Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 129 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỀN THỊ KIỀU TRANG

KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH
KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN (NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Những khó khăn của người đồng tính
nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân” (Nghiên cứu
trường hợp tại quận Hà Đông - thành phố Hà Nội) là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các biên bản phỏng vấn sâu, số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát mà tôi dẫn
chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực địa từ tháng 06 đến tháng 11 năm
2016 tại thành phố Hà Nội.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2017
Học viên



Nguyễn Thị Kiều Trang

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa
học: Tiến sĩ Đỗ Thị Vân Anh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn Học viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá
trình theo học ở đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo - những người đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo tham gia Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn
đã có những ý kiến hết sức quý báu để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và nhân dân thành phố Hà Nội vì đã tạo
điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và những người thân yêu của tôi
đã ủng hộ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận
văn.
Học viên

Nguyễn Thị Kiều Trang

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ....................................................................... vii
DANH MỤC HỘP ............................................................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................12
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .............................................................13
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..............................................................18
7. Cơ cấu của luận văn ................................................................................................19
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................20
1.1. Khái niệm làm việc ..............................................................................................20
1.2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài .......................................................................23
1.3. Nhận diện về người đồng tính nữ tại Việt Nam ..................................................28
Chương 2. KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ
TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN: TIẾP
CẬN TỪ HƯỚNG NHÌN CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH ..............................31
2.1 Những khó khăn mang lại từ phía cộng đồng sinh sống (bạn bè/ thầy cô/ hàng
xóm/ đồng nghiệp) ................................................................................................31
2.2. Thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ ..............................35
2.3. Khó khăn từ dư luận xã hội, truyền thông, báo chí với quá trình công khai xu
hướng tính dục của người đồng tính nữ ...............................................................38
2.4. Những khó khăn người đồng tính nữ gặp phải từ phía gia đình ..........................41


iii


Chương 3. KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ
TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN: TIẾP
CẬN TỪ HƯỚNG NHÌN BẢN THÂN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ ..............59
3.1. Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính
dục của mình .........................................................................................................59
3.2 Những khó khăn của người đồng tính nữ trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời.
..............................................................................................................................69
3.3 Những khó khăn khi comeout (công khai) của người đồng tính nữ......................74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................83
1. Kết luận...................................................................................................................83
2. Khuyến nghị ...........................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa
Nghĩa tương đương với “Công khai”, có nghĩa là quá trình

1


Comeout

nhận diện, thừa nhận xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của
mình và thể hiện, chia sẻ cho người khác biết.

2

ICS

3

ISEE

Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về
Tính dục
Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường
Lesbians Gays Bisexuals Transgender

4

LGBT

Chỉ nhóm người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và
chuyển giới tính.

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quan điểm cộng đồng về việc ai có thể là đồng tính nữ. ..................... 32
Bảng 2.2: Nhận thức của cộng đồng người đồng tính nữ..................................... 34
Bảng 2.3 Thái độ của gia đình đối với người đồng tính nữ ................................. 42
Bảng 2.4 Phản ứng của gia đình đối với người đồng tính nữ (20 người tiết lộ) .. 48
Bảng 3.1: Quan điểm người đồng tính nữ về xu hướng tính dục của bản thân.... 68
Bảng 3.2: Các vấn đề gặp phải trong lĩnh vực tình yêu của người đồng tính nữ . 69
Bảng3.3: Lý do người đồng tính nữ không hối hận khi tiết lộ xu hướng tính dục của
người đồng tính nữ ................................................................................................ 75
Bảng 3.4 Lý do người đồng tính nữ cảm thấy hối hận vì để người khác biết được xu
hướng tính dục của bản thân .................................................................................. 76
Bảng 3.5: Lý do người đồng tính nữ chưa lộ diện bản thân ................................. 79

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
(Sơ đồ 2.1: Mô hình nhận diện của Cass) ............................................................ 27
(Sơ đồ 2.2: Mô hình nhận diện rút gọn 3 giai đoạn) ............................................ 28
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người dân nhận biết về thuật ngữ đồng tính nữ ...................... 31
Biểu đồ 2.2: Thái độ của cộng đồng với người đồng tính nữ............................... 36
Biểu đồ 2.3: Nhận thức của cộng đồng về việc người đồng tính nữ công khai xu
hướng tính dục. ...................................................................................................... 37
Biểu đồ 2.4: Lý do người đồng tính nữ lo sợ tiết lộ xu hướng tính dục cho gia
đình biết ................................................................................................................ 44
Biểu đồ 3.1: Tâm trạng của người đồng tính nữ tại thời điểm lần đầu tiên nhận diện
bản thân là người đồng tính. .................................................................................. 60
Biểu đồ 3.2: Độ tuổi phát hiện xu hướng tính dục của đồng tính nữ ................... 63
Biểu đồ 3.3: Thời gian chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ .... 64
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm người đồng tính nữ tham gia nghiên cứu về việc comeout.74
Biểu đồ 3.5: Lý do muốn comeout của người đồng tính nữ................................. 77


vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1 Sự phản ánh đa chiều từ các kênh truyền thông giúp cộng đồng biết và
hiểu hơn về người đồng tính nữ ........................................................................... 40
Hộp 2.2: Phản ứng của gia đình khi người đồng tính nữ công khai xu hướng tính
dục của bản thân ................................................................................................... 43
Hộp 2.3 Áp lực từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ khi công khai xu
hướng tính dục của bản thân................................................................................. 45
Hộp 2.4 Người đồng tính nữ phủ nhận thông tin với các thành viên trong gia đình
.............................................................................................................................. 46
Hộp 2.5 Bố mẹ từ chối tham gia phỏng vấn vì không muốn tin con mình là đồng
tính nữ ................................................................................................................... 47
Hộp 2.6 Nỗ lực từ gia đình kỳ vọng hôn nhân với người khác giới .................... 50
Hộp 2.7 Quá trình phát hiện và chấp nhận con là đồng tính nữ từ phía gia đình . 52
Hộp 2.8 Người đồng tính nữ phải trải qua những khắc nghiệt tâm lý trước khi
được gia đình chấp nhận........................................................................................ 53
Hộp 2.9 Những trăn trở mà gia đình gặp phải từ áp lực của cộng đồng khi có con
là người đồng tính nữ ........................................................................................... 55
Hộp 3.1 Người đồng tính nữ gặp khó khăn trong chuyện tình cảm khi chính bản
thân chưa chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân ......................................... 62
Hộp 3.2: Bản thân người đồng tính chưa xác định chính xác xu hướng tính dục của
mình ...................................................................................................................... 66
Hộp 3.3 Người đồng tính nữ cảm thấy đơn độc trong chuyện chia sẻ ................. 73

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đồng tính, song tính, chuyển giới được
xem như một xu hướng tính dục độc lập bên cạnh xu hướng di tính. Tuy không thể
thống kê một cách chính xác nhưng các nhà khoa học ước tính cộng đồng người này
chiếm khoảng 3% dân số một nước. Tỷ lệ này gần như không thay đổi giữa các quốc
gia, thời đại hoặc nền văn hóa.
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, xã hội ngày càng phát triển,
cách nhìn nhận của con người về cuộc sống ngày càng thay đổi.Theo báo cáo của
Trung tâm Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của người Đồng tính, Song tính và Chuyển
giới (ICS) tổ chức nhân ngày Thế giới chống kỳ thị người Đồng tính, Song tính và
Chuyển giới đưa ra: Tính theo “tỷ lệ an toàn” đã được nhiều nhà khoa học thừa
nhận với mức 3%, Việt Nam hiện có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và lưỡng
tính trong độ tuổi 15-59; đa phần trong số họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả
bạo lực. Họ cũng phải chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân
và chăm sóc sức khỏe.Đặc biệt, đối với một nhóm người thiểu số song tính, đồng
tính, chuyển giới cộng đồng người Việt Nam chưa thực sự có cái nhìn cởi mở và coi
họ là những người bình thường. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế
và Môi trường (iSEE), trước năm 1994 trên Thế giới vẫn quan niệm rằng, đồng tính
là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh lệch lạc giới tính và có liên quan đến các biểu
hiện suy đồi đạo đức. Thậm chí một số quốc gia còn liệt đồng tính thuộc bệnh tâm
thần và cần theo dõi đặc biệt.Tại những nước theo đạo Hồi, đồng tính là vấn đề
không thể khoan dung. Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị
trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình dục khác biệt. Tuy nhiên, sự
phân biệt đối xử với người đồng tính không chỉ xảy ra ở những quốc gia Hồi giáo
Trung Đông mà ngay cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt
đối xử với người đồng tính luyến ái vẫn còn tồn tại. Theo điều tra của Viện nghiên
cứu dư luận xã hội Mỹ, 41% dân số Mỹ cho rằng nếp sống của người đồng tính
luyến ái mâu thuẫn với nếp sống của những cư dân còn lại. Sự miệt thị và ghê sợ


1


người đồng tính luôn đi kèm với nhau mà hậu quả là hàng năm ở Mỹ có hàng chục
người đồng tính luyến ái bị sát hại. Người ta nhận thấy tất cả những trường hợp trên
đều chứa đựng chung một yếu tố là thành kiến chống lại sự bất thường về giới và xu
hướng tình dục của những người đồng tính.
Từ sau năm 1994, các nhà khoa học đã nhận ra sai lầm của mình nên từ đó
đồng tính luyến ái không bị coi là bệnh. Họ nhận ra rằng đây là một hiện tượng, một
thiên hướng tình dục bình thường. Sự thay đổi về nhận thức tại các quốc gia trên
Thế giới, đặc biệt là những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... đã góp phần
tạo nên cách nhìn đúng đắn hơn về những người đồng tính nói riêng và cộng đồng
LGBT nói chung. Mặc dù vậy, một thực tế vẫn đang tồn tại ở Việt Nam là chúng ta
vẫn chưa thực sự hiểu rõ về thế nào là đồng tính, song tính, chuyển giới... Theo kết
quả thống kê năm 2010 tại Việt Nam của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (iSEE), 67,25% trong tổng số 3.231 người đồng tính trả lời hoàn toàn bí mật
hoặc gần như bí mật về bản dạng giới của mình. Hai lý do chính để người đồng tính
muốn giữ bí mật xu hướng tình dục là lo sợ bị xã hội kỳ thị (41%) và gia đình
không chấp nhận (39%). Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, xu hướng hội nhập và giao lưu với văn hóa phương Tây,.... Đặc biệt, việc kết
hôn giữa người cùng giới tính trong Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam đã được
sửa đổi kể từ ngày 1/1/2015, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới
tính” nhưng có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính” (khoản 2 Điều 8). Đây là động lực rất lớn dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ
trong thái độ, hành vi của nhiều người dân đối với nhiều vấn đề của xã hội, đặc biệt
bản thân những người đồng tính, song tính, chuyển giới đã mạnh mẽ đứng lên đòi
quyền con người và quyền được đối xử bình đẳng trong xã hội. Mặc dù vậy, họ vẫn
chịu nhiều áp lực, khó khăn.
Khác với người đồng tính nam, được biết đến và nhận hỗ trợ nhiều hơn trong
xã hội, người nữ yêu nữ dám đối mặt và tiết lộ về bản thân không nhiều. Các nghiên

cứu, bài viết về người đồng tính nói chung, nữ đồng tính nói riêng đã chỉ ra những
áp lực, định kiến từ phía xã hội dành cho nhóm người này vẫn còn không ít. Thành

2


phố Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh,văn minh và
hiện đại nhất. Nơi tập hợp rất nhiều những người đồng tính nữ đã và đang mong
muốn được khẳng định xu hướng tính dục của bản thân với cộng đồng và xã hội. Đề
tài chọn nghiên cứu trường hợp tại địa bàn này với mong muốn tập trung nhìn nhận
những khó khăn mang lại đối với người nữ đồng tính. Với mục tiêu nhằm làm rõ
câu hỏi: Theo cách nhìn nhận của những người nữ đồng tính hiện nay, họ phải đối
mặt với những khó khăn nào? Những nhóm người khác nhau trong xã hội nhìn nhận
sao về những khó khăn của họ? Khó khăn nào ảnh hưởng tới cuộc sống của người
đồng tính nữ? Trong những khó khăn gặp phải, trở ngại nào khiến họ có cảm giác
khó vượt qua nhất?....Sự kỳ thị nguy hiểm ở chỗ, nó không chỉ biến một nhóm
người thành nạn nhân mà nó biến cả xã hội thành thủ phạm, khi người ta phân tách
nhóm, tạo ra đặc quyền của đa số và đong đếm phẩm giá từng người dựa trên việc
người đó khác biệt so với số đông như thế nào, và bình thường hóa, biến nó thành
sự hiển nhiên, tiêu chuẩn. Với mong muốn được góp phần giảm bớt sự kỳ thị từ xã
hội với người đồng tính nữ, tác giả đi đến thực hiện đề tài “Khó khăn của người
đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân”.
(Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước thuộc lĩnh vực đề tài
Trên thế giới, hiện tượng đồng tính luyến ái đã xuất hiện từ lâu cùng với sự
phát triển của loài người. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, những năm 60 của thế kỷ XX là
thời kỳ phong trào “giải phóng” của người đồng tính luyến ái, đấu tranh đòi quyền
bình đẳng trong xã hội cũng như vượt qua những chỉ trích của cộng đồng. Đây cũng
là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của phong trào nữ quyền. Và dường như cũng có

sự thay đổi trong mức độ cởi mở khi bàn luận về đồng tính luyến ái, cũng như sự
đồng cảm tăng lên với những người thuộc “thế giới thứ ba”.
Mặc dù các nhà thơ, các nhà triết học đã quan tâm tới tình yêu và sự ân ái của
con người từ lâu nhưng việc nghiên cứu một cách nghiêm túc hoạt động tình dục trên
cơ sở khoa học lại được tiến hành gần đây. Năm 1886, tác giả Kraphata Ebionzo (Áo)
đã xuất bản cuốn “Những rối loạn tình dục” được coi là cuốn sách nghiên cứu về tình

3


dục đầu tiên. Đây là cuốn sách liệt kê lại những biểu hiện tình dục đa dạng, chủ yếu là
những hiện tượng rối loạn tình dục. Nhờ đó mà hiểu được những trạng thái như: rối
loạn tình dục, hiếp dâm, tình dục bạo lực,.....Những khái niệm như khiêu dâm, kích
dục thị giác, tình dục kiềm chế, ức chế tình dục đã được ông đưa ra cách đây một
trăm ba mươi năm.
Sau K.Ebionzo có rất nhiều công trình nghiên cứu hiện tượng tình dục đồng
giới theo quan điểm tiến bộ. Nhiều nhà nghiên cứu coi tình dục đồng giới (hay còn
gọi là “đồng tính luyến ái” như một hiện tượng bẩm sinh. Từ thời Cơ đốc giáo, tình
dục đồng giới đã bị xem như một hiện tượng phóng đãng, quái đản, một sự suy sụp
về nhân cách hay là một biến chứng của bệnh ngứa. Từ sau nghiên cứu của
K.Ebionzo, nhiều nhà khoa học đã có cách nhìn khác và không lên án nhu cầu của
người đồng tính luyến ái.
Người có công thúc đẩy tình dục học phát triển là nhà tâm lý S.Freud, người
sáng lập ra ngành phân tâm học. Ngay từ đầu thế kỷ này ông đã xem xét những
nhân tố xã hội trên cơ sở môi trường con người sinh sống, lý giải những hành vi con
người bằng những vận động thầm kín của đời sống tâm lý. Năm 1905, ông xuất bản
tác phẩm “Ba bài thảo luận về tình dục”. Một số quan điểm của ông cho đến nay
vẫn giữ nguyên giá trị khoa học. Tuy nhiên, do chỉ dựa vào quan sát y học, ông đã
đã đưa ra nhiều quan điểm cực đoan, không đủ sức đứng vững trước sự phát triển
của khoa học hiện nay.

Một bước nhảy vọt của nữa của khoa học nghiên cứu về tình dục là những
nghiên cứu của A.C.Kinsey và cộng sự của ông. Tuy là giáo sư động vật học nhưng
Kinsey là người đầu tiên nghiên cứu tình dục từ góc độ xã hội học. Năm 1948, ông
đã xuất bản cuốn sách “Ứng xử tình dục của đàn ông” với số lượng 200.000 nghìn
cuốn và tiêu thụ hết trong vòng 2 tháng. Lý do hấp dẫn của cuốn sách rất đơn giản:
Lần đầu tiên công bố số liệu cụ thể về đời sống tình dục nghiêm túc và ðýợc lý giải
một cách khoa học.
Trước cuốn sách đó, không ai biết chuyện thủ dâm phổ biến tới mức độ nào,
bao nhiêu phụ nữ, đàn ông nếm trải tình dục đồng giới, bao nhiêu phần trăm phụ nữ
biết từ 5 bạn tình trở nên. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là cuốn sách còn công bố

4


bao nhiêu phần trăm các cặp bạn tình kích thích tình dục bằng miệng, trong khi thời
ấy người ta vẫn coi phương pháp kích thích này là sự đồi bại. Dưới tác động của
những số liệu điều tra, xã hội học buộc phải thay đổi một số quan niệm.
Sau khi xuất bản, cuốn sách đã phân chia dư luận thành hai khối: tán thành
và phản đối việc công bố các số liệu khách quan đó. Giới thầy tu, chính khách phản
đối việc lưu hành cuốn sách. Họ tuyên bố rằng, Kensey đã phá vỡ nền tảng luân lý
Mỹ, rằng những hoạt động tương tự như vậy sẽ làm suy sụp xã hội Mỹ, thực ra ông
đang phê phán xã hội Mỹ. Tuy nhiên, những con số công bố chỉ có ý nghĩa lịch sử
vì nó chỉ phản đời sống thực trạng Mỹ những năm 40 của thế kỷ XX.
Năm 1968, hai nhà nghiên cứu Phordo và Bach (Tiệp Khắc) công bố cuốn
sách nổi tiếng “Những hình thái tình dục”. Hai ông đã tiến hành so sánh hoạt động
tình dục của từng dân tộc và chủng tộc khác nhau, bổ sung thêm những thông tin mới
về dịch học và sinh lý học. Hai ông đã khẳng định rằng, các hình thức hoạt động tình
dục không đơn thuần nảy sinh từ trạng thái hooc môn của cơ thể mà còn từ những
yếu tố tâm lý xã hội.
Từ những nghiên cứu rất nghiêm túc của khoa học về đời sống tình dục của

các nhà khoa học, đặc biệt là những nghiên cứu theo góc độ xã hội học về vấn đề
này đã giúp các cặp đồng tính luyến ái có cơ hội dần được khẳng định xu hướng
tính dục của bản thân trước dư luận xã hội. Đặc biệt là đối với nữ giới vẫn còn gặp
rất nhiều khó khăn, liệu họ có được cộng đồng chấp nhận khi gia đình vẫn thực sự
là một nền tảng của xã hội.
2.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực đề tài
Dù có được chấp nhận hay không thì người đồng tính nữ nói riêng và cộng
đồng LGBT vẫn tồn tại trên toàn thế giới và Việt Nam. Trong khi thế giới tiếp cận
với cộng đồng người này từ khá sớm thì ở Việt Nam, đây vẫn là một vấn đề nghiên
cứu khá mới mẻ và mới được tiếp cận nghiên cứu trong những năm gần đây.
Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin
chính thống về LGBT cũng như được sự quan tâm đặc biệt của những nhà hoạch
định chính sách. Mặc dù có khá nhiều tài liệu liên quan đến giới tính thứ ba, nhưng

5


trong phạm vi này, nghiên cứu sẽ chú trọng đến những tài liệu liên quan trực tiếp về
mặt nội dung, phương pháp, cách tiếp cận và đặc biệt là tính giá trị khoa học của tài
liệu.
Nghiên cứu : “Có phải vì tôi là LGBT”-Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng
tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam (Lương Thế Huy ,Phạm Quỳnh Phương,
ISEE,2015). Trong nghiên cứu này, 2363 người trên 63 tỉnh thành Việt Nam đã trả
lời hoàn thiện bảng hỏi trực tuyến, cùng với 10 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân, hai
cuộc thảo luận nhóm với tổng cộng tám người lựa chọn ngẫu nhiên từ những người
đã trả lời bảng hỏi trực tuyến về những trải nghiệm phân biệt đối xử, quấy rối và
bạo lực bởi vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ. Gia đình, trường học, nơi
làm việc lần lượt là ba môi trường xảy ra nhiều sự phân biệt đối xử với người
LGBT nhất [tr14].
Ép buộc thay đổi ngoại hình, cử chỉ (62.9%) và la mắng, gây áp lực (60.2%)

là các hành vi phổ biến nhất mà người LGBT gặp phải trong gia đình của mình. Các
hành vi bạo lực như bị nhốt, cầm giữ, ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình, bị đánh
đập chiếm khoảng 13-14% tổng số người tham gia khảo sát. Gần 30% người từng bị
từ chối việc làm vì là người LGBT. Đặc biệt, tỷ lệ người chuyển giới bị từ chối khi
xin việc (59.0%) cao gấp ba lần so với nhóm đồng tính và song tính (19.6%). Người
chuyển giới cũng bị phân biệt đối xử trong việc trả lương hay thăng tiến, khiến họ
thường chỉ giữ các vị trí cấp thấp, cơ bản mà khó giữ các vị trí quản lý hoặc cao
hơn, [tr14]. Cứ bốn người LGBT thì có một người từng nghe, nhìn thấy những nhận
xét, hành động tiêu cực từ các nhân viên y tế. Sự phân biệt đối xử của môi trường y
tế tập trung vào việc phớt lờ các quy trình y tế chuẩn mực như tò mò quá mức về
chuyện cá nhân, nhận lời khuyên không liên quan tới việc khám, điều trị và xúc
phạm bằng lời nói. Các nhu cầu đặc thù của người chuyển giới cũng chưa được lưu
ý, là lý do khiến tỷ lệ người chuyển giới tìm đến hỗ trợ y tế thấp hơn so với các
nhóm còn lại. Người LGBT cũng trải qua sự từ chối hay gây khó khăn khi điều trị
bởi nhân viên lễ tân, y tế trong hai trường hợp là điều trị cấp cứu (5.4%) và khám
chữa bệnh thông thường (7.9%), đây là những hành vi có khả năng gây ảnh hưởng

6


nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác,[tr16]. Kết quả cho thấy ở những không
gian công cộng càng phổ biến thì lại càng có tỷ lệ người LGBT trải qua phân biệt
đối xử cao hơn: nhà vệ sinh (28.7%), phòng thay đồ, phòng tắm (25.0%), địa điểm
giải trí (24.4%), nơi mua sắm (23.9%) hay nhà hàng, quán cà phê (21.9%). Một nửa
người LGBT từng có người yêu tránh nắm tay hay thể hiện tình cảm nơi công cộng
vì lo sự bị xúc phạm, đe dọa. Đây là con số trung bình so với nhiều nước trên thế
giới, ,[tr17].
Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra một cách rất chi tiết những khó khăn của cộng
đồng người LGBT gặp phải trong giai đoạn hiện nay của đất nước, cùng với đó là
sự kêu gọi xã hội hãy bảo vệ thay vì kỳ thị phe thiểu số là người LGBT, bởi “Việc

người chuyển giới được sống đúng với giới tính mình mong muốn, giải phóng xã
hội khỏi định kiến ép mình vào những chiếc hộp về giới, rằng một ngày sống được
là chính mình ý nghĩa hơn nhiều cả một đời luôn sống theo ý người khác. Việc
người song tính, đồng tính được kết hôn với người họ yêu, gửi thông điệp đến xã hội
rằng tình yêu quan trọng như thế nào để hai con người có thể sống với nhau, cái gì
sẽ thật sự khởi tạo, duy trì và chấm dứt tình yêu”, [tr91].
Nghiên cứu Khát vọng được là chính mình - Người chuyển giới ở Việt Nam,
những vấn đề thực tiễn và pháp lý (Phạm quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai
Thanh Tú, ISEE.2012). Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu nhóm chuyển giới
(những người cảm thấy bản dạng giới không hoàn toàn trùng khớp với giới tính sinh
học của họ, bao gồm cả người đã hoặc chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính) ở Việt
Nam, tìm hiểu đặc thù của cả hai nhóm chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) và từ nữ
sang nam (FTM), cũng như những vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Báo cáo đồng
thời cũng đưa ra các khuyến nghị về mặt xã hội và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu
của người chuyển giới và thay đổi nhận thức xã hội về nhóm chuyển giới nói riêng,
LGBT nói chung,[tr6].
Người chuyển giới thường trải qua quá trình bối rối trong việc nhận diện bản
dạng giới của chính mình cũng như đối mặt với những quyết định chuyển đổi
(transition) khó khăn liên quan đến sử dụng hooc-môn, phẫu thuật và công khai thể

7


hiện giới. Xu hướng thích người dị tính khiến tình yêu của người chuyển giới
thường rơi vào tình huống bi kịch, tổn thương khi họ bị từ chối, hoặc bị lợi dụng về
vật chất và tình dục. Điều nghịch lý là tình yêu của họ vẫn bị xã hội xem là tình yêu
đồng giới nên không được thừa nhận và không có tương lai. Người chuyển giới đã
và đang phải chịu sự kỳ thị, nạn bạo hành và phân biệt đối xử chỉ vì khao khát của
họ được là chính mình. Chỉ vì muốn được sống thật với bản dạng giới của mình mà
sự kỳ thị đeo đuổi họ từ trong gia đình, ngoài lối xóm, trong trường học, cơ sở khám

chữa bệnh, cho đến ra ngoài xã hội, các không gian công cộng, nơi làm việc..vv. Sự
bất công này khiến người chuyển giới - rất nhiều người có tài năng và nghị lực - bị
ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tâm thần, bị rủi ro cao về sức khỏe, không có cơ
hội tìm kiếm việc làm và đóng góp hữu ích cho xã hội. Những người đã trải qua
phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn cũng phải sống khép mình, xa lánh cộng
đồng vì sợ bị phát hiện quá khứ của mình là người chuyển giới. Thân phận yếu thế
bội phần của người chuyển giới càng thêm nặng nề khi họ bị định kiến từ ngay
trong các nhóm LGB khác, những người có cùng cảnh ngộ với họ trong sự đối mặt
với định kiến xã hội để được là chính mình, nhưng lại thiếu sự hiểu biết, tương trợ
và thông cảm lẫn nhau. Sự thiếu kết nối và tương tác đó khiến người chuyển giới
càng thêm cô lập và do đó, càng phải đối diện với nhiều bất công và bất bình đẳng
[tr81,82].
Nghiên cứu đã chỉ ra rất chi tiết những khó khăn của người chuyển giới trong
quá trình tìm lại giới tính thật của họ. Tuy nhiên khách thể nghiên cứu mới chỉ gói
gọn trong phạm vi của người chuyển giới. Nghiên cứu này sẽ góp phần mở rộng
khách thể với người đồng tính nữ, để nhận diện những khó khăn từ phía khách quan
lẫn chủ quan trong của họ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản
thân.
Nghiên cứu: Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và
báo mạng” (ISEE, 2011 ). Được thực hiện trên cơ sở tập hợp 502 bài báo về người
đồng tính và các vấn đề liên quan đăng trên 4 báo in gồm Thanh Niên, Tuổi trẻ,
Tiền Phong, Công An Nhân Dân và 6 báo mạng.Đây là những bài báo được đăng

8


trên các báo vào 3 năm: 2004,2006 và 2 quý đầu năm 2008. Nghiên cứu chỉ ra góc
nhìn về người đồng tính dưới con mắt của truyền thông. Cụ thể, là hình ảnh được
phác họa của người đồng tính dưới cách nhìn của truyền thông với hầu hết những
cách nhìn méo mó, không chính xác ngay từ việc sử dụng các khái nhiệm liên quan

tới người đồng tính. Cụ thể, theo thống kê của nghiên cứu trong số 312 bài viết có
đề cập tới vấn đề tâm lý - xã hội của nhóm đồng tính thì có tới 23% đề cập tới bản
năng tình dục của cộng đồng người này. Về vấn đề tình dục, bên cạnh việc nhấn
mạnh quá mức nhu cầu tình dục của người đồng tính, các nhà truyền thông thiên về
quan niệm hành vi tình dục đồng giới và cả xu hướng tình dục đồng tính là đáng lên
án, đáng ghê tởm, không an toàn, là lối sống trụy lạc. Mặt khác, nhà truyền thông
bằng cách phản ánh của mình đã truyền thông điệp mà người đọc nhận được là
người đồng tính dường như không có gì khác ngoài tình dục - họ có nhiều bạn tình
với đời sống tình dục nhiều hiểm hoạ, còn tình yêu lâu dài thì không tồn tại. Những
thông điệp nhưvậy đã góp phần tạo ra và củng cố hình ảnh tiêu cực của người đồng
tính trong mắt công chúng. Tiếp đó, nhận định về nhân cách - đạo đức của người
đồng tính, những người làm truyền thông cũng thiên lệch khi định hướng dư luận
theo suy nghĩ đồng tính có nhân cách - đạo đức phần nhiều không tốt. Theo nghiên
cứu chỉ ra: Những nhu cầu chủ yếu của người đồng tính lại được phản ánh mang
tính chất khá chủ quan như khi nhắc tới nhu cầu về con cái, dường như ít được nhắc
tới, nếu nhắc tới không coi đây là quyền lợi mà coi như là một kết thúc bi lụy của
mối tình đồng tính. Thực tế, nhu cầu về con cái theo như khảo sát của Viện nghiên
cứu xã hội , Kinh tế và Môi trường thì đây lại chính là nhu cầu chính. Nghiên cứu
đã thống kê trên các kênh truyền thông: nhu cầu của người đồng tính được đề cập
tới nhiều nhất là nhu cầu tình dục, kế tới là kết hôn, nhu cầu thể hiện bản thân, nhu
cầu được tôn trọng...các nhu cầu về con cái, lao động, giao tiếp ít được nhắc tới.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, giới truyền thông trong quá trình phản ánh hình ảnh
của người đồng tính đã sử dụng những cách thức đưa tin tạo hình ảnh sai lệch về
người đồng tính như sử dụng ngôn ngữ làm tăng định kiến đối với nhóm đồng tính,
cố gắng giải thích nguyên nhân của đồng tính mà thực chất, đồng tính không phải là

9


bệnh, vốn tự nhiên như những người dị tính khác trong xã hội. Nhìn chung, số

lượng bài viết mang mức độ kỳ thị khá cao trong thời điểm mà nhóm nghiên cứu
thực hiện vào năm 2011.
Như vậy có thể thấy, thông qua nghiên cứu này, đã phần nào thấy được áp
lực và sự định hướng dư luận thiếu thiện cảm từ phía những nhà truyền thông dành
cho người đồng tính, phần nào thấy được sự khó khăn trong việc đối mặt với cộng
đồng chung sống của những người đồng tính. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu,
mới chỉ tập trung nhìn nhận dưới góc độ truyền thông về người đồng tính, đây mới
chỉ là một phần, một khía cạnh trong việc nhìn nhận, tìm hiểu góp phần vào những
nghiên cứu về cộng đồng LGBT nói chung và nữ đồng tính nói riêng.
Nghiên cứu Sống trong một xã hội dị tính - Câu chuyện của 40 người nữ yêu
nữ (ISEE,2009 ).Phần Quan hệ với cha mẹ được công bố ngày 26/7/2009 cho thấy
Đa số những người "nữ yêu nữ" đều cố gắng giấu cha mẹ về tình trạng của mình để
tránh cho cha mẹ khỏi buồn, sốc. Lo sợ những phản ứng tiêu cực từ cha mẹ, gia
đình mình nên họ thường che giấu tình yêu của mình bằng "bình phong" là người
yêu nam giới song song với tình yêu nữ giới, bằng ngoại hình nữ tính, giấu các mối
quan hệ trong xã hội. Rất ít người chủ động nói về việc mình yêu một cô gái khác vì
điều này rất khó khăn, cần có sự quyết định táo bạo của cả hai cô gái mặc dù họ
mong muốn được sống thật. Điều này vô tình tạo cho những người "nữ yêu nữ" một
gánh nặng tâm lý khá lớn. Ở một số gia đình, tuy các bậc sinh thành đã biết về tình
yêu nữ giới của con nhưng họ cũng giấu điều này với những người xung quanh mặc
dù đã chấp nhận người yêu của con gái là một cô gái khác. Tuy vậy, phần lớn các
bậc phụ huynh khi biết con gái mình yêu nữ giới đều có những phản ứng mạnh mẽ
và cố gắng hướng con đến cuộc sống bình thường như những cô gái khác bằng việc
khuyên nhủ hoặc thúc giục con từ bỏ cô gái kia, tìm kiếm người nam giới cho con
kết bạn, tiến tới hôn nhân. Nhiều bậc phụ huynh coi việc con gái bị đồng tính còn
kinh khủng hơn nghiện ma túy hoặc mại dâm. Cũng có người trong số 40 đối tượng
nữ yêu nữ tham gia nghiên cứu đã kết hôn với nam giới để thuận theo ý muốn của
cha mẹ và đã có con, nhưng cuộc sống không hạnh phúc. Nghiên cứu đã hướng tới

10



đối tượng là người nữ yêu nữ, tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ nhấn mạnh vào mối
quan hệ của người nữ yêu nữ với cha mẹ và cách thức họ vượt qua gia đình khi bị
phát hiện (chủ yếu là cố gắng làm người dị tính để che dấu xu hướng tình dục thật
của bản thân), chưa đi vào tìm hiểu những khó khăn từ những phía khác mà người
đồng tính gặp phải trong cuộc sống.
Báo cáo quốc gia Là người đồng tính,song tính, chuyển giới ở châu Á
(UNDP,USAID.2014). Báo cáo cho thấy mặc dù cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã
lớn mạnh trong những năm gần đây, nhiều người LGBT vẫn gặp phải sự kỳ thị và
phân biệt đối xử đáng kể trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, việc làm,
chăm sóc y tế, truyền thông và trong gia đình. Trong đó, những gia đình có con là
người đồng tính ở Việt Nam nói chung và Châu Á nói riêng vẫn có quan điểm rất
cực đoan, bảo thủ và phong kiến. Vì vậy họ rất khó chấp nhận khi con mình có xu
hướng tính dục và những biểu hiện lệch lạc so với chuẩn mực xã hội, từ đó dẫn đến
những phản ứng và hành động phản đối gay gắt, quyết liệt,[tr48]. Gia đình và xã hội
nói chung thường tiếp nhận những thông tin từ người đồng tính từ các phương tiện
truyền thông đại chúng, trong khi đó, như đã phân tích ở trên, rất nhiều báo đưa tin
sai lệch về cộng đồng giới tính thứ ba, dẫn tới những hiểu biết lệch lạc. Vì thế, họ sẽ
không có được nhận thức đúng đắn và toàn diện về thế giới này, không hiểu về xu
hướng tính dục và bản dạng giới nên khó để đồng cảm và chấp nhận.
Tính tới thời điểm hiện tại, cái nhìn về đồng tính nữ cũng có những thay đổi,
bản thân người đồng tính nữ trong cộng đồng cũng có những đổi thay hơn trước. Đề
tài nghiên cứu này muốn dựa trên những trăn trở, những mong ước bình dị còn để
ngỏ của người đồng tính nữ, góp thêm một cái nhìn về những rào cản mà họ phải
gánh trên đôi vai trong cuộc đời.
Nhóm tài liệu đặc điểm và khó khăn của người đồng tính từ nhiều góc độ
khác nhau đã bổ sung thêm hướng nhìn cho bản thân người nghiên cứu khi thực
hiện đề tài. Mỗi một nghiên cứu của các tác giả đã tạo nên một cách tiếp cận, phác
họa những rào cản mà người đồng tính nói riêng và cộng đồng người LGBT nói

chung gặp phải trong cuộc sống. Từ đó đã tạo tiền đề cho tôi có cái nhìn tổng quát

11


về những khó khăn của những xu hướng tính dục tự nhiên trong xã hội, và tập trung
vào dạng tính dục đồng tính nữ.
Tóm lại, những nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân đa số tập trung
vào đối tượng là đồng tính nam hoặc nghiên cứu tổng thể về người nữ yêu nữ. Mỗi
một đề tài, nghiên cứu đưa ra một hướng nhìn, một cơ sở nhìn nhận về cuộc sống và
cộng đồng người song tính, đồng tính và chuyển giới.. Chính vì vậy, dựa vào những
nền tảng trên, cùng với những câu hỏi, thắc mắc mang theo trong suốt quá trình tìm
hiểu, đọc, xem tài liệu, đề tài “Những khó khăn trong quá trình khẳng định xu
hướng tính dục của bản thân của người đồng tính nữ.” (Nghiên cứu trường hợp tại
quận Hà Đông - thành phố Hà Nội) sẽ tiếp tục đi sâu vào khai thác, tìm hiểu và giải
đáp những thắc mắc về khó khăn của người đồng tính nữ đang gặp phải hiện nay là
gì? Thực hiện đề tài muốn góp thêm một cái nhìn qua lăng kính khoa học về người
đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu này là nhận diện được những khó khăn của người đồng
tính nữ từ hai phía: Thứ nhất nhìn nhận những khó khăn từ chính bản thân người
đồng tính. Thứ hai, nhìn nhận những khó khăn này từ cộng đồng xã hộitại thành phố
Hà Nội.Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho cộng đồng và người đồng tính nữ
nhằm giảm bớt những khó khăn trong quá trình công khai xu hướng tính dục của
người đồng tính nữ nói riêng và người đồng tinh Việt Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu thực trạng khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng
định xu hướng tính dục của bản thân: Tiếp cận từ hướng nhìn cộng đồng, gia đình.

Tìm hiểu thực trạng khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng
định xu hướng tính dục của bản thân: Tiếp cận từ hướng nhìn bản thân người đồng
tính nữ.

12


Đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng về việc giảm thiểu những khó
khăn của người nữ yêu nữ trong xã hội khi họ muốn công khai về xu hướng tính
dục của bản thân.
3.3.Câu hỏi nghiên cứu
Theo cách tiếp cận từ hướng nhìn cộng đồng và gia đình, người đồng tính nữ
gặp phải khó khăn gì trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân?
Nhóm cộng đồng nào dễ dàng chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ?
Theo cách tiếp cận từ hướng nhìn bản thân người đồng tính nữ, quá trình
khẳng định xu hướng tính dục của bản thân gặp phải những khó khăn gì? Trong
những khó khăn gặp phải, trở ngại nào khiến họ có cảm giác khó vượt qua nhất?
3.4. Giả thuyết nghiên cứu
- Sự kỳ thị của cộng đồng là nguyên nhân chính dẫn tới việc người đồng tính
nữ giấu kín xu hướng tính dục của mình.
- Sự định hướng thông tin của truyền thông Việt Nam về người đồng tính nữ
chưa chính xác dẫn tới sự kỳ thị của cộng đồng về nhóm người này.
- Gia đình của người đồng tính nữ không dễ dàng chấp nhận xu hướng tính
dục của con em mình.
- Chính bản thân người đồng tính vẫn còn tự kỳ thị giới tính thực của mình
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu những khó khăn của người
đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân.
4.2. Khách thể nghiên cứu

- Những người nữ đồng tính sinh sống và làm việc/ học tập tại Hà Nội.
- Bạn bè, đồng nghiệp của những người đồng tính nữ tại Thành phố Hà Nội.
Gia đình của những người đồng tính nữ hiện đang sinh sống tại thành phố
Hà Nội.

13


4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Không gian nghiên cứu:
Đề tài xin phép mở rộng địa bàn nghiên cứu từ Quận Hà Đông - Thành phố
Hà Nội ra toàn địa bàn thành phố Hà Nội để đảm bảo tính đầy đủ của mẫu nghiên
cứu
4.3.2 Thời gian: Từ tháng 6/ 2015 - 11/2016.
Nội dung nghiên cứu:
Thứ nhất: Khó khăn từ bản thân người đồng tính
- Giai đoạn nhận diện xu hướng tính dục của bản thân.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời.
- Khi tiết lộ hoặc bị phát hiện xu hướng tính dục của bản.
Thứ hai: Khó khăn từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
- Khó khăn từ phía gia đình.
- Khó khăn từ quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, sự kỳ thị của xã hội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu này tổng hợp, phân tích tài liệu và sử dụng những nghiên cứu có
liên quan đến đồng tính luyến ái, là phương pháp được sử dụng để rút ra những thông
tin có sẵn cần thiết trong tài liệu để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dựa vào
các nguồn tài liệu sơ cấp của các tổ chức như iSEE, ISC, PFLAG… để có những
thông tin chính thức phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời tiến hành thu thập
các tài liệu, số liệu thống kê từ UBND Thành phố Hà Nội và các nguồi tài liệu khác.

5.2 Thu thập thông tin sơ cấp
5.2.1 Phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu)
Là phương pháp định tính, tiến hành phỏng vấn sâu 07 khách thể là người nữ
đồng tính trên địa bàn Hà Nội với nội dung về những khó khăn và cách thức đối
mặt, khắc phục khó khăn gặp phải trong cuộc sống của họ. Mục đích khi tiến hành
phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu rõ hơn về những cảm nhận, suy nghĩ của người đồng
tính nữ xoay quanh vấn đề đang nghiên cứu.

14


Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 3 gia đình có con là người đồng tính và 5
người bạn, đồng nghiệp trực tiếp làm việc với người đồng tính nữ với nội dung tìm
hiểu là nhận thức, thái độ và hành vi của họ đối với người đồng tính nữ.
Tên của người tham gia phỏng vấn sẽ được thay hoặc sử dụng tên dùng trong
giới của họ, đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật thông tin trong nghiên cứu.
Nội dung cơ bản của phỏng vấn bán cấu trúc:
- Thời gian, cảm nhận khi mới biết mình là đồng tính nữ .
- Mối quan hệ với gia đình như thế nào, những suy nghĩ của gia đình về
người đồng tính nữ và ngược lại.
- Những khó khăn khi tìm kiếm người yêu, bạn đời của người đồng tính nữ.
- Cảm nhận khi lộ diện xu hướng tính dục của bản thân.
5.2.2 Khảo sát bằng bảng hỏi (tự ghi)
Bảng hỏi là công cụ nghiên cứu chính trong việc thu thập thông tin, chỉ báo,
mức độ, các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Mục đích: Thu thập thông tin của cộng
đồng xã hội về những khó khăn trong quá trình khẳng định xu hướng tình dục của
người đồng tính nữ.
5.2.3 Mẫu khảo sát:
Nghiên cứu thực hiện trên 300 khách thể không bao gồm người đồng tính nữ,
gồm: sinh viên, phụ huynh, cán bộ công nhân viên chức và người đi làm tự do

(buôn bán, xe ôm,…) tại địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc điểm mẫu được thiết kế sau
quá trình nghiên cứu thử:
STT Tiêu chí
1

Giới tính

2

Trình độ học vấn

3

Độ tuổi

Nam
Nữ
THCS
THPT
Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng
Đại học/ Sau Đại học
Từ 15 - 25
Từ 26 - 35
Từ 36 - 45

15

Số lượng
157
143

12
16
132
140
40
220
40

Tỷ lệ (%)
53.5
46.5
4
5
41
48
20
60
20


5.2.4. Phương pháp xử lý thông tin:
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý thông tin thu thập được từ cuộc
khảo sát. Các số liệu định lượng sử dụng trong luận văn được rút ra từ cuộc khảo sát
này.
5.2.5. Phương pháp chọn mẫu
Để có thể mời được những người trả lời đến từ những khu vực khác nhau, có
thể cung cấp thông tin đa dạng và toàn cảnh hơn,cũng do nhóm khách thể nghiên
cứu có đặc thù riêng không thể sử dụng cách chọn mẫu thuận tiên, đề tài sử dụng
phương pháp chọn mẫu có chủ đích, áp dụng phương pháp chọn mẫu “Quả bóng
tuyết - Snowball-network sampling”.

- Phỏng vấn sâu 7 người đồng tính nữ: Đề tài bắt đầu chọn mẫu có chủ đích
từ một cá thể không ngẫu nhiên - một người đồng tính nữ từ cộng đồng “câu lạc bộ
đồng tính nữ”. Sau đó được sự giới thiệu của cá thể đó tới những người tiếp theo.
- Với nhóm bạn bè và gia đình của người đồng tính nữ, đề tài cũng sử dụng
phương pháp chọn mẫu “Quả Bóng tuyết” với cá thể ban đầu là người đồng tính nữ
đã đồng ý phỏng vấn, từ đó liện hệ với gia đình và bạn bè của họ.
Phương pháp trưng cầu ý kiến qua mạng Internet
Tiến hành trưng cầu ý kiến 50 người đồng tính nữ thông qua diễn đàn,
fanpage hoặc gửi đường dẫn phiếu trưng cầu tới từng địa chỉ mail cụ thể dưới sự
giúp đỡ của một vài thành viên trong nhóm “Động lực trẻ”. Trong quá trình gửi
đường dẫn khảo sát tới các khách thể, người viết đưa ra đề nghị người tham gia trả
lời phải thỏa mãn hai điều kiện: là người Việt Nam và đang sinh sống, làm việc tại
Hà Nội. Nếu thỏa mãn cả hai điều kiện cần đã nêu, người tham gia trả lời sẽ tiếp tục
thực hiện các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến.
Diễn đàn tiến hành gửi đường dẫn trưng cầu ý kiến là bangaivn.net đây là
diễn đàn lâu năm và có tiếng nói dành cho người đồng tính nữ nhất tại Việt Nam
hiện nay. Diễn đàn thu hút đối tượng tham gia trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 45.
Ngoài ra, còn tiến hành gửi đường dẫn lên các hội nhóm, diễn đàn của:

16


×