Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO QUÁN TRIỆT tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, PHÒNG CHỐNG THAM ô LÃNG PHÍ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.2 KB, 28 trang )

QUÁN TRIỆT, THỰC HIỆN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ
HIỆN NAY
Phần một
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, PHÒNG,
CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU
I. Khái quát về cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng
phí, quan liêu.
1. Khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô,
lãng phí có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.
- Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu là kết quả của quá trình nghiên cứu và vận
dụng đúng đắn sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt
Nam.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ: Muốn xây dựng thành công Chủ nghĩa
xã hội thì phải thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Theo Lênin, tiết kiệm, chống lãng phí là phương pháp duy nhất để cứu
vãn một đất nước còn nghèo khó, là “quốc sách” của chủ nghĩa xã hội.
Còn tham nhũng là một trong những nguy cơ của chủ nghĩa xã hội.
Theo Lênin đó là: “Một hành động đáng sỉ nhục đối với người cộng sản và
một người cách mạng”.
+ Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin. Từ người yêu nước, Hồ Chí Minh trở thành người cộng


sản. Với thế giới quan, phương pháp luận Mác xít đã giúp Hồ Chí Minh xem
xét và giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa thực hành tiết kiệm với
phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; giữa nâng cao đạo đức cách mạng


với đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân; giữa phát huy sức mạnh của quần
chúng nhân dân với đề cao tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên
trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Trong
nhiều bài nói, bài viết, Người đã trích dẫn và phân tích những tư tưởng của Lê
nin, đồng thời chỉ rõ hướng vận dụng trong điều kiện thực tế của cách mạng
Việt Nam. Người viết: “Lênin dạy chúng ta muốn kháng chiến thắng lợi, kiến
quốc thành công thì quyết phải tăng gia sản xuất và tiết kiệm… tuyệt đối
không được lãng phí sức dân, cái gì cũng phải tiết kiệm”.(Tập 6, tr.386).
- Hai là, tư tưởng Hồ chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu là kết quả của quá trình nghiên cứu, tiếp thu và
phát triển sáng tạo những giá trị tuyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã
tạo lập cho mình một nền văn hoá riêng, phong phú và bền vững, với những giá
trị truyền thống tốt đẹp. Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta phải luôn đấu tranh
chống giặc ngoại xâm đô hộ, hình thành nên tinh thần yêu nước quật cường, ý
chí tự lực, tự cường, cần cù thông minh sáng tạo, cần, kiệm, liêm chính...
Điều này được thể hiện rất rõ trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ
như: “Tích tiểu thành đại”; “Góp gió thành bão”; “Được mùa chớ phụ ngô,
khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”…
Qua việc sử lý nghiêm minh các hành vi tham ô, tham nhũng của các
triều đại phong kiến tiến bộ: Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì đời nhà….
Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam như giàu lòng nhân
ái, yêu lao động, cần cù, tiết kiệm, khinh ghét thói xa hoa, lãng phí luôn được


Hồ Chí Minh đề cao và phát triển sáng tạo, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
trong thời đại mới.
- Thứ ba, trong quá trình hoàn thiện, phát triển những quan điểm về
thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh
còn dầy công nghiên cứu tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, Hồ Chí Minh đã hấp
thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, mang đậm nét tinh hoa của
Nho giáo, Phật giáo – những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông
nhất là những tư tưởng tiến bộ về cần, kiệm, liêm, chính. Điều đó được chứng
minh từ thuở nhỏ Hồ Chí Minh đã đạt đến trình độ tinh thông “Tứ thư, Ngũ kinh”.
Được tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đã dày công
nghiên cứu, tiếp thu những giá trị tốt đẹp. Những vấn đề về xây dựng bộ máy
nhà nước, hoàn thiện luật pháp, xây dựng tác phong làm việc có kế hoạch…
thông qua các tác phẩm của Môngtexkiơ đã được Người tiếp thu có chọn lọc
và vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
- Thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu được hình thành phát triển trong quá trình hoạt
động thực tiễn phong phú của Người.
Thời niên thiếu, theo cha đi dạy học, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh
quan trường của chế độ phong kiến thối nát nên Người rất căm ghét thói tham
lam, đục khoét, vơ vét của bọn quan lại đương triều, thấu cảnh cơ cực, bần
hàn, lam lũ của người dân lao động, khắc sâu trong tâm trí Hồ Chí Minh lối
sống giản dị, trung thực, tiết kiệm và tinh thần đấu tranh kiên quyết với lối
sống xa hoa, lãng phí. Qua nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, cùng với
nghiên cứu lý luận, Người rất coi trọng tổng kết thực tiễn, chỉ rõ bản chất xấu
xa của đế quốc, thực dân, vạch trần thói giả nhân, giả nghĩa của cái gọi là
“Khai hoá văn minh” đối với nhân dân các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh rất


coi trọng nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của bạn bè năm châu và các
nước XHCN anh em về thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng phí.
Trong nhiều bài nói, bài viết Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc những kinh
nghiệm về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí của Liên Xô,
Trung Quốc. Khi trở về nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách
mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Người có nhiều bài

nói, bài viết, phân tích sâu sắc điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, chỉ rõ kinh tế
nước ta hết sức nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn, cùng
những tàn dư tư tưởng của xã hội cũ để lại rất nặng nề. Thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, qua liêu luôn là đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt
Nam. Trong bài nói tại buổi phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm,
Người kết luận: “Liên Xô kiểu mẫu trước
Việt Nam bắt trước sau
Tăng gia và tiết kiệm
Ta cố gắng làm mau
Thế là:
Kháng chiến thắng lợi, dân giàu nước sang”. (Tập 6, tr.439)
2. Khái quát về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
- Giai đoạn trước năm 1945:
Hồ Chí Minh đã viết những tác phẩm nổi tiếng như: “Diễn đàn Đông
Dương” (6/1923); “Các quan cai trị” (1924); “Tình cảnh của nông dân An
Nam” (1/1924), đặc biệt tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”
(1925). Trong các tác phẩm, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự tha hoá của bộ máy
chính quyền thuộc địa của thực dân, vạch trần bản chất tham lam, những
nhiễu của chế độ thực dân.
- Giai đoạn 1945 – 1954.


Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta chưa được hưởng hoà
bình đã phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết, bài nói, tiêu biểu như: “Nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước Việt Nam” (3/9/1945); “Cần, kiệm, liêm chính” (5/1949);
“Tự phê bình và phê bình” (4/2/1952); “Bài nói chuyện tại buổi phát động
phong trào sản xuất và thực hành tiết kiệm” (3/1952).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy những nguy cơ tệ nạn quan

liêu hoá, xa rời quần chúng, tham ô, lãng phí trong điều kiện Đảng cầm
quyền. Người đã có nhiều bài viết, bài nói phân tích, luận giải về nguyên
nhân, hậu quả của các tệ nạn bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, từ thói quen của
người sản xuất nhỏ, từ tàn dư tư tưởng phong kiến, tiêu biểu là: “Sửa đổi lối
làm việc” (1947); “Phải tẩy sạch bệnh quan liêu” (1950); “Thực hành tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952); “Chống quan
liêu, tham ô, lãng phí” (1952); “Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá
2” (1953); “Thư gửi các lớp chỉnh huấn cơ quan” (1953).
- Giai đoạn 1954 – 1969:
Đây là giai đoạn cả nước thực hiện 2 chiến lược cách mạng: Miền Nam
tiếp tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Miền Bắc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc chi viện cho miền Nam. Hồ Chí Minh
đã có nhiều bài viết, bài nói về thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng
phí, quan liêu. Một số bài viết, bài nói tiêu biểu: “Bài nói chuyện với bộ đội,
công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô” (1954); “Người cán bộ cách
mạng” (3/3/1955); “Đạo đức cách mạng” (6/6/1955); “Xây dựng những con
người của chủ nghĩa xã hội” (3/1961); “Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cấp
cao của Đảng và Nhà nước” (7/1962); “Bài nói tại Hội nghị phổ biến Nghị quyết
của Bộ Chính trị về cuộc vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường
quản lý kinh tế tài chính”; “Kinh nghiệm 3 xây, 3 chống” (15/8/1963); đặc biệt


trước lúc đi xa, Người đã viết tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc:
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” căn dặn chúng ta
phải kiên quyết chống 10 căn bệnh chính do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra.
II. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí.
1. Quan niệm của Bác về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu.
a) Quan niệm của Bác về tiết kiệm, tham ô, lãng phí, quan liêu:

- Tiết kiệm là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiền của, thời gian, công
sức lao động, tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, nâng cao mức sống của bộ đội và nhân dân.
Trong quan niệm của Người, tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực, trái với
hành vi bủn xỉn, keo kiệt, ép mọi người phải nhịn ăn, nhịn mặc. Mà tiết kiệm
là chi tiêu, sử dụng có kế hoạch có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, giảm
bớt hao phí trong sử dụng tiền của, thời gian, công sức nhưng vẫn đạt được
mục tiêu xác định. Mục đích của tiết kiệm là để tích luỹ tiền của, thời gian,
công sức cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống
của bộ đội và nhân dân. Trong bài “Thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham
ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Người viết: “Tiết kiệm không phải là bủn
xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng
không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán
bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia,
sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội,
cán bộ và nhân dân”.(Tập 6, tr.485).
- Tham ô là lấy của công, chiếm của công làm của tư.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của
công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai


nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình,
đơn vị mình, cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp của
công, khai gian, lậu thuế”. (Tập 6, tr.488). Người còn xác định: Tham ô, không chỉ
gây tổn hại rất lớn đến của cải vật chất mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân.
- Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền của, sức lao động, thời gian
kém hiệu quả.
Người cho rằng lãng phí có nhiều cách:
Lãng phí sức lao động: Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức, sắp xếp
vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người. Trong quân

đội, các cơ quan, các xí nghiệp, đều có khuyết điểm ấy. trong việc sửa chữa
cầu, đường phục vụ chiến dịch, lãng phí dân công khá nhiều, vì tổ chức không
khéo, đó là biểu hiện của lãng phí.
Lãng phí thì giờ: Việc có thể làm trong một ngày, một buổi, cũng kéo
dài đến mấy ngày. Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương
trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ
một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài
đến 5, 3 ngày.
Lãng phí tiền của: Có rất nhiều hình thức lãng phí tiền của: Các cơ
quan dùng vật liệu một cách phí phạm; các xí nghiệp dùng máy móc và
nguyên vật liệu không đúng mức; cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ
không triệt để; sở kho thóc làm kho tàng không cẩn thận, người giữ kho kém
tinh thần trách nhiệm để thóc ẩm ứơt, hao hụt, hư hỏng; mậu dịch không khéo
tính toán, sắp xếp, để hàng hoá hao hụt, lỗ vốn; ngân hàng không khéo sử
dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất;
cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh để
Chính phủ phải lỗ vốn; bộ đội không biết giữ gìn quân trang quân dụng và


chiến lợi phẩm; nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm
ruộng để làm đám cưới, đám ma…
- Quan liêu là xa rời thực tế, không điều tra, nghiên cứu đến nơi, đến
chốn những công việc cần phải làm, việc gì cũng nắm không vững, chỉ đạo
một cách đại khái, chung chung, vì vậy gây lãng phí, tham ô, thiệt hại cho đất
nước và nhân dân.
Bác nhấn mạnh: Những người và cơ quan lãnh đạo không sát công việc
thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với
công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không sâu vấn
đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy tờ, chứ không kiểm tra
đến nơi đến chốn, “Thành thử có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không

nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết
quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”.(Tập 6,
tr.490).
b) Mối quan hệ tiết kiệm với chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
- Thực hành tiết kiệm phải chống lại mặt đối lập của nó là tham ô, lãng phí.
- Lãng phí và tham ô tuy khác nhau nhưng đều gây tác hại cho đất
nước, đều có tội.
Người nói: “Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút
túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi còn tai
hại hơn nạn tham ô”. (Tập 6, tr.489).
- Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô cho nên muốn
triệt để chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là
quan liêu. Người nói: “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng: ở đâu có bệnh quan liêu
thì ở đó chắc có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó
càng nhiều lãng phí, tham ô. Cho nên, muốn triệt để chống tham ô, lãng phí


thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu”.(Tập10,
tr.574).
- Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Người: “Muốn lúa tốt phải nhổ cỏ cho sạch,
nếu không, thì dù cày bừa kỹ, bón nhiều phân, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi.
Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cũng phải nhổ cỏ
cho thật sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu,
nếu không thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta”. (Tập 6, tr.488).
c) Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù, giặc nội xâm.
- Hồ Chí Minh khẳng định: “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con
người”(Tập 10, tr.573), “Tham ô của công tức là xâm phạm đến lợi ích chung
của nhân dân, tức là kẻ địch của nhân dân”.(Tập 10, tr.573).
- “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và

của Chính phủ, kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó
nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.(Tập 6, tr.490).
- Tệ tham ô, lãng phí là cái xấu xa do chế độ cũ để lại, như cái ung nhọt
còn xót lại trên thân thể của cơ thể sống. “Công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thật
sạch những ung nhọt ấy thì cơ thể càng khoẻ mạnh thêm”.(Tập 10, tr.574).
d) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân ta.
Theo Hồ Chí Minh tiết kiệm “không phải là lý luận cao xa” mà là hành
vi trong thực tế của bộ đội và nhân dân ta, tất cả mỗi người đều phải thực hành
tiết kiệm và kết quả tiết kiệm của mọi người đều góp phần cho sự nghiệp cách
mạng thắng lợi. Người khẳng định: Kiên quyết chống tham ô là trách nhiệm
chung của toàn Đảng, toàn dân ta. Việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu là
rất cần thiết và phải làm thường xuyên. Nó có hai ý nghĩa quan trọng:


- Nó làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm
chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành
tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống nhân dân.
- Nó giúp cho cán bộ, đảng viên giữ gìn phẩm chất cách mạng, cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ
cách mạng.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, ý nghĩa của thực hành tiết kiệm,
phòng, chống tham ô, lãng phí quan liêu.
- Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là biện pháp
quan trọng để xây dựng đất nước, đưa kháng chiến đến thắng lợi.
Nước ta là một nước nghèo, nền kinh tế chậm phát triển, yêu cầu của cuộc
kháng chiến kiến quốc đòi hỏi nhiều về sức người, sức của. Vì vậy, để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cách mạng, theo Hồ Chí Minh: Trước hết phải thi đua tăng gia
sản xuất và thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Chúng
ta chỉ có thể xây dựng Chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành

tiết kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì chẳng khác nào gió vào nhà trống.
Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là bồi dưỡng và tích trữ lực
lượng dồi dào để kháng chiến lâu dài, để chuẩn bị đầy đủ chuyển sang tổng
phản công, để đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi. Theo Người, nhân
dân ta vốn có truyền thống giầu lòng yêu nước, cần cù, tiết kiệm và luôn sẵn
sàng hy sinh tất cả để phục vụ Tổ quốc. Cho nên, mỗi khi cách mạng cần đến
sức người, sức của thì nhân dân đều nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi, kháng
chiến đến thắng lợi. Vì vậy, chúng ta cần phải gây một phong trào quần chúng
rộng rãi và bền bỉ; phải tuyên truyền vận động, tổ chức, lãnh đạo nhân dân
hăng hái tham gia công việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch; phải đặt
phong trào sản xuất và tiết kiệm làm trung tâm của phong trào thi đua ái quốc.


Mỗi địa phương, mỗi đơn vị, gia đình đều thi đua thực hiện kế hoạch
sản xuất và tiết kiệm riêng của mình để hoàn thành kế hoạch chung của Chính
phủ. Bác nhấn mạnh: Nhà nhà thi đua, người người thi đua, ta nhất định thắng,
địch nhất định thua.
Các cơ quan, bộ đội, nhà máy, trường học phải chống nạn tham ô, lãng
phí,; phải sử dụng tiền của, sức lực của nhân dân cho hợp lý: phải chống bệnh
quan liêu vì đó là nguồn gốc của nạn tham ô, lãng phí.
- Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là góp phần
xây dựng chế độ xã hội mới, nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ
nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cách mạng là tiêu diệt những cái gì
xấu, xây dựng những cái gì tốt…thực dân và phong kiến tuy bị tiêu diệt nhưng
cái nọc xấu của nó (tham ô, lãng phí, quan liêu) vẫn còn, thì cách mạng vẫn
chưa hoàn toàn thành công”.(Tập 6, tr.493-494). Chúng muốn xây dựng một
xã hội mới, một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính cho
nên chúng ta phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ. Đó là “một
cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức

cách mạng là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham
ô, lãng phí, quan liêu”. (Tập 10, tr.578). Thực hành tiết kiệm, phòng, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu được xác định là “một cuộc vận động cách mạng.
Nó sẽ đưa lại sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về tư tưởng và tổ chức, về
chính trị và kinh tế”.(Tập 11, tr.112).
Theo Người: “Trong nước xã hội chủ nghĩa thì mọi người công dân
phải có đạo đức xã hội chủ nghĩa, tức là đoàn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm, ra sức góp phần làm cho nước mạnh dân giàu, phát triển
thuần phong mỹ tục”.(Tập 11, tr.151).


- Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu giúp cho tổ
chức đảng trong sạch vững mạnh, bộ máy chính quyền trong sạch, củng cố
mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh
mẽ, trong sạch, kiểu mẫu”(Tập 6, tr.480), trong khi đó “Có những người trong
lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực
khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít
nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng
phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng”.(Tập
6, tr.494). Do đó, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan
liêu nó giúp cho cán bộ và đảng viên ta giữ được phẩm chất cách mạng cần,
kiệm, liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ
cách mạng. Do vậy, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân
ta đã đoàn kết càng đoàn kết thêm, lực lượng ta đã hùng mạnh, càng hùng
mạnh thêm. Hồ Chí Minh xác định: Chính quyền của ta là chính quyền cách
mạng, là công bộc của nhân dân. “Chiến sĩ gửi tính mệnh mình, đồng bào gửi
công, gửi của mình trong tay Chính phủ và Đoàn thể, để kháng chiến kiến
quốc”(Tập 6, tr.494). Đồng thời, chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi chính
quyền và đoàn thể phải làm tròn nhiệm vụ đó, có quyền phê bình chỉ trích

những cán bộ nào không làm tròn nhiệm vụ. Người yêu cầu: “Chúng ta từ trên
đến dưới phải đồng tâm hiệp lực để thắng lợi trong phong trào này. Mà thắng
lợi trong phong trào này sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng
suất hơn nữa. Nó giúp cán bộ ta cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân. Nó giúp
chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, xứng đáng với lòng tin
tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào”.(Tập 6, tr.495).


3. Yêu cầu, nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, phòng, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu.
a) Yêu cầu trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí,
quan liêu.
- Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải
được tiến hành thường xuyên, kiên quyết triệt để.
Người nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta: Tiết kiệm phải từ việc to đến
việc nhỏ. Mọi công việc, mọi cơ quan đều phải có kế hoạch tiết kiệm. Mọi
người đều phải có ý thức tiết kiệm và phải rèn luyện thành thói quen. Người ví
tham ô, lãng phí, quan liêu như cỏ dại, nếu bỏ bễ, đánh trồng bỏ dùi thì chẳng
những không triệt được mà còn lây lan, nguy hại thêm. Chống tham ô, lãng
phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt
trận. Muốn thắng lợi ở mặt trận này, cần phải có chuẩn bị thật chu đáo, có tổ
chức, có kế hoạch, “có sự lãnh đạo chặt chẽ và kiên quyết”.
- Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải trở
thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp.
Theo Người, đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm phải trở thành
“Một phong trào quần chúng sâu rộng và bền bỉ…phải đặt phong trào sản xuất
và tiết kiệm làm trung tâm của phong trào thi đua ái quốc”.(Tập 6, tr.440).
Người cũng cho rằng, tham ô, lãng phí, quan liêu nó ngăn trở phong trào thi
đua, làm cho mọi người kém nhiệt tình, kém phấn khởi “làm giảm bớt những

kết quả của phong trào thi đua ái quốc”. Vì vậy, “mọi người và mọi ngành đều
phải thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, tôn trọng và bảo vệ của
công, tẩy trừ nạn tham ô, lãng phí”.
- Gắn chặt giữa xây với chống, kết hợp giáo dục, phòng ngừa với đấu
tranh khắc phục, lấy giáo dục là chính.


Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ giữa “xây” và “chống”; “xây” phát
triển mạnh mẽ thì đối tượng “chống” sẽ được xoá bỏ tận gốc, “chống” nếu
làm triệt để sẽ bảo đảm cho “xây” thành công. Người căn dặn: “Cuộc vận
động này lấy giáo dục làm chính: khen ngợi những người tốt, việc tốt; khuyến
khích những người có khuyết điểm tự giác tự động cố gắng sửa chữa để trở
thành người tốt”.(Tập 11, tr.111). “Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ
ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là
phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân
dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân”.(Tập 7, tr.453).
b) Nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, phòng, chống, tham ô, lãng
phí, quan liêu.
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của mọi người, mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Cần phải giáo dục cho mọi người về truyền thống cần, kiệm của dân tộc
Việt Nam, giúp mọi người biết trân trọng tiền của, thời gian, công sức của bộ
đội và nhân dân. Người căn dặn: “Cán bộ phải ra sức tuyên truyền, giải thích
và làm gương mẫu. Khi mỗi một đồng bào điều hiểu rằng tăng gia sản xuất và
thực hành tiết kiệm tức là yêu nước, tức là ích nước lợi nhà, thì phong trào ấy
nhất định sẽ lan rộng ăn sâu, nhất định sẽ thành công tốt đẹp”.(Tập 8, tr.349).
Để đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu có kết quả, theo Người:
“Bước đầu là đánh thông tư tưởng… để giải thích rõ ràng, nói đi nói lại, cho
mọi người đều hiểu: tham ô, lãng phí, quan liêu có hại cho dân cho nước thế
nào? vì sao phải chống những nạn ấy”.(Tập 6, tr.491). Các hình thức tuyên

truyền, giáo dục phải được kết hợp với các hình thức sinh hoạt học tập, nghiên
cứu các tài liệu, sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Đề cao tinh thần đấu tranh
phê bình, tự phê bình của cán bộ, đảng viên và quần chúng. Chủ động và kiên
quyết đấu tranh với những nhận thức giản đơn, phiến diện, những biểu hiện


ngại đấu tranh như: “Một sự nhịn, chín sự lành, kiểm thảo lẫn nhau làm gì…
chỉ trích lỗi của người sẽ mất đoàn kết. Ai tham ô, lãng phí mặc ai, mình
không tham ô, lãng phí thì thôi. Nói thật mất lòng, sẽ bị bầu bạn ghét, bị cấp
trên trù v.v..”.(Tập 6, tr.491).
Hai là, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
phải dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, “quần chúng nhân dân rất khôn khéo, rất sáng suốt,
rất anh hùng”, “dân chúng không những có lực lượng đông đảo, có trí tuệ tập
thể mà còn rất cần cù, thông minh”. Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm
được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên. Theo Người, quần
chúng nhân dân có trăm tai, nghìn mắt, “cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ
nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng
cũng do cách so sánh đó, mà họ biết rõ ràng”.(Tập 5, tr.296). Vì vậy, cần phải
dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, “làm cho quần chúng khinh ghét
tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác
của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để
cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.(Tập 10, tr.576).
Trong quân đội, cùng với nâng cao tinh thần trách nhiệm của quần
chúng, cần phải tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể trong đơn vị, địa
phương nơi đóng quân xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch phát
triển sản xuất, thực hành tiết kiệm. Giúp các đoàn thể, quần chúng tổ chức hội
nghị, kiểm điểm, phát hiện và đóng góp với Đảng những việc làm đúng, làm
sai, những tấm gương tiêu biểu và những cá nhân thiếu trách nhiệm, những
cán bộ, đảng viên không gương mẫu, còn có biểu hiện cá nhân chủ nghĩa. ở

mỗi đơn vị cơ sở phải khơi dậy truyền thống của quân đội, của đơn vị, truyền
thống trọng đạo lý, cần kiệm của dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của toàn


đơn vị, của quần chúng, tạo thành dư luận lành mạnh và rộng khắp để đấu
tranh với những biểu hiện tham ô, lãng phí, quan liêu.
Ba là, chăm lo xây dựng và phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của
đội ngũ cán bộ, đảng viên, chủ động đấu tranh khắc phục chủ nghĩa cá nhân.
Theo Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân tự nguyện đi theo Đảng
không chỉ vì Đảng ta có đường lối, phương pháp cách mạng đúng, mà còn vì
Đảng có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài, thực sự cần kiệm, lêm,
chính, chí công vô tư. Vai trò tiền phong gương mẫu của người cán bộ, đảng
viên là điểm mấu chốt có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, là nhân tố
quan trọng hàng đầu có tác dụng lôi cuốn, cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân
dân trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Người căn dặn: “Trong mọi công việc, cán bộ phải làm gương, nhất là cán bộ
cao cấp, đảng viên, đoàn viên trong quân đội phải làm đầu tàu, làm gương
mẫu giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ”.(Tập 9, tr. 141). Cũng như người làm
vườn vun trồng những cây cối quý báu, Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên của Đảng có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên, tạo điều
kiện cho cán bộ, đảng viên không ngừng trưởng thành, tiến bộ, làm tròn bổn
phận người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường chỉ ra rằng: Trong thế giới cái gì
cũng biến hoá, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên có những người không ngừng
trưởng thành, tiến bộ, nhưng cũng có những người từng bước sa vào chủ nghĩa
cá nhân, thoái hoá, biến chất. Khi chủ nghĩa cá nhân chớm nở thì dần dần tinh
thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh hùng và phẩm
chất tốt đẹp của người cách mạng cũng bị kém sút. “Vì cá nhân chủ nghĩa nên
đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung, rồi sinh ra vô kỷ luật, vô tổ chức, tham
địa vị, tham danh vọng, bè phái, tham ô, lãng phí, quan liêu”.(Tập 7, tr.61). Để

làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, phải


kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách mạng là cái gốc, cái
nền của người cách mạng – yếu tố quan trọng để đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân. Vì
vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ, đảng viên phải tích
cực rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, tránh những điều có hại cho dân,
cho nước, biết quý trọng đồng tiền, bát gạo, mồ hôi, công scws của nhân dân.
Những cán bộ, đảng viên đã chót mắc lỗi cần phải có gan thừa nhận và kiên
quyết sửa chữa, mặt khác phải kiên quyết xử lý với những người thoái hoá
biến chất, bị quần chúng oán ghét.
Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức
đảng, đề cao trách nhiệm chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong lãnh
đạo, quản lý thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Theo Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí,
quan liêu là một cuộc vận động lớn. “Vì vậy, Đảng đòi hỏi đảng uỷ các cấp và
thủ trưởng các cơ quan phải phụ trách hoàn toàn và lãnh đạo chặt chẽ”(Tập
10, tr.579). Các cấp uỷ, tổ chức đảng phải có đủ năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu cao mới cải tạo được tư tưởng không đúng, mới xây dựng được đạo
đức trong sạch, đẩy lùi được tệ tham ô, lãng phí, quan liêu. Mỗi cấp uỷ, tổ
chức đảng có tư tưởng trong sạch, lập trường vững, hết lòng, hết sức phụng sự
nhân dân thì tránh được nhiều khuyết điểm. Theo Người: Chi bộ là động lực,
Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Vì Vậy
phải ra sức xây dựng chi bộ TSVM, phải thường xuyên làm tốt công tác giáo
dục, quản lý, rèn luyện đảng viên. Phải chú trọng giáo dục cho mọi đảng viên
về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về nhiệm
vụ và đạo đức của người đảng viên. Đồng thời “phải thực hành phê bình và tự
phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần
chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải
nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng



phải chặt chẽ”.(Tập 12, tr.439). Cấp uỷ, tổ chức đảng cần coi trọng việc thực
hành dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật, khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, thường
xuyên chăm lo củng cố sự đoàn kết thống nhất trong đảng và trong đơn vị.
Trong quá trình lãnh đạo cần phải chú trọng sửa đổi lối làm việc “phải chống
bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều
tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách
của Đảng và của Nhà nước”.(Tập 10, tr.315).
Đối với hệ thống chính quyền, cơ quan Nhà nước, Người yêu cầu: “Tổ
chức phải gọn gàng. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận,… phải quy định rõ ràng”.
(Tập 7, tr.91). Phát huy vai trò của Thủ trưởng cơ quan đơn vị, chú trọng nâng
cao ý thức trách nhiệm công tác cho mọi người, nâng cao trình độ quản lý
kinh tế, tài chính cho cán bộ, nhân viên. Người căn dặn: “Các cơ quan cần
phải chống phô trương, lãng phí…các cơ quan phụ trách cần phải nghiêm
khắc ngăn ngừa tham ô, lãng phí và kịp thời thi hành kỷ luật đối với những kẻ
ngoan cố không chịu sửa đổi”.(Tập 7, tr.459- 460).

Phần hai
QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, HIỆN
NAY.
I. Sự cần thiết quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay.


1. Một số nét về thực trạng tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng
phí trong thời gian vừa qua.
- Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong công cuộc đổi mới, kinh tế xã hội không ngừng phát triển, trật tự an

ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên
chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn. Tình hình tham
nhũng diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
- Với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong những
năm qua, phong trào thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí
đã thu được kết quả bước đầu. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân
về thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí đã có sự chuyển
biến rõ rệt. Chế độ công tác phí, hội nghị phí, trang bị và sử dụng phương tiện
đi lại đã được quy định cụ thể, hợp lý hơn; dự toán, phân bổ, sử dụng ngân
sách Nhà nước đã thực hiện khá nghiêm túc; đã xây dựng quy chế quản lý,
quy chế đấu thầu trong đầu tư và xây dựng; vấn đề quản lý, sử dụng, thanh
quyết toán đã được thực hiện tốt hơn. Trong quản lý sử dụng đất đai, trụ sở
làm việc, nhà công vụ, tài nguyên thiên nhiên được quy hoạch, quản lý, khai
thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn… Nhiều vụ án nghiêm trọng về tham
nhũng, lãng phí gây bất bình trong quần chúng nhân dân đã được xử lý
nghiêm minh, triệt để. Văn kiện hội nghị Trung ương V khoá X chỉ rõ: “Trong
những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Đảng
và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tếxã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nhiều cán bộ,
đảng viên giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu
tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn, phức tạp,
gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý”.(VKTW3 khoá X, tr.11).


- Tuy vậy, trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng
phí vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội và các quyết định đầu tư ở nhiều nơi, nhiều ngành đã không
tính toán cân đối quan hệ cung cầu một cách xác thực, gây nên những lãng phí
lớn về tài nguyên, công sức, tiền của và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một số đề tài, dự án gây lãng phí lớn. Nhiều cơ quan và nhiều doanh nghiệp

sử dụng vốn ngân sách một cách lãng phí, tuỳ tiện, mang tính chát phô trương,
hình thức như: Mua sắm ôtô, thiết bị văn phòng ở nhiều nơi còn sai quy định,
gây lãng phí lớn cho công quỹ. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, ngoài
việc đầu tư sai, dàn trải làm cho vốn chậm sinh lợi và chậm thu hồi còn để thất
thoát lớn, nhiều công trình còn bị “rút ruột”, gây bức xúc trong quần chúng
nhân dân. Tiêu dùng của nhiều cơ quan Nhà nước và một bộ phận dân cư còn
lãng phí, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.
Số liệu cụ thể về tình hình chống tham nhũng:
Từ năm 1993 đến năm 2004, lực lượng công an đã phát hiện 9.960 vụ,
việc về tham nhũng, gây thiệt hại 7.558 tỷ đồng. Thiệt hại về vật chất do các
vụ tham nhũng đã khám phá tăng dần. Năm 1993 là 319 tỷ đồng thì năm 2004
là 712 tỷ gấp 2,23 lần.
Quy mô của các vụ tham nhũng ngày càng lớn. Tham nhũng có tổ chức
hơn, hoạt động xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao để thực hiện và che
giấu hành vi phạm tội; thủ đoạn ngày càng tinh vi, khai thác triệt để cơ chế
kinh tế thị trường.
Chủ thể của các vụ tham nhũng có địa vị và chức vụ ngày càng cao.
Trước đây ke tham nhũng thường là một số người có chức quyền trong các cơ
quan quản lý kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước thì đến nay có nhiều vụ đối
tượng tham nhũng giữ chức vụ cao trong các cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và cấp tỉnh.


Tham nhũng xảy ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng ở tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, điển hình là một số lĩnh vực sau:
Trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản: Qua các vụ án đã được phát
hiện, điều tra cho thấy tỷ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng trung bình từ 10
đến 20%, cá biệt có công trình lên đến 30%.
Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính: Một bộ phận cán bộ lãnh đạo,
nhân viên các ngân hàng thương mại thoái hoá, biến chất bị mua chuộc đã cho

vay sai nguyên tắc làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Buôn bán và sử dụng trái
phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng. Ví dụ Nguyễn Thị Thoa ở Thái Bình đã
thành lập 40 doanh nghiệp, mua 660 quyển hoá đơn giá trị gia tăng để bán cho
hơn 300 doanh nghiệp khác với doanh số là 1.259 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng
là 86 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực đất đai:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: vi phạm về quản lý và sử dụng
đất đai; lập quỹ, thu phí, sử dụng trái phép…
Trong lĩnh vực kinh tế tư nhân: làm ăn bất chính, lừa đảo như các vụ
EPCO-Minh Phụng, buôn lậu Tân Trường Sanh…
Trong hoạt động tư pháp: bảo kê, bao che tiếp tay cho hoạt động của tội
phạm như vụ buôn lậu Hang Dơi, vụ Khánh Trắng, vụ Trương Văn Cam…
Thậm chí trong cả các ngành nghề cao quý như: Giáo dục, Ytế…
Số liệu cụ thể về tình hình chống lãng phí:
Lãng phí trong việc sử dụng các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà
nước:
Trong mua sắm, quản lý, sử dụng xe ôtô: Qua kiểm tra trong năm 2001 và
2002 tại các bộ, ngành và địa phương cho thấy: Tại 55 địa phương, số xe mua
sắm vượt định mức, tiêu chuẩn chiếm 97,3% tổng số xe mua sắm sai quy định.


Chi phí trang bị điện thoại di động, điện thoại công vụ ở nhà riêng và
thanh toán cước phí: đầu 2002 kiểm tra 2.200 đơn vị thuộc các bộ, ngành và địa
phương có 3100 chiếc trong đó số máy trang bị sai đối tượng là 444 chiếc chiếm
16,71%. Tổng cước phí điện thoại di động năm 2001 thanh toán vượt quá quy
định là 3,449 tỷ đồng.
Chi tiêu ngày lễ, hội nghị tiếp khách, quà biếu: Năm 2001 tổng số tiền
chi tiếp khách tại 2.099 đơn vị là 196,439 tỷ đồng. Tổng chi quà biếu tại 363
đơn vị là 9,397 tỷ đồng.
- Tại Đại hội X, Đảng ta đã chỉ rõ: “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân

trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình
trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội’, “chạy bằng cấp”. Thoái hoá,
biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn
ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…đó là một nguy cơ
lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.(VKĐH X, tr.263-264).
* Thực trạng thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng lãng phí ở
Học viện Hậu cần trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh những tính tích đã đạt được (là cơ bản), chúng ta vẫn còn bộc
lộ những thiếu sót, khuyết điểm trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, quan liêu. Ví dụ như: Còn lãng phí thời gian với các biểu
hiện như đi muộn, về sớm, trà lá trong thời gian làm việc, chưa tích cực tận
dụng thời gian nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ…; Chưa triệt để tiết
kiệm điện, nước trong sinh hoạt và công tác; Chưa quản lý, sử dụng có hiệu
quả những trang thiết bị sẵn có. Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao còn có một số cá nhân, tổ chức, có những công việc quan liêu, đại khái
ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ…
2. Yêu cầu nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới đòi hỏi:


Trong các Văn kiện Đại hội, Đảng ta xác định: Chúng ta đi lên chủ
nghĩa xã hội từ xuất phát điểm của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, làm ăn
manh mún nhỏ lẻ, lại chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn phá
và bị bao vây cấm vận nhiều năm.
Đại hội X của Đảng khẳng định: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta
phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa,
thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch

vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và
tích cự hội nhập kinh tế quốc tế”(VKĐH X, tr.69), sớm đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng nước nghèo, kém phát triển.
Trong khi đó, tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng, là một
nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta.
- Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta luôn
xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ quan trọng và
cấp thiết. Đại hội IX của Đảng xác định: “Chống tham nhũng, lãng phí là vấn
đề nóng bỏng, trọng tâm cần tập trung giải quyết”(VKĐH IX, tr.76).. Tại Đại
hội X, Đảng ta xác định: “Toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã
hội phải có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí…
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của
công tác xây dựng đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội” (VKĐH X, tr.286-287).
- Trong bối cảnh hết sức đặc biệt hiện nay, để tạo nên sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức và hành động đòi hỏi chúng ta phải quán triệt sâu sắc


thực hiện đúng đắn, sắng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm,
phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Bởi vì, đó là kết quả tư duy sáng tạo
của một “nhà văn hoá kiệt xuất” trong nhân loại, nhà tư tưởng, nhà tổ chức thiên
tài đồng thời là tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Nghiên cứu quán triệt tư tưởng của Người không chỉ giúp chúng ta có cơ sở khoa
học đúng đắn để thấy rõ hơn vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hành tiết
kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn có căn cứ đúng đắn để nhìn
nhận đánh giá tình trạng, hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân, hậu quả của tham
nhũng, lãng phí, đồng thời có thêm nghị lực, niềm tin trong cuộc đấu tranh này.
II. Nội dung, biện pháp quán triệt, thực hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng hiện nay.

1. Nâng cao nhận thức, đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ,
chiến sĩ về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Theo Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức, đề cao tinh thần trách nhiệm
của cán bộ, chiến sĩ là một nội dung, biện pháp cơ bản, có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu đối với thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quân đội
hiện nay phụ thuộc trước hết vào trình độ nhận thức, tinh thần trách nhiêmj
của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy
ở đâu bộ đội nhận thức đúng, có tinh thần trách nhiệm cao thì ở đó thu được
kết quả tốt trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Để nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên cần phải
kết hợp chặt chẽ nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao
nhận thức của bộ đội. Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm,
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan


trọng mà còn thấy rõ yêu cầu khách quan cần phải thực hành tiết kiệm, phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.
- Tất cả các đơn vị cần phải tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ học tập Luật
thực hành tiết kiệm, Luật phòng chống tham nhũng, lãng phí.
- Quán triệt tốt các chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cấp trên về thực
hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng lãng phí.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục, tổ
chức tốt các hội thi tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, quan liêu. Tuyên truyền giáo dục phải gắn với các biện pháp
tổ chức, với liên hệ trách nhiệm cụ thể. Kịp thời phát hiện và biểu dương
những tập thể và cá nhân gương mẫu đi đầu trong thực hành tiết kiệm, phòng,

chống tham nhũng, lãng phí; chủ động và kiên quyết đấu tranh với những
nhận thức lệch lạc, sai trái, chủ nghĩa cá nhân, những biểu hiện thiếu tinh thần
trách nhiệm trong thực hành tiết, kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí
trong đơn vị và ngoài xã hội.
2. Phát huy vai trò của cấp uỷ trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống
tham nhũng, lãng phí.
* Phát huy vai trò của cấp uỷ, tổ chức đảng:
Nghị quyết Đại hội X Đảng ta xác định: “Các cấp uỷ và tổ chức đảng
phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, có quyết tâm chính trị cao, đấu
tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục có hiệu quả…”(VKĐH X, tr.287)
- Cấp uỷ, tổ chức đảng phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo ở đơn vị trong
thực hành tiết kiệm, phòng, chống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- Phải đổi mới và tiến hành tốt hơn nữa công tác quản lý cán bộ, đảng viên.


×