VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN THỊ HIỀN
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CHO TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÚC
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học là các Giáo sư,
Tiến sĩ, các thầy cô và những người đã trực tiếp giảng dạy và trau dồi kiến thức
cho tôi trong khóa học này.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng Khoa Triết học
của Học viện Khoa học và xã hội. Xin chân thành cảm ơn toàn thể học viên,
đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Hà Nội, năm 2017
Học viên
Đoàn Thị Hiền
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không có sự hợp tác của ai, không sao chép hay dựa vào các tác phẩm nào từ
trước đến nay.
Luận văn chưa nộp cho bất kỳ trường nào để cấp phát bất kỳ chứng chỉ
hay văn bản nào.
Các tài liệu tham cứu trích dẫn trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.
Học viên
Đoàn Thi Hiền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
HIẾU HỌC CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY ........................ 9
1.1. Truyền thống hiếu học và sự cần thiết giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ
em trong điều kiện hiện nay ................................................................................... 9
1.2. Gia đình và vai trò của gia đình trong trong giáo dục truyền thống hiếu học
cho trẻ em. ............................................................................................................24
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................36
Chƣơng 2 GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CHO TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP ...................................................................................................................37
2.1. Khái quát giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình ở Nam
Định hiện nay .......................................................................................................37
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em
trong gia đình ở Nam Định hiện nay ....................................................................40
2.3. Thành tựu và nguyên nhân trong giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em
trong gia đình ở Nam Định hiện nay. ...................................................................46
2.4. Hạn chế và nguyên nhân trong giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em
trong gia đình ở Nam Định hiện nay. ...................................................................57
2.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục truyền thống
hiếu học cho trẻ em trong gia đình ở Nam Định hiện nay ...................................64
Tiểu kết Chƣơng 2 ..............................................................................................73
KẾT LUẬN .........................................................................................................75
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Phương pháp giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình
ở Nam Định ..........................................................................................................50
Bảng 2.2.Số lượng và tỉ lệ học sinh bỏ học các năm ...........................................59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam đã hun đúc hình thành
lên những giá trị truyền thống quý báu cần được phát huy và nâng lên tầm cao
mới. Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa trong nền kinh tế tri thức nổi bật hơn
cả đó là phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. Cùng với những giá trị
truyền thống tốt đẹp khác như: Kính, Hiếu, Lễ độ, Thật thà, Trung thực cho đến
yêu nước, cần cù, sáng tạo... hiếu học trở thành một trong những giá trị đạo đức
truyền thống ăn sâu vào trong tiềm thức con người Việt Nam.Trải qua bao biến
cố lịch sử, truyền thống hiếu học vẫn không hề bị mai một mà ngày càng khẳng
định được vị thế của mình, không ngừng phát huy sức mạnh góp phần đào tạo ra
nhiều nhân tài cho sự nghiệp xây dựng và đất nước.
Tham gia vào toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức,Việt Nam đã đón
nhận rất nhiều cơ hội quý giá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nguy
cơ xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống nói chung và truyền thống hiếu học
của dân tộc nói riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta phải phát huy các cơ
hội, vượt qua các thách thức của toàn cầu hoá để truyền thống hiếu học mãi là
một giá trị truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam, vừa là cơ sở để xây
dựng nhân tài góp phần cho sự nghiệp phát triển đất nước trong điều kiện hiện
nay. Do đó, việc phát huy tăng cường giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục
truyền thống hiếu học nói riêng ngay từ đầu cho trẻ em - “mầm mống tương lai”
của đất nước là vấn đề đặt ra cấp thiết của thời đại.
Để phát huy có hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và giáo
dục truyền thống hiếu học cho trẻ em nói riêng ở nước ta không thể thiếu được
vai trò ý nghĩa to lớn là gia đình. Nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của gia đình - nhà trường - xã hội và của mọi người. Trong đó, vai trò
giáo dục của gia đình đối với trẻ em được coi là cơ sở mầm mống giáo dục tiên
nhất, bởi gia đình với tư cách là tế bào hình thành lên xã hội, thực hiện chức
1
năng giáo dục của mình: “Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14; tr.294]. Vì vậy, để gia đình tham gia và phát
huy vai trò giáo dục và giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em là vấn đề đặt
ra thực sự cần thiết được quan tâm nghiên cứu.
Ngày nay cùng với xu thế hội nhập toàn cầu hóa của đất nước, đặt ra yêu
cầu cho đất nước một mặt phải quan tâm tới phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo
ra cuộc sống đầy đủ vật chất và tinh thần cho nhân dân; mặt khác duy trì và phát
huy giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục truyền thống hiếu học nói riêng cho
trẻ em nổi lên như nhiệm vụ cấp bách để hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn nhân
lực mới, đáp ứng nhu cầu và điều kiện thời đại lịch sử mới của đất nước, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thực hiện “hòa nhập mà không hòa tan”, kiên
định theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta, nổi lên trong cả
nước với bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học, là quê hương của nhiều nhà
khoa bảng, nhà chính trị, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Truyền thống hiếu học từ
ngàn xưa đến nay vẫn đang được tiếp tục phát huy giáo dục sâu rộng cho trẻ em
và thanh thiếu niên trong toàn tỉnh. Phát huy truyền thống, ngành Giáo dục - đào
tạo tỉnh Nam Định không ngừng nỗ lực và liên tục là “Đơn vị thi đua xuất sắc”
dẫn đầu toàn quốc…Với sự quan tâm và phối hợp giáo dục truyền thống hiếu
học sâu sắc của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình đối với trẻ em, Nam Định
hiện nay luôn nằm trong tốp đầu cả nước về thành tích giáo dục đào tạo, phát
huy truyền thống hiếu học lâu đời của tỉnh.
Có thể nói, những thành tựu giáo dục tỉnh Nam Định đạt được đến nay có
được xuất phát bởi những nguyên nhân điều kiện khách quan và chủ quan nhau
dưới sự chỉ đạo của các cấp ban ngành và trực tiếp là Sở giáo dục tỉnh Nam
Định. Mặt khác, chúng ta cũng không thể phủ nhận một trong những nguyên
nhân và điều kiện khách quan để có thành tích giáo dục đáng kể đó chính là
2
truyền thống hiếu học đã có bề dày lịch sử đã và đang tiếp tục được con em trong
tỉnh phát huy tinh thần của thế hệ cha ông đi trước lưu truyền lại ngay từ cơ sở trường học đầu tiên của mỗi đứa trẻ chính là gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế
giáo dục truyền thống hiếu học cho cho trẻ em trong gia đình ở Nam Định hiện
nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn với quan điểm triết học muốn làm rõ
được thực trạng vai trò giáo dục của gia đình về truyền thống hiếu học cho trẻ
em ở tỉnh Nam Định trong điều kiện và xu thế thời đại mới của đất nước. Qua đó
tìm ra những nguyên nhân, thành tựu và hạn chế tồn tại để đưa ra những giải
pháp khả thi nhằm tiếp tục truyền giữ phát huy, đẩy mạnh vai trò của gia đình
trong giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em ở trên địa bàn tỉnh. Do đó, tôi
lựa chọn vấn đề: Giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình ở
Nam Định hiện nay làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Nhiều quốc gia trên thế giới luôn coi trọng vấn đề giáo dục nói chung và phát
huy giáo dục tinh thần hiếu học nói riêng là “Quốc sách hàng đầu” đi trước các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác. Vấn đề vai trò giáo dục của gia đình và
giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em ở Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan.
Dưới góc độ nghiên cứu vai trò giáo dục của gia đình gia đình có thể kể tới
các công trình:
Hoàng Bá Thịnh (2006) trong cuốn sách: “Biến đổi chức năng của gia
đình và giáo dục trẻ em hiện nay”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [42]
đã cho rằng ngày nay phương pháp giáo dục con cái theo kiểu độc đoán, áp đặt
đã giảm, tính dân chủ trong mối quan hệ gia đình được tôn trọng và đề cao hơn
trước. Xuất phát từ nhận định như vậy, tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng
của các chủ thể giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển của trẻ em nói
chung và đạo đức trẻ em nói riêng. Tác giả đem đến cho người đọc nhiều thông
3
tin cho thấy cha mẹ có trình độ văn hóa thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình chăm
sóc và giáo dục con con cái.
Một trong những đề tài cấp Nhà nước tiêu biểu là KX 07 - 09: “Vai trò
của gia đình trong sự hình thành nhân cách con người Việt Nam” của Trung tâm
nghiên cứu về gia đình và phụ nữ do GS. Lê Thi làm chủ nhiệm [39], được in ấn
thành sách: “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình”, do nhà xuất bản Khoa học xã
hội, phát hành năm 1994. Phần thứ nhất các tác giả tập trung vào những vấn đề
lý luận về gia đình. Phần thứ hai, các tác giả đi sâu phân tích chức năng giáo dục
của gia đình. Cuốn sách góp phần nêu lên một bức tranh tương đối toàn diện về vai
trò của gia đình, các thành viên trong gia đình với việc giáo dục thế hệ trẻ; những
nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay cũng như sự ảnh hưởng của các môi
trường giáo dục khác đến giáo dục gia đình.
Nguyễn Thị Tố Quyên trong luận án Tiến sĩ Xã hội học (2010), đề tài:
“Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi Trung học cơ sở
ở Hà Nội hiện nay” [35] đưa ra quan niệm giáo dục đạo đức bao gồm bốn nội
dung cơ bản là giáo dục giá trị đạo đức, giáo dục chuẩn mực đạo đức, giáo dục
hành vi đạo đức và giáo dục lý tưởng đạo đức. Tác giả cũng đã phân tích đến các
yếu tố ảnh hưởng như mức sống gia đình, tình trạng hôn nhân, số thành viên, số
thế hệ trong gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ, vị thế xã hội,
tuổi tác... đến việc giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở
và địa bàn nghiên cứu mà tác giả thực hiện là thành phố Hà Nội. Với sự phân
tích của mình, tác giả đi đến khẳng định gia đình là môi trường quan trọng bậc
nhất của giáo dục, giáo dục đạo đức, là nơi bảo tồn giáo dục những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc. Một xã hội muốn vững mạnh, muốn phát huy và
giữ gìn bản sắc của mình trước hết phải chăm lo xây dựng gia đình lành mạnh,
trong đó các giá trị đạo đức được nuôi dưỡng phát triển [35; tr.47].
Dưới góc độ nghiên cứu giáo dục truyền thống hiếu học đã có một số công
trình nghiên cứu tuy nhiên chỉ dừng lại ở sự khái quát truyền thống hiếu học trong
4
các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chưa có nghiên cứu chuyên
sâu. Tiêu biểu:
Nguyễn Văn Lý trong luận án Tiến sĩ Triết học (2000) với đề tài: “Kế
thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [25] đặt ra vấn đề cấp thiết phải có
những đổi mới trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, những nội
dung các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta rất phong phú, đa dạng;
trong đó yêu nước, nhân ái, tinh thần đoàn kết cộng đồng, hiếu học, cần cù, tiết
kiệm, khiêm tón, giản dị, lạc quan, thủy chung... là những nội dung cần giáo dục
cho thế hệ trẻ. Tác giả khẳng định giáo dục phải quán triệt trong cả ba môi
trường là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, gia đình có vai trò quan trọng
đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, những mặt tích cực, tiêu cực
của xã hội đang dội vào cuộc sống từng gia đình.
Tác giả Lê Ngọc Anh (2002) trong bài viết: “Vấn đề giáo dục đạo đức và
nếp sống văn hóa truyền thống trong nền kinh tế thị trường ỏ nước ta hiện nay”
[1] đăng trên Tạp chí Triết học, số 1, tháng 1 năm 2002 đề cập đến sự thay đổi
đạo đức trong kinh tế trị trường. Quan niệm về sức mạnh của đồng tiền đã có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giáo dục các giá trị đạo đức nhân văn chân chính,
giáo dục đạo lý truyền thống gia đình. Trong bối cảnh đó, theo tác giả, gia đình
vẫn luôn là cái nôi, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho con người từ nhỏ đến lúc
trưởng thành. Gia đình là trường học đầu tiên giáo dưỡng nhân cách và lối sống
có văn hóa, có đạo lý cho con người. Gia giáo bao giờ cũng đi trước giáo dục xã
hội. Vinh dự và trách nhiệm của gia đình là cung cấp cho xã hội những công dân
ưu tú cả về tài năng lẫn đạo đức.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu đánh giá về thực trạng giáo dục,
giáo dục đạo đức và đạo đức truyền thống cho trẻ em trong gia đình trên đây
giúp chúng ta hình dung được một bức tranh tương đối đa dạng với nhiều nội
dung, khía cạnh, phương pháp giáo dục khác nhau cho những thành viên trong
5
gia đình nói chung và trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, xét ở góc độ đề tài luận văn:
“Giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình ở Nam Định hiện
nay”, nhận thấy vấn đề giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình
hiện nay còn rất ít nghiên cứu chuyên sâu, mà các công trình nghiên cứu trên chỉ
dừng lại ở sự nghiên cứu khái quát tổng hợp chung về vai trò giáo dục của gia
đình đối với trẻ em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung về giáo dục, giáo dục đạo
đức và giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy,
trong khuôn khổ thế giới quan triết học muốn đi sâu vào trọng tâm nghiên cứu,
phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong
gia đình trên địa bàn nghiên cứu đã xác định trong luận văn trong đó có bàn luận
tới vấn đề cơ sở lí luận về giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong điều
kiện hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Trên cơ sở phân tích lí luận về vấn đề giáo dục truyền thống hiếu học cho
trẻ em trong gia đình hiện nay luận văn phân tích thực trạng giáo dục truyền
thống cho trẻ em trong gia đình ở tỉnh Nam Định hiện nay.Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò giáo dục của gia đình trong việc gìn
giữ và phát huy truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình trên địa bàn tỉnh
hiện nay.
- Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Phân tích về truyền thống hiếu học và sự cần thiếu phải giáo dục truyền
thống hiếu học cho trẻ em hiện nay.
+ Phân tích về gia đình, vai trò của gia đình và đưa ra các phương pháp
trong việc giáo dục truyền thống hiếu học.
+ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống hiếu học
cho trẻ em trong gia đình ở tỉnh Nam Định
6
+ Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề tồn tại đặt ra trong
giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong các gia đình trên địa bàn tỉnh
hiện nay.
+ Phân tích yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả
giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình ở tỉnh Nam Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giáo dục truyền thống hiếu học cho
đối tượng trẻ em trong gia đình ở tỉnh Nam Định hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung về vấn đề giáo dục truyền thống
hiếu học cho trẻ em trong gia đình trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong đó chú
trọng nghiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục truyền thống hiếu học ở tỉnh
Nam Định hiện nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nội dung đề ra trên quan
điểm của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về giáo dục, giáo dục truyền thống hiếu học, các tài liệu tổng
kết thực tiễn của các cơ quan Đảng, tỉnh Nam Định có liên quan đến các nội
dung trong luận văn đề cập.
Đồng thời, luận văn có sử dụng các kết quả nghiên cứu của một số công
trình khoa học đã công bố của các tác giả, hoặc tập thể tác giả có liên quan đến
đề tài để góp phần làm sáng tỏ thực chất, ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống
hiếu học cho trẻ em trong gia đình Việt Nam nói chung, gia đình ở tỉnh Nam
Định nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu
7
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chung
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương
pháp như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, điều tra xã
hội học …
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ
em trong gia đình hiện nay.
-Ý nghĩa thực thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa khuyến nghị trong vấn đề giáo dục truyền thống hiếu
học cho trẻ em trong các gia đình ở tỉnh Nam Định hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương và 6 tiết.
8
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG HIẾU
HỌC CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1.1. Truyền thống hiếu học và sự cần thiết giáo dục truyền thống hiếu học
cho trẻ em trong điều kiện hiện nay
1.1.1. Truyền thống hiếu học
Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã có lịch sử lâu đời. Truyền
thống này có cơ sở từ các điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của Việt Nam; đồng
thời truyền thống này đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, con
người Việt Nam trong suốt tiến trình vận động, phát triển và hội nhập quốc tế.
1.1.1.1. Quan niệm về Truyền thống
Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Truyền thống là đức tính, tập quán,
lối sống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [62; tr.812]. Theo đó
“Truyền thống” dùng để chỉ những cái hình thành trong quá khứ, nhưng còn tồn tại
và có tác dụng trong cuộc sống hiện tại và cả trong tương lai.
Có thể nói, bất kỳ một cộng đồng nào; một dân tộc nào trong quá trình tồn
tại và phát triển cũng sẽ hình thành nên truyền thống của riêng dân tộc mình,
cộng đồng mình.“Truyền thống” là cái thuộc về quá khứ, nhưng không phải tất
cả mọi cái trong quá khứ đều trở thành truyền thống mà chỉ cái có giá trị, có ý
nghĩa tác dụng đối với cuộc sống mới trở thành truyền thống, được lưu giữ và
lưu truyền. Bởi có những cái được coi là truyền thống của dân tộc này lại là hủ
tục đối với dân tộc khác.
Về đặc trưng, qua quá trình nghiên cứu, có thể khẳng định Truyền thống
có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Tính lặp lại là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của
truyền thống.
Truyền thống vốn là sản phẩm do con người tạo ra trong một không gian,
thời gian nhất định nào đó, nó không chỉ có tác dụng ở hiện tại mà còn duy trì sự
9
hiện diện lâu dài của mình trong lịch sử phát triển mỗi quốc gia. Để có thể phát
huy những giá trị của mình, truyền thống được các dân tộc gìn giữ, chuyển giao
cho các thế hệ sau này. Nhưng truyền thống không chuyển giao tất cả cái cũ mà
nó có sự điều chỉnh, bổ sung phát triển làm cho truyền thống này ngày càng hoàn
thiện hơn.
Thứ hai: Truyền thống bám chặt cội rễ của mình in sâu vào suy nghĩ và
hành động của mỗi con người, điều chỉnh hành vi của cá nhân và cả cộng đồng.
Đây là đặc trưng cơ bản nhất của truyền thống.
Thứ ba: Dù đã được hình thành nhưng truyền thống thống có thể được giữ
gìn, bảo vệ nhưng cũng có thể bị loại bỏ nó khi không còn phù hợp với những
hình thái kinh tế - xã hội mới.
Trong đời sống xã hội truyền thống có vai trò tác động sâu sắc. Truyền
thống vừa là “cái gốc” của cộng đồng, dân tộc bảo tồn, gìn giữ vừa là động lực
của sự phát triển. Lãng quên truyền thống ta không chỉ mất đi động lực mà còn
mất “gốc”, mất bản chất. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay, truyền thống lại càng có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát
triển của dân tộc.
1.1.1.2. Quan niệm về truyền thống hiếu học
Trong lịch sử của dân tộc, cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân
văn… hiếu học đã trở thành một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Hiếu học là thói quen
ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời
này sang đời khác [62, tr.403]. Với nghĩa này, hiếu học là đức tính của con
người được rèn luyện và giáo dục trong môi trường của mỗi gia đình, mỗi xã hội
lâu dài từ đời này sang đời khác. Do đó, người có tinh thần hiếu học là người có
nhu cầu học tập suốt đời luôn mong muốn vươn lên tầm cao của từng nấc thang
tri thức, giúp con người nắm bắt và hiểu được tri thức nói chung và những vấn
đề, hiện tượng diễn ra theo tính quy luật xung quanh con người. Như lời khẳng
10
định về ý nghĩa của tinh thần hiếu học đối với mỗi con người, V.I. Lênin dạy
rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi… Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo câu
nói của V.I.Lênin để giáo dục cán bộ và nhân dân ta. Người nói: “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa,
chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác-Lênin kết hợp với đấu tranh và
công tác hàng ngày. Cần phải học kinh nghiệm tốt của các đoàn thanh niên bạn.
Học đi đôi với hành” [22, tr.92-93].
Vì vậy, có thể khẳng định nhu cầu học tập của con người là liên tục,
không ngừng nghỉ, ham muốn học hỏi lĩnh hội những tri thức trong vũ trụ bao la
rộng lớn mà con người chưa thể giải thích và hiểu được nó đã thôi thúc mỗi con
người có ham muốn học hỏi, nghiên cứu để có thể hiểu và nhận thức để nâng cao
vốn hiểu biết, hoàn thiện con người toàn vẹn.
Truyền thống hiếu hoc của dân tộc Việt Nam.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng với việc chú trọng
phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội thì nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào
tạo luôn được Đảng, nhà nước ta chú trọng giương cao và khẳng định: Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Do đó, việc giáo dục phát huy truyền thống
hiếu học cho thế hệ trẻ nói chung và trẻ em nói riêng có vai trò và ý nghĩa sâu
sắc đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước. Với tư cách là
một trong những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc, truyền thống
hiếu học phát huy trong môi trường giáo dục và đào tạo được xây dựng trong
mối liên hệ giáo dục chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Lịch sử
nền giáo dục và đào tạo Việt Nam, chúng ta thấy rằng dân tộc ta có truyền thống
hiếu học lâu đời. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là một trong những giá
trị đạo đức cao đẹp và vững bền của dân tộc. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo cũng là một trong những giá trị truyền thống quý báu làm nên tâm hồn và
bản sắc dân tộc.
11
Có thể khẳng định rằng người Việt Nam rất hiếu học và hiếu học là một
trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hiếu học có cơ
sở bền vững từ trong mỗi gia đình, dòng họ, mỗi quê hương của người Việt
Nam. Ở bất kỳ đâu trên đất nước ta, từ làng quê đến thành thị, từ cổ xưa đến
ngày nay, luôn có tấm gương hiếu học cho dù họ bận rộn với những công việc
của gia đình và xã hội. Các bậc cha mẹ trong xã hội truyền thống hay xã hội hiện
đại luôn mơ ước nuôi con ăn học có “dăm ba chữ” để thành người. Người xưa đã
từng nói: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (Ngọc không
mài dũa thì không thành đồ dùng được, người không học thì không biết đạo).
Truyền thống hiếu học của con người Việt Nam được tạo nên từ môi
trường văn hóa của dân tộc mà trong đó gia đình là chiếc nôi văn hóa đầu tiên
với những tôn ti trật tự chặt chẽ có tác dụng giáo dục rõ nét. Nhân dân ta quan
niệm rằng: “Vàng chất bằng non chẳng bằng cho con đi học” hay “Một kho vàng
không bằng một nang chữ”. Việc học là một nét đặc trưng nổi bật trong gia đình
Việt Nam truyền thống. Truyền thống ấy được lan rộng ra trong dòng họ, làng xã
trở thành nét sinh hoạt văn hóa trong làng xã Việt Nam. Truyền thống ấy đã
được bồi đắp, củng cố trong nhân dân bằng các điều khoản trong lệ làng, phép
nước, thể hiện trong các chính sách sử dụng và đãi ngộ của các triều đại đối với
các nhà khoa bảng.
Trước tiên, biểu hiện của truyền thống hiếu học chính là tinh thần ham
học hỏi, ham hiểu biết. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Với
tinh thần ấy, lịch sử dân tộc đã ghi nhận biết bao tấm gương hiếu học như
Nguyễn Hiền, mồ côi cha sống trong túp lều ở chùa, nghèo nhưng với ý chí và
tinh thần hiếu học, dưới ánh đèn đom đóm để học, năm mười ba tuổi đã đỗ trạng
nguyên (vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam); Mạc
Đĩnh Chi, mồ côi cha từ sớm, nhà nghèo phải đốt lá rừng để học và đã trở thành
vị trạng nguyên tài giỏi của dân tộc. Lịch sử dân tộc còn biết đến biết bao tấm
gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như Chu Văn An, Lương
12
Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn...Vị vua đầu tiên coi trọng sự học ở
nước ta là Lê Thánh Tông (1492- 1497). Ông là người đầu tiên mở nhà thái học,
lập tàng thư chứa sách vở, dựng bia Văn Miếu ghi danh những người đỗ tiến sĩ
trở lên. Trong bia tiến sĩ năm Nhâm Tuất niên hiệu bảo đại thứ ba năm 1442 ở
Văn Miếu (Hà Nội) ghi rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí
vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho
nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gây dựng nhân
tài, bồi đắp nguyên khí”.
Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao bởi nó tạo nên sự
phát triển bền vững. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười
năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Kế thừa truyền thống
hiếu học của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến công
tác giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là một trong
những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong thư gửi học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác căn dặn:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cương quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó là lời căn dặn, lời
động viên và cả một niềm tin vào nền giáo dục và thế hệ tương lai của đất nước
trong việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ trẻ của đất nước.
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự
học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là
quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho, lấy sự học làm điều căn bản để thực
hiện đạo lý làm người. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá
trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức
quan tâm: “Kho vàng không bằng một nang chữ” (nang là túi đựng); “Người
không học như ngọc không mài”.
13
Trên cơ sở của truyền thống hiếu học, coi trọng sự học và coi trọng người
có học từ đó đã hình thành đạo lý tôn sư trọng đạo. Truyền thống tôn sư trọng
đạo thấm sâu vào trong mỗi con người Việt Nam: “Không thầy đố mày làm nên”
hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tôn sư và trọng đạo gắn bó chặt chẽ với nhau.
Đạo lý làm người cao đẹp là trọng đạo. Đó là động cơ mạnh mẽ khiến con người
ham học, vượt mọi khó khăn để học. Học để thấu hiểu đạo lý, học để làm người.
Người xưa đề cao đạo lý thánh hiền, người học ra sức dùi mài kinh sử, gia đình,
họ hàng, làng xóm ra sức động viên tạo điều kiện cho người học, nhà nước hết
sức coi trọng việc học, sử dụng và đãi ngộ rất cao đối với người đỗ đạt. Truyền
thống tôn sự trọng đạo hình thành và phát triển ngày một sâu rộng chính là do
tác động đó. Người học muốn hiểu đạo lí thì không chỉ tự học mà phải có người
dạy, phải có thầy dạy. Người thầy là người nắm được đạo lí, có tri thức, hiểu sâu,
biết rộng có sứ mệnh truyền thụ tri thức cho người học.
Về mức độ học có 4 mức: học để biết, học để hiểu, học để làm việc, học để
sáng tạo. Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tới sự sáng tạo tinh
thông hiểu biêt tri thức.
Về cách học có hai hình thức: học và tự học. Người hiếu học phải là
người luôn đề cao việc tự học tức là học kiến thức kinh viện trong sách vở và
học không chỉ từ thực tiễn cuộc sống mà học với nguyên tắc: học đi đôi với
hành.
Truyền thống hiếu học hình thành đức tính cầu học, cầu tiến sẵn sàng tiếp
thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngoài. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước
đã có nhiều hiền tài xuất hiện, sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất
nước như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh…Đặc biệt
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục ngay trong
chiến khu thời kháng chiến chống Pháp. Đến kháng chiến chống Mỹ, Kỹ sư Trần
Đại Nghĩa cải tiến vũ khí do Liên Xô viện trợ bắn rơi máy bay B52 của Mỹ gây
ngỡ ngàng thán phục cho hai cường quốc Liên Xô - Mỹ. Mới đây Giáo sư Ngô
14
Bảo Châu đạt huy chương FIELDS về Toán học đã làm rạng danh truyền thống
hiếu học của dân tộc Việt Nam… Đây chỉ là một trong những minh chứng lịch
sử tiêu biểu có tinh thần hiếu học vang danh cả nước và trên toàn thế giới.
Như vậy, có thể khẳng định truyền thống hiếu học là một trong những giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đã ăn sâu bám rễ lâu đời trong đời sống tập
quán, tinh thần của người dân Việt Nam, truyền thống hiếu học thể hiện trong
chính dòng chảy lịch sử dân tộc.Vì vậy, trong điều kiện đất nước đổi mới, mở
cửa giao lưu quốc tế, phát triển kinh tế tri thức tạo ra cơ sở cho chúng tôi khẳng
định rằng: Phát huy truyền thống hiếu học là nhu cầu cấp thiết khách quan đối với
mỗi người để thông qua đó con người có thể tiếp thu những tri thức mới hoàn thiện
hơn bản thân, góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của xã hội. Do đó, đối với trẻ em
Việt Nam - thế hệ tương lai của đất nước việc giáo dục rèn luyện tinh thần truyền
thống hiếu học của cha ông là nhiệm vụ quan trọng hơn cả.
1.1.2. Giáo dục truyền thống hiếu học và sự cần thiết giáo dục truyền thống
hiếu học cho trẻ em trong điều kiện hiện nay.
1.1.2.1. Giáo dục truyền thống hiếu học.
Trước tiên nói về vấn đề giáo dục từ lâu đã được loài người quan tâm.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon (được coi là người đầu tiên) đã
xây dựng một nền giáo dục có hệ thống dưới sự chỉ đạo của một tư tưởng triết
học duy tâm. “Viện Hàn lâm” mà ông thành lập ở Aten (388-380) được coi là
trường đại học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, cơ sở giáo dục này đã có ảnh hưởng
to lớn đến nền giáo dục phương Tây trong suốt mấy chục thế kỷ qua và có lẽ nó
còn tiếp tục ảnh hưởng tới nền giáo dục loài người trong nhiều thập niên tới.
Ở phương Đông, từ rất sớm, Khổng Tử đã có những đóng góp quan trọng
đối với hoạt động giáo dục. Nếu như hoài bão lớn nhất của ông là làm chính trị,
thì thành công lớn nhất của ông là hoạt động giáo dục. Nếu gạt bỏ những hạn chế
thì tư tưởng có tính chất xuyên suốt trong giáo dục của ông “Học không biết
15
chán, dạy không biết mỏi” đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong một “xã hội học
tập” hay “học tập suốt đời” hiện nay.
Ở Việt Nam, từ rất sớm, cha ông ta đã lập giảng võ đường, lập Văn Miếu
(1070), Quốc Tử Giám (1076)... để phát triển nền giáo dục Việt Nam. Từ đó đến
nay, giáo dục Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Giáo dục theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Giáo dục, đó là hoạt động
nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của
một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất
và năng lực như yêu cầu đề ra [62, tr.420].
Dưới góc độ triết học, có thể hiểu rằng, giáo dục là một quá trình hai mặt,
một mặt, đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tác động của
tri thức, văn hóa nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đời sống của học sinh, sinh
viên); mặt khác, thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân
mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục [30, tr.38].
Vậy giáo dục truyền thống hiếu học là gì? Theo quan điểm của chúng tôi,
như trên đã phân tích quan niệm về hiếu học, người được coi có tinh thần hiếu
học là người có thái độ ham học; chịu khó học hỏi để có thể không ngừng mở
rộng được sự hiểu biết và tri thức cho bản thân. Hiếu học là một trong những giá
trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được truyền lại từ đời này sang
đời khác. Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt,
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Giáo dục đạo đức
là quá trình truyên truyền những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức xã hội, biến
nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một
sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã hội [34; tr.4]. Mặt khác, hiếu học là
một trong những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, có thể hiểu nội dung giáo dục truyền thống hiếu học là quá trình
giáo dục, tuyên truyền những tư tưởng, giá trị truyền thống về thái độ coi trọng tích
cực và đề cao việc học được truyền từ đời này sang đời khác làm cho mỗi con
16
người trong xã hội ngày một hoàn thiện bản thân, trong đó trẻ em là đối tượng được
giáo dục truyền thống hiếu học quan tâm. Bởi “Trẻ em hôm nay. Thế giới ngày
mai”, trẻ em là tương lai của đất nước, quan tâm giáo dục tri thức và đạo đức phát
triểm toàn diện cho trẻ em tạo cơ sở mầm mống góp phần xây dựng đội ngũ nhân
lực mới cho tương lai, có vai trò quyết định vận mệnh đất nước.
1.1.2.2. Sự cần thiết giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em trong điều kiện
hiện nay.
Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức, vấn đề giáo dục và đào tạo luôn
được đặt lên là “Quốc sách hàng đầu”. Phát huy giáo dục đào tạo nói chung và
giáo dục truyền thống hiếu học nói riêng cho trẻ em hiện nay ngày càng được
quan tâm phát triển. Chúng ta quan niệm: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
cũng là vì vậy. Việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ em từ trước đến nay luôn là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây
dựng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời
kỳ đổi mới góp phần từng bước đưa đất nước phát triển, không bị lạc hậu, xây
dựng và phát triển thành công chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em là nhiệm vụ tất yếu trong tiến
trình xây dựng và phát triển đội ngũ tri thức, nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát
triển đất nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở góc độ khác, giáo dục
truyền thống hiếu học cho trẻ em trong gia đình cũng phản ánh sự phát triển xã
hội chủ yếu bằng con đường giáo dục nói chung, giáo dục đạo truyền thống hiếu
học nói riêng cho trẻ em trong gia đình.
Giáo dục và giáo dục truyền thống hiếu học sẽ góp phần hình thành ý
thức, thái độ học tập, tìm tòi và sáng tạo cho trẻ em từ tự phát sang tự giác, từ bị
động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị, tri
thức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức
khoa học. Để đạt trình độ cao, trình độ ý thức lý luận, đòi hỏi phải có quá trình
giáo dục và giáo dục truyền thống hiếu học dần dần, từng bước đối với trẻ em
17
trong mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội, trong đó
cơ sở nền tảng giáo dục đầu tiên là giáo dục gia đình. Bởi vì, nhận thức khoa học
phản ánh các giá trị tri thức nhận thức một cách gián tiếp, khái quát, cả những giá
trị tri thức hiện tại và cả những giá trị tri thức của tương lai. Qua giáo dục , nội dung
các phạm trù, các quy tắc,… tri thức được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn
hơn và niềm tin của đối tượng được giáo dục là niềm tin khoa học. Từ niềm tin
khoa học sẽ giúp cho chủ thể nhận thức tri thức điều chỉnh được hành vi của mình
theo yêu cầu xã hội đặt ra. Giáo dục truyền thống hiếu học không chỉ nâng cao
trình độ nhận thức tri thức, giữ gìn những giá trị, chuẩn mực tri thức đã được các
thế hệ trước tạo nên, nó còn góp phần tạo ra những giá trị tri thức mới; xây dựng
những quan điểm, tác phong mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng
giáo dục, đặc biệt là trẻ em.
Kế thừa truyền thống giáo dục mà cha ông ta để lại, Đảng ta, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục, đến việc "trồng người". Tại
buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên cấp 2 và cấp 3 toàn miền
Bắc (ngày 13/9/1958), Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”. Với Hồ Chí Minh “trồng người” là tư tưởng
có tính chất nhất quán, xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của mình. Đối tượng
giáo dục được Hồ Chí Minh quan tâm hết sức đa dạng, trong đó học sinh, sinh
viên được Người đặc biệt quan tâm. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4,
khoá VII (ngày 14/1/1993) Đảng ta ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp
giáo dục và đào tạo”, trong đó khẳng định giáo dục và đào tạo được xem là
“quốc sách hàng đầu”. Mục tiêu của phát triển giáo dục nước ta là nhằm “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có
kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo
và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành
mạnh... chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội
dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc”.
18
Tại Hội nghị Trung ương bảy khoá X (ngày 6 /8 / 2008) Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ
trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với
sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội
ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi
quốc gia trong chiến lược phát triển”.
Theo đó, chúng tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay tất yếu cần thiết
phải phát huy giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ em và sự cần thiết giáo dục
truyền thống hiếu học cho trẻ em bị quy định bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất: Vị trí và vai trò của trẻ em đối với sự phát triển xã hội .
Vấn đề trẻ em được đề cập chính thức trong nhiều văn bản pháp luật quốc
gia và quốc tế. Nước ta là nước đầu tiên ở Châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Đề cập đến khái niệm về
trẻ em, theo công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em trong điều 1- phần I:
“Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định
tuổi thành niên sớm hơn” [5].
Nghiên cứu về trẻ em từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhà tâm lý học, luật học, tội phạm học, y học,
xã hội học… Ở nước ta, từ phương diện xã hội học, trẻ em được nhìn nhận như
một nhóm xã hội đặc biệt đang trong quá trình xã hội hóa, đang tiếp thu kiến
thức, kỹ năng để tham gia hoạt động xã hội với tư cách là một chủ thể có độ tuổi
từ 16 trở xuống. Trên phương diện tâm lý học, trẻ em Việt Nam thường được
hiểu là những đối tượng mà các chức năng tâm lý thần kinh cao cấp chưa hoạt
động theo quỹ đạo chiến lược làm việc của hai bán cầu não như người trưởng
thành. Thực tế trong cuộc sống cũng như trong nghiên cứu đã có rất nhiều người
đồng quan điểm như trên [37; tr.29 ].
Áp dụng triển khai theo Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em,
theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định tại điều 1-
19
chương I : “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Dưới góc độ triết học,
trong khuôn khổ luận văn, tôi nghiên cứu trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16
tuổi, chủ yếu là lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và lớp 10 Trung học phổ
thông.
Xét đến vị trí của trẻ em đối với sự phát triển xã hội có vị trí đặc biệt quan
trọng. Tổ chức Liên hiệp quốc ngay từ những ngày mới ra đời đã quan tâm đến
trẻ em, thấy được vị trí đặc biệt của trẻ em đối với sự phát triển xã hội. Một
trong những hành động trước hết của tổ chức này là thành lập Qũy nhi đồng Liên
hiệp quốc. Vấn đề trẻ em chính thức được khẳng định và thừa nhận trong Tuyên
ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hội Quốc liên thông qua vào năm 1924 dựa
trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Tuy nhiên, việc bảo vệ chăm
sóc trẻ em đòi hỏi phải có khuôn khổ và chuẩn mực được cộng đồng quốc tế nhất
trí. Đó là ý tưởng về một Công ước quốc tế về quyền trẻ em, có hiệu lực và trở
thành Luật quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990.
Về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên của xã hội, ngày càng có
khả năng hội nhập xã hội với tư cách là chủ thể, có ý thức và là người chủ của
gia đình, của dân tộc, của đất nước của tương lai.
Theo công ước về quyền trẻ em coi trẻ em không chỉ là một đối tượng
được bảo vệ mà còn là một chủ thể, một con người đang trong quá trình phát
triển có quyền tự quyết định lấy tương lai của mình. Các em được coi như các
thành viên của quá trình phát triển và những thành viên này đóng vai trò tích cực
trong cộng đồng xã hội. Trẻ em có vị trí quan trọng đối với xã hội tương lai nên
khi còn nhỏ các em có quyền nhận được sự bảo vệ chăm sóc, giáo dục từ các
thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trẻ em được quyền phát biểu ý
kiến và người khác phải lắng nghe ý kiến của các em.
Trong giáo dục gia đình, trẻ em là đối tượng giáo dục được quan tâm hàng
đầu. Hầu hết các nhà tâm lý học, giáo dục học đều cho rằng, trong những năm
đầu của cuộc đời, trẻ em dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và hoàn
20