Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

HO SO YEU CAU thanh vien giam sat cong trinh xay dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.48 KB, 36 trang )

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 1

1. BDL

Bảng dữ liệu chỉ định thầu

2. DVTV

Dịch vụ tư vấn

3. HSYC

Hồ sơ yêu cầu

4. HSĐX

Hồ sơ đề xuất

5. ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

6. ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

7. TCĐG

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất



8. KQCĐT

Kết quả chỉ định thầu

9. LĐT

Luật Đấu thầu 2005

10. LXD 16/QH11

Luật Xây dựng 2003.

11. NĐ 85/CP

Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009
của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.

12. NĐ 209/CP

Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004
của Chính phủ về Quản lý chất lượng Công
trình Xây dựng.

13. VNĐ

Đồng Việt Nam



PHẦN THỨ NHẤT:
YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH THẦU
---------------------------------CHƯƠNG 1:
CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU
A. TỔNG QUÁT
Mục 1. Giới thiệu về dự án và gói thầu
1.1 Bên mời thầu mời nhà thầu tư vấn tham gia cung cấp DVTV cho gói thầu thuộc
dự án nêu tại BDL. Tên và nội dung gói thầu được mô tả trong BDL.
1.2 Thời gian thực hiện hợp đồng được quy định trong BDL.
1.3 Nguồn vốn thực hiện hợp đồng được quy định trong BDL
Mục 2. Điều kiện được chỉ định thầu
1.1. Nhà thầu có tư cách hợp lệ như quy định trong BDL.
1.2. Nhà thầu chỉ được tham gia trong một HSĐX với tư cách là nhà thầu độc lập;
1.3. Không bị cấm tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
1.4. Không tham gia thiết kế đối với hạng mục Đường nội bộ - Bãi hàng của Dự án
Cảng sông Phú Định – Giai đoạn I;
1.5. Đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu nêu trong thư mời thầu.
Mục 3. Chi phí dự thầu
Nhà thầu chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham dự chỉ định thầu kể từ khi
nhận HSYC cho đến khi phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Nếu nhà thầu được phê
duyệt chỉ định thầu thì chịu mọi chi phí cho đến khi ký kết hợp đồng.
Mục 4. HSMT và giải thích làm rõ HSMT
1. Việc kiểm tra, nghiên cứu các nội dung của HSYC để chuẩn bị HSĐX thuộc trách
nhiệm của nhà thầu.
2. Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích, làm rõ HSĐX thì phải gửi văn bản đề
nghị đến bên mời thầu theo địa chỉ và thời gian ghi trong BDL (nhà thầu có thể thông
báo trước cho bên mời thầu qua fax, e-mail…). Sau khi nhận được văn bản yêu cầu làm
rõ HSĐX theo thời gian quy định trong BDL, bên mời thầu sẽ có văn bản trả lời và gửi
cho tất cả các nhà thầu mua HSMT.
Mục 5. Sửa đổi HSYC

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi DVTV hoặc các nội dung yêu cầu khác,
bên mời thầu sẽ tiến hành sửa đổi HSYC (bao gồm cả việc gia hạn thời hạn nộp HSYC
nếu cần thiết) bằng cách gửi văn bản sửa đổi HSYC đến nhà thầu được nhận HSYC
trước thời điểm nộp HSĐX một số ngày nhất định được quy định trong BDL. Tài liệu
này là một phần của HSYC. Nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu là đã nhận được
các tài liệu sửa đổi đó bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường
bưu điện, fax hoặc e-mail.
B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT
Mục 6. Ngôn ngữ sử dụng
HSĐX cũng như tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu liên quan
đến việc đấu thầu phải được viết bằng ngôn ngữ như quy định trong BDL.
2


Mục 7. Nội dung HSDT
HSDT do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:
1. Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Phần thứ hai;
2. Đề xuất về tài chính theo quy định tại Phần thứ ba.
Mục 8. Thay đổi tư cách tham gia chỉ định thầu
Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) so với khi nhận HSYC thì phải thông
báo bằng văn bản đến bên mời thầu. Trường hợp không chấp thuận việc thay đổi tư
cách tham gia chỉ định thầu thì bên mời thầu có văn bản thông báo mà không cần nêu lý
do.
Mục 9. Đơn đề xuất chỉ định thầu
Đơn đề xuất chỉ định thầu bao gồm đơn đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc phần đề xuất kỹ
thuật theo Mẫu số 1 Phần thứ hai và đơn đề xuất chỉ định thầu thầu thuộc phần đề xuất
tài chính theo Mẫu số 11 Phần thứ ba. Đơn đề xuất chỉ định thầu do nhà thầu chuẩn bị
và phải được ghi đầy đủ, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu (là người
đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền
hợp lệ theo Mẫu số 2 Phần thứ hai). Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các

tài liệu, giấy tờ theo quy định trong BDL để chứng minh tư cách hợp lệ của người được
ủy quyền.
Mục 10. Giá dự thầu
1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc phần đề xuất
tài chính sau khi trừ đi giảm giá (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn
bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu trong điều khoản tham
chiếu nêu tại Phần thứ tư.
2. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với hồ sơ đề xuất hoặc nộp
riêng.Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục
cụ thể nêu trong hồ sơ đề xuất tài chính. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá
thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong hồ sơ đề xuất tài
chính.
Mục 11. Đồng tiền dự thầu
Giá dự thầu được chào bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ).
Mục 12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu
1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:
Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như quy định
trong BDL.
2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:
a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được kê khai theo Mẫu số 4 và Mẫu số 8 Phần
thứ hai.
b) Các tài liệu khác được quy định trong BDL.
3. Việc sử dụng lao động nước ngoài được quy định trong BDL
Mục 13. Thời gian có hiệu lực của HSĐX
1. Thời gian có hiệu lực của HSĐX được tính từ thời điểm hết hạn nộp HSĐX và phải
đảm bảo như quy định trong BDL. HSĐX có thời gian hiệu lực ngắn hơn so với quy
định trong BDL là không hợp lệ và bị loại.
3



2. Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của
HSĐX một hoặc nhiều lần với tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn
không quá 30 ngày. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSĐX của nhà thầu
này không được xem xét tiếp.
Mục 14. Quy cách của HSĐX và chữ ký trong HSĐX
1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSĐX được quy định trong
BDL và ghi rõ “bản gốc” và “bản chụp” tương ứng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên
mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu
trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có
nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết
định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản
chất của HSĐX thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi
nội dung cơ bản của HSĐX so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSĐX sẽ bị loại, đồng
thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Mục 34 Chương này.
2. HSĐX phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theo thứ tự
liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSĐX và các
biểu mẫu khác yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký theo hướng dẫn tại Phần thứ
hai và Phần thứ ba.
3. Những chữ viết chen giữa, tẩy xoá hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trị khi có
chữ ký (của người ký đơn dự thầu) ở bên cạnh và được đóng dấu (nếu có).
C. NỘP HỒ SƠ ĐỀ XUẤT
Mục 15. Cách ghi trên bìa HSĐX
Cách trình bày thông tin trên bìa HSĐX được quy định trong BDL
Mục 16. Thời hạn nộp HSDT
1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu nhưng phải đảm
bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm hết hạn nộp HSĐX.
2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời hạn nộp HSĐX trong trường hợp sửa đổi HSYC
theo Mục 5 Chương này hoặc theo yêu cầu của nhà thầu khi bên mời thầu xét thấy cần

thiết.
Mục 17. HSĐX nộp muộn
Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm hết hạn nộp HSĐX sẽ được chủ
đầu tư xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể (trừ tài liệu làm rõ HSĐX
theo yêu cầu của bên mời thầu).
Mục 18. Sửa đổi hoặc rút HSDT
Khi muốn sửa đổi hoặc rút HSĐX đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời
thầu sẽ xem xét tùy trường hợp cụ thể.
D. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT
Mục 19. Đánh giá sơ bộ hồ sơ đề xuất kỹ thuật
1. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật, gồm:
a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định tại Mục 9 Chương này;
b) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại khoản 1 Mục 2 Chương này;
c) Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Mục 14
Chương này;
4


d) Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ đề xuất kỹ thuật được quy định trong BDL.
2. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết nêu
trong BDL thì bị loại và HSĐX không được xem xét tiếp.
Mục 20. Đánh giá chi tiết đề xuất kỹ thuật
Đánh giá theo TCĐG về mặt kỹ thuật được quy định trong HSĐX. Hồ sơ đề xuất kỹ
thuật được đánh giá là “đạt” ở tất cả các nội dung được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về
kỹ thuật sẽ được đánh giá ở bước tiếp theo đánh giá về mặt tài chính.
Mục 21. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính
Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp. Bên mời thầu tiến hành
sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ đề xuất tài chính theo quy định tại Mục 22 và
Mục 23 Chương này và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt
tài chính nêu tại Mục 2 Chương III.

Mục 22. Sửa lỗi
1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSĐX bao gồm lỗi số học và các lỗi khác
được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không
chính xác:
- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp
lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng
thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;
- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng
giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.
b) Các lỗi khác:
- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác
định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung
bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số
lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội
dung đó;
- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại
thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;
- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung
thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc
sửa lỗi;
- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho
việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số
học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;
2. Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà
thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi
nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì HSĐX của nhà thầu đó sẽ bị
loại.

Mục 23. Hiệu chỉnh sai lệch
Trường hợp HSDT chào thiếu hoặc thừa nội dung so với yêu cầu của HSMT mà cần
hiệu chỉnh thì sẽ tiến hành hiệu chỉnh sai lệch. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện
5


trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Mục 24. Làm rõ HSĐX
1. Trong quá trình đánh giá HSĐX, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ nội
dung của HSĐX. Trường hợp HSĐX thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp
và các tài liệu khác theo yêu cầu của HSĐX thì nhà thầu có thể được bên mời thầu yêu
cầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSĐX đã nộp, không thay
đổi giá dự thầu, trừ trường hợp đàm phán theo quy định tại Mục 29 Chương này.
2. Việc làm rõ HSĐX chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có HSĐX cần
phải làm rõ và được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp (bên mời thầu mời nhà
thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung hỏi và trả lời phải lập thành văn bản)
hoặc gián tiếp (bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lời bằng
văn bản). Trong văn bản yêu cầu làm rõ cần quy định thời hạn làm rõ của nhà thầu. Nội
dung làm rõ HSĐX thể hiện bằng văn bản được bên mời thầu bảo quản như một phần
của HSĐX. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản
làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của
bên mời thầu thì bên mời thầu xem xét, xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
E. PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ CHỈ ĐỊNH THẦU
Mục 25. Điều kiện được xem xét đề nghị chỉ định thầu
Nhà thầu được xem xét đề nghị phê duyệt chỉ định thầu thầu khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
1. Có HSDT hợp lệ;
2. Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm kinh nghiệm, giải pháp và phương pháp luận,

nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 1 Chương III;
3. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Mục 26. Quyền của bên mời thầu đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSĐX hoặc hủy kết
quả chỉ định thầu
Bên mời thầu được quyền đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSĐX hoặc hủy kết quả chỉ định
thầu thầu trên cơ sở tuân thủ Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn
thực hiện.
Mục 27. Thông báo kết quả đấu thầu
1. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu gửi văn
bản thông báo kết quả chỉ định thầu tới nhà thầu tham nộp HSĐX (bao gồm cả trường
hợp nhà thầu không đạt yêu cầu). Trong thông báo kết quả đấu thầu, bên mời thầu
không giải thích lý do đối với nhà thầu không đạt yêu cầu chỉ định thầu.
2. Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản đến nhà thầu đạt yêu cầu chỉ
định thầu thầu kèm theo dự thảo hợp đồng theo Mẫu hợp đồng tại Chương VI đã được
ghi các thông tin cụ thể của gói thầu và kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng,
trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm và những vấn đề cần trao đổi khi thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng.
Mục 28. Đàm phán hợp đồng
1. Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, chủ đầu tư mời nhà thầu được
chỉ định thầu đến đàm phán hợp đồng. Trường hợp ủy quyền đàm phán hợp đồng thì
nhà thầu phải có giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Phần thứ hai.
6


2. Trong quá trình đàm phán, nhà thầu phải khẳng định về sự huy động các chuyên gia
để thực hiện các nội dung công việc như đã đề xuất trong HSĐX.. Bất kỳ sự thay đổi
nào về nhân sự đều phải đảm bảo cá nhân thay thế phải có năng lực và kinh nghiệm
tương đương hoặc tốt hơn so với cá nhân đề xuất ban đầu trong HSĐX và nội dung này
phải được nhà thầu báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản trong khoảng thời gian đã ghi
trong thư mời đàm phán.

Quá trình đàm phán hợp đồng phải được ghi thành biên bản và được hai bên cùng ký
xác nhận.
3. Nội dung đàm phán hợp đồng
a) Đàm phán về kỹ thuật bao gồm nội dung sau:
- Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện;
- Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);
- Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;
- Tiến độ;
- Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);
- Bố trí điều kiện làm việc;
- Các nội dung khác (nếu cần thiết).
b) Đàm phán về tài chính:
Đàm phán về tài chính bao gồm đàm phán về chi phí DVTV, đồng thời còn bao gồm
việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu tư vấn phải nộp theo quy định của pháp luật về
thuế của Việt Nam (nếu có), phương thức nộp thuế, giá trị nộp thuế và các vấn đề liên
quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng.
4. Trường hợp nhà thầu không vào đàm phán hợp đồng theo thời gian quy định trong
BDL hoặc đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư hủy kết
quả chỉ định thầu.
Mục 29. Kiến nghị trong đấu thầu
1. Nhà thầu tham dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả chỉ định thầu và những vấn đề
liên quan trong quá trình chỉ định thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
2. Kiến nghị về kết quả chỉ định thầu được giải quyết như sau:
a) Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày thông
báo kết quả chỉ định thầu;
b) Theo trình tự quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Mục này;
c) Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải
quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đồng thời đến người có
thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết.
Nhà thầu phải nộp một khoản chi phí là 0,01% giá dự thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000

đồng và tối đa là 50.000.000 đồng cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư
vấn nêu tại BDL. Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do
nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới;
d) Hội đồng tư vấn phải có báo cáo kết quả làm việc gửi người có thẩm quyền trong thời
gian tối đa 20 ngày kể từ khi nhận được đơn kiến nghị. Trong thời gian tối đa là 5 ngày
làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có
thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu.
4. Khi có kiến nghị, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu
7


lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì thực hiện kiến nghị theo quy
định tại khoản 1, 2 và 3 Mục này.
Mục 30. Xử lý vi phạm trong đấu thầu
1. Trường hợp nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi
phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, Nghị định 85/CP và
các quy định pháp luật khác liên quan.
2. Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ
chức liên quan, đồng thời sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên báo
Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy
định của pháp luật.
3. Quyết định xử lý vi phạm được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu
lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành.
4. Nhà thầu bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án về
quyết định xử lý vi phạm.

8


Chương 2.

BẢNG DỮ LIỆU CHỈ ĐỊNH THẦU
Bảng dữ liệu bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu theo một số mục tương ứng
trong Chương I (Chỉ dẫn đối với nhà thầu). Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào so với các
nội dung tương ứng trong Chương I thì căn cứ vào các nội dung trong Chương này.
Mục Khoản Nội dung
1

2

1

2

- Tên gói thầu: Tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng mục Đường
nội bộ - Bãi hàng
- Tên dự án: Xây dựng cảng sông Phú Định (GĐ1)
- Tên bên mời thầu: Công ty TNHH một thành viên Cảng sông Thành
phố Hồ Chí Minh
- Nội dung công việc chủ yếu: Tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng
mục Đường nội bộ - Bãi hàng thuộc dự án Cảng sông Phú Định giai
đoạn I gồm:
+ Chất lượng vật tư đưa vào xây dựng công trình;
+ Chất lượng từng sản phẩm thi công, chất lượng từng bộ phận, hạng
mục và toàn bộ công trình theo đúng quy định về quản lý chất lượng
hiện hành và các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt;
+ Khối lượng thi công xây lắp;
+ Tiến độ thực hiện;
+ An toàn lao động trong thi công;
+ Vệ sinh môi trường, bảo đảm giao thông trong quá trình thi công.
- Chất lượng công việc Tư vấn giám sát thi công xây dựng đáp ứng

theu điều 88 của Luật Xây dựng và các quy định quản lý chất lượng
ban hành theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
Chính phủ, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Thời gian thực hiện hợp đồng: 180 ngày

3

Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Ngân sách

1

Tư cách hợp lệ của nhà thầu: nhà thầu phải có một trong các loại văn
bản pháp lý sau:
+Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề giám
sát thi công xây dựng công trình giao thông.
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp, chứng
chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình giao thông.
+ Giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ trong đó được phép
giám sát thi công xây dựng công trình giao thông.

4

2

- Địa chỉ bên mời thầu: Số 223 Trần Văn Kiểu – P.1 – Q.6 – Tp. Hồ
Chí Minh.
- Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không
muộn hơn 10 ngày trước thời điểm nộp HSĐX.


5

Tài liệu sửa đổi HSYC sẽ được bên mời thầu gửi đến nhà thầu nhận
HSYC trước thời điểm nộp HSĐX tối thiểu 05 ngày.

6

Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt Nam

9

Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy
9


quyền:
Bản sao Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh đã được
chứng thực…
11
12

Đồng tiền dự thầu: Đồng tiền Việt Nam
1

a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: một trong các tài
liệu
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được chứng thực…
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp đã được chứng thực..

2


b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:
- Về năng lực kinh nghiệm
Các tài liệu chứng minh năng lực kinh nghiệm của nhà thầu:
- Bản chụp các hợp đồng đã thực hiện.
- Bản chụp hợp đồng lao động, bản sao chứng thực bằng cấp, chứng chỉ
của các chuyên gia.

3

Sử dụng lao động nước ngoài: Nhà thầu không được sử dụng lao
động nước ngoài cho gói thầu này

13

1

Thời gian có hiệu lực của HSDT (gồm hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ
đề xuất tài chính) là 90 ngày kể từ thời điểm hết hạn nộp HSĐX

14

1

Số lượng HSDT phải nộp:
- 01 bản gốc; và
- 04 bản chụp

15


1

Cách trình bày các thông tin trên HSĐX
Nhà thầu phải ghi rõ các thông tin sau trên HSĐX:
- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: _______________
- Tên Chủ đầu tư:
- Tên gói thầu: _______[Ghi tên gói thầu]
[Trường hợp sửa đổi HSĐX), ngoài các nội dung nêu trên còn phải
ghi thêm dòng chữ “Hồ sơ đề xuất sửa đổi ”]

21

2

HSĐX của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu thuộc một trong các điều kiện tiên
quyết sau:
a) Nhà thầu không được bên mời thầu gửi HSYC,
b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1
Mục 2 và khoản 1 Mục 12 BDL;
c) Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng không bảo đảm điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây
dựng;
d) Không có bản gốc HSĐX;
đ) Đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Mục 9 Chương I;
e) Hiệu lực của HSĐX (Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài
chính) không bảo đảm yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Mục 13 BDL;
10


g) HSĐX có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá

hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;
i) Nhà thầu đang trong thời gian bị cấm hoạt động xây dựng
28

4

Thời gian nhà thầu đến đàm phán hợp đồng muộn nhất là 15 ngày kể từ
ngày nhà thầu nhận được thông báo mời đến đàm phán hợp đồng.

33

2

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:
b) Địa chỉ của bên mời thầu (Chủ đầu tư): Công ty TNHH một thành
viên Cảng sông Tp. Hồ Chí Minh số 223 Trần Văn Kiểu – P1 – Q.6.
d) Địa chỉ của người có thẩm quyền:
- Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh

3

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn:
Sở KHĐT thành phố Hồ Chí Minh

11


CHƯƠNG 3:
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
Mục 1. Đánh giá về tính hợp lệ của HSĐX

Các TCĐG về tính hợp lệ của HSĐX của nhà thầu được đánh giá theo tiêu chí “Đạt” và
“Không đạt”. Nhà thầu phải “Đạt” tất cả các nội dung ở bảng dưới đây thì được đánh
giá là đáp ứng về tính hợp lệ của HSĐX và mới được xem xét ở bước đánh giá về tiêu
chuẩn kỹ thuật.
STT

1

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
HSĐX đáp ứng các nội dung cơ bản theo yêu cầu của HSYC
1 - Có bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành
nghề tư vấn giám sát xây dựng công trình giao thông

2

- Có bản gốc HSĐX

3

- Người ký đơn đề xuất chỉ định thầu hợp lệ

4

Mức yêu
cầu được
đánh giá là
“ĐẠT

- Hiệu lực của HSĐX bảo đảm đúng bằng hoặc dài hơn theo yêu
cầu quy định trong HSYC


Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Các TCĐG về mặt kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá theo tiêu chí “Đạt” và “Không
đạt”. Nhà thầu phải “Đạt” tất cả các nội dung ở bảng dưới đây thì được đánh giá là đáp
ứng yêu cầu về mặt kỹ thật và HSĐX của nhà thầu sẽ được xem xét đề xuất về mặt tài
chính
STT
1

TIÊU CHUẨN

Mức yêu cầu
được đánh giá
là “ĐẠT”

KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU
Đã thực hiện gói thầu tương tự
Nhà thầu đã thực hiện tư vấn giám sát (hạng mục công trình)
thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, sân bãi có giá trị hợp đồng
tư vấn giám sát ≥ 400 triệu đồng.

2

01 công trình
trở lên

GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
a. Hiểu rõ các quy định chung của công tác tư vấn giám sát
Trình bày đầy đủ các quy định chung về công tác tư vấn giám sát
b. Hiểu rõ các quy định chung của công tác tư vấn giám sát

đối với gói thầu
Hệ thống quy trình quy phạm có liên quan đến công tác tư vấn
giám sát của gói thầu
c. Hiểu rõ quy định cụ thể của công tác tư vấn giám sát đối
với gói thầu
Hệ thống quy trình, quy phạm có liên quan đến công tác tư vấn

Nêu đầy đủ,
đúng quy định
hiện hành
Nêu đầy đủ,
đúng quy định
hiện hành
Trình bày cụ
thể, hợp lý, khả
thi và đúng quy
12


giám sát để đảm bảo mục đích, yêu cầu đối với gói thầu như nội
dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra, khối lượng kiểm tra …

định.

d. Chương trình công tác – Mối quan hệ công tác
Trình bày sự phân công công tác, chương trình công tác đối với
các giám sát viên, mối quan hệ giữa các giám sát viên với giám
sát trưởng, mối quan hệ với với chủ đầu tư, đơn vị thi công, thiết
kế ….
e. Hệ thống biểu mẫu được sử dụng cho công tác tư vấn giám

sát đối với gói thầu
Hệ thống biểu mẫu đáp ứng yêu cầu của gói thầu và phù hợp với
quy định hiện hành
f. Phương tiện làm việc
Phương tiện đi lại, nơi ở, văn phòng làm việc, phương tiện phục
vụ cho công tác giám sát
3

Trình bày cụ
thể, bố trí phân
công hợp lý

Có đầy đủ hệ
thống biểu mẫu

Tự xắp xêp,bố
trí

NHÂN SỰ
Chỉ đánh giá khi có kèm theo tài liệu chứng minh gồm:
- Bản chụp Hợp đồng lao động còn hiệu lực;
- Bản khai lý lịch chuyên gia;
- Bằng tốt nghiệp đại học (sao y công chứng)
- Chứng chỉ hành nghề tư vấn (sao y công chứng)
a. Tư vấn trưởng, chủ nhiệm (01 người)
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành giao
thông đường bộ.
- Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng chuyên Đáp ứng đầy đủ
ngành giao thông đường bộ.
các tiêu chí theo

- Đã là tư vấn giám sát trưởng cho 01 công trình giao thông
yêu cầu
đường bộ (hoặc sân bãi) hoặc giám sát viên cho 05 công trình
giao thông đường bộ (hoặc sân bãi).
- Có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng tối thiểu 03 năm.
- Không đang bị cấm tham gia hoạt động xây dựng
b. Giám sát viên lĩnh vực công trình giao thông (04 người)
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành giao Đáp ứng đầy đủ
thông đường bộ.
các tiêu chí theo
- 2 người có chứng chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây
yêu cầu
dựng chuyên ngành giao thông đường bộ.
- Không đang bị cấm tham gia hoạt động xây dựng
c. Giám sát viên lĩnh vực khảo sát (01 người)
Đáp ứng đầy đủ
- Có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình (có thể trùng với các tiêu chí theo
giám sát viên nếu có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình).
yêu cầu
- Không đang bị cấm tham gia hoạt động xây dựng
Có bố trí đủ số
lượng, chuyên
môn
phù hợp đủ
d. Các nhân sự khác
để thực hiện
theo yêu cầu

13



Phần thứ hai.
MẪU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT
Đề xuất kỹ thuật của nhà thầu bao gồm các nội dung: đơn đề xuất chỉ định thầu
thuộc đề xuất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu, những góp ý
(nếu có) để hoàn thiện nội dung điều khoản tham chiếu, giải pháp và phương
pháp luận tổng quát do nhà thầu đề xuất để thực hiện DVTV, danh sách chuyên
gia tư vấn, lý lịch chuyên gia, lịch công tác cho từng vị trí chuyên gia tư vấn,
chương trình công tác.
Mẫu số 1: Đơn đề xuất chỉ định thầu (Hồ sơ đề xuất kỹ thuật)
Mẫu số 2: Giấy ủy quyền
Mẫu số 4: Cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn
Mẫu số 5: Những góp ý (nếu có) để hoàn thiện nội dung Điều khoản tham chiếu
Mẫu số 6: Giải pháp và phương pháp luận tổng quát do nhà thầu đề xuất để thực
hiện DVTV
Mẫu số 7A: Danh sách chuyên gia tư vấn trong nước tham gia thực hiện DVTV
Mẫu số 8: Lý lịch chuyên gia tư vấn

14


Mẫu số 1
ĐƠN ĐỀ XUẤT CHỈ ĐỊNH THẦU
(Hồ sơ đề xuất kỹ thuật)
____, ngày ___ tháng ___ năm ______
Kính gửi: Công ty TNHH một thành viên Cảng sông Tp. Hồ Chí Minh
(sau đây gọi là bên mời thầu)
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ______ [Ghi
số của văn bản sửa đổi nếu có] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ______ [Ghi tên
nhà thầu], cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn _____ [Ghi phạm vi dịch vụ tư vấn] theo

đúng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ đề xuất, của chúng tôi gồm có đề xuất kỹ thuật
này và đề xuất tài chính.
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin trong đề xuất kỹ thuật là chính xác và không thay
đổi nhân sự đã đề xuất trong thời gian hồ sơ dự thầu có hiệu lực là ___ ngày [Ghi số
ngày], kể từ _____ giờ, ngày ____ tháng _______ năm ________ [Ghi thời điểm đóng
thầu].
Đại diện hợp pháp của nhà thầu1
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu2]

1

Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì
phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2, Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty
hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì
phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Chương này).
Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình chủ đầu tư bản chụp
được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không
chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm khoản 2 Điều 12 Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định
tại Mục 34 Chương 1 của HSMT này.
2

Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức
có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại
diện hợp pháp của nhà thầu.
15


Mẫu số 2
GIẤY ỦY QUYỀN1
Hôm nay, ngày _______ tháng _______ năm_____, tại _____

Tôi là ________ [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện
theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của _____ [Ghi tên nhà
thầu] có địa chỉ tại _____ [Ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho
_______ [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền]
thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia đấu thầu gói thầu __________
[Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ________ [Ghi tên dự án] do _________ [Ghi tên bên
mời thầu] tổ chức:
[- Ký đơn dự thầu;
- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu
thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;
- Tham gia quá trình đàm phán hợp đồng;
- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
- Ký kết hợp đồng với chủ đầu tư nếu được lựa chọn.]2
Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với
tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [Ghi tên nhà thầu]. ____ [Ghi tên nhà thầu] chịu
trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do _____ [Ghi tên người được ủy quyền]
thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ___ đến ngày ____ 3. Giấy ủy quyền này được lập
thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ___ bản, người được ủy
quyền giữ ____ bản.
Người được ủy quyền
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu
(nếu có)]

Người ủy quyền
[Ghi tên người đại diện theo pháp luật
của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng
dấu]


1

Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho bên mời thầu cùng với
đơn dự thầu theo quy định tại Mục 9 Chương 1. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp
luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại
diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một
hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy
quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.
Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.
2

Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

3

Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia
đấu thầu.
16


Mẫu số 4
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ KINH NGHIỆM
CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN
A. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu
[Mô tả tóm tắt quá trình hình thành và tổ chức của nhà thầu và việc liên danh (nếu có)
để thực hiện hợp đồng này]
B. Kinh nghiệm của nhà thầu
Các gói thầu DVTV tương tự đảm bảo tiến độ và chất lượng do nhà thầu thực hiện trong
vòng _____ [Ghi số năm]1 năm gần đây.
Nhà thầu tư vấn được yêu cầu sử dụng bảng sau để kê khai cho mỗi DVTV tương tự

như DVTV được yêu cầu trong gói thầu này mà nhà thầu đã thực hiện (thực hiện độc
lập hoặc liên danh với nhà thầu khác).
Tên dự án
Địa điểm thực hiện
Tên chủ đầu tư
Tên gói thầu
Giá hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng
(nêu rõ từ ngày … đến ngày
…)
Giá trị DVTV2
Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan.

1

Ghi số năm cụ thể căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu (thông thường là 3, 4 hoặc 5 năm,
đối với gói thầu đơn giản thì có thể quy định ít hơn 3 năm)
2

Ghi rõ giá trị DVTV đã thực hiện, trường hợp nhà thầu tham gia với tư cách là thành viên trong
liên danh thì ghi giá trị tương ứng với phần công việc do mình thực hiện.
17


Mẫu số 5
NHỮNG GÓP Ý (NẾU CÓ) ĐỂ HOÀN THIỆN
NỘI DUNG ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
[Nhà thầu trình bày những nội dung sửa đổi để hoàn thiện điều khoản tham chiếu nhằm
thực hiện hợp đồng]
Đề xuất bổ sung, sửa đổi điều khoản tham chiếu:

1.
2.
3.
4.
5.
Mẫu số 6
GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUÁT
DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN
Nhà thầu chuẩn bị đề xuất kỹ thuật (cả biểu đồ) gồm 3 phần:
1. Giải pháp và phương pháp luận
2. Kế hoạch công tác
3. Tổ chức và nhân sự

18


Mẫu số 7A
DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT
Stt

1

Họ tên

Lĩnh vực chuyên môn1

Nêu lĩnh vực chuyên môn liên quan đến công việc được bố trí trong gói thầu
Trang 19

Chức danh bố trí trong gói

thầu

Nhiệm vụ


Mẫu số 8
LÝ LỊCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Vị trí dự kiến đảm nhiệm: __________________________________________________
Tên nhà thầu tư vấn: ______________________________________________________
Họ tên: _________________________________________________________________
Nghề nghiệp: ____________________________________________________________
Ngày, tháng, năm sinh: ____________________________________________________
Số năm công tác tại Công ty: ____________________ Quốc tịch ___________________
Tham gia tổ chức nghề nghiệp: ______________________________________________
_______________________________________________________________________
Mô tả chi tiết nhiệm vụ dự kiến được phân công: ________________________________
_______________________________________________________________________
Năng lực:
[Mô tả chi tiết kinh nghiệm và các khóa đào tạo đã tham dự đáp ứng phạm vi công tác
được phân công. Mô tả chi tiết nhiệm vụ được phân công trong các dự án đã thực hiện,
thời gian và địa điểm thực hiện]
_______________________________________________________________________
Trình độ học vấn:
[Nêu rõ các bằng cấp liên quan, tổ chức cấp bằng, thời gian học và loại bằng cấp]
_______________________________________________________________________
Kinh nghiệm công tác:
[Mô tả các vị trí công tác đã đảm nhiệm, đơn vị công tác, thời gian công tác tại từng vị
trí. Trong phần mô tả kinh nghiệm cần nêu rõ nhiệm vụ được phân công cụ thể trong
từng dự án và tên/địa chỉ của chủ đầu tư/bên mời thầu]
_______________________________________________________________________

Ngoại ngữ:
[Nêu rõ trình độ ngoại ngữ]
_______________________________________________________________________
Xác nhận:
Tôi xin cam đoan các thông tin nêu trên là đúng sự thật.
____, ngày ____ tháng ___ năm ____
Người khai
[Ký tên, chức danh và ghi rõ họ tên]
Ghi chú:
- Từng cá nhân chuyên gia tư vấn trong danh sách nêu tại Mẫu số 7A, 7B phải kê khai
Mẫu này.
- Nhà thầu tư vấn gửi kèm theo bản sao hợp đồng lao động; bản chụp bằng tốt nghiệp
chứng chỉ hành nghề chuyên môn của các chuyên gia tư vấn nêu trên (nếu cần thiết).

Trang 20


PHẦN III:
MẪU ĐỀ XUẤT TÀI CHÍNH
Đề xuất tài chính được chuẩn bị trên cơ sở đề xuất kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu và các
quy định trong HSYC gồm các nội dung như: Đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc phần đề xuất
tài chính, tổng hợp chi phí, thù lao chuyên gia và các chi phí khác.

Mẫu số 11:
TỔNG HỢP CHI PHÍ

STT

Khoản mục chi phí


Giá trị
trước thuế
(đồng)

Thuế VAT

Cộng

Ghi chú

1
2
Tổng cộng
Ngày ... tháng ... năm ...
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:
Nhà thầu cần trình bày chi tiết phương pháp xác định các khoản mục chi phí liên
quan đến chi phí tư vấn, v.v… và đề xuất tỷ lệ % thanh toán khối lượng, giảm giá
(nếu có)

Trang 21

21


PHẦN IV:
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
1. Giới thiệu:

1.1. Khái qt về dự án:
Mục tiêu của dự án: Xây dựng Cảng sơng Phú Định với cơng suất khai thác dự kiến
khoảng 2,5 triệu tấn/năm
1.2. Mục đích tuyển chọn tư vấn:
Mục tiêu của Chủ đầu tư là chọn lựa được đơn vị tư vấn giám sát thi cơng xây dựng
cơng trình bảo đảm chất lượng, tiến độ hồn thành đối với gói thầu Tư vấn giám sát thi
công xây dựng hạng mục Đường nội bộ - Bãi hàng thuộc dự án Cảng sơng Phú Định
giai đoạn I.
2. u cầu về nhân sự của nhà thầu tư vấn:
Căn cứ nội dung cơng việc của gói thầu, u cầu nhà thầu phải có tối thiểu 03 kỹ sư
trực tiếp tham gia, trong đó
+ Tư vấn giám sát trưởng: 01 người
+ Giám sát viên
: 02 người
3. Phạm vi cơng việc của gói thầu :
Tư vấn giám sát thi cơng xây dựng hạng mục Đường nội bộ - Bãi hàng thuộc dự án
Cảng sơng Phú Định giai đoạn I.
- Việc giám sát thi cơng xây dựng được bắt đầu thực hiện ngay từ khi có lệnh khởi
cơng cơng trình và thường xun liên tục trong suốt q trình thi cơng. Tư vấn giám
sát phải theo dõi, kiểm tra báo cáo và chịu trách nhiệm về các mặt:
+ Chất lượng vật tư đưa vào xây dựng cơng trình;
+ Chất lượng từng sản phẩm thi cơng, chất lượng từng bộ phận, hạng mục và
tồn bộ cơng trình theo đúng quy định về quản lý chất lượng hiện hành và các
tiêu chuẩn thiết kế được duyệt;
+ Khối lượng thi cơng xây lắp;
+ Tiến độ thực hiện;
+ An tồn lao động trong thi cơng;
+ Vệ sinh mơi trường và bảo đảm giao thơng trong q trình thi cơng.
- Chất lượng cơng việc Tư vấn giám sát thi cơng xây dựng đáp ứng theu điều 88 của
Luật Xây dựng và các quy định quản lý chất lượng ban hành theo Nghị định số

209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
ngày 18/04/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
4. Nhiệm vụ cụ thể của Tư vấn giám sát thi cơng

4.1. Quản lý (kiểm sốt) chất lượng
a) Kiểm tra, sốt xét lại các bản vẽ thiết kế của hồ sơ mời thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, các
điều khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại
hoặc điều chỉnh cần thiết (nếu có) trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các
quy định hiện hành;
Trang 22


b) Rà soát, kiểm tra tiến độ thi công tổng thể và chi tiết do nhà thầu lập, có ý kiến về sự
phù hợp với tiến độ thi công tổng thể; có kế hoạch bố trí nhân sự tư vấn giám sát cho
phù hợp với kế hoạch thi công theo từng giai đoạn;
c) Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu, các
quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành được áp dụng
cho dự án, thực hiện thẩm tra bản vẽ thi công do nhà thầu lập và trình chủ đầu tư phê
duyệt;
d) Căn cứ các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công đã được phê duyệt, các quyết định
điều chỉnh, để thẩm tra các đề xuất khảo sát bổ sung của nhà thầu, có ý kiến trình chủ
đầu tư quyết định; thực hiện kiểm tra, theo dõi công tác đo đạc, khảo sát bổ sung của
nhà thầu; kiểm tra, soát xét và ký phê duyệt hoặc trình chủ đầu tư phê duyệt các bản vẽ
thiết kế thi công, biện pháp thi công của những nội dung điều chỉnh, bổ sung đã được
chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp thuận, đảm bảo phù hợp với thiết kế trong hồ sơ mời
thầu;
đ) Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 72 của
Luật xây dựng;
e) Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa
vào công trường; xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị (giấy chứng nhận của

nhà sản xuất, kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận) của nhà thầu chính, nhà thầu phụ theo hợp đồng xây dựng hoặc theo
hồ sơ trúng thầu; kiểm tra công tác chuẩn bị tập kết vật liệu (kho, bãi chứa) và tổ chức
công trường thi công (nhà ở, nhà làm việc và các điều kiện sinh hoạt khác);
g) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng nội bộ của nhà thầu: hệ thống tổ chức và
phương pháp quản lý chất lượng, các bộ phận kiểm soát chất lượng (từ khâu lập hồ sơ
bản vẽ thi công, kiểm soát chất lượng thi công tại công trường, nghiệm thu nội bộ).
h) Kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về chất lượng phòng thí nghiệm hiện trường của
nhà thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; kiểm tra chứng chỉ về năng lực chuyên
môn của các cán bộ, kỹ sư, thí nghiệm viên;
i) Giám sát chất lượng vật liệu tại nguồn cung cấp và tại công trường theo yêu cầu của
chỉ dẫn kỹ thuật. Lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết
bị và sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến công trường, đồng thời
yêu cầu chuyển khỏi công trường;
k) Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công của từng phần việc, từng hạng mục khi có
thư yêu cầu từ nhà thầu theo quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật. Kết quả kiểm tra phải ghi
nhật ký giám sát của tổ chức tư vấn giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
l) Giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm, lưu giữ các mẫu đối chứng của nhà thầu; giám sát
quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu và xác nhận vào phiếu
thí nghiệm;
m) Phát hiện các sai sót thi công, khuyết tật, hư hỏng, sự cố các bộ phận công trình; lập
biên bản hoặc hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền giải quyết;
n) Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng, các hạng mục công việc, bộ phận công trình:
yêu cầu tổ chức và tham gia các bước nghiệm thu theo quy định hiện hành;
o) Xác nhận bằng văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu về chất lượng theo
quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu;
p) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, thanh, quyết toán kinh phí xây
dựng, rà soát và xác nhận để trình cấp có thẩm quyền.
4.2. Quản lý tiến độ thi công
Trang 23



a) Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do
nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt.
b) Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công. Khi cần thiết, yêu cầu nhà thầu điều chỉnh tiến độ
thi công cho phù hợp với thực tế thi công và các điều kiện khác tại công trường, nhưng
không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ
thi công nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng và đảm bảo giá thành hợp lý.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì tư vấn giám sát phải đánh giá,
xác định các nguyên nhân, trong đó cần phân định rõ các yếu tố thuộc trách nhiệm của
nhà thầu và các yếu tố khách quan khác, báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án.
c) Thường xuyên kiểm tra năng lực của nhà thầu về nhân lực, thiết bị thi công so với
hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu và thực tế thi công; yêu cầu nhà thầu bổ
sung hoặc báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư các yêu cầu bổ sung, thay thế nhà thầu, nhà
thầu phụ để đảm bảo tiến độ khi thấy cần thiết.
4.3. Quản lý khối lượng và giá thành xây dựng công trình
a) Kiểm tra xác nhận khối lượng đạt chất lượng, đơn giá đúng quy định do nhà thầu lập,
trình, đối chiếu với hồ sơ hợp đồng, bản vẽ thi công được duyệt và thực tế thi công để
đưa vào chứng chỉ thanh toán hàng tháng hoặc từng kỳ, theo yêu cầu của hồ sơ hợp
đồng và là cơ sở để thanh toán phù hợp theo chế độ quy định.
b) Đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời lên chủ đầu tư về khối lượng phát sinh mới
ngoài khối lượng trong hợp đồng, do các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Sau khi có
sự thống nhất của chủ đầu tư bằng văn bản, rà soát, kiểm tra hồ sơ thiết kế, tính toán
khối lượng, đơn giá do điều chỉnh hoặc bổ sung do nhà thầu thực hiện, lập báo cáo và
đề xuất với chủ đầu tư chấp thuận.
c) Theo dõi, kiểm tra các nội dung điều chỉnh, trượt giá, biến động giá: thực hiện yêu
cầu của chủ đầu tư trong việc lập, thẩm định dự toán bổ sung và điều chỉnh dự toán;
hướng dẫn và kiểm tra nhà thầu lập hồ sơ trượt giá, điều chỉnh biến động giá theo quy
định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Tiếp nhận, hướng dẫn nhà thầu lập lệnh thay đổi và hồ sơ sửa đổi, phụ lục bổ sung
hợp đồng. Đề xuất với chủ đầu tư phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có)
4.4. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường
a) Kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng của nhà
thầu. Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, việc thực hiện và
phổ biến các biện pháp, nội quy an toàn lao động cho các cá nhân tham gia dự án của
các nhà thầu.
b) Thường xuyên kiểm tra và yêu cầu nhà thầu đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi
trường tại công trường.
4.5. Kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông:
- Tổ chức giao thông của nhà thầu, đặc biệt là đối với các dự án nâng cấp, cải tạo, mở
rộng công trình giao thông đang khai thác.
4.6. Những vấn đề khác
a) Tham gia giải quyết những sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo lên
cấp trên có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
b) Lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) và đột xuất (khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần
thiết) gửi chủ đầu tư. Các nội dung chính cần báo cáo: tình hình thực hiện dự án; tình
hình hoạt động của tư vấn (huy động và bố trí lực lượng, kết quả thực hiện hợp đồng tư
vấn); các đề xuất, kiến nghị.
Trang 24


c) Tiếp nhận, đối chiếu và hướng dẫn nhà thầu xử lý theo các kết quả kiểm tra, giám
định, phúc tra của các cơ quan chức năng và chủ đầu tư.
4.7. Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở theo quy định hiện hành.
5.Các quyền hạn của Tư vấn giám sát
5.1. Nghiệm thu khối lượng công trình đã thi công đảm bảo chất lượng, theo đúng hồ sơ
thiết kế được duyệt và đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các quy
trình, quy phạm hiện hành.
5.2. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng.

5.3. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.
5.4. Đề xuất với chủ đầu tư về những điểm bất hợp lý cần thay đổi hoặc điều chỉnh (nếu
có) đối với bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu và các vấn đề khác theo quy
định hiện hành.
5.5. Đình chỉ việc sử dụng vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất
lượng vận chuyển đến công trường và yêu cầu mang ra khỏi công trường.
5.6. Đình chỉ thi công khi: phát hiện nhà thầu bố trí nhân lực, các vật liệu, thiết bị thi
công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hợp đồng đã ký hoặc hồ sơ trúng
thầu được duyệt; phát hiện nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm, chỉ dẫn
kỹ thuật trong hồ sơ thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt; biện pháp thi công gây ảnh
hưởng tới công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động,
an toàn giao thông mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.
5.7. Kỹ sư tư vấn giám sát được trang bị những thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng
các phần việc thi công của nhà thầu theo đặc thù của từng dự án.
5.8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát
6.1. Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về những công việc thực hiện của tổ chức
mình theo hợp đồng đã ký kết.
6.2. Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực và phạm vi
hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo quy định của pháp luật.
Bố trí người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát và đủ điều kiện năng lực để thực
hiện giám sát. Không mượn danh nghĩa của tổ chức tư vấn giám sát khác để tham gia lựa
chọn và ký hợp đồng thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
6.3. Từ chối nghiệm thu khi nhà thầu thi công không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và
các yêu cầu bất hợp lý khác của các bên có liên quan.
6.4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
6.5. Không được thông đồng với nhà thầu, chủ đầu tư và có các hành vi khác làm sai
lệch kết quả giám sát hoặc nghiệm thu không đúng khối lượng thực hiện.
6.6. Khi phát hiện nhà thầu có vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công về chất lượng

và các quy định tại khoản 6, Điều 5 của Quy chế này, phải yêu cầu nhà thầu dừng thi
công và thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư hoặc khắc phục hậu quả. Sau khi
đình chỉ thi công, phải thông báo ngay cho chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư xem
xét quyết định.
6.7. Bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi
công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn
Trang 25


×