Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG sử LIỆU và VAI TRÒ của sử LIỆU đối với NHẬN THỨC LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.89 KB, 14 trang )

SỬ LIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA SỬ LIỆU
ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LỊCH SỬ
Nhiệm vụ lớn nhất của khoa học lịch sử là nghiên cứu của hoạt động của loài
người trong quá khứ . Những hoạt động đó được biểu hiện thông qua các sự kiện,
biến cố lịch sử.Vì vậy khi nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử bao giờ cũng
bắt đầu trước hết từ việc nghiên cứu các sự kiện . nhưng sự kiện lịch sủ mang dặc
điểm không bao giờ lặp lại, nhà nghiên cứu lịch sử không thể dùng phương pháp
thực nghiệm hay thí nghiệm để buộc lịch sử lặp lại, như nó diễn ra trong quá khứ
để nghiên cứu. Sự kiện lịch sử có thể ghi lại, dưới dạng này, hay dạng khác trong
các tư liệu lịch sử.Do đó, nhà sử học muốn lý giải đúng thực sự khách quan và
tìm được câu trả lời đúng cho câu hỏi đặt ra, không có cách nào khác là phải dựa
trên cơ sở nguồn sử lịêu .
Sử liệu học là một môn khoa học về các nguồn sử liệu. Song đối tượng nghiên
cứu của sử liệu học không phải là những sử liệu cụ thể mà là những quy luật phát
sinh các tư liệu lịch sử và phản cánh quá trình lịch sử khách quan trong đó . Chỉ
nắm bắt được nhóm quy luật quy định sự xuất hiện tư liệu và chi phối nội dung
của chúng, ta mới đề ra được nguyên tắc sử dụng chúng và xây dựng lý luận cho
môn sử liệu học, nhưng khi nói về nhiệm vụ của của sử liệu học cần nhận thấy
hai mặt của chúng.
Thứ nhất , nó biểu hiện ở chổ xây dựng, đề xuất hệ thống các nguyên tắc,
phương pháp cách sử dụng tư liệu lịch sử. đó chính là sử liệu học lý luận .
Thứ hai, thể hiện trong thực tiễn công tác tư liệu, trong việc tìm kiếm, chọn
lọc phân tích tư liệu đẻ nghiên cứu các mặt khác nhau của quá trình lịch sử ,
trong việc kiến trúc tỏng thể sự kiện khoa học và các tư liệu. Đó chính là nhiệm
vụ của sử liệu học cụ thể hay thực tiển của công tác tư liệu . Sử liệu học lý luận
và thực tiển công tác tư liệu luôn gắn bó mật thiết và bổ sung chi nhau mối quan
hệ đó là mối quan hệ gữa lý luận và thực tiển . Sử liệu học lý luận soi sáng cho
cho sử liệu học cụ thể và ngược lại, thực tiển công tác tư liệu lại góp phần đề xuất
những hệ thống phương pháp các khái niệm phạm trù sử liệu học lý luận . Với
tư cách là môn khoa học luận giải lý thuyết về sử liệu, về các phương pháp
nghiên cứu và sử dụng nguồn sử liệu hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, sử liệu học


nói chung và sử liệu nói riêng chiếm giữ một vị trí quan trọng đối với quá trình
nhận thức lịch sử và được các nhà nghiên cứu lịch sử đặc biệt quan tâm. Trên
thực tế, suy đến cùng, bản chất của khoa học lịch sử, không gì khác hơn là khoa
1


học sử dụng nguồn sử liệu để tái hiện lại một cách chân thực, khách quan nhất
mọi hoạt động trong quá khứ của con người, thông qua đó tìm ra những quy luật
phát triển, những bài học kinh nghiệm từ chính quá trình lịch sử đã diễn ra nhằm
phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người ở cả hiện tại và tương lai.
J.Jopolsiky khi nói về tầm quan trọng của sử liệu trong qá trình nghiên cứu lịch
sử đã khẳng định: Nguồn sử liệu luôn luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử
học, không có nó thì ta không thể là nhà sử học.
Vậy, sử liệu là gì?
Khái niệm về sử liệu đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra ngay từ những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với gian đoạn phát triển đầu tiên của
khoa học sử liệu và nó tiếp tục được bổ sung và ngày càng hoàn thiện ở các giai
đoạn sau.
Trong tác phẩm :" Nhập môn nghiên cứu lịch sử" của hai tác giả người
Pháp là Ch.Langlois và Ch.Seignobos (Xuất bản năm 1898) Langlois cho rằng "
Sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hành động của con người từ quá khứ để
lại"(2). Cũng tương tự theo nghĩa đó, Handelsman một học giả người Đức khẳng
định : Sử liệu hay nguồn sử liệu là "Dấu vết của tư tưởng, hành động hoặc nói
tổng quát nhất, là của đời sống con người được duy trì và giữ lại.
Đây được coi là những định nghĩa về sử liệu ra đời sớm nhất. Những định
nghĩa này có nội dung cơ bản là giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất của chúng
chính là ở chỗ, nếu như trong định nghĩa của mình, Langlois nhấn mạnh đến sự
tồn tại khách quan, tính đa dạng, phong phú, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, của sử liệu (Sử liệu là tất cả mọi dấu vết TƯ TƯỞNG và
HÀNH ĐỘNG của con người trong quá khứ), thì Handels man, khi đưa ra định

nghĩa sử liệu lại có ý nhấn mạnh sự chủ động của con người trong quá trình
bảo tồn nguồn sử liệu (Sử liệu là tất cả mọi dấu vết của con người trong quá khứ
được DUY TRÌ và GIỮ LẠI)
Những định nghĩa trên được gọi là những định nghĩa một vế, nghĩa là nó
mới chỉ cho chúng ta sử liệu là gì, chứ chưa chỉ cho chúng ta thấy được vai trò
của sử liệu trong quá trình nhận thức lịch sử. Mặt hạn chế của các định nghĩa một
vế trước hết chính là ở chỗ đó.
Nhằm khắc phục những hạn chế của các định nghĩa một vế, một số nhà
nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa có nội hàm rộng hơn, mang tính tổng quát
hơn về các đặc trưng của sử liệu.
Besnheim (Nhà nghiên cứu Đức) từ chỗ đánh giá vai trò của tư liệu là một yếu tố
để "… từ đó khoa học của chúng ta khai thác rút ra nhận thức của mình
2


đã đưa ra định nghĩa về sử liệu chính là: "Những kết quả của hành động con
người, những kết quả này, hoặc là một ý đồ có trước hoặc từ bản thân sự tồn tại,
sự hình thành hay từ những hoàn cảnh khác, đặc biệt có ích cho nhận thức và
kiểm tra các sự kiện lịch sử" Ở đây, trong định nghĩa này, Bernheim vừa coi sử
liệu là tất cả mọi hoạt động của con người, vừa khẳng định tính "có ích" (vai trò)
của sử liệu đối với quá trình nhận thức lịch sử và đối với quá trình kiểm tra các
sự kiện lịch sử. Đồng quan điểm với Bernheim, nhưng nhìn nhận sử liệu gắn với
sự kiện lịch sử, Kosciatkonsky người Ba Lan lại đưa ra một định nghĩa khác về
sử liệu: Sử liệu là " Mọi dấu vết về sự tồn tại hay hành động của con người trong
quá khứ, nói cách khác, là mọi dấu vết còn lại sau một sự kiện lịch sử, phục vụ
cho việc nhận thức, khôi phục lại sự kiện đó" (3). Thực tế, theo Kosciatkonsky sử
liệu bao giờ cũng phải gắn với một sự kiện lịch sử và người ta có thể thông qua
dấu vết (cái được gọi là sử liệu) để nhận thức, khôi phục lại sự kiện lịch sử.
Mang màu sắc triết học, xuất phát từ thuộc tính phản ánh của sự vật và
hiện tượng, G. Labuda, một học giả khác người Ba Lan lại định nghĩa: "Nguồn sử

liệu là tất cả những di tích tâm- vật lý và xã hội, chúng là sản phẩm của lao động
con người nhưng đồng thời tham gia vào sự phát triển của đời sống xã hội, thông
qua đó mà chúng ta có khả năng phản ánh sự phát triển đó. Do những thuộc tính
đó (Tức là sản phẩm của lao động và khả năng phản ánh) nguồn là phương tiện
nhận thức cho phép tái hiện một cách khoa học sự phát triển của xã hội với tất cả
sự biểu hiện của nó"
Nếu coi định nghĩa của Ch. Langlois, Handelsman về sử liệu là những định
nghĩa một vế, thì rõ ràng các định nghĩa của Bernheim, Kosciatkonsky hay của
G.Labuda là những định nghĩa hai vế. Những định nghĩa hai vế một mặt vừa nói
đến sử liệu như là" Những dấu vết", "những kết quả", "những sản phẩm", "những
di tích" của hoạt động con người, mặt khác vừa đề cập đến vai trò sử liệu như là
"sự lợi ích", "việc phục vụ" hay "khả năng cho phép" con người nhận thức lịch sử
thông qua "dấu vết" hoặc "kết quả" mà hành động con người để lại. So sánh
những định nghĩa một vế, các định nghĩa hai vế có nội hàm rộng hơn và mang
tính khoa học hơn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học lịch sử và của sử liệu hoc, càng
ngày người ta càng nhận ra rằng, tất cả các định nghĩa về sử liệu vừa nêu trên dù
là định nghĩa một vế hay định nghĩa hai vế là đúng nhưng chưa đủ. Tư duy khoa
học mới đã chỉ ra hạn chế lớn nhất của các nhà nghiên cứu tiền bối là trong

3


các định nghĩa sử liệu mới chỉ nói đến những kết quả hoạt động của con
người mà không nói đến một yếu tố quan trọng nữa của sử liệu là nguồn gốc tự
nhiên của nó. Khi định nghĩa về sử liệu, họ chỉ chú ý đến sử liệu gắn với dấu vết
được tạo ra từ hoạt động con người trong quá khứ mà quên đi rằng, con người
luôn luôn hoạt động trong một môi trường tự nhiên nhất định và mọi hoạt động
của con người luôn bị chi phối bởi môi trường tự nhiên đó. Mặc dù các yếu tố tự
nhiên, không phải là sản phẩm do con người tạo ra, nhưng nó lại liên quan trực

tiếp đến hoạt động sống của con người. Vì lẽ đó, bất kỳ một yếu tố nào của tự
nhiên có quan hệ mật thiết, gắn bó với hoạt động con người phải được coi là
nguồn gốc tự nhiên của sử liệu. Về vấn đề này, có thể đưa ra rất nhiều ví dụ để
minh chứng như: Các bào tử phấn hoa mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trong các
di chỉ khảo cổ. Từ dấu vết của các bào tử phấn hoa này, bằng phương pháp phân
tích khoa học, người ta có thể khôi phục lại thực vật thời đó ra sao, qua đó biết
được khí hậu và môi trường sống của con người thời đó như thế nào. Như vậy
các bào tử phấn hoa này được coi là sử liệu, bởi chúng góp phần vào việc khôi
phục lại hoàn cảnh sống của con người; trong lịch sử dân tộc, khi nghiên cứu về
chiến thắng Bạch Đằng
đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên, nếu không đề cập đến môi trường
tự nhiên nơi diễn ra trận đánh, không nghiên cứu kỹ đặc điểm địa hình, đặc điểm
dòng chảy của khúc sông Bạch Đằng, vị trí chiến lược của dãy núi đá vôi Tràng
kênh… sẽ khó có thể hình dung và tái hiện lại được cách bài binh, bố trận của
quân ta trong chiến trận, đồng thời cũng không thể đánh giá hết tài thao lược của
Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn, vị tổng chỉ huy của trận đánh này… Cũng
với ý nghĩa như thế, trong nhận thức và trong nghiên cứu lịch sử Đảng, cùng với
Lán Nà Lừa, Đinh Hồng Thái (là sản phẩm do con người tạo ra), thì Hang Pắc
Bó, suối Lê Nin, cây đa Tân Trào (là sản phẩm của tự nhiên) đã trở thành chứng
tích lịch sử gắn với những sự kiện trọng đại trong quá trình Đảng ta và Bác Hồ
lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng tám. Đó
chính là một phần của lịch sử.
Việc xác định các yếu tố tự nhiên được coi như một phần của sử liệu, có ý
nghĩa rất lớn không chỉ đối với công tác nghiên cứu khoa học mà còn với cả công
tác tuyên truyền nâng cao ý thức quần chúng nhân dân trong bảo tồn các di tích
lịch sử (nguồn sử liệu). Đặc biệt, đặt trong thực tiễn xã hội hiện nay, ở một số
người, một số nơi do nhiều lý do, trong đó có lý do chưa hiểu hết ý nghĩa của
4



nguồn sử liệu tự nhiên, do coi nhẹ, xem thường lịch sử, đã dẫn đến những hành
động làm tổn hại đến nhiều di tích lịch sử - văn hoá qúy báu của dân tộc.
Tóm lại, có thể khẳng định, phạm vi nguồn sử liệu là rất rộng, sử liệu không
chỉ là dấu vết từ hoạt động của con người trong quá khứ để lại mà nó còn bao
gồm những thông tin mà người ta có thể khai thác được từ tự nhiên (môi trường
sống của con người hay môi trường sự kiện), ngay cả các hình thức chuyển tải
thông tin (kênh thông tin) cũng thuộc phạm vi của nguồn sử liệu. Nói cách khác:
Sử liệu là một nguồn của nhận thức lịch sử, tức là mọi thông tin về quá khứ xã
hội, bất kỳ chúng nằm ở đâu cùng với những gì thông tin đó truyền đạt. Về vấn
đề này J - Jiowlsing đã chỉ rõ: Sử liệu là "mọi nguồn gốc của nhận thức lịch sử
(trực tiếp hoặc gián tiếp) bất kỳ chúng nằm ở đâu, cùng với những gì mà chúng
truyền đạt bằng kênh thông tin. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, mặc dù
phạm vi về nguồn sử dụng là rất rộng, nhưng trong nghiên cứu, trong nhận thức
lịch sử, chỉ những tài liệu nào liên quan đến vấn đề mà ta quan tâm mới là sử
liệu, ngoài ra chỉ là tài liệu tham khảo.
Bản thân sử liệu luôn mang hai chức năng cơ bản, chức năng bản thể luận và
chức năng nhận thức luận. Với chức năng bản thể luận, mặc dù tồn tại khách
quan song sử liệu không đứng ngoài, tách bạch khỏi sự vận động và phát triển
của xã hội. Tự bản thân, sử liệu chính là nhu cầu của cuộc sống xã hội, thoả mãn,
đáp ứng yêu cầu xã hội đồng thời trực tiếp tham gia vào quá trình tồn tại và phát
triển của xã hội. Sử liệu luôn có ích, có tác dụng đối với cuộc sống con người. Nó
thoả mãn các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu tìm tòi, khám phá
những vấn đề của quá khứ lịch sử để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm,
những quy luật lô gic nội tại trong phát triển xã hội nhằm vạch đường cho hiện
tại và tương lai, với chức năng nhận thức luận, sử liệu với tư cách là một bộ phận
của sự kiện mà nó phản ảnh, là cái còn lại của sự kiện lịch sử, nó cho phép con
người thông qua nó để khôi phục, xây dựng lại các sự kiện lịch sử đã diễn ra
trong quá khứ từ đó nhận thức được mọi quá trình lịch sử khách quan, chân thực.
Trên ý nghĩa này, sử liệu được coi là điều kiện, tiền đề của nhận thức lịch sử.
Luận giải về sử liệu, cũng cần phải thấy rằng, nguồn sử liệu luôn mang tính

chất phản ánh với hai dạng phản ánh, phản ánh trực tiếp và phản ánh gián tiếp.
Phản ánh trực tiếp là dạng phản ánh xuất phát từ chức năng bản thể luận của
nguồn. Phản ánh trực tiếp chính là thông tin từ bộ phận lịch sử, trực tiếp phản ánh
một sự kiện lịch sử. Bản thân nguồn tồn tại với tư cách là một phần còn lại của
lịch sử, là một dạng của tồn tại xã hội. Vì thế, phản ánh chính là thuộc tính cố
hữu của nguồn, tự nguồn sẽ cho chúng ta biết sự kiện lịch sử đã diễn ra như thế
nào mà không cần thông qua một khâu trung gian nào cả. Ví dụ, khi chúng ta
5


xem xét chiếc trống đồng Đông Sơn: chất liệu làm trống, hình thức dáng vẻ của
trống, những hoạ tiết, hoa văn trang trí trên trống… Giúp cho chúng ta tự phân
tích, đánh giá phần nào kỷ thuật luyện kim đồng thau, cũng như các vấn đề liên
quan đến đời sống của cộng đồng cư dân thời đại dựng nước, hay khi chúng ta
nghiên
cứu một văn kiện nào đó của Đảng (Nghị quyết hội nghị, Nghị quyết đại hội
Đảng…) nhà nghiên cứu sẽ thấy rõ được chủ trương, đường lối của Đảng, trong
một giai đoạn, một thời kỳ cách mạng cụ thể, nhất định.
Phản ánh gián tiếp, thực chất là phản ánh của các sử liệu ra đời không cùng
thời với sự kiện lịch sử. Nó phản ánh sự kiện lịch sử thông qua một chủ thể trung
gian. Tính chất phản ánh này của sử liệu đòi hỏi người nghiên cứu khi sử dụng
thông tin chứa trong sử liệu phải hết sức lưu ý và cẩn trọng trong quá trình kiểm
định lại thông tin để đảm bảo độ tin cậy, chuẩn xác của thông tin chứa trong sử
liệu vì tính xác thực của thông tin sử liệu phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể trung
gian phản ánh. Hiện nay, trong khoa học lịch sử Đảng còn rất nhiều những vấn
đề, những sự kiện lịch sử gây tranh luận với nhiều ý luồng ý kiến đánh giá khác
nhau. Ví dụ, về hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Từ trước
đến nay, nhiều tài liệu vẫn phản ánh hội nghị diễn ra từ ngày 3/2/1930. Tuy
nhiên, cơ sở để khẳng định tính xác thực của thông tin thời điểm diễn ra hội nghị,
chủ yếu vẫn là dựa trên sự phản ảnh gián tiếp của các nguồn sử liệu gián tiếp như

hồi ký, hồi tưởng của những người trực tiếp tham gia vào sự kiện này hay văn
kiện của Đảng xuất hiện ở thời gian sau đó. Mấy năm gần đây, dựa vào một số
nguồn sử liệu khác, mà cơ bản nhất là dựa vào báo cáo gửi quốc tế cộng sản ngày
18/02/1930, của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, một số nhà nghiên cứu cho rằng hội
nghị thực chất diễn ra từ ngày 6/01, chứ không phải là ngày 3/2 như ta vẫn nói.
Vậy thông tin nào là thông tin chính xác ? Để trả lời cho câu hỏi này , chúng ta
cần phải tìm hiểu thêm, bởi ngay cả thông tin "6.1" có được từ báo cáo gửi quốc
tế cộng sản, cũng chỉ là kết quả phản ánh gián tiếp thông qua người viết báo cáo
là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các yếu tố chủ quan dù ít, dù nhiều vẫn chi phối
đến sự xác thực của thông tin.
Trên tất cả những vấn đề đã phân tích về khái niệm, về chức năng, tính chất
của nguồn sử liệu, có thể khẳng định: Nguồn sử liệu có vị trí và vai trò đặc biệt
quan trọng đối với quá trình nhận thức lịch sử nói chung và quá trình nghiên cứu
khoa học lịch sử nói riêng. Đánh giá vai trò của nguồn sử liệu, chúng ta nhận thấy
nó được thể hiện trên ba khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, nguồn sử liệu là cơ sở, là điều kiện, tiền đề của mọi quá trình nhận thức
lịch sử. Không có sử liệu, nhận thức lịch sử sẽ thiếu đi tính khách quan, chân thực.
6


Lịch sử là một thực tế đã xảy ra trong quá khức. Nhận thức lịch sử là nhận
thức những gì đã diễn ra trong quá khứ mà thường là chúng ta không còn quan
sát, chứng kiến trực tiếp được nữa. Chính vì lẽ đó, nhận thức lịch sử cũng là một
quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi chủ thể nhận thức phải triệt để phát huy khả
năng chủ động, sáng tạo tìm mọi cách để tiếp cận, tìm hiểu vấn đề nhận thức,
trong đó việc sử dụng các nguồn sử liệu (gồm tất cả những dấu vết có liên quan
đến các sự kiện lịch sử) để tái hiện lại lịch sử là vô cùng quan trọng. Muốn nắm
bắt được sự kiện lịch sử, muốn xây dựng được quá trình lịch sử đã diễn ra trong
thực tế cụ thể như thế nào, phải thông qua tất cả những thông tin chứa đựng trong
nguồn sử liệu, từ đó chắt lọc những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình nhận

thức. Sử liệu chính là nguyên liệu, là yếu tố đầu tiên để từ đó bằng trí tuệ, bằng
khả năng sáng tạo của mình nhà sử học có thể phục dựng được bức tranh lịch sử
một cách trung thực, sinh động và khách quan nhất. Nhận thức lịch sử, cũng
giống như bất kỳ một nhận thức khoa học nào khác, luôn phải tuân thủ theo đúng
nguyên tắc của con đường nhận thức biện chứng: Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong nhận thức lịch sử,
nếu không có các thông tin từ nguồn sử liệu, nhà sử học cũng sẽ không bao giờ
có một "tư duy trừu tượng" theo đúng nghĩa khoa học của nó (hay nói cách khác
đó chỉ là sự tưởng tượng thiếu căn cứ của nhà sử học về một sự kiện, một quá
trình lịch sử nào đó). Và vì thế, nhận thức lịch sử của họ sẽ không bao giờ đạt
đến chân lý khách quan được. Khi muốn tái hện lại chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ việc đầu tiên của nhà sử học là phải tìm hiểu thông tin về sự kiện lịch sử
thông qua các nguồn sử liệu có liên quan. Nguồn sử liệu đó có thể là tài liệu
chuyên khảo viết về sự kiện, có thể là hồi ký của một số cựu chiến binh (của cả ta
và đối phương), đặc biệt là hồi ký, hồi ức của các tướng lĩnh cao cấp, từng trực
tiếp tham gia vào sự kiện đó, có thể là các văn kiện của Đảng, Bác Hồ như chỉ
thị, Nghị quyết, thư từ… chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ; có thể là các tài liệu
khác từ phía đối phương phản ánh về sự kiện này; đặc biệt để có cái nhìn toàn
diện, cụ thể hơn về sự kiện, nhà sử học ngoài việc đi đến các bảo tàng xem các
hiện vật liên quan, nếu có thể đi khảo sát chính địa bàn diễn ra sự kiển để chứng
kiến các dấu vết, thu thập các dấu vết đồng thời cảm nhận được hơi thở trực tiếp
từ quá khứ nơi diễn ra trận đánh tạo sự thăng hoa trong sáng tạo khoa học… Chỉ
khi chúng ta có đủ các thông tin từ sử liệu chúng ta mới có thể khôi phục lại được
sự kiện lịch sử lẫy lừng này. Càng thu thập được nguồn sử liệu phong phú, đa
dạng, càng cho phép chúng ta có nhiều thông tin hữu ích để dựng lại chiến thắng
Điện Biên Phủ theo đúng những gì mà nó đã diễn ra.

7



Tóm lại: Nhận thức lịch sử phải bắt đầu từ sử liệu và thông qua sử liệu. Sử
liệu càn phong phú, đa dạng và bảo đảm độ xác thực của thông tin bao nhiêu,
nhận thức lịch sử càng mang tính chân thực khách quan bấy nhiêu.
Thứ hai, bản thân lịch sử, cũng như sự tồn tại của nguồn sử liệu là khách
quan. Nhờ có nguồn sử liệu, chúng ta có thể nhận thức được lịch sử để rồi từ quá
trình nhận thức đó con người có thể đáp ứng những yêu cầu thực tiễn mà xã hộ
đang đặt ra và trăn trở. Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên nối liền giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai. Sử liệu không chỉ cung cấp cho chúng ta trong quá trình
nhận thức, nghiên cứu những yếu tố, những điều kiện để khôi phục bức tranh
chân thực của lịch sử, mà nó còn là cơ sở quan trọng để chúng ta đánh giá, so
sánh giữa quá khứ với hiện tại, thông qua đó hiểu rõ các vấn đề của hiện tại, vận
động thông tin từ quá khứ giải quyết các vấn đề mà hiện tại xã hội đặt ra đối với
chúng ta. Nhận thức các thông tin lịch sử từ quá khứ, hay nói cách khác là nghiên
cứu lịch sử, mục đích chính là để tìm ra quy luật phát triển con đường đi lên của
lịch sử xã hội, chỉ ra những quy luật đúng đắn hay sai lầm, hạn chế của hoạt động
con người trong quá khứ, từ đó đúc rút những kinh nghiệm hữu ích cho mọi hoạt
động thực tiễn ở cả hiện tại và tương lai với vai trò này, người ta thường ví "Lịch
sử là bó đuốc soi đường đưa ta đến tương lai Lịch sử là hành trang quý giá của
chúng ta trong mỗi bước đường đi lên của lịch sử.
Đối với Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng, những bài học kinh
nghiệm rút ra từ thực tế lịch sử luôn có một ý nghĩa rất lớn. Nhờ những kinh nghiệm
lịch sử quý giá (có cả thất bại và thành công) được kiểm nghiệm, minh chứng từ các
thông tin sử liệu cụ thể hết sức đa dạng và phong phú, Đảng mới có thể đề ra được
những chủ trương, đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn dẫn dắt sự nghiệp cách
mạng đi đến thành công. Ví dụ, khi chúng ta ký kết hiệp định Giơ - ne - vơ (1954)
về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và các nước Đông Dương, nhiều người
cho rằng những điều khoản được ký kết của Hiệp nghị, chưa phản ánh đầy đủ thế,
lực và những chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường. Đó là một thực tế
lịch sử, mà sau này, khi nhìn nhận lại Đảng ta đã thừa nhận và phân tích rõ những
nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do lúc đó chúng ta chưa nắm bắt đầy đủ tình

hình, chưa hiểu hết ý đồ của các bên tham gia hội nghị, cũng như chưa có kinh
nghiệm để giữ vững độc lập, tự chủ trong đàm phán ngoại giao quốc tế. Chính nhờ
biết đúc rút bài học kinh nghiệm đó từ lịch sử mà Đảng ta sau này đã có chủ trương,
đường lối đúng đắn đi tiến hành ký kết Hội nghị Pari, đuổi Mỹ khỏi Việt Nam, tạo
điều kiện tiến lên lật đổ Nguỵ quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt
Nam, thống nhất đất nước chiến thắng trên bàn Hội nghị Pari nói riêng và chiến
thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, là chiến thắng trọn
vẹn, toàn diện. Từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, còn
8


có thể đưa ra rất nhiều những ví dụ sinh động làm rõ vai trò của lịch sử, của sử liệu
đối với mọi quá trình phát triển đi lên của đất nước.
Lịch sử mà trước hết là nguồn sử liệu phong phú và đa dạng (yếu tố để tạo
dựng lại bức tranh khách quan, chân thực của lịch sử) luôn song hành với mỗi
bước đi của dân tộc và thời đại với đầy đủ các thông tin hữu ích của nó.
Thứ ba, nguồn sử liệu với tư cách là một phần của lịch sử luôn luôn khẳng
định vai trò hữu ích của nó đối với tương lai. Lịch sử không phải là sự chấm hết
đối với một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng. Bản thân nguồn sử liệu cũng không
phải là sự phản ánh thuần tuý các sự kiện lịch sử và các quá trình lịch sử trong
phạm vi quá khứ. Nhận thức lịch sử thông qua các nguồn sử liệu luôn cho phép
con người ta có thể phát hiện ra khả năng phát triển tiềm tàng của mọi sự vật và
hiện tượng lịch sử bằng chính quá trình tìm ra các quy luật vận động và lô gíc
phát triển nội tại của chúng. Soi vào lịch sử, dựa vào các thông tin của mỗi nguồn
sử liệu cung cấp, chúng ta có thể dự báo được một sự vật, hiện tượng lịch sử sẽ
vận động và phát triển như thế nào trong tương lai của nó. Mỗi một yếu tố của
qúa khứ lịch sử luôn chứa đựng trong đó những mầm mống của tương lai. Thông
qua lịch sử vừa là để nhận thức hết sự thật lịch sử, vừa hiểu được hiện tại, nhưng
đồng thời cũng dự báo được tương lai của mọi quá trình phát triển.
Khi chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xét tương quan

lực lượng trên cơ sở đánh giá về ưu thế quân sự (vũ khí, khí tài…) lẫn tiềm năng
kinh tế Mỹ hơn chúng ta gấp nhiều lần. Trong những thời điểm khó khăn của
cuộc chiến (Khởi điểm Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Mỹ tập trung không
lực dội bom xuống Hà Nội với tuyên bố: "San phẳng Hà Nội, đưa Hà Nội về thời
kỳ đồ đá") đã từng có nhiều người không tin là ta có thể đánh thắng Mỹ. Một số
nước là bạn bè của ta cũng lo lắng cho ta và khuyên ta là nên có giải pháp thích
hợp bằng con đường ngoại giao, để tránh nguy cơ tổn thất nặng nền. Ở vào thời
khắc gay go nhất của lịch sử Đảng và Bác Hồ vẫn khẳng định "Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta nhất định thắng lợi, đất nước nhất định sẽ thống nhất". Sở dĩ
Đảng và Bác tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của dân tộc là bởi Đảng và Bác
một mặt nhận thức rõ được truyền thống bất khuất, kiên cường, đánh giặc và
thắng giặc của dân tộc ta trong cả ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước trước
đó, mặt khác tự tin vào khả năng lãnh đạo của chính bản thân mình. Từ lịch sử
với những minh chứng sinh động, chân lý của lịch sử đã được rút ra: Một dân tộc
dù nhỏ bé nhưng nếu biết đoàn kết, kiên quyết chiến đấu với kẻ thù bằng một
đường lối đúng đắn và sáng tạo, dân tộc đó sẽ chiến thắng bất kỳ kẻ thù lớn mạnh
nào. Với niềm tin vào chân lý đó thực tế lịch sử đã cho thấy, cuối cùng chúng ta
đã chiến thắng đế quốc Mỹ.
9


Cũng chính nhờ nhận thức được tất cả những gì đã diễn ra trong bước đi
thăng trầm của lịch sử xã hội loài người mà trong bối cảnh phức tạp hiện nay, khi
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, khi kẻ thù với
lợi thế nhất thời đang tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam, thủ tiêu
phần còn lại của chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân ta vẫn kiên trì với con
đường đi lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời tin tưởng vào sự thành công của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam và cả trên phạm vi thế giới trong tương lai.
Kết luận lại, sử liệu với tư cách tồn tại khách quan, phản ánh một phần còn
lại của lịch sử đã diễn ra trong quá khứ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận

thức lịch sử nói chung, đồng thời cũng là yếu tố tham gia vào mọi quá trình vận
động và phát triển của thực tiễn xã hội loài người.
Để phát huy hết chức năng và vai trò của nguồn sử liệu trong nhận thức lịch
sử nói chung và trong nghiên cứu khoa học lịch sử nói riêng, yêu cầu đặt ra đối
với chúng ta là:
Trước hết phải quán triệt phương pháp luận Mác xít trong xem xét và nghiên
cứu lịch sử. Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh để nhận thức và luận giải các vấn đề lịch sử; nhận thức và nghiên cứu
lịch sử, phải nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp chuyên ngành, kết hợp
với phương pháp của các ngành khoa học khác nhằm trình bày, lý giải các sự
kiện lịch sử, các quá trình lịch sử sâu sắc, khoa học.
Để có một công trình nghiên cứu lịch sử có hàm lượng giá trị khoa học cao,
phải bắt đầu từ việc nhận thức lịch sử một cách khách quan, chân thực, muốn vậy
cần phải nắm và hiểu rõ lý thuyết về nguồn, trên cơ sở đó tiến hành các bước sử
lý sử liệu khoa học, phù hợp với quá trình nghiên cứu. Bất kỳ một nhà nghiên
cứu nào, sau khi xác định vấn đề và phạm vi nghiên cứu, cũng phải thu thập
thông tin từ việc khai thác nguồn sử liệu đồng thời với việc kiểm định tính xác
thực và độ tin cậy của thông tin sử liệu. Phân loại sử liệu, đọc sử liệu (Phá mã)
và phê phán sử chính là các bước bắt buộc của công đoạn sử lý sử liệu trong quá
trình nghiên cứu. Mỗi một khâu trong công đoạn sử lý sử liệu người nghiên cứu
phải tuân thủ theo từng nguyên tắc cụ thể nhất định. Ví dụ, trong khâu phân loại
sử liệu, thường người ta vẫn phân sử liệu theo 3 cách. Phân loại theo đặc trưng và
cách tiếp cận (Có sử liệu thành văn, không thành văn), phân loại theo đặc trưng
từng loại hình (Có sử liệu vật thực, sử liệu chữ viết, sử liệu truyền miệng, sử liệu
ngôn ngữ học, sử liệu dân tộc học, sử liệu phim ảnh ghi âm), phân loại theo đặc
trưng phản ánh (sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp); trong khâu phát hiện và đọc
sử liệu, một mặt vừa phải nắm được cách phát hiện nguồn trên cơ sở dựa theo
vấn đề hay dựa theo thời gian nghiên cứu, mặt khác phải nắm vững những điều
10



kiện đọc sử liệu, đặc biệt là nắm vững các nguyên tắc đọc sử liệu. Trong khâu
phê phán sử liệu (đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình xử lý sử liệu) đòi
hỏi phải tuyệt đối cẩn thận, thực hiện tỉ mỉ từng bước theo đúng nguyên tắc phê
phán cả bên ngoài (phê phán kênh thông tin) và phê phán bên trong (phê phán
thông tin) sử liệu với mục đích là xác định độ tin cậy và sự xác thực của nguồn sử
liệu nói chung và của thông tin chứa trong sử liệu nói riêng nhằm khôi phục lại
các sự kiện, các quá trình lịch sử một cách khách quan, chân thật.
Điều đặc biệt quan trọng đối với nhà nghiên cứu là trong quá trình nghiên
cứu phải quán triệt nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học với những yêu cầu cụ thể
của nó.
Yêu cầu đầu tiên trong quá triệt nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học là
không nên tuyệt đối hoá mặt nào, đồng thời cũng không đồng nhất tính Đảng,
tính khoa học là một. Một công trình lịch sử có chất lượng khoa học thấp thì cũng
không có thể có tính Đảng cao và ngược lại. Trong nhận thức, nghiên cứu lịch
sử, nếu coi thường sự thật lịch sử, không xuất phát từ hiện thực khách quan để
luận giải vấn đề, hiện tượng lịch sử thì không những làm giảm đi hàm lượng khoa
học của công trình, mà còn vi phạm nguyên tắc tính Đảng, gây tác hại đến quá
trình nhận thức, giải thích lịch sử.
Quán triệt nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học trong nhận thức, nghiên cứu
lịch sử cần phải chống bệnh đơn giản, không coi trọng tư liệu, sử liệu. Nếu đơn
giản, xem nhẹ tư liệu, sử liệu, sử liệu sẽ dẫn đến giải thích sự kiện lịch sử đơn
giản, suy diễn theo ý muốn chủ quan của mình mới làm mất đi tính khách quan
khoa học, ngược lại, quán triệt nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học cũng cần phải
chống bệnh chủ nghĩa minh hoạ lịch sử. Thực chất của căn bệnh này là không bắt
đầu từ việc nghiên cứu các sự kiện, các quá trình lịch để rút ra những kết luận
khoa học có tính thuyết phục, mà lại lấy một số mệnh đề có sẵn trong các tác
phẩm kinh điển Mác- Lê nin, Hồ Chí Minh, buộc mọi người thừa nhận cách làm
ấy dẫn đến bệnh giáo điều, sách vở, sao chép máy móc.
Quán triệt nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học cũng đặt ra yêu cầu, không

cho phép hiện đại hoá lịch sử, không nắm vững quan điểm lịch sử trong nhận
thức, nghiên cứu lịch sử. Bởi lẽ mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn với một
điều kiện lịch sử cụ thể, do đó nó có tác dụng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ấy.
Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, cũng cần phải chú ý rằng, mặc dù lịch sử
Đảng là một bộ phận của lịch sử dân tộc, khoa học lịch sử Đảng là một chuyên
ngành của khoa học lịch sử, vì vậy đánh giá vai trò của nguồn sử liệu, cũng như
mọi vấn đề liên quan đến quá trình nhận thức, quá trình nghiên cứu lịch sử Đảng,
cơ bản không có gì khác so với khi nhận thức, nghiên cứu lịch sử nói chung, tuy
11


nhiên với tính chất là một môn khoa học có đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu riêng
là quá trình hình thành và phát triển của Đảng cộng sản, nên vấn đề sử liệu, vấn
đề nhận thức, nghiên cứu lịch sử Đảng cũng có đặc thù riêng của nó.
Sử liệu lịch sử Đảng hay là tư liệu lịch sử Đảng bao gồm tất cả những di vật,
những tư liệu, tài liệu… liên quan đến các hoạt động của Đảng trong quá trình
lịch sử. Ví dụ: Các Nghị quyết, văn kiện của Đảng, của Lãnh tụ, các cuốn sổ tay
ghi chép của nhân chứng lịch sử, các di tích, hiện vật còn lại của các sự kiện như
lá cờ của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, các đồ dùng của Hồ Chủ tịch ở thời kỳ Pắc
Pó…, của các vị lão thành cách mạng, các sách báo đương thời viết về sự kiện
đó, các tài liệu của đối phương phản ánh sự kiện….
Sử liệu lịch sử Đảng thường tồn tại dưới hai dạng là tài liệu lịch sử Đảng và
tư liệu lịch sử Đảng. Tài liệu lịch sử Đảng bao gồm các sử liệu mang tính chất
hoàn chỉnh một nội dung lịch sử, có ý nghĩa lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và
thường được các cơ quan Đảng, Nhà nước thống nhất quản lý, quy định về chế
độ sử dụng (Ví dụ như: bản chính chương vắn tắt, bản sách lược vắn tắt của Đảng
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (1930), bản luận cương chính trị (10/1930) do
đồng chí Trần Phú soạn hay tác phẩm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng…) do đ/c Lê
Duẫn soạn thảo. Tư liệu lịch sử Đảng gồm những sử liệu phản ánh những khía
cạnh, những nội dung nhỏ hơn được khai thác từ tài liệu phục vụ cho việc nghiên

cứu một lĩnh vực cụ thể nào đó (Ví dụ như các tư liệu về con số, tư liệu nhất
định, đánh giá một vấn đề). Tư liệu là kết quả của quá trình sưu tầm của các tổ
chức hay cá nhân bằng nhiều con đường khác nhau với nhiều ý đồ khác nhau, vì
thế khi sử dụng tư liệu, cần hết sức cẩn trọng và lưu ý đến định hướng chính trị
trong nội dung của tư liệu.
Ngoài những yêu cầu chung giống bất cứ một hoạt động nhận thức lịch sử
nào, trong nghiên cứu lịch sử Đảng cũng có những yêu cầu cụ thể mang tính đặc
thù của nó.
Phải trên cơ sở xác định đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của khoa học lịch sử
Đảng để xác định chính xác nguồn sử liệu, chỉ có như vậy mới phát huy được vai
trò của nguồn sử liệu trong nhận thức và nghiên cứu. Mục đích cao nhất của công
tác sưu tầm, xử lý sử liệu lịch sử Đảng là để nghiên cứu sâu sắc hoạt động của
Đảng nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động của Đảng, hoạt động của các tổ chức
chính trị và cho nhân ân. Sưu tầm, xử lý và sử dụng lịch sử Đảng trong nhận
thức, nghiên cứu vừa phải bảo đảm tính khách quan khoa học nhưng phải đặc biệt
chú ý đến định hướng chính trị của thông tin sử liệu nhằm bảo đảm tính Đảng của
khoa học lịch sử Đảng. Tính Đảng tính khoa học trong khoa học lịch sử Đảng cơ
bản là thống nhất với nhau, nhưng yêu cầu do bảo đảm tính Đảng trong nghiên
cứu khoa học lịch sử Đảng đòi hỏi cao ý thức của người nghiên cứu. Yêu cầu của
12


tính Đảng khi nghiên cứu, trình bày lịch sử Đảng phải xuất phát từ yêu cầu, mục
tiêu chính trị xã hội, phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để
xem xét đánh giá mọi hiện tượng lịch sử, phát ngôn phải có nguyên tắc, công bố
kết quả nghiên cứu vào thời điểm nào, cho đối tượng nào, không thể tuỳ tiện theo
ý muốn chủ quan, mà phải tuân theo những quy định cụ thể. Yêu cầu của tính
khoa học là người nghiên cứu được tự do nghiên cứu, tranh luận, cọ xát thực tế,
kiểm tra thực nghiệm, để đánh giá kết quả nghiên cứu, tự do tư tưởng, tự do hoạt
động sáng tạo khoa học để phát hiện chân lý khách quan.

Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn bảy mươi sáu năm phát triển. Quá
trình hình thành của Đảng, cũng như quá trình phát triển của Đảng diễn ra hết sức
phức tạp gắn với nhiều thời kỳ lịch sử biến động và có thời kỳ Đảng ta phải hoạt
động bí mật, trong sự truy sát gắt gao của kẻ thù. Đây là một trong những lý do
khiến cho công tác sưu tầm cũng như xử lý sử liệu trong nghiên cứu gặp rất nhiều
khó khăn vì ở những thời kỳ này, việc lưu giữ tài liệu gốc liên quan đến hoạt
động của Đảng là hạn chế, bản thân một số sử liệu đôi khi lại được mã hoá bằng
nhiều hình thức khác nhau để che mắt kẻ địch (Mã hoá tên người, địa danh, tên
tài liệu…). Ví dụ tất cả điều đó khiến cho hiện nay khi nghiên cứu một sự kiện
nào đó ở thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng, chúng ta thường gặp phải những trở
ngại lớn cần phải giải quyết: Tài liệu gốc còn lại là rất ít, muốn khôi phục lại sự
kiện cần huy động, tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, khâu sưu tầm
và xử lý nguồn xác định độ chuẩn xác của thông tin, đòi hỏi rất cao tính tỉ mỉ, cẩn
trọng để chọn lựa sử liệu, chắt lọc thông tin chính xác, tin cậy. Có tài liệu gốc,
nhưng nhiều tài liệu gốc lại được nguỵ trang (mã hoá) phức tạp, đòi hỏi khi sử
dụng phải nắm vững các nguyên tắc đọc sử liệu, phải giải mã chính xác và có sự
kiểm chứng, so sánh tỉ mỉ thông tin sử liệu.
Tóm lại: Nguồn sử liệu có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức lịch sử
nói chung và lịch sử đảng nói riêng nó là nguyên liệu cho nhà sử học, nhà nghiên
cứu, giảng dạy do đó dòi hỏi các đối tượng đó khi tiên hành trong nghiên cứu
giảng dạy phải vận dụng linh hoạt nắm chắc thông tin từ hai nguồn chính thông
tin từ qua khứ và thông tin từ tương lai thông tin tử qua khứ là thông tin nằm
trong sử liệu . thông tin từ hiện tại là tất cả những tti thức từ chúng ta từ chúng ta
. Vậy người làm công tác nghiên cứu phaỉ có kiến thức sâu rộng và liên tục được
bồi bổ thì mới hiểu quá khứ đào sâu vào lịch sử. Vốn tri thức đó bao gồm vốn tri
thức về thời sự , thế giới quan, nhân sinh quan, cách ứng xử những hiểu biết về
kinh tế chính trị văn hoá, xã hội hay những thông tin về tình hình hình nghiên
cứu phương pháp luận v.v tất cả những thông tin đó là những thông tin hiện tại
mà bất cứ nhà sử học nào phải có .Thiếu một mặt nào đó đều ảnh hưởng đến chất
lượng nghiên cứu . Bởi vì nếu chỉ có những thông tin từ qua khứ thì chúng ta

không biết nghiên cứư bằng cách nào, theo đường lối hay phương pháp nào để
13


tiến hành nghiên cứu, trong nghiên cứu lịch sử cần có thông tin hai nguồn hiện
tại .
Thông tin từ quá khứ, trong sử học người ta gọi là thông tin từ sử liệu. Bởi lẻ
thông tin đó không thể không qua sử liệu, còn thông tin hiện tại người ta gọi
thông tin ngoài sử liệu chúng ta có thể lập lập sơ đồ chi tiết các giai đoạn
nghiên cứu lịch sử từ chọn đề tài đến phân loại và phê phán sử liêụ đến khôi
phục sự kiện đến giải thích sự kiện đến giải đáp toàn bộ . Để nâng cao chất
lượng nhận thức lịch sử, chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, cần
phải kết hợp thực hiện nhiều biện pháp, yêu cầu khác nhau, trong đó cần chú ý
các bước cơ bản sau khi thu thập được các nguồn sử liệu . Tức là tiến hành phân
tích, đánh giá giám định và so sánh các nguồn sử liệu khác nhau trên cơ sở đó rút
ra những nguồn thông tin xác thực ; khôi phục sử kiện phê phán sử liệu xong,
chúng ta có được những thông tin đáng tin cậy, trên những thông tin đó chúng ta
tiến hành khôi phục lại sự kiện . Khôi phục lại sự kiện là trả lời cho câu hỏi cái gì
đả xẩy ra ; sau khi khôi phục sự kiện xong đòi hỏi chúng ta phải giải thích sự
kiện tức là trả lời câu hỏi tại sao lại xẩy ra như vậy ; cuối cùng là đi đến giải đáp
toàn bộ cho đề tài. Như vậy những những giải thích sự kiện có tính chất cá thể,
chúng ta đi đên đén giải đáp toàn bộ đề tài Nhìn chung mỗi một công trình
nghiên cứu hay một đề tài thường là thường di qua các bước như vậy ,và trong
các bước này, người nghiên cứu thường sử dụng đến các nguồn thông tin thông
tin từ sử liệu và thông tin ngoài sử liệu . Những nguồn thông tin này luôn ảnh
hưởng tới tất cả các giai đoạn . Nói cách khác bất cứ một bước nào của quy trình
nghiên cứu, nếu thiếu nguồn thông tin ( thông tin từ sử liệu và thông tin ngoài sử
liệu )những nguòn thông tin này luôn ảnh hưởng tới tất cả các quy trình nghiên
cứu, nếu thiếu nguồn thông tin đều dẫn tới sai lệch kết quả thậm chí bế tắc hoặch
thất bại . Do đó trong công tác sưu tầm, sử lý sử liệu, phát huy vai trò tích cực

của sử liệu đối với quá trình nhận thức, quá trình nghiên cứu trên cơ sở khách
quan lịch sử, quán triệt tính Đảng, tính khoa học là một hoạt động có ý nghĩa lớn
được đặt lên hàng đầu đối với nhà sử học nói chung và công tác nghiên cứu,
giảng dạy đối với khoa học lịch sử là tất yếu khách quan .

14



×