Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ TÀI: xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.18 KB, 16 trang )

A. Trình bày những bước cơ bản khi kiểm sát việc xử lý đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đồng nghĩa với việc Tòa án từ
chối không giải quyết vụ việc phá sản khi có căn cứ nhất định. Để hạn chế việc
trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không có căn cứ pháp luật và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, Luật Phá sản 2014 qui
định Tòa án phải gửi quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Viện
kiểm sát trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định ( Điều 35).
Theo đó, sau khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, kiểm sát viên phải căn cứ vào quyết định và đối chiếu qui định của Luật phá
sản để thực hiện các bước sau:
 Vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn
Khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Kiểm
sát viên phải tiến hành vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn nhằm xác định
được ngày nhận được quyết định để phục vụ cho công tác kiểm sát.
Khi vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Kiểm sát viên phải điền những thông tin về vụ việc phá sản và các thông tin liên
quan đến việc trả lại đơn yêu cầu. Cần sử dụng đúng loại sổ thụ lý kiểm sát việc
trả lại đơn, tránh bị nhầm sang loại sổ thụ lý khác như sổ thụ lý kiểm sát đơn, sổ
kiểm sát việc mở hay không mở thủ tục phá sản… Trước khi ghi vào sổ các
thông tin cần phải kiểm tra lại kỹ: số quyết định, lý do trả lại đơn, chủ thể nộp
đơn, ghi đúng ngày tháng năm… đảm bảo đúng chính tả, rõ ràng, tránh tẩy xóa
nhầm lẫn…
 Lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu
Kiểm sát viên phải lập hồ sơ kiểm sát về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản để theo dõi các vi phạm trong quá trình kiểm sát như : thời hạn gửi
quyết định, hình thức, nội dung quyết định. Trong hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các văn bản, các tài liệu có liên quan đến trả
lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và quyết định về việc trả lại đơn như : đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, công văn, giấy tờ, tài liệu khác liên quan… Các tài



1


liệu, giấy tờ này sắp xếp chúng theo trật tự nhất định và khoa học, có thể sắp xếp
theo thời gian, chủng loại văn bản…
Việc lập hồ sơ việc trả lại đơn yêu cầu mục đích theo dõi và quản lý toàn
bộ các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc trả lại đơn yêu cầu để có căn cứ
báo cáo lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị ( nếu có) hoặc lưu để theo dõi
và phục vụ công tác báo cáo thường xuyên tại đơn vị.
 Kiểm sát quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Kiểm sát xem xét, nghiên cứu quyết định trả lại đơn yêu cầu và kiểm tra
những nội dung sau:
- Kiểm tra nội dung quyết định trả lại đơn yêu cầu, đây là khâu rất quan trọng, đòi
hỏi Kiểm sát viên khi kiểm tra phải chú trọng nội dung nêu lý do trả lại đơn yêu
cầu, khi xác định lý do trả lại đơn yêu cầu, cần đối chiếu với nội dung vụ việc
trong đơn và tài liệu kèm theo xem có thuộc một trong các trường hợp được qui
định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản 2014, cần nêu rõ điểm nào với nội dung
cụ thể ra sao. Cụ thể:
• Người nộp đơn không đúng thẩm quyền qui định tại Điều 5 của Luật Phá sản,
gồm: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, Người lao động,
công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập
công đoàn cơ sở; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã...
Để thực hiện qui định này cần kiểm tra họ và tên, tuổi, quốc tịch, hộ khẩu
thường trú, chỗ ở hiện nay, trụ sở của người làm đơn yêu cầu để xác định người
làm đơn yêu cầu đúng thẩm quyền.
• Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản theo qui định tại Điều 34 Luật Phá sản 2013:
Khi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung qui định tại Điều
26,27,28,29 của Luật Phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân thông báo cho người

nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án ấn định,
nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông
báo. Trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể gia hạn không quá 15 ngày.
• Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán.
• Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu:

2


Việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo thủ tục trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án
nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án nhân dân ấn định thời
gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản hợp lệ. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về
việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản ( Khoản 1,2 Điều 37 Luật Phá sản năm 2014).
• Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường
hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản:
 Xác định và tập hợp các vi phạm pháp luật của Tòa án
Khi kiểm tra những vấn đề liên quan đến việc ra quyết định trả lại đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể phát hiện những vi phạm sau:
- Vi phạm thời hạn gửi quyết định trả lại đơn yêu cầu, thời điểm Viện kiểm sát
nhận được quyết định.
- Vi phạm về hình thức quyết định trả lại đơn yêu cầu : phần ký và quyết định
không đóng dấu; người ra quyết định không có thẩm quyền ( xem có đúng là
Thẩm phán được Chánh án phân công xem xét đơn hay không?).
- Vi phạm về nội dung: nêu rõ lý do trả lại đơn không đúng qui định.

- Vi phạm thẩm quyền xem xét giải quyết đơn yêu cầu.
- Vi phạm về nhận thức và áp dụng pháp luật không có căn cứ dẫn đến việc trả lại
đơn không đúng qui định pháp luật…
Sau khi xác định được các vi phạm, Kiểm sát viên phải tâp hợp các vi
phạm của Tòa án, ghi vào phiếu kiểm sát, chuẩn bị đề xuất hướng giải quyết,
báo cáo lãnh đạo Viện về những vấn đề sau:
-

Ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu
Thực hiện việc vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn
Xác định căn cứ pháp lý Tòa án áp dụng để trả lại đơn
Lý do trả lại đơn; thời hạn gửi quyết định trả lại đơn
Những vi phạm của Tòa án, nội dung những vi phạm đó, quan điểm
của Kiểm sát viên và đề xuất Lãnh đạo ra văn bản kiến nghị ( nếu có)
 Kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục

3


Đối với vụ việc phá sản, kiểm sát viên khi kiểm sát việc xử lý đơn yêu cầu
có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ để phát hiện ra sai phạm, từ đó đề xuất với lãnh
đạo viện để kiến nghị Tòa án xem xét, giải quyết. Đối với quyền kiến nghị của
Viện kiểm sát, được thực hiện trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp kiểm tra việc trả lại đơn của Tòa án nhân dân cùng cấp, nếu phát
hiện vi phạm các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản năm
2014 về các lý do trả lại đơn thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án
tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tòa án nhân dân cùng cấp có trách nhiệm xem xét, ra một trong các quyết định
sau:

• Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
• Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn
- Kiến nghị với Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu
phát hiện vi phạm ( việc ra quyết định giữ nguyên hoặc hủy quyết định trả lại
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không có căn cứ), kiểm sát viên phải đề xuất với
lãnh đạo Viện kiểm sát để giải quyết, kiến nghị với Chánh án tòa án nhân dân
cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc tiếp theo, Chánh án tòa án nhân dân cấp
trên trực tiếp phải xem xét kiến nghị của Viện kiểm sát và ra một trong các
quyết định: Giữ nguyên hoặc hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản và yêu cầu Tòa án nhân dân thụ lý đơn theo qui định của Luật phá sản.
Khi thực hiện những hoạt động trên, nếu phát hiện Tòa án vi phạm về thời
hạn gửi các quyết định hoặc không gửi quyết định cho Viện kiểm sát, hoặc thời
hạn giải quyết thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Tòa án gửi quyết định đó
đúng thời hạn và đồng thời yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết và trả lời kiến
nghị theo qui định tại Điều 35,36 Luật phá sản 2014 và Khoản 2 Điều 5 Luật Tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2. Kiểm sát việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

4


Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là bước đầu tiên mà Tòa án tiến
hành để mở ra trình tự giải quyết phá sản. Ở giai đoạn này, Thẩm phán có
nhiệm vụ xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh khả năng thanh toán của
doanh nghiệp để có căn cứ ra quyết định mở thủ tục phá sản hoặc quyết định
không mở thủ tục phá sản.
Vì vậy, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc thụ lý

đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng pháp luật, kịp thời. Theo đó, khoản 1 Điều
40 Luật Phá sản năm 2014 qui định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày
thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi nhận được thông
báo thụ lý đơn, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thực hiện một số thao tác sau:
 Vào sổ thụ lý kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu
Vào sổ thụ lý kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản là hành vi xác định tính hợp pháp và có căn cứ trong việc thụ lý và thông
báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án.
Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu, Kiểm sát
viên, cán bộ kiểm sát phải tiến hành vào sổ thụ lý kiểm sát về việc thông báo thụ
lý đơn yêu cầu. Đồng thời, phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến việc
thụ lý như : Số việc phá sản được thụ lý; số văn bản thông báo về việc thụ lý;
ngày tháng năm thụ lý; nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản…
 Báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên
Sau khi vào sổ thụ lý kiểm sát thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu, Kiểm
sát viên và các cán bộ Kiểm sát báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để phân công
kiểm sát viên phụ trách. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và các cán bộ kiểm sát sau
khi được lãnh đạo phân công sẽ tiếp tục tiến hành các bước kiểm sát nhằm đảm
bảo việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
 Lập phiếu kiểm sát thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu
Tương tự như ở kỹ năng kiểm sát việc trả lại đơn, sau khi vào sổ thụ lý
kiểm sát thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu, Kiểm sát viên và cán bộ kiểm sát
phải lập phiếu kiểm sát về việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu để ghi các thông
5


tin liên quan đến việc thụ lý đơn đồng thời để theo dõi việc chấp hành pháp luật
của Tòa án trong giai đoạn này.

Kèm theo phiếu kiểm sát là các văn bản, tài liệu có liên quan như: văn bản
thông báo về việc thụ lý; các kiến nghị, công văn, giấy tờ tài liệu…. để chuẩn bị
đưa vào hồ sơ kiểm sát
 Xác định vi phạm và kiến nghị Tòa án khắc phục
Để xác định được vi phạm của Tòa án, đòi hỏi Kiểm sát viên và cán bộ
kiểm sát phải xem xét, nghiên cứu thông báo thụ lý của Tòa án và kiểm tra
những nội dung sau: thời hạn gửi thông báo thụ lý ( 03 ngày làm việc kể từ ngày
thụ lý đơn); kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của thông báo thụ lý, theo
đó việc ban hành thông báo thụ lý phải dựa trên những điều kiện sau:
• Việc thụ lý không vi phạm các trường hợp trả lại đơn kiện theo qui
định tại Điều 35 Luật phá sản 2014
• Đã nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản; biên lại nộp tạm ứng chi phí
phá sản theo Điều 38 Luật Phá sản 2014
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Kiểm sát viên và cán bộ phải đánh giá tính có
căn cứ và hợp pháp của việc thụ lý đơn yêu cầu ( điều kiện thụ lý, quyền nộp
đơn, thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản,..) để làm căn cứ cho
việc tập hợp các vi phạm của Tòa án và hoàn tất các vi phạm vào phiếu kiểm sát
thông báo về thụ lý, chuẩn bị báo cáo đề xuất lãnh đạo về vi phạm của Tòa án để
lãnh đạo cho đường lối, phương án tiếp theo.
Khi kiểm sát việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu, nếu phát hiện vi phạm
các qui định pháp luật về thông báo thụ lý, thì kiểm sát viên đề xuất lãnh đạo
Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị, yêu cầu Tòa án nhân dân đã thụ lý đơn khắc
phục vi phạm . Ví dụ: yêu cầu Tòa án phải trả lại đơn kiện theo đúng qui định
của pháp luật
Đồng thời Kiểm sát viên phải theo dõi kết quả giải quyết của Tòa án đối
với việc phá sản đó. Việc làm này nhằm tạo sự chủ động trong công tác kiểm sát
việc thông báo thụ lý của Tòa án, góp phần khắc phục những vi phạm trong việc
thụ lý vụ việc cũng như trả lại đơn yêu cầu.
B. TÌNH HUỐNG
6



Ngày 21/01/2015, anh Nguyễn Văn Cường cùng vợ là chị Trần Thị Hoa
đều có hộ khẩu thường trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội ( bên A)
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 60 m2 đất và tài sản gắn liền trên đất là
ngôi nhà cấp 4 tại số 21 phố Khương Hạ, phường Khương Định, quận Thanh
Xuân, Hà Nội của vợ chồng anh Trần Thanh Hải và chị Lê Thị Lan đều có hộ
thẩu thường trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội (bên B). Diện
tích đất trên, vợ chồng anh Hải, chị Lan đã được Ủy ban nhân dân quận Thanh
Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang số hiệu A23407886 năm
2009. Giá chuyển nhượng hai bên thống nhất là 2.100.000.000 VNĐ . Việc
chuyển nhượng đã được hai bên lập thành Hợp đồng và có chứng nhận của
Công chứng viên Văn phòng Công chứng Phương Đông. Trong Hợp đồng
chuyển nhượng nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tên, tại Điều 6 có ghi : “
trong thời hạn một năm kể từ ngày Hợp đồng này được công chứng, bên B có
quyền chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất quy định tại Điều 1 của
Hợp đồng này với giá chuộc là 2.600.000.000 VND”
Thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất nêu trên, các bên đã tiến hành
làm thủ tục đăng ký sang tên nhà đất theo đúng qui định của pháp luật và Bên A
đã được Ủy ban nhân dân quạn Thanh Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với diện tích nêu trên
Ngày 16/8/2015, do cần tiền để hùn vốn làm ăn nên vợ chồng anh Cường đã
chuyển nhượng ngôi nhà gắn liền với 60 m2 đất tại số 21 phố Khương Hạ,
phường Khương Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho vợ chồng anh Trần Văn
Quang, chị Nguyễn Thị Hồng với giá 2.500.000.000 VND. Việc chuyển
nhượng nhà đất giữa hai bên được Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân cấp giáy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Ngày 19/1/2016, vợ chồng anh Hải, chị Lan đến gặp vợ chồng anh Cường,
chị Hoa yêu cầu được chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tại 21
phố Khương Hạ, phường Khương Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội thì mới biết

anh Cường, chị Hoa đã chuyển nhượng nhà đất trên cho người khác. Do không
thống nhất được với nhau về cách giải quyết, vợ chồng anh Hải chị Lan đã khởi
kiện ra Tòa án nhân dân quận Đống Đa yêu cầu vợ chồng anh Cường, chị Hoa
thực hiện đúng thỏa thuận trong Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên
Ngày 1/7/2016 Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã thụ lý vụ án trên và thông
báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Ngày 20/10/2016 Tòa án quận
Thanh Xuân đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm dân sự tuyên chấp nhận yêu cầu

7


khởi kiện của anh Hải, chị Lan, buộc vợ chồng anh Cường, chị Hoa phải thực
hiện đúng Điều 6 hợp đồng như đã ký kết ngày 20/1/2015. Tuyên hợp đồng
chuyển nhượng nhà và đất giữa anh Cường, chị Hoa với vợ chồng anh Quang,
chị Hồng là vô hiệu. Tòa án đã gửi bản án sơ thẩm cho VIện kiểm sát cùng cấp.
Yêu cầu:Là kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tiến hành công tác
kiểm sát giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và ở tại phiên tòa, anh chị
kiểm sát những gì ở bản án sơ thẩm mà Tòa án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp?
Anh chị có đề xuất gì với lãnh đạo, nội dung đề xuất? ( biết rằng trong quá trình
kiểm sát giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, Viện kiểm sát đã có kiến nghị
về việc tuân theo pháp luật như thẩm quyền giải quyết, thiếu người tham gia tố
tụng, quan điểm giải quyết vụ án tại phiên tòa không được Tòa án chấp nhận).
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Vụ án dân sự: Tranh chấp về hợp đồng dân sự
• Đối tượng tranh chấp: Hợp đồng dân sự có điều kiện
Cụ thể là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 60 m 2 đất và tài sản gắn
liền trên đất là ngôi nhà cấp 4 tại số 21 phố Khương Hạ, phường Khương Định,
quận Thanh Xuân, Hà Nội.



-

Nguyên đơn:
Anh Trần Thanh Hải
- Chị Lê Thị Lan
• Bị đơn
Anh Nguyễn Văn Cường
- Chị Trần Thị Lan
• Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Anh Trần Văn Quang
Chị Nguyễn Thị Hồng
UBND quận Thanh Xuân
• Tòa án xét xử sơ thẩm: Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân – Hà Nội
1. Kiểm sát bản án sơ thẩm

Kiểm sát bản án dân sự là một trong các hoạt động của VKSND nhằm
thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo qui định tại Điều 21
BLTTDS 2015, Khoản 5 Điều 27 LTCVKSND thì VKSND có nhiệm vụ kiểm
sát bản án, quyết định của Tòa án khi kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự.
Khi phát hiện vi phạm, VKSND thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị
hoặc yêu cầu theo qui định pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, đảm bảo sự tuân theo pháp luật của Tòa án. Tòa án tiến hành việc ban
8


hành bản án dân sự sơ thẩm theo qui định tại Điều 266 BLTTDS 2015, theo đó
bản án sơ thẩm gồm: phần mở đầu; phần nội dung; phần quyết định
Là Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tiến hành công tác kiểm sát
giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và ở tại phiên tòa, để kiểm sát bản
án sơ thẩm Tòa án đã gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp thì kiểm sát viên cần phải

kiểm sát đầy đủ các phần của bản án dân sự mà Tòa án đã ban hành, cụ thể:
a. Kiểm sát phần mở đầu
Ở phần mở đầu bản án, các vi phạm thường thấy là: Tòa án không đưa
hoặc không đưa đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
vi phạm về thời hạn đưa vụ án ra xét xử, đối tượng tranh chấp không đúng...
Vì vậy, kiểm sát viên có các nhiệm vụ kiểm sát sau: Tòa án tiến hành xét
xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyen án; họ và tên các
thành viên Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, người giám định; tên, địa chỉ của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp
pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh
chấp; số ngày tháng năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai
hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
- Việc kiểm sát tên Tòa án xét xử
Kiểm sát Tòa án xét xử bao gồm: thẩm quyền giải quyết vụ án, cấp giải
quyết, thẩm quyền theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Theo tình huống trên: Vụ án có tranh chấp về hợp đồng dân sự có điều
kiện và đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất và nhà ở. Như vậy tranh
chấp trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo qui định tại khoản 3
Điều 26 BLTTDS 2015.
Tòa án xét xử sơ thẩm là Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân : là đúng về
thẩm quyền theo cấp theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015:
Tòa án cấp huyện ( quận) có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp
dân sự qui định tại Điều 26 Bộ luật này.
Tuy nhiên khi xét về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ, Khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015 qui định như sau:

9


“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1.Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc
của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ
quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết.”

Trong tình huống, các đương sự không thỏa thuận với nhau về Tòa án giải
quyết vụ án, đồng thời đối tượng tranh chấp ở đây là: hợp đồng dân sự, không
phải là: bất động sản, do đó theo qui định tại điểm a, khoản 1 Điều 39 thì Tòa án
có thẩm quyền giải quyết ở đây phải là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị
đơn là cá nhân.
Bị đơn ở đây là anh Cường, chị Hoa có hộ khẩu thường trú tại phường
Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Vì vậy, việc Tòa án nhân dân quận Thanh
Xuân thụ lý vụ án là sai pháp luật.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết phải là Tòa án nhân dân quận Đống Đa
- Việc kiểm sát số và ngày thụ lý vụ án:
Công tác này có ý nghĩa cho việc quản lý án nhằm không để sót và xác
định thời hiệu giải quyết một số loại án.
Theo qui định tại Điều 429 BLDS 2015 về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.”

Đồng thời khoản 2 Điều 149 BLDS 2015 qui định về thời hiệu:
“Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc

các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ
trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

10


Trong tình huống này, đương sự không có yêu cầu về việc áp dụng thời
hiệu khởi kiện, vì vậy qui định về thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng dân sự là
3 năm không được tính vào thời hiệu khởi kiện, do đó:
Ngày 19/01/2016, vợ chồng anh Hải chị Lan đã khởi kiện anh Cường, chị
Hoa về tranh chấp hợp đồng dân sự ra Tòa án quận Thanh Xuân. Đến ngày
1/7/2016, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân đã tiến hành thụ lý vụ án. Như vậy
việc thụ lý vụ án là đúng qui định pháp luật.
- Kiểm sát số và ngày tuyên án
Công tác này có ý nghĩa trong việc sắp xếp lưu giữ hồ sơ và xác định thời
hạn kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể có quyền theo qui định tại Khoản 1
Điều 273, Khoản 1 Điều 280 BLTTDS 2015.
Về thành viên của Hội đồng xét xử , họ và tên các thành phải được thể
hiện trong bản án là yêu cầu bắt buộc, nếu thiếu một trong các thành viên của
Hội đồng xét xử hay Thư ký phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Ngoài ra, Kiểm sát viên còn phải kiểm sát xem Tòa án đã xác định đúng
tư cách tham gia tố tụng chưa, xác định đủ người tham gia tố tụng chưa vì nhiều
trường hợp Tòa án không đưa hoặc đưa thiếu người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan tham gia tố tụng.
Ngay trong tình huống này, ta thấy Tòa án đã có thiếu xót khi chưa xác
định đầy đủ người tham gia tố tụng. Cụ thể ở đây, Tòa án đã xác định thiếu:
UBND quận Thanh Xuân với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
vào tham gia tố tụng. Đây là một vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng theo

BLTTDS 2015.
- Kiểm sát số, ngày tháng năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử
Công tác kiểm sát này có ý nghĩa xác định thời hạn giải quyết vụ án của
Tòa án của đúng theo qui định pháp luật không.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 qui định về thời hạn
chuẩn bị xét xử như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04
tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;”

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trong tình
huống là được tính từ ngày 1/7/2016 cho đến ngày 1/11/2016. Trong thời hạn
11


chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng này, Thẩm phán phải ra một trong các quyết
định: công nhận sự thỏa thuận của đương sự, đình chỉ giải quyết vụ án, tạm đình
chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử.
Đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử, Khoản 4 Điều 203 BLTTDS qui định
“ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở
phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng”

Theo qui định này, giả sử đến ngày 1/11/2016 là ngày kết thúc thời hạn
chuẩn bị xét xử mà Tòa án mới ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn tối
đa để mở phiên tòa là ngày 1/1/2017. Trong tình huống, ngày mà Tòa án quận
Thanh Xuân mở phiên tòa là ngày 20/10/2016, là chưa hết thời hạn chuẩn bị xét
xử. Do đó, thời hạn giải quyết vụ án của Tòa án là đúng qui định pháp luật.
- Kiểm sát việc xét xử công khai hay xét xử kín, thời gian địa điểm xét xử
Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về việc tiến hành
phiên tòa có đúng thời gian, địa điểm theo qui định tại Điều 220 BLTTDS 2015
hay không.

Việc kiểm sát bản án trong việc xét xử kín hay công khai để đảm bảo việc
xét xử đó được thực hiện đúng như trong nội dung của quyết định đưa vụ án ra
xét xử. Đồng thời, đối với trường hợp xét xử kín, Kiểm sát viên kiểm sát Tòa án
có tuyên bản án có đúng như qui định về phần tuyên án riêng đối với xét xử kín
theo qui định tại Điều 267 BLTTDS 2015 không.

b. Kiểm sát phần nội dung của bản án và nhận định của Tòa án
Khi kiểm sát phần này, vi phạm thường thấy là : Tòa án giải quyết vụ án
không đúng, không đủ hết các yêu cầu của đương sự, giải quyết vượt quá yêu
cầu khởi kiện của đương sự…
• Kiểm sát phần nội dung của bản án
Theo qui định tại Điểm b khoản 1 Điều 266 BLTTDS 2015 thì: Trong
phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố,
đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.

12


- Kiểm sát yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Nội dung bản án phải thể hiện được yêu cầu của nguyên đơn là gì, có thay
đổi gì so với yêu cầu ban đầu không và các chứng cứ chứng minh của nguyên
đơn cho yêu cầu của mình là gì, có phù hợp căn cứ không?
Do đó, khi kiểm sát bản án, Kiểm sát viên cần lưu ý xem lời yêu cầu cuối
cùng của nguyên đơn tại phiên tòa theo qui định tại Khoản 1 Điều 243 BLTTDS
2015 về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Đây
là cơ sở để kiểm sát việc Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ hay một phần hay
nếu có bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn thì có đúng không, có vi phạm nguyên
tắc tự định đoạt của đương sự không. Vì nếu vi phạm thì đây là căn cứ để Viện

kiểm sát kháng nghị.
Ngoài ra, còn phải kiểm sát việc nguyên đơn xuất trình các tài liệu có liên
quan để chứng minh cho lời khai của mình và xem xét việc Tòa án chấp nhận
các tài liệu đó có giá trị chứng cứ hay không.
- Kiểm sát yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn
Nội dung bản án phải thể hiện được yêu cầu phản tố của bị đơn( nếu có);
lời đề nghị của bị đơn có thừa nhận hay không thừa nhận yêu cầu của nguyên
đơn; các chứng cứ bị đơn đưa ra có phù hợp và có căn cứ không.
• Kiểm sát phần nhận định của Tòa an
Phần nhận định là phần rất quan trọng đối với phán quyết của Hội đồng
xét xử bởi đó là những đánh giá, phân tích, chứng minh từ những chứng cứ, tài
liệu do đương sự cung cấp, do Tòa án thu thập trong quá trình xây dựng hồ sơ
vụ án, qua kết quả hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Bản án chỉ có sức thuyết phục
khi mà các nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử chặt chẽ, logic, rành mạch
và đúng quy định của pháp luật.
Do đó, Kiểm sát viên cần kiểm sát xem : nhận định của Tòa án có dựa
trên nội dung vụ án đã được phản ánh không. Những nhận định, đánh giá phân
tích, chứng minh có xuất phát từ những chứng cứ, tài liệu do đương sự cung cấp
và Tòa án thu thập cũng như qua kết quả hỏi, tranh luận tại phiên tòa không.
Qua đó, kiểm sát viên có thể phát hiện xem phần nội dung và nhận định
của Tòa án có mâu thuẫn không ( nhận định không phản ánh hết hoặc sai nội
dung); nhận định mang tính chủ quan của Hội đồng xét xử…
13


Khi phát hiện những vi phạm này, kiểm sát viên yêu cầu Tòa án chuyển
hồ sơ để nghiên cứu và tự đó thực hiện quyền kháng nghị.
c. Kiểm sát phần quyết định của bản án
Quyết định của bản án là sự đánh giá, nhận định và khẳng định quyền,
nghĩa vụ của đương sự trong vụ án và các đương sự buộc phải thi hành khi bản

án có hiệu lực.
Theo qui định tại Điểm c, khoản 2 Điều 266 BLTTDS 2015 thì: Trong
phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét
xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp
có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
Do đó, Kiểm sát viên cần phải kiểm tra phần quyết định của bản án có đáp ứng
một số yêu cầu sau không:
- Chấp nhận (chấp nhận một phần hay toàn bộ) hay bác bỏ yêu cầu của nguyên
đơn. Khi đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì kiểm tra phần quyết định có
ghi rõ bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải thực hiện những
nghĩa vụ cụ thể gì.
- Về hình thức của bản án: xem có phù hợp với mẫu bản án sơ thẩm của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC không.
- Kiểm sát phần: mức án phí, quyền kháng cáo và vấn đề thi hành án
Trường hợp có định giá, giám định thì kiểm tra phần tuyên về chi phí định
giá, giám định theo qui định tại các điều 159 đến điều 166 BLTTDS 2015.
Khi kiểm sát về án phí, cần xác định tổng giá trị tài sản có tranh chấp là
bao nhiêu trên cơ sở đối chiếu với quyết định án phí của bản án xem có đúng với
loại giá ngạch và không giá ngạch, nếu không đúng thì rút hồ sơ xem xét việc
ban hành kháng nghị.
2. Đề xuất
Là Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tiến hành công tác kiểm sát
giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và ở tại phiên tòa, qua quá trình
nghiên cứu vụ án, tôi xin nhận xét về bản án sơ thẩm như sau:
- Bản án tuyên Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa anh Cường chị Hoa với
anh Quang chị Hồng là Hợp đồng vô hiệu là đúng.

14



Tuy nhiên bản án chưa đưa ra hướng giải quyết Hợp đồng vô hiệu này cụ
thể như nào. Theo tôi cần phải: hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà
UBND quận Thanh Xuân đã cấp cho anh Quang và chị Hồng.
- Chưa đưa UBND quận Thanh Xuân vào tham gia tố tụng với tư cách là người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân
sự.
- Tòa án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể ở đây là vi phạm thẩm
quyền giải quyết: Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân không có thẩm quyền giải
quyết . Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tình huống phải là:
Tòa án nhân dân quận Đống Đa.
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015 qui định:
Điều 41. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa
án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong
sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan.

Do đó, Tòa án quận Thanh Xuân sau khi thụ lý vụ án dân sự này vào ngày
1/7/2016 thì cần phải chuyền toàn bộ hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền ở đây là:
Tòa án nhân dân quận Đống Đa và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Đồng thời
quyết định chuyển vụ án dân sự này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng
cấp ở đây là: Viện kiểm sát quận Thanh Xuân cùng với các đương sự, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nhận thấy, đây đều là các lỗi vi phạm về thủ tục tố tụng nghiêm trọng.
Tuy chưa có qui định nào định nghĩa, liệt kê rõ ràng các vi phạm nghiêm
trọng về thủ tục tố tụng nhưng trên thực tế khi kiểm sát viên được phân công
kiểm sát bản án dân sự sơ thẩm thường phát hiện những vi phạm nghiêm trọng
về thủ tục tố tụng như : thành phần hội đồng không đúng qui định pháp luật; vụ
án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; không đưa người có quyền

lợi và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng; không giải quyết đúng hoặc giải
quyết vượt quá yêu cầu của đương sự; buộc đương sự chịu án phí không đúng
qui định pháp luật… Đối với các dạng vi phạm nghiêm trọng xâm phạm quyền
con người, lợi ích nhà nước, công dân thì Kiểm sát viên phải đề xuất với Lãnh
đạo Viện thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm.

15


Vì vậy, kiểm sát viên phải đề xuất lãnh đạo Viện kháng nghị bản án trên
theo thủ tục phúc thẩm để hủy bán án trên dựa theo căn cứ tại khoản 2 Điều 310
BLTTDS 2015 qui định như sau:
“Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi
phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự.”

Theo qui định này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, và
chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ
thẩm. Cụ thể là chuyển cho Tòa án nhân dân quận Đống Đa để giải quyết lại vụ
án theo thủ tục sơ thẩm vì Tòa án quận Đống Đa là Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm
quyền giải quyết vụ án này.
Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm của cấp mình thì phải
báo cáo ngay với Lãnh đạo viện để làm văn bản đề nghị Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm
của VKS cùng cấp và cấp trên được qui định tại Khoản 1 Điều 280 BLTTDS
2015.
Đối với bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện vi phạm thì
phải báo cáo lãnh đạo Viện, đồng thời đề xuất việc báo cáo lên VKS cấp trên để

xem xét kháng nghị theo thẩm quyền.

MỤC LỤC

16



×