăngghen cũng nhắc lại về tính khách quan của quyền lực , tức là quyền lực
của A đối với B xuất hiện không phải do A mong muốn mà do B cần có nó.
Nói rộng ra, quyền lực xuất hiện do nhu cầu của B. Trong trường hợp này
quyền lực của A là một nguồn cung.
- Phân chia vùng ảnh hưởng
Quyền lực phụ thuộc vào từng tình huống riêng biệt trong phối hợp hành
động và tổng thể các hành động đó.
> Khi có sự thay đổi vai trò của các bên tham gia hành động, nếu
trong tình huống này bên này có quyền lực, thì trong thay đổi tình huống, lĩnh
vực tương tác, bên đó có thể trở thành không có quyền lực.
> Nguồn gốc của quyền lực không phải gắn với sự hiện diện của
các cá nhân, mà có nguồn gốc xã hội, như một giá trị xã hội, tồn tại khách
quan ngoài chủ thể của nó.
Khi xem xét quyền lực, nhất là trong tình huống được kế thừa hay
chuyển giao thì người có quyền lực cố gắng giữ quyền lực trước hết và cơ bản
là nhờ xã hội chứ không phải nhờ cá nhân. Trong quá trình đó có càng nhiều
người ảnh hưởng ủng hộ, trao quyền thì quyền lực của chủ thể càng mạnh.
Như vậy, phẩm chất cá nhân tuy rất cần thiết để có quyền lực nhưng
chúng chỉ là một trong những điều kiện chứ không phải là đủ và không phải
là cơ bản, quyết định.
12
1.1.3. Quan niệm của Mác - Ăngghen
Mác và Ăngghen tuy ít bàn về phạm trù quyền lực, nhưng tất cả những
di sản hai ông để lại, đã đưa ra sự luận giải về quyền lực chính trị mà chủ yếu
là quyền lực của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
- Tiếp cận QLCT, QLNN từ góc độ kinh tế - xã hội
Xã hội tất yếu khách quan phân công lao động xã hội -/- Địa kinh tế xã hội của cá nhân, nhóm, giai cấp khác nhau -/- Mỗi người, nhóm, giai cấp
có quyền lực khác nhau.
- Quyền lực xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện của con người;
là một loại quan hệ xã hội, quan hệ phối hợp hành động chung. Vì:
+ Con người là con người xã hội, phối hợp hoạt động chung là thuộc
tính của con người.
+ Để đạt được mục đích trong phối hợp hoạt động chung cần có sự tổ
chức, phân công, quản lý điều hành. Xuất hiện người chỉ huy, điều hành và
người phục tùng để có thể hành động thống nhất.
Ăngghen rút ra: quyền uy (quyền lực) là cái tất yếu phải có trong xã hội.
- Nguyên nhân của sự chuyển hoá quyền lực gắn với sự biến đổi điều
kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Ăngghen phân tích sự chuyển hoá quyền lực từ góc độ gia đình đến sự
chuyển hoá quyền lực trong xã hội:
Điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định quyết định
đến tổ chức, kết cấu của gia đình, chuyển từ gia đình mẫu quyền đến gia đình
phụ quyền.
.Chế độ mẫu quyền: Người phụ nữ là người nắm được lương thực nguồn sống chính của gia đình, duy trì sự tồn tại của một gia đình bằng sự khéo
léo của họ.
.Chế độ phụ quyền: Người đàn ông nắm nguồn sống chính của gia đình
(chăn nuôi, trồng trọt.... - cần sức khoẻ).
- Chỉ ra nguồn lực của quyền lực là: kinh tế, đạo đức, bạo lực.
Ba yếu tố này đều được xem xét dưới góc độ xã hội:
+ Quyền lực kinh tế: nắm kinh tế thì nắm quyền điều hành xã hội, thống
trị XH - phải dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước.
13
+ Quyền lực đạo đức: dựa trên những giá trị đạo đức được thừa nhận tuân thủ tự nguyện.
+ Quyền lực bạo lực:
- Phương pháp luận trong xem xét quyền lực
+ Xem xét quyền lực từ góc độ kinh tế - xã hội
.Nguyên nhân của sự chuyển đổi quyền lực là sự phát triển của sản
xuất, của lao động.
.Sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự thay đổi quyền lực
trong xã hội của giai cấp thống trị qua các giai đoạn lịch sử.
+ Chủ thể nào nắm được nguồn lực (quyền lực) trong đời sống xã hội,
chủ thể đó có quyền lực tương ứng. Chủ thể nào nắm được nguồn lực lớn hơn,
có tính quyết định hơn đến khuynh hướng phát triển của cộng đồng, của xã
hội, chủ thể đó sẽ có quyền lực lớn hơn và trở thành người thống trị.
1.1.4. Khái niệm quyền lực:
Quyền lực là một loại quan hệ xã hội trong quá trình phối hợp hành động
chung, do nhờ sở hữu các nguồn lực (các giá trị xã hội), chủ thể này có thể
làm thay đổi nhận thức, hành vi của chủ thể khác theo một mục đích nhất định.
- Nguồn lực (hay cơ sở của quyền lực): là những giá trị xã hội như của
cải, tiền bạc, vũ khí, thể chế - tổ chức, văn hóa, tri thức - kỹ năng, thông tin.
VD: A buộc B làm việc C (quan sát được)
- Chủ thể của quyền lực: có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia...
- Đối tượng của quyền lực: có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia...
- Mục đích của quyền lực: ý chí của chủ thể cá nhân, hoặc nhóm, cộng
đồng, quốc gia muốn thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng trong phối
hợp hành động chung.
1.2. Tính chất của quyền lực
* Quyền lực là một mối quan hệ mang tính hướng đích
Quan hệ quyền lực: A => B => C
Sự ảnh hưởng:
AóBóC
* Quyền lực luôn cần năng lực thưởng phạt đi kèm đủ lớn để vượt
qua sự kháng cự
14
A đủ khả năng buộc B làm điều C
Năng lực: Bạo lực, của cải, khả năng thuyết phục…
* Quyền lực là một mối quan hệ mang tính phụ thuộc
A có quyền lực như thế nào phụ thuộc vào:
Nhận thức của B
Năng lực chống đối của B
- Một người thường có quyền lực đối với người khác khi anh ta kiểm
soát cái mà người kia muốn
- Để tạo ra sự phụ thuộc, người ta phải kiểm soát những gì được xem là
quan trọng
* Quyền lực luôn cần có tính chính đáng
- Tính chính đáng: là sự chấp nhận quyền lực một cách tự nguyện, sự
đồng tình của người dân đối với người cai trị, giai cấp và chế độ xã hội.
Quyền lực hợp pháp, chính đáng dựa trên sự thừa nhận quyền của chủ
thể. Quyền lực này dựa trên những giá trị như truyền thống, giá trị văn hoá,
giáo dục, hệ thống chuẩn mực đạo đức, pháp lý.
- Khêu gợi nghiên cứu: Quyền lực nào là quyền lực chính đáng?
1.Tính công ích (mục đích phù hợp)
2.Tính hợp lệ, hợp pháp (được đối tượng thực thi chấp nhận)
3.Tính hợp lý (phương thức thực thi quyền lực khoa học và hiệu
quả)
1.3. Phân loại quyền lực
1.3.1.Các tiêu chí phân loại quyền lực:
Có nhiều cách phân loại quyền lực:
- Theo nguồn gốc nguồn lực: bạo lực, của cải, trí tuệ, đạo đức
- Theo các mối quan hệ chủ yếu trong xã hội: gia đình, cộng đồng, nhà nước.
- Theo phương thức thực thi và hiệu quả của quyền lực: cưỡng bức,
điều tiết, ảnh hưởng...
Mỗi cách phân loại quyền lực trên đều xuất phát từ chách tiếp cận khác
nhau về quyền lực, tuy nhiên giữa chúng không có sự mâu thuẫn hay loại trừ
lẫn nhau mà chỉ làm phong phú thếm các góc độ nhân biết về quyền lực.
15
* Tham khảo một số tiêu chí phân loại quyền lực
- Dựa theo nguồn gốc của quyền lực:
(French và Raven cho rằng có một số loại quyền lực)
+ Quyền lực cưỡng bức
Buộc người khác làm điều họ không muốn. Quyền lực này dựa trên sự
sợ hãi;
+ Quyền lực ban thưởng
Quyền ban thưởng cho người dưới quyền vì họ đã hoàn thành một công việc
được giao.
+ Quyền lực hợp pháp
Quyền lực có được nhờ vị trí mà người đó nắm giữ, được xã hội tôn
trọng và thừa nhận. Tức là, nhân dân hay người dưới quyền tuân thủ vị trí của
anh A, chứ không phải vì bản thân con người A.
+ Quyền lực tham chiếu
Quyền lực có được nhờ mối quan hệ với người có quyền lực. Loại quan
hệ này thường được sử dụng mềm hơn nhưng rất có hiệu quả.
Ví dụ: Qua vợ xếp hoặc xếp để tiếp cận xếp hay nhờ vả công việc.
+ Quyền lực chuyên gia
Quyền lực có được nhờ thuần thục những tri thức - kỹ năng nhất định
và đáp ứng được yêu cầu của một tổ chức nào đó.
- Dựa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Quyền lực chính trị;
+ Quyền lực kinh tế;
+ Quyền lực văn hóa;
+ Quyền lực tôn giáo;
+ Quyền lực gia đình.
- Dựa vào thời gian
+ Quyền lực liên tục;
16
Ví dụ: quyền lực của nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước và quyền
lực của nhân dân là gián đoạn (chỉ thực hiện theo nhiệm kỳ bầu cử). Quyền
lực của nhà nước là quyền lực liên tục (chỉ gián đoạn trong thời gian bầu cử).
+ Quyền lực gián đoạn.
Loại quyền lực này có thể phân thành quyền lực trực tiếp và quyền lực
gián tiếp.
Ví dụ: Trực tiếp là nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua
bầu cử. Gián tiếp là nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ
quan nhà nước.
- Dựa vào hình thái quyền lực
Quyền lực cứng và quyền lực mềm (Joseph S. Nye)
+ Quyền lực cứng (hard power): dựa trên sức mạnh; vị trí. Dùng sức
mạnh và vị trí để cưỡng chế, đe dọa – thường có hiệu lực trực tiếp và mạnh.
+ Quyền lực mềm (soft power): là quyền lực có được nhờ những phẩm
chất, sự hấp dẫn cá nhân.
Ví dụ: Hồ Chí Minh; Napoleong; Lênin… nhờ những phẩm chất cá
nhân đã lôi cuốn hàng triệu nhân dân tham gia các cuộc cách mạng xã hội.
Hay trong dân gian quyền lực mềm, như quyền của các mỹ nhân Trung
Quốc; các minh tinh màn bạc thời nay; hoặc Việt Nam có câu lạt mềm buộc
chặt.v.v.
Quyền lực mềm còn phụ thuộc vào đối tượng tác động nhưng hiệu lực
mạnh và chi phí thấp. Trong một tổ chức thường phải sử dụng cả hai loại cả
quyền lực cứng và quyền lực mềm. Đôi khi quyền lực mềm lại có sức mạnh
hơn quyền lực cứng.
Quyền lực thông minh (smart power) = kết hợp hợp lý quyền lực cứng
+ quyền lực mềm trong những hoàn cảnh cụ thể.
Loại quyền lực này có ứng dụng rất hiệu quả trong thực thi quyền lực.
Những người thông minh thường phối hợp cả hai loại quyền lực trong thực thi
quyền lực của mình.
Như vậy, các quan điểm trên đưa ra 2 phương thức chính giành quyền lực:
Dùng sức mạnh buộc người khác phải phục tùng (quyền lực cứng)
17
Dùng trí tuệ để thuyết phục, mua chuộc (quyền lực mềm).
1.3.2. Các loại quyền lực
Trong chuyên đề này chúng ta tiếp cận, phân loại quyền lực theo cách
tiếp cận sau:
- Quyền lực cá nhân:
Là quyền lực có được nhờ những phẩm chất cá nhân, thể hiện bằng sự
công nhận của người khác (khả năng chi phối gây ảnh hưởng đến người khác).
- Quyền lực xã hội:
Là quyền lực hình thành theo từng mối quan hệ trong xã hội theo từng
lĩnh vực, không trực tiếp liên quan đến tổ chức và thực thi quyền lực nhà
nước: quyền lực kinh tế, quyền lực đạo đức, quyền lực dòng tộc...
- Quyền lực công cộng và quyền lực công:
+ Quyền lực công cộng: (quyền lực chung của bất kỳ cộng đồng xã hội
nào) là nhu cầu tất yếu, khách quantrong đời sống của con người khi đã tập hợp
thành xã hội.
Là quyền lực mà nhờ đó một cộng đồng có thể phối hợp hoạt động với
nhau, duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung và bảo vệ cộng đồng
khỏi sự xâm hại từ bên ngoài (Ăngghen).
Với một cộng đồng nhỏ như gia đình, dòng họ, thị tộc… thì quyền lực
công cộng đươc tổ chức rất đơn giản, thường giao cho 1 người hay 1 nhóm ít
người có uy tín, có sức mạnh.
+ Quyền lực công là quyền lực công cộng nhưng bao trùm toàn bộ xã
hội trong một lãnh thổ quốc gia có chủ quyền và được gọi là quyền lực công.
Quyền lực công còn gọi là quyền lực nhà nước – quyền lực nhà nước được tổ
chức thành bộ máy quyền lực gồm nhiều cơ quan, nhiều cấp, tổ chức bao
trùm và rộng khắp toàn xã hội.
Thực chất quyền lựcc nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị được
tổ chức thành nhà nước.
- Quyền lực chính trị ( sẽ làm rõ ở phần sau).
Rút ra:
18
- Quyền lực trong xã hội có cấu trúc phức tạp, được tạo ra từ nhiều loại
quyền lực khác nhau.
- Các loại quyền lực đó đồng thời tồn tại, đan xen, thâm nhập và ảnh
hưởng lẫn nhau tạo thành chỉnh thể của quyền lực xã hội, đáng chú ý nhất là;
quyền lực công cộng, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước (quyền lực công).
1.4. Phương thức giành quyền lực
* Một số quan điểm về phương thức giành quyền lực:
- Quan điểm của Leslie Lipson về trật tự xã hội:
Leslie Lipson (người Anh), giáo sư danh dự của khoa học chính trị tại
Đại học California tại Berkeley.
Giáo sư Lipson giảng chuyên ngành: chính quyền so sánh, lý thuyết
chính trị và chủ nghĩa nhân văn tư tưởng.
Tác phẩm: Đại các vấn đề chính trị (1954)
Quan điểm của Lipson về trật tự xã hội:
Xã hội phân chia thành hai nhóm người: một bộ phận nhỏ có quyền lực
- bộ phận tinh hoa và số đông dân chúng.
Nhóm người tinh hoa giành quyền lực bằng phương thức: chủng tộc,
dòng dõi, tuổi tác, giới tính, học vấn, tôn giáo, tài sản, văn hóa, sức mạnh
quân sự.
Những yếu tố trên hoặc tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc giành
quyền lực trong xã hội.
Ví dụ: Mỹ đời Tổng thống thứ 44 mới có người ra màu là Omama.
Anh đảng bảo thủ giữ ưu thế. Trước đây chỉ có chủng tộc da
trắng, dòng dõi quý tộc mới được vào thượng viện
- Quan điểm của A.Toffler (Người Mỹ, sinh 1928)
+ A.Toffler tán thành với quan điểm về tính đa dạng của những phương
thức đi tới quyền lực. Đồng thời nhấn mạnh tới ba phương thức giành quyền
lực là: bạo lực, của cải, trí tuệ.
+ Theo ông đây là thuyết về “Tam giác vàng quyền lực”, ba phương
thức này có sự tác động tương hỗ, sự bổ sung và chuyển hóa lẫn nhau. Vì:
19
> Cầm khẩu súng có thể bắt người khác phải móc túi đưa tiền bạc
hay khai ra những điều cơ mật. Tiền bạc cũng có thể mua được súng hay tin
tức. Thông tin cũng có thể mang lại của cải và nâng cao hiệu quả của bạo lực.
> Ba phương đạt quyền lực có vị trí khác nhau, có bậc thang về
phẩm chất không như nhau. Trong đó:
+ Bạo lực có sức mạnh trực tiếp và đáng sợ đến mức nhiều nhà
nước lạm dụng nó. Nhưng, bạo lực không chỉ xui người ta phải mang quả trùy
phòng thân, nó còn buộc người ta phải xoay xở mua cho mình một khẩu súng
có nòng lớn hơn súng của người khác.
Hậu quả, dẫn tới chạy đua vũ trang làm tăng nguy hiểm cho con
người. Bạo lực cũng kích thích sự báo thù....
Ông kết luận: bạo lực là loại có phẩm cấp thấp nhất trong việc
nắm quyền lực.
+ Của cải so với bạo lực thì có hệ số lớn hơn. Song, mặc dù
đồng tiền có sức mạnh to lớn, nhưng vẫn là cái có hạn, bao nhiêu tiền tiêu mãi
cũng hết. Vả lại, không phải mọi quyền lực đều có thể mua được bằng tiền.
Ông cho rằng: con đường đạt tới quyền lực bằng của cải có
phẩm cấp loại hai.
+ Trí tuệ, theo ông là cái có hiệu quả cao nhất để đi tới quyền
lực. Bạo lực và của cải thì hết, còn trí tuệ không bao giờ cạn, thậm chí còn
được tăng lên khi tiêu dùng. Bạo lực hay của cải mang lại quyền lực cho kẻ
mạnh hay người giàu có, còn đối với thì người yếu, kẻ nghèo khó cũng vẫn có
thể giành được quyền lực.
Ông rút ra: trí tuệ là cội nguồn của quyền lực dân chủ nhất.
+ Ưu nhược điểm quan điểm của A.Toffler:
Nêu ra nhiều ý tưởng hợp lý, nhưng ông không thấy được trong xã
hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được hầu hết TLSX trong tay sẽ là
giai cấp nắm toàn bộ quyền lực chính trị đến quyền lực tư tưởng, tinh thần...
Ông cũng không nhìn thấy được sức mạnh cách mạng có tính
cách mạng của nhân dân lao động trong phá bỏ hay xây dựng QLCT.
C. Mác: “Lực lượng vật chất chỉ có thể đánh bại được bằng lực
lượng vật chất, lực lượng tinh thần khi đã thâm nhập vào quần chúng trở
thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn”.
20
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức giành quyền lực:
- Quan điểm xem xét: dựa trên quan điểm lịch sử, cụ thể, phát triển
- Quan điểm của CN Mác không tuyệt đối hóa bất cứ một phương thức
nào trong việc đạt quyền lực.
+ Ứng với mỗi chủ thể khác nhau có phương thức đạt quyền lực khác nhau.
+ Trong phạm vi khác nhau của đời sống xã hội và ở các giai đoạn lịch
sử khác nhau, quyền lực cũng đạt được bằng những phương thức khác nhau.
+ Một phương thức đạt quyền lực được xem là tối ưu nhất, khi bằng
cách đó từng bước làm sao cho nhân dân trở thành chủ thể mọi quyền lực
trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng những năng lực sáng
tạo của con người ở tất cả cấp độ tồn tại của nó.
2. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
2.1. Khái niệm và đặc trưng của QLCT
2.1.1. Khái niệm:
* Quyền lực chính trị: là một loại quyền lực cụ thể - quyền lực của một
giai cấp, hay liên minh các giai cấp để thực hiện mục tiêu chính trị của mình.
Nói cách khác quyền lực chính trị là quyền lực của các giai cấp, các
nhóm xã hội dùng để tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà
nước nhằm tối đa hoá lợi ích của mình.
* Quyền lực nhà nước: là quyền lực chính trị của một giai cấp được tổ
chức thành nhà nước.
Trong nhà nước có quyền lực chính trị và quyền lực công. Quyền lực
chính trị là giai cấp thống trị thực thi quyền lực của giai cấp mình thông qua
quyền lực công.
Sự phân biệt giữa chức năng xã hội và chức năng giai cấp trong quyền
lực luôn có quan hệ chặt chẽ tác động biện chứng lẫn nhau. Các giai cấp cầm
quyền muốn thực hiện lợi ích của mình phải bảo đảm được những lợi ích xã
hội nhất định. Tức là chỉ duy trì được quyền lợi chính trị khi duy trì được
quyền lợi công.
Các tổ chức chính trị xã hội đều có quyền lực chính trị nhưng chỉ là
quyền lực tiềm năng mang chất trí tuệ - quyền lực mềm. Chỉ có quyền lực của
nhà nước mới mang tính cưỡng chế hợp pháp, toàn xã hội phải chấp hành.
21
Giai cấp nào nắm quyeefn lực nhà nước mới có quyền lực chính trị trên twhjc
tế. Các giai cấp không nắm nhà nước chỉ có quyền lực mềm.
QLNN có tính độc quyền cưỡng chế hợp pháp, được xã hội thừa nhận
(bộ máy quân đội và an ninh).
Khi nói quyền lực chính trị của 1 giai cấp đó là quyền lực cưỡng chế
của giai cấp cầm quyền.
Từ đó, suy ra chỉ có Đảng cầm quyền mới có thể cụ thể hóa ý chí của
giai cấp trên toàn quốc giai. Các giai cấp không cầm quyền chỉ có quyền lực
mềm.
Quyền lực chính trị là quyền lực tiềm năng, trong khi quyền lực nhà
nước là quyền lực thực tế.
2.1.2. Đặc trưng của quyền lực chính trị
- QLCT là một tất yếu khách quan trong một giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử
Về xã hội: Con người - phải sống thành cộng đồng, xã hội => mâu
thuẫn của việc sống chung => Hình thành quyền lực công để giải quyết mâu
thuẫn => Tổ chức thành nhà nước.
Giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng quyền lực công là phương thức căn
bản và hiệu quả nhất (vì nó được xã hội và nhà nước trao quyền), ngoài ra còn
có thể giải quyết bằng uy tín, đạo đức.v.v.
Về kinh tế: Nhu cầu phát triển sản xuất cần phải có sự phân công, phối
hợp; để thực hiện được sự phân công phối hợp đó phái có sự điều hành => do
đó phải có Quyền lực.
“Từ nhu cầu tự nhiên phải phối hợp sản xuất, xuất hiện sự cần thiết
phải phục tùng một sự chuyên chế thực sự, bất chấp tổ chức, xã hội là như thế
nào” (Ăngghen).
Rút ra: quyền lực chính trị chỉ ra đời tồn tại gắn với giai cấp và các
nhóm xã hội.
- Quyền lực chính trị mang tính giai cấp
+ QLCT của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước.
Ăngghen: QLCT là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp một
giai cấp khác.
22
+ Giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế sẽ giữ địa vị thống trị về
mặt chính trị.
Ví dụ: kinh tế thị trường tất sẽ có người giàu kẻ nghèo, người bị loại
khỏ cuộc chơi. Vậy nhà nước điều hành như thế nào:
Phát triển kinh tế đi đôi với quan tâm đến cải thiện đòi sống của giai
cấp, của nhân dân bằng các chính sách xã hội. Nhưng nếu nhà nước can thiệp
quá sâu thì sẽ cản trở sự phát triển kinh tế. Nếu hạn chế đầu tư sâu quá cũng
sẽ rơi vào khủng khoảng. Nhà nước điều tiết để sao kích thích được người ta
phấn đấu làm giàu, nhưng không để họ đến mức có thể mua được tự do của
người khác.
- Quyền lực chính trị mang tính xã hội
+ Thực thi QLCT của giai cấp thống trị trong XH bao giờ cũng phải
giải quyết sự tương quan, công bằng nhất định giữa lợi ích của các giai cấp.
=> Tránh tạo ra xung đột lợi ích nghiêm trọng giữa các nhóm, giai cấp
trong xã hội => tạo sự bất ổn, khủng hoảng.
Tuy nhiên nó chỉ có thể giảm hoặc điều hòa một chút thôi, không thể xóa bỏ
bất bình đẳng giữa các giai cấp khi trong xã hội còn phân chia giai cấp.
Ví dụ: hiện nay nhà nước tư sản có sự điều chỉnh lợi ích giữa giai cấp tư sản
với giai cấp công nhân, tuy có khác trước đây nhưng không thể có sự công bằng,
bình đẳng như nhau giữa hai giai cấp.
Nhà nước vô sản cũng vậy luôn phải chú ý cân bằng lợi ích để giữ ổn định
cho xã hội.
Trong một tổ chức vấn đề đoàn kết và vấn đề giải quyết hài hòa lợi ích giữa
các thành viên luôn là bí quyết để tránh bị lật đổ.
+ QLNN là quyền lực công, phục vụ mọi công dân sống trên lãnh thổ
quốc gia (Khế ước xã hội – Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”)
- Quyền lực chính trị cần được tập trung đủ mức
+ Trên thực tế pháp luật sẽ quy định ở vị trí này có quyền lực nhưng lại
không quy định cụ thể phương thức, nguồn lực, công cụ thực thi quyền lực
nên quyền lực nhiều khi khó có thể thực hiện được đầy đủ.
23
+ Về nguyên tắc, quyền lực cần được tập trung đủ mức; nếu không,
quyết định, mệnh lệnh của người cầm quyền đưa ra khó có thể được thi hành,
hoặc thi hành không triệt để.
+ Thiếu quyền lực có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực: tính hiệu lực
của các quyết định, sự vô trách nhiệm của những người nắm quyền.
- Quyền lực chính trị cần phải được kiểm soát
Tại sao?
+ QLNN là quyền lực được người nhân dân ủy nhiệm.
+ QLNN do một số người nắm giữ, dễ bị các lợi ích cá nhân chi phối.
+ QLNN là ý chí chung của xã hội, nhưng lại giao cho một số người có
khả năng hữu hạn thực hiện, do vậy nó chứa đựng nguy cơ mắc sai lầm.
=> Quyền lực cần phải được kiểm soát để tránh tình trạng lạm dụng
quyền lực, sử dụng quyền lực sai mục đích, thiếu hiệu quả. Thực tế hiện nay
vấn đề lan giải của các nhà nước là ai kiểm soát quyền lực của nhà nước và ai
kiểm soát họ ?
2.2. Các chủ thể của quyền lực chính trị
Dự vào tiêu chí nào để xen xét các chủ thể quyền lực chính trị ?
Xem xét các chủ thể của QLCT từ sự phân bổ các giá trị, lợi ích giữa
các chủ thể quyền lực, bao gồm: hai bộ phận cơ bản:
- Bộ phận hợp thành chủ thể quyền lực quốc gia: nhà nước, đảng cầm
quyền, quan chức chính phủ, giai cấp thống trị…
- Chủ thể quyền lực có sự kiềm chế với hệ thống quyền lực quốc gia:
đảng đối lập, nhóm lợi ích, đoàn thể xã hội, giai cấp bị trị… Các chủ thể này
tham gia vào quá trình ra quyết định; cung cấp thông tin; gây sức ép và góp ý
vào quyền lực của nhà nước.
2.3. Các yếu tố đảm bảo giành, giữ, thực thi QLCT
Một giai cấp để giành, giữ và thực thi QLCT cần có các nhân tố:
* Phải có cương lĩnh, đường lối, chính sách đúng
24
Xác định rõ mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu, lực lượng thực hiện,
những giải pháp cơ bản. Chính sách phải phù hợp với xã hội, truyền thống và
sự phát triển của dân tộc
Ví dụ: Đảng ta hiện nay: tăng trưởng phải đi đôi với bảo đảm công
bằng xã hội; tăng GDP phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường; chính
sách đất đai phải đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư – và nhân dân lao động…
Đảng cầm quyền phải có chính sách đúng thì các giai cấp lự lượng trong xã
hội mới ủng hộ.
Đối với các nước giàu đạt tốc độ tăng GDP nóng chưa phải là mục tiêu
cao nhất vì nó chỉ tập trung vào 1 nhóm giàu có và đánh lại số đông người lao
động.
* Phải có hệ thống tổ chức đủ mạnh (HTCT)
Phải xây dựng được một đảng chính trị vững mạnh => giành chính quyền
=> xây dựng bộ máy nhà nước phải có đủ năng lực thực hiện các mục tiêu phát
triển đã được hoạch định trong chính sách của giai cấp cầm quyền.
Ở các nước tư bản nếu không làm được điều đó thì các đảng cạnh tranh sẽ
thắng cử. Với Đảng ta nếu không sửa mình sẽ mất vai trò, uy tín lãnh đạo xã hội,
tát nhiên các giai cấp sẽ được ủng hộ. Do đó vấn đề hiện nay không phải chỉ là
tuyên bố 1 đảng cầm quyền, mà quan trọng hơn là Đảng phải tự chỉnh đốn để
xứng đáng là đảng cầm quyền thì toàn xã hội mới thừa nhận.
* Phải tuyển lựa được những con người chính trị cho giai cấp mình
Lựa chọn được những người tài, tinh hoa thực sự (cơ chế tuyển lựa dân
chủ, khoa học; đào tạo, bồi dưỡng…).
Các giai cấp quyền đã chú ý tuyển chọn những người ưu tú không chỉ
trong giai cấp mình mà cả những người tài giỏi ở ngoài giai cấp rồi biến họ
thành người của giai cấp mình, tạo quyền lực cho giai cấp cầm quyền.
Vấn đề đối với chúng ta là cơ chế bầu cử như thế nào để chọn được
người tài ?
Thực tế, việc thực thi dân chủ nhiều khi là sự thiển cận của đấm đông,
nên các nước đa đảng, để giành quyền lực, các đảng đều lựa chọn người ưu
25
tú của đảng mình tham gia tranh cử. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nên có cơ
chế cạnh tranh trong nội bộ để hạn chế sự bè phái và thiển cận của đám đông.
* Có phương thức và nghệ thuật hoạt động chính trị
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy tính tích cực chính trị.
- Huy động xã hội: dân chủ tham gia, tạo sự đồng thuận.
Vấn đề gợi mở nghiên cứu: Tăng cường củng cố quyền lực chính trị
của Đảng đối với xã hội hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn – biện
pháp củng cố tăng cường quyền lực chính trị của Đảng hiện nay ?
3. QLCT THUỘC VỀ NHÂN DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Chủ thể QLCT, QLNN ở nước ta
* Nhân dân là chủ thể QLCT, QLNN
- QLCT, QLNN thuộc về nhân dân được pháp luật quy định
+ Tuyên ngôn độc lập năm 1945: Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Điều 2, Hiến pháp năm 1992: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
- Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế bảo
đảm QLCT, QLNN của nhân dân được thực hiện trên thực tế.
* Những nội dung cơ bản của QLCT, QLNN thuộc về nhân dân
Nhân dân quyết định hình thức và phương thức hoạt động của Nhà
nước. Thể hiện:
- Bầu cử là một thiết chế để nhân dân tổ chức ra cơ quan QLNN
Đây là hình thức ủy quyền và biểu thị sự tín nhiệm của nhân dân để lựa
chọn người đại diện của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội,
HĐND
- Quyền bãi miễn: