Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mẫu đề xuất ý kiến trong thiết kế và thi công công trình cảng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.95 KB, 5 trang )

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG SÔNG TP. HCM
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.Hồ Chí Minh, ngày

Số
/QLDA
(Về một số ý kiến đối với dự án giai đoạnI)

Kính gửi:

tháng 07 năm
2009

Tổng Giám đốc.

Vừa qua để chuẩn bị cho việc nghiên cứu lập dự án giai đoạn II – Dự án Cảng Phú
Định, ban QLDA đã kiểm tra lại một số hạng mục của Dự án giai đoạn I và có một số ý
kiến như sau:
I- Hạng mục “Bến xà lan 300T, bến xà lan Lash 375T”
1- Theo hồ sơ thiết kế:
Tên thông số

Bến xà lan 300T

Bến xà lan 375T

Tải trọng xà lan



300T

375T

Lượng giãn nước

800T

525T

Chiều dài tàu

46m

28.8m

Chiều rộng tàu

10m

9.8m

2.3m
2T/m2

2.7m
2T/m2
20 feet
Cẩu Container 20 feet

Xe nâng container 20 feet
Xe tải container
2T/m2

Mớn đầy tải
Tải trọng khai thác trên bến bến
Loại Container
Cần cẩu
Xe nâng
Ô tô tải
Tải trọng khai thác sau bến

Cần trục bánh hơi 25T
Xe nâng hàng 20T
H18
2T/m2

Như vậy trong tình hình hiện nay các phương tiện vận tải (tàu thuyền, ô tô) có tải
trọng lớn hơn nên cần xem xét lại gồm:
-

Xà lan Lash 375T.

-

Container 20 feet là loại nhỏ, hiện nay một phần rất lớn là container 40feet. Do
đó nếu hàng hóa đóng trong container là loại 40 feet sẽ không bốc xếp được.

-


Xà lan trọng tải 300T là rất nhỏ so với các phương tiện đang khai thác hiện nay.
Tuy nhiên cần xem xét lại quan hệ tải trọng và lượng giãn nước và các thông số
chiều dài, chiều rộng, chiều chìm của loại xà lan này trong hồ sơ để có thể cho
phép khai thác loại xà lan lớn hơn.

-

Xem xét lại tải trọng ôtô tải trên bến xà lan 300T là H18 là nhỏ và không phù
hợp với phương tiện vận tải hiện nay (H30).

-

Tải trọng khai thác phần bãi sau bến là 2T/m2 không an toàn trong vận hành
khai thác do dễ xảy ra tình trạng khai thác vượt tải dẫn đến sự cố công trình.
(Với tải trọng 2T/m2 thì tại bến vật liệu xây dựng chỉ cho phép chứa đá, cát với
1


chiều cao đống cát, đá là 2T/1.6T = 1.25 m là không phù hợp với bến vật liệu
xây dựng và rất dễ vượt tải)
2- Về sự cố bến xà lan Lashsố 02:
Theo quan điểm của thiết kế tính toán thì cho kết quả công trình ổn định với tải
trọng khai thác là 2T/m2 tuy nhiên theo báo cáo kiểm định thì là không ổn định và cả hai
đơn vị đều vận dụng các quy trình quy phạm để tính toán nên chưa đủ cơ sở để kết luận lỗi
gây ra sự cố do tính toán thiết kế. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho công trình thì sẽ sử
dụng kết quả theo hướng bảo đảm an toàn cho công trình, do đó cần có biện pháp gia cố.
3- Các biện pháp gia cố định hướng để gia cố các bến xà lan:
Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống bản neo sau bến theo đề nghị của Viện KHCN
GTVT. Biện pháp này có ưu điểm rẻ tiền, thi công không quá phức tạp và có thể triển khai
ngay trong giai đoạn I. Tuy nhiên không cải thiện được tải trọng khai thác sau bến 2T/m2.

Biện pháp 2: Đào cát đã san lấp lên và trải vải địa kỹ thuật chống trượt theo đề nghị
của tư vấn thiết kế. Biện pháp này có ưu điểm rẻ tiền, thi công không quá phức tạp và có thể
triển khai ngay trong giai đoạn I. Tuy nhiên không cải thiện được tải trọng khai thác sau bến
2T/m2.
Biện pháp 3: Mở rộng bản mặt cầu BTCT về phía sau. Biện pháp này đắt tiền
nhưng có ưu điểm có khả năng tăng được tải trọng khai thác sau bến, tăng khả năng
phục vụ tàu có tải trọng lớn hơn trong tương lai (Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Giao
thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 Cảng Phú Định tiếp nhận tàu
3.000Tấn) do có thể nạo vét trước bến sâu hơn, chịu được lực ngang (va tàu và neo tàu)
lớn hơn.
Tuy nhiên không thể thực hiện ngay trong giai đoạn I được do kinh phí lớn.
4- Xây dựng lại bến xà lan Lash 375T bị sự cố:
Do bến xà lan Lash số 2 bị sự cố hư hỏng hoàn toàn phải đập bỏ đề xây mới. Tuy
nhiên do thiết kế cũ đã lạc hậu do đó để phù hợp với điều kiện hiện nay cần thiết kế lại cho
phù hợp.
II- Hạng mục “Bãi hàng”+”Đường nội bộ”.
Tải trọng bãi thao tác trước bến (bề rộng 40m chạy dọc theo toàn tuyến bến) là
2T/m2. Trong trong vận hành khai thác dễ xảy ra tình trạng khai thác vượt tải dẫn đến sự cố
công trình. (Với tải trọng 2T/m2 thì tại bến vật liệu xây dựng chỉ cho phép chứa đá, cát với
chiều cao đống cát, đá là 2T/1.6T = 1.25 m là không phù hợp với bến vật liệu xây dựng và
rất dễ vượt tải).
Đối với bãi VLXD, việc bố trí cách mép trong của bến là 70 m (tính đến tâm bãi) là
không phù hợp do phải tốn chi phí trung chuyển (bằng ô tô tải ben, máy xúc chuyển hay
cần trục gầu ngoạm chuyển khoảng 4 đến 5 lần) là không kinh tế, làm đội giá thành và mất
khả năng cạnh tranh. Do đó phải xem xét lại quy hoạch của bãi vật liệu xây dựng này.
Nên xem xét lại việc thiết kế vỉa hè trong đường nội bộ và có thể bỏ phần vỉa hè vì:
2


-


Lãng phí đất và tốn kinh phí

-

Khó điều chỉnh tổ chức linh hoạt khi lượng hàng tại bãi này nhiều , quá tải trong
khi bãi khác trống. Quan sát tại các cảng thì ranh giới giữa đường và bãi hàng
chỉ là các vạch sơn hoặc dải phân cách di động, khi cần điều chỉnh chỉ cần sơn
lại các vạch sơn hoặc di chuyển các dải phân cách. Hoặc chỉ nghiên cứu làm vỉa
hè tại một số đoạn cần thiết, phần còn lại thì làm liền giữa đường nộ bộ và bãi.
Ví dụ vỉa hè giữa bãi vật liệu xây dựng và bãi thao tác trước bến chỉ có tác dụng
cản trở giao thông và gây khó khăn cho công tác trung chuyển từ bãi ra cảng chứ
không có tác dụng khác.

Đường số 2 vào cảng Phú Định đã được bỏ nên cần xem xét lại quy hoạch tổ chức
giao thông trong cảng cho phù hợp tránh giao cắt nhiều dễ xảy ra tai nạn.
III- Hạng mục “Trạm xăng dầu”
Hiện trạng tại Phú Định đã có trạm xăng dầu Phú Định của Quân đội mới xây dựng
do đó nên xem xét bỏ hạng mục này hoặc sẽ đầu tư vào thời điểm khác thích hợp hơn.
Đối với mặt bằng tại vị trí trạm xăng do tại vị trí cổng cảng do đó có thể xem xét để
bố trí Trạm cân xe. Đây là một hạng mục rất cần thiết với các cảng, đặc biệt trong khu vực
lân cận gần đó có thể chưa trạm cân nào. Mặt khác trạm cân xe là một công cụ phục vụ cho
việc kiểm soát việc giao nhận hàng hóa trong cảng khi cảng hoạt động.
IV- Hạng mục “Nhà kho”
Cảng Phú Định phục vụ nhiều loại hàng hóa khác nhau như lương thực, nông sản,
phân bón ….và các mặt hàng này có lạo không thể để chung với nhau. Tuy nhiên chỉ có 01
kho kín và trong kho không có bố trí vách ngăn nên cần xem xét lại mặt bằng nhà kho.
Hạng mục nhà kho có diện tích khá lớn nhưng không có bản vẽ mặt bằng công nghệ
(bố trí hàng hóa và tổ chức giao thông trong nội bộ) nên khó đánh giá về tính hợp lý của
việc bố trí các cửa. Tuy nhiên về cảm nhận thì có khả năng bố trí ít cửa ra vào. Việc bố trí ít

cửa ra vào có thể làm tăng diện tích phục vụ cho giao thông trong nội bộ kho hoặc tăng chi
phí xếp dỡ.
V- Hạng mục “Hệ thống cấp thoát nước”
- Theo tính toán dự kiến giai đoạn I xây dựng 01 bể chứa nước 250 m3 kích thước
6x12m và giai đoạn II xây dựng thêm 01 bể chứa 250m3 tương tự. Với nhu cầu
dùng nước khoảng trên 3000m3/ngày đêm cho toàn cảng (cả 2 giai đoạn) thì dung
tích bể chứa dự trữ nhỏ (chưa đủ dụ trữ cho 01 ngày) nên cần xem xét điều chỉnh
xây dựng ngay bể chứa nước 500m3.
- Đường ống xem xét thay ống gang dẻo bằng ống nhựa để tiết kiệm chi phí và cũng
thuận tiện cho sửa chữa.
- Hệ thống cấp nước ra cầu cảng gồm 06 tê chờ cấp nước (chưa có TK chi tiết). Do đó
khi cần cấp nước cho tàu sẽ phải kéo ống rất xa, có thể tới 60m. Cần xem xét bố trí 01 bến
một hầm cấp nước bao gồm van khóa, miệng nối, đồng hồ lưu lượng để cấp nước cho tàu.
- Toàn bộ hoạt động cấp nước của cảng đều được cấp qua bơm tăng áp như vậy sẽ tốn
chi phí vận hành. Cần xem xét thiết kế thêm một số van để nối thẳng vào hệ thống cấp

3


nước của thành phố để hoạt động theo phương thức tự chảy, chỉ bơm tăng áp khi cần
thiết.
VI- Hạng mục “Nhà văn phòng”
-

Xem xét lại vị trí xây dựng.

VII- Hạng mục “Hệ thống điện trung hạ thế và chiếu sáng”
Theo thiết kế toàn gồm 02 trạm biến áp. Hệ thống cấp điện hạ thế gồm 06 tủ cấp
điện và được bố trí cách mép bến khoảng 90m nên cần xem xét lại vì khi cần cấp điện cho
các phương tiện xếp dỡ trên bến sẽ không có điện. Ví dụ: cấp điện cho băng tải (một

phương tiện xếp dỡ rất phổ biến ở cảng) hay máy đóng bao v.v… . Do đó cần bố trí tăng
cường thêm các tủ cấp điện, có thể kết hợp bố trí tại chân các cột đèn chiếu sáng và kéo
thêm ra gần mép bến.
Xem xét kiểm tra loại đèn chiếu sáng có phải là đèn tiết kiệm điện.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

4


5



×