Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

2 khám lâm sàng tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 0 trang )







SSO -Tự học chỉnh nha
sso.
ysem
www
inar
.bsc
.vn
hinh
nha
.com

© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 3: Khám Lâm sàng (tiếp)
Chẩn đoán mặt
Bệnh nhân ngồi trên ghế trước mặt bạn, là cơ hội để bạn quan sát các
đặc trưng khuôn mặt của họ đồng thời xem cách sắp xếp răng trong
cung hàm, trong mối liên hệ với khuôn mặt. Bệnh nhân đến với bạn vì
muốn được đẹp hơn. Hãy lượng giá mặt nhìn nghiêng, đường giữa, kiểu
mặt, nụ cười, và tình trạng lệch lạc, hô móm. Những dấu chứng lâm
sàng này rất cần thiết cho chẩn đoán cuối cùng của bạn.
1. Dạng mặt:
a.

Dạng mặt dài (Dolicofacial):



Mặt dài và mỏng. Bạn nghĩ ngay
đến cơ nhai yếu không đủ để giữ
răng cắn khít nhau trong suốt quá
trình chỉnh nha. Không nhổ răng ở
những trường hợp này có thể gây
ra mở khớp cắn trong suốt quá
trình điều trị. Chúng ta có xu
hướng nhổ răng ở những trường
hợp này và khi nhổ răng thì

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

2

khoảng nhổ răng sẽ đóng lại rất nhanh, nghĩa là bạn phải cẩn thận về neo
chặn.

Cắn hở do xương, thường có kiểu hình mặt dolico, và là một trong số các
vấn đề khi điều trị hô răng. Mục tiêu của bạn là kéo lùi khối răng cửa vào
khoảng nhổ răng cối nhỏ, nhưng trong giai đoạn làm thẳng hàng răng, răng
cối sẽ di gần để lấp đầy khoảng nhổ răng. Nếu như vậy thì sẽ không còn
khoảng để kéo lui răng cửa ( Mất neo).


b. Mesiofacial:
Đặc trưng mặt là không dài và mỏng, cũng không ngắn và vuông. Đây là
kiểu mặt hình trứng thường thấy ở chủng người da trắng. Trong những ca
này bạn có thể nhổ răng và khoảng nhổ răng sẽ đóng "bình thường". Đây là
ca không quá nhanh và cũng không quá lâu. Bạn có thể điều trị các ca này

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng

theo kiểu không nhổ răng và răng sẽ duy trì trong khớp cắn trong suốt quá
trình điều trị.

c. Brachyfacial:
Mặt ngắn và vuông với hệ thống cơ nhai khỏe và thân răng lâm sàng ngắn điển
hình và một số điểm mòn men trên rìa cắn của răng. Trong những ca này, nếu
bạn nhổ răng thì khoảng mất răng sẽ đóng rất chậm. Chúng ta có xu hướng điều
trị không nhổ răng ở những ca này, và khi điều trị những ca này thì không bao giờ
xảy ra cắn hở trong khi điều trị.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!


2. Mặt nghiêng (Profile)

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |

PAGE

4


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

5

a. Mặt lồi:
Mặt "nhìn nghiêng", môi quá đầy so với mũi và cằm. Đường tưởng tượng
vẽ từ đỉnh mũi đến đỉnh cằm (mặt phẳng thẩm mỹ của Ricketts hoặc đơn
giản là mặt phẳng E). Quan sát môi trong tương quan với mặt phẳng này.
Nếu môi nằm ở phía trước đường này thì bệnh nhân có “profile” là
“convex”- lồi. Kéo lùi răng cửa ra sau môi sẽ giảm "độ lồi" của bệnh nhân,
và cứ kéo lui răng 2-3mm thì môi sẽ lui 1mm. Phải cẩn thận không nên để
bệnh nhân mong đợi quá nhiều vào việc giảm độ lồi “profile” này.

Sự khác biệt về chủng tộc cũng sẽ gây ra những tranh cãi khi phân loại
profile mặt cho từng ca bệnh. Phụ nữ da đen thường có mặt bình thường
đã lồi với môi ở trước mặt phẳng E 3mm.


b. Mặt thẳng:
Là kiểu mặt mà bạn muốn bệnh nhân đạt tới.
Môi trong trạng thái thăng bằng với mũi và cằm.
Định nghĩa về mặt thẳng của mỗi nha sĩ có thể
khác nhau. Nhìn vào cùng một ví dụ về đặc
trưng mặt, một nha sĩ nay có thể nói rằng mặt
bệnh nhân quá lồi, trong khi nha sĩ khác lại nói
đó là dạng mặt thẳng. Đây là quan điểm cá
nhân hoặc thẩm mỹ cá nhân trong chỉnh nha.
Bạn phải quyết định thế nào là "mặt thẳng" với
bạn và nó có thể khác nhau ở mỗi chủng tộc
bệnh nhân.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

6

c. Mặt lõm:
Môi lùi ra phía sau mặt phẳng E. Cũng như vậy, độ lùi của môi phía sau
đường E bao nhiêu thì gọi là mặt lõm, đó là quan điểm mang tính thẩm mỹ
cá nhân. Đưa răng cửa từ sau ra trước sẽ gây ra tỉ lệ đưa môi ra so với
răng xấp xỉ 1:1. Do đó với bệnh nhân mặt lõm, chúng ta thường điều trị

không nhổ răng với xu hướng đưa răng cửa ra trước để cải thiện đặc trưng
của mặt.

3. Đường giữa hàm trên lệch so với mặt:
Nhìn chính giữa mặt khi bệnh nhân mỉm cười. Điều rất quan trọng cho
đường giữa của hàm trên phải trùng với đường giữa mặt, nếu không thì nụ

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

7

cười sẽ trông không đẹp. Ở những kiểu mặt ví dụ, đường giữa răng nằm ở
chính giữa, nhưng bộ răng lại không nằm chính giữa mặt.

Chúng ta sẽ cố gắng chỉnh đường giữa hàm trên và hàm dưới trùng với
đường giữa mặt, chứ không bằng mọi giá chỉnh đường giữa hàm trên trùng
với đường giữa mặt. Có nhiều mục tiêu điều trị dường như còn quan trọng
hơn.
Đường giữa hàm trên so với mặt rất quan trọng khi xác định chẩn đoán các
trường hợp "không đối xứng" khi có độ chênh lệch lớn hơn 4mm giữa bên
phải và bên trái. Nếu đường giữa hàm trên nằm cân giữa mặt, thì có vẻ như
cung răng trên đã hài hòa và cung răng dưới không cân xứng. Bạn nên xác
định nguyên nhân là do hàm trên hay hàm dưới, vài trường hợp nếu

nguyên nhân do hàm dưới thì bạn gọi là "ăn khớp hàm dưới vào hàm trên".
Ngược lại, nếu nguyên nhân do hàm trên thì trường hợp đó được xác định
là "ăn khớp hàm trên vào hàm dưới" trong chẩn đoán của bạn.
Hãy chắc chắn luôn chụp hình lưu lại đường giữa cung răng trên so với mặt
trong bệnh án khởi đầu.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

8

4. Môi:
Độ dầy của môi không có giá trị chẩn đoán rõ rệt
trên lâm sàng trừ phi môi bị đầy điển hình do vẩu
răng. Môi thường mỏng đối với bệnh nhân mặt
nhìn nghiêng lõm với vị trí răng "lùi" hơn trên mặt.
Đây chỉ là một phần cần chú ý khi khám lâm
sàng.

5.Góc mũi môi:
Góc hình thành giữa mặt phẳng vẽ bờ dưới mũi và mặt phẳng ăn khớp với
môi trên nhất. Thông thường góc này 90-110 độ. Bạn hãy tự hỏi khi nhìn
thấy mặt nhìn nghiêng liệu góc này 90 độ hay tù hơn/nhọn hơn. Chúng ta
sẽ đo góc này trên phim Ceph sau.


Hình bên: Góc mũi môi điển hình của người da trắng.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

9

Nếu răng cửa trên bị lùi, thì góc mũi môi có thể tù hơn. Hầu hết mọi người
đều cảm thấy thẩm mỹ sẽ không đạt nếu góc này tù, vì thế thực tế kết quả
này sẽ thay đổi quyết định của bạn xem có nên nhổ răng trong trường hợp
hạng II để kéo lùi răng cửa trên cho ăn khớp với răng dưới hay không.

6. Rãnh cằm:
"Nếp gấp" giữa môi dưới và cằm. Trong các trường hợp khớp cắn đóng thì
rãnh cằm thường sâu. Ngoài ra nếu overjet quá mức, rãnh cằm cũng có thể
sâu, vì răng cửa dưới hình thành sự nâng đỡ môi dưới. Trong một số
trường hợp hạng II, môi dưới bị đẩy ra ngoài khỏi răng cửa trên rãnh cằm
cũng bị sâu. Việc chỉnh độ cắn chìa có thể sẽ làm rãnh cằm trông cân bằng
hơn.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

10

Bạn chẩn đoán trường hợp này như thế nào?

7. Hở nướu (độ lộ nướu khi cười):
Yêu cầu bệnh nhân cười hết cỡ và nhìn môi trên so với răng cửa trên và
mô nướu. Nếu chỉ nhìn thấy toàn bộ răng cửa trên nằm dưới môi trên khi
"cười cao", thì độ hở lợi là 0. Nếu có hở mô nướu, thì chúng ta đo (ước
lượng trong đầu trong hầu hết các trường hợp) khoảng cách giữa viền
nướu đến đường môi trên theo milimet,
trong trường hợp có hở nướu khi độ lộ
này là xấp xỉ 4-5mm.
Nếu cười cao mà không hở hêt toàn bộ
thân răng cửa trên, thì ta sẽ có độ hở
nướu âm tính.

(Tom Cruise, hiện thân của vẻ đẹp
Holliwood. Anh ấy có nụ cười hở lợi).

Khi cười mà hở một chút nướu thì đó cũng là bình thường và chấp nhận
được, đặc biệt với phụ nữ (0-2 mm). Điều quan trọng với bạn là xác định

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

11

xem bệnh nhân có "kì vọng" bạn sẽ chỉnh hở nướu bằng mắc cài không, và/
hoặc họ muốn điều này được cải thiện bằng điều trị không. Ở bệnh nhân
người lớn, có thể thay đổi độ hở nướu bằng phẫu thuật chỉnh hình, hoặc
trong hệ thống SSO thì sử dụng minivis chỉnh nha tạm thời (neo chặn
xương). Liệu bệnh nhân có để ý đã giảm được 1mm không? Có lẽ là không.
Do đó mục tiêu điều trị hở lợi thì cần phải giảm ít nhất 2-3mm.

Trong những trường hợp hở nướu nặng
như hình trên, việc làm thẳng răng không
đem lại kết quả nào khiến họ hài lòng. Nó
không làm cho bệnh nhân nhìn đẹp hơn.
Nhu cầu điều trị cần có kết hợp chỉnh nha
và phẫu thuật. Độ hở lợi cần được ghi lại bằng thước trong ảnh chụp.

8. Độ lộ răng cửa tại tư thế nghỉ:
Quan sát xem răng cửa trên lộ ra bao nhiêu mm dưới môi trên ở tư thế
nghỉ, trong trường hợp bên là khoảng 4mm. Tiến trình làm sẽ giống như quy
trình trên hàm giả để xác định độ nâng đỡ môi. Mặc dù có thể chúng ta

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

12

không sửa được tương quan này nhiều,
trừ khi có phẫu thuật hoặc lún nhờ minivis,
thì đây cũng là một lĩnh vực cần để ý trên
mặt và nụ cười trong khám toàn diện. Bệnh
nhân thở miệng thường sẽ để lộ nhiều
răng cửa trên hơn khi môi trên ở trạng thái
thư giãn (và thậm chí đôi khi lộ cả răng
cửa dưới khi môi dưới ở trạng thái thư
giãn).

9. Trương lực cơ môi:
a. Cường cơ môi:
Cảm nhận môi khi thăm khám lâm sàng. Nếu môi rất khỏe và kháng lại việc
khám của bạn tại môi vùng răng cửa dưới, thì có thể khó đưa răng cửa
dưới ra trước hơn.
b. Nhược cơ môi:
Khi cảm nhận môi, nếu môi có vẻ mềm nhũn lỏng lẻo, thì có thể xếp môi
vào dạng nhược cơ. Việc đưa răng ra phía trước trong trường hợp này
không khó khăn, tuy nhiên sẽ để lại dấu chứng rất rõ trên lâm sàng.

10. Môi đóng không kín:

Môi đầy - mở ra khi ở trạng thái nghỉ: Nếu môi đóng khi nghỉ, thì đó là "môi
đóng kín". Nếu môi mở ra ở trạng thái nghỉ thì đó gọi là môi không đóng kín.
Bạn có thể làm cho môi bị mở ra tại trạng thái nghỉ khi đưa răng cửa ra

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

13

trước quá nhiều trong chẩn đoán (đáng ra bạn nên nhổ răng để chống đưa
răng cửa ra trước). Môi mở tại tư thế nghỉ có thể là hậu quả của việc quá
hô, cắn chìa quá mức, chiều đứng của mặt quá dài, hoặc môi bị mềm nhũn
do thói quen mút ngón tay hoặc thở miệng.

10. Đường thở:
Mũi-miệng: Dù đứng trên góc độ sức khỏe y tế hoặc chỉnh nha thì tốt nhất
vẫn là bệnh nhân thở bằng mũi. Thở miệng gây ra nhiều vấn đề về đường
hô hấp trên, cũng làm cho răng cối bị trồi lên (cho đến khi nó bị vật nào đó
cản lại) tạo nên cắn hở xương (có thể cả cắn hở răng). Vị trí lưỡi thấp do
thông khí qua miệng sẽ gây ra cắn chéo sau vì cung răng trên không được
lưỡi nâng đỡ. Lưỡi cũng có thể mềm (nhược cơ) vì nó phải mở ra khi nghỉ
để khí thở qua được. Cơ nhai sẽ yếu và nếu điều trị ca này kiểu không nhổ
răng thì có thể sẽ dẫn đến mở cắn trong suốt quá trình điều trị.


11.Tật đẩy lưỡi
Một vài bệnh nhân sẽ có tật đẩy lưỡi. Tật đẩy lưỡi có thể ra trước hoặc
sang bên, trong đó hay gặp đẩy ra trước hơn. Thông thường, lưỡi không
chạm vào mặt trong của răng khi nuốt. Đỉnh lưỡi thường đặt vào khoảng từ
nhú khẩu cái đến răng cửa trên, trung điểm của lưỡi sẽ nâng lên đẩy vào
vòm miệng, khi các răng cắn vào nhau, có một phản xạ co để nuốt viên
thức ăn ở phía sau.
Bài kiểm tra đẩy lưỡi phía trước là:
1.

Ngậm một ngụm nước nhỏ.

2. Cắn các răng vào nhau khi môi mở.
3. Nuốt

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 1 - Tuần 2: Khám Lâm sàng!

PAGE

14

Bệnh nhân có tật đẩy lưỡi phía trước sẽ:
• Không thể giữ được môi mở.
• Nghiêng đầu ra sau để giữ nước khỏi tràn ngoài.
• Phun nước giữa các răng ra trước. Thường xảy ra với trẻ nhỏ.

Một bài tập rất tốt cho bệnh nhân có tật đẩy lưỡi ra trước (đặc biệt có
kèm cắn hở hoặc overjet phía trước quá mức) là:
1.

Ngậm một ngụm nước nhỏ.

2. Cắn các răng với nhau và để môi mở.
3. Nuốt bằng cơ họng. Nói với bệnh nhân giữ tay lên cổ họng khi tập bài
tập này để cảm giác được sự co của cơ.
❖ Bạn cũng hay thử kiểm tra và luyện tập bài tập này!

12.

Khớp thái dương hàm:

Các trường hợp có loạn năng khớp thái dương hàm cũng được điều trị
trong hệ thống chỉnh nha SSO. Trách nhiệm của bạn là ghi lại những tình
trạng trước thời điểm khám vào mẫu bệnh án. Thông thường, chỉnh nha
đúng cách sẽ cải thiện chức năng TMJ. Tuy nhiên, khi điều trị nhiều ca rồi,
vài người sẽ đổ lỗi cho bạn gây ra các vấn đề về khớp. Tình trạng khớp
trước điều trị có thể vì chỉnh nha mà trầm trọng hơn, bạn cần điều trị để
khớp cắn dễ chấp nhận. Tuy nhiên, điều khác biệt giữa "bác sỹ đã gây ra
bệnh cho tôi" là ở chỗ bạn không ghi các vấn đề trước khi chỉnh nha vào
bệnh án. Đối với SSO điều trị một ca bệnh có các vấn đề về TMJ được xem
là có thể ngay từ khi bạn bắt đầu tham gia SSO. Cần phải chắc chắn rằng
bệnh nhân không yêu cầu chỉnh nha để cải thiện hoặc điều trị được vấn đề
khớp của họ. Những trường hợp này là "bệnh nhân có vấn đề về khớp thái
dương hàm cần điều trị chỉnh nha". Bạn sẽ có thể điều trị những trường
hợp như vậy, nhưng nên trì hoãn sau khi bạn đã học SSO được 2 năm.


Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×