Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

Bài giảng Kinh tế môi trường Chương 1 TS. Hoàng Văn Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.96 KB, 36 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
(Dành cho chương trình sau đại học)

TS. Hoàng Văn Long


Tổng quan môn học


-

Thời gian 45 tiết, 3 tín chỉ
Thời gian giảng dạy: 11,12,13,26,27/11
30 tiết lý thuyết
15 tiết bài tập và thực hành


Chương trình học

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Chương 1: (Tối 11/11)
Chương 2: (Sáng 12/11)


Chương 3: (Chiều 12/11)
Chương 4: (Sáng 13/11)
Bài tập (5 tiết) (Chiều 13/11)
Chương 5: (Sáng 26/11)
Chương 6: (Chiều 26/11)
Thực hành: (Sáng 27/11)
Trình bày cuối môn (Chiều 27/11)


Đáng giá kết quả







Tham gia học (30%)
Tham gia thảo luận nhóm (10%)
Trình bày tại lớp (10%)
Kiểm tra giữa kỳ (20%)
Thi hết môn (30%)


Chương trình chi tiết









Chương 1: Nền tảng của kinh tế môi trường
Chương 2: Thất bại thị trường, kiểm soát ô nhiễm và chính sách môi trường
Chương 3: Kinh tế tài nguyên, chất thải và đa dạng sinh học
Chương 4: Công cụ Quản lý môi trường
Chương 5: Định giá tài nguyên và môi trường
Chương 6: BĐKH, Kinh tế xanh và Tăng trưởng xanh


Các tài liệu chính
[1] Tài liệu giảng dạy Kinh tế Môi trường. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh EEPSEA
(Environmental Economics Program in the Southeast Asia). Tài liệu đọc, hướng dẫn
giảng dạy, câu hỏi và bài tập
[2] Giáo trình Kinh tế môi trường (2005). Hoàng Xuân Cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3] Giáo trình Kinh tế Tài Nguyên Môi trường (2009). PSG. TS. Nguyễn Văn Song.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[4] Giáo trình Kinh tế Môi trường, 2009 Nguyễn Mậu Dũng, Đại học Nông nghiệp Hà
Nội
[5] Nguyễn Thế Chinh, 2003, Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.


[6] Lê Quốc Lý, 2014, Giáo trình Kinh tế Môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
[7] Barry C. Field & Nancy D. Olewiler, 2011, Environmental Economics. Third
Canadian Edition. (20 chương)
[8] Tietenberg, T. 2012. Kinh tế tài nguyên môi trường. Xuất bản lần thứ 9.
[9] Tài liệu giảng dạy kinh tế môi trường sau đại học. MIT:

/>

Chương 1

NỀN TẢNG CỦA
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


Các nội dung chính

Khái niệm cơ bản liên quan trong kinh tế và môi trường

Kinh tế môi trường là gì?

Tại sao cần học kinh tế môi trường? Vì sao lại xảy ra ô nhiễm và suy thoái tài nguyên?

Giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường trong kinh tế môi trường là gì?

Câu hỏi ôn tập


1.1. Khái niệm cơ bản kinh tế môi trường











Sự khan hiếm
Chi phí cơ hội
Sự đánh đổi
Lợi ích biên
Chi phí biên
Cung
Cầu
Giá cả









Quy Luật của thị trường
Thất bại thị trường
Hàng hóa công
Ngoại ứng
Phân tích lợi ích - chi phí
Định giá


Những khái niệm liên quan đến môi trường




Ngoại ứng:



Hàng hóa công:



Thất bại thị trường:










Môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là gì?
Suy thoái môi trường là gì?
Tai biến môi trường là gì?
Tiêu chuẩn môi trường là gì?
Đánh giá tác động môi trường?
Đánh giá môi trường chiến lược?


Các chức năng của môi trường







Chức năng biến đổi lý hoá: pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng mặt trời,
sự tách chiết các vật thải và độc tố.
Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa, sự tuần hoàn của chu
trình cácbon, chu trình nitơ, phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn, vi sinh vật.
Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, v.v...
Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật.


Các vấn đề môi trường?

-

Ô nhiễm môi trường: không khí, nước, đất, tiếng ồn,…
Biến đổi khí hậu: trái đất nóng lên, nước biển dâng…
Cạn kiệt tài nguyên
Mất cân bằng sinh thái


=> Các vấn đề này ảnh hưởng tới con người như thế nào?

15



Nguyên nhân của các vấn đề môi trường




Ý thức bảo vệ môi trường của con người
Con người chạy theo lợi ích kinh tế:

“Con người gây ô nhiễm bởi đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào
để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản xuất và tiêu dùng hàng hóa” (Barry Field and Nancy
Olewiler)




Cơ chế khuyến khích chưa hợp lý
Quyền tài sản về môi trường không được phân định rõ ràng

16


KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
KINH TẾ



Sản xuất: lấy nguyên liệu từ môi trường =>
sản phẩm + cải tạo môi trường + xả rác thải,

MÔI TRƯỜNG




trình sản xuất

khí thải, tiếng ồn…



Phân phối: mang sản phẩm tới người tiêu
dùng + rác thải, chất thải,…



Tiêu dùng: sử dụng sản phẩm + xả ra rác thải
sinh hoạt,…

Cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá




Cung cấp môi trường sống cho con người
Nhận rác thải, chất thải từ quá trình sinh hoạt,
sản xuất,…

17


VẤN ĐỀ CỐT LÕI CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG






Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của các biến đổi môi trường
Tìm hiểu nguyên nhân kinh tế của các biến đổi môi trường
Đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt và đảo ngược các
biến đổi tác động tiêu cực tới môi trường

=> Ví dụ?????

18


Kinh tế môi trường là gì?



Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường dưới cách nhìn và phương
pháp của Kinh tế học?



Kinh tế học gồm có: Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô


KHÁI NIỆM KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Kinh tế môi trường:


-

Là một nhánh của kinh tế học: nguồn gốc từ kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô (chủ yếu là
từ Vi mô)

-

Ứng dụng các lý thuyết và kỹ thuật phân tích kinh tế để nghiên cứu xem các nguồn tài
nguyên môi trường được phát triển và quản lý như thế nào?

-

Xem xét các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến các môi trường tự nhiên ra sao?
Xem xét cách thay đổi các thể chế và chính sách kinh tế nhằm cải thiện chất lượng
môi trường

20


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC MÔN KINH TẾ HỌC KHÁC



KTMT tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào
đến môi trường tự nhiên (không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật)



KTMT nghiên cứu và đánh giá các phương pháp khác nhau để xã hội đạt được
mục đích sử dụng tối ưu tất cả các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên môi

trường.

21


Phương pháp tiếp cận của Kinh tế môi trường
Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường với viễn cảnh và những ý tưởng phân tích kinh
tế. Nó khai thác từ cả hai phía: kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, nhưng từ kinh tế vi mô nhiều hơn. Kinh
tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề người ta ra quyết định như thế nào, tại sao gây ra những
hậu quả đối với môi trường và chúng ta có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đưa
các tác động môi trường vào thế cân bằng hơn, ổn định hơn với những mong muốn và yêu cầu của
chúng ta và của bản thân hệ sinh thái. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên là phải làm quen với
những ý tưởng cơ bản và các công cụ phân tích của kinh tế vi mô. Dựa vào những cơ sở phương pháp
luận và phương pháp của kinh tế vi mô, các nhà kinh tế môi trường phải lý giải một cách đúng đắn và
rõ ràng hàng loạt vấn đề đặt ra như tại sao môi trường lại bị suy thoái, sự suy thoái môi trường dẫn
đến những hậu quả gì và có thể làm gì để ngăn chặn và giảm sự suy thoái môi trường một cách có hiệu
quả nhất? Có nhiều loại câu trả lời cho các vấn đề nêu trên. Chẳng hạn, ta có thể cho rằng môi trường
bị suy thoái là do hành vi và thái độ ứng xử của con người trái với luân thường, đạo lý. Vì thế, để bảo
vệ tốt môi trường, cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường, thường xuyên giáo dục
đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó cũng là mối quan
tâm hàng đầu của bất cứ một xã hội văn minh nào. Tuy nhiên, nâng cao ý thức trách nhiệm, giáo dục
đạo đức môi trường là việc làm thường xuyên, là một quá trình lâu dài nhằm cải tạo và xây dựng mới
đạo đức, tác phong và lối sống sao cho thân thiện với môi trường. Để làm được việc đó, đòi hỏi phải
có thời gian và không thể cùng một lúc giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường quan trọng và cấp
bách đang đặt ra.


Cách trả lời thứ hai cho vấn đề tại sao người ta lại gây ô nhiễm môi trường, làm cho môi
trường bị suy thoái là cách xem xét về mặt kinh tế và xem xét các cơ quan, thiết chế kinh
tế (và xã hội) được cấu trúc ra sao và hoạt động như thế nào mà có thể tạo điều kiện dễ

dàng cho người ta phá hoại môi trường. (Cơ quan, thiết chế kinh tế chúng tôi dùng ở đây
là bao gồm các tổ chức công cộng và tư nhân, luật pháp và các tổ chức mà xã hội sử dụng
để cấu trúc hoạt động kinh tế. Ví dụ: thị trường, các công ty, sở hãng công cộng, cơ quan
luật thương mại, v.v…). Chúng ta dễ nhận biết rằng, người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái
môi trường là vì đó là phương cách rẻ tiền nhất để giải quyết chất thải còn lại sau khi
người tiêu dùng đã dùng xong một thứ gì đó, hoặc sau khi người sản xuất đã sản xuất
xong một thứ gì đó. Người đó có những quyết định này về sản xuất, tiêu thụ và thanh
toán chất thải trong phạm vi một số cơ quan, thiết chế kinh tế và xã hội. Các cơ quan,
thiết chế này cấu trúc nên những khuyến khích, dẫn dắt người ta quyết định theo hướng
này, chứ không phải theo hướng khác. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu và thiết
kế quy trình khuyến khích hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là cấu trúc lại nó sao cho có thể
định hướng người ta ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi
trường, phát triển phong cách và lối sống thân thiện, lành mạnh với môi trường.


Có ý kiến cho rằng, người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì động cơ lợi
nhuận. Do đó, cách duy nhất để giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi
trường là làm giảm động cơ lợi nhuận. Điều này đúng, nhưng hoàn toàn chưa đủ, bởi vì
không chỉ có các công ty, xí nghiệp do động cơ lợi nhuận thúc đẩy, nên gây ra ô nhiễm môi
trường, mà cả các cá nhân người tiêu dùng cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường khi đổ
rác thải bừa bãi xuống các cống rãnh, ao, hồ hoặc sử dụng các phương tiện giao thông có
động cơ cũ kỹ, lạc hậu, xả nhiều khói, v.v…, Ở đây, các cá nhân người tiêu dùng không hề
nghĩ đến lỗ hay lãi, cho nên bản thân lợi nhuận không phải là nguyên nhân làm cho người
ta gây ô nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp Nhà nước sản xuất các
hàng hoá (dịch vụ) công cộng đôi khi đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không
hề bị thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận. Hoặc là, trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu, bao cấp trước đây là những nền kinh tế thiếu động cơ lợi nhuận, nhưng
môi trường vẫn bị suy thoái nghiêm trọng ở một số vùng; không khí và nguồn nước bị ô
nhiễm nặng ở nhiều thành phố và khu công nghiệp, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của
dân cư và phá vỡ cân bằng sinh thái, v.v… Như vậy, động cơ lợi nhuận bản thân nó không

phải là nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái, ô nhiễm môi trường.




Bất cứ một hệ thống kinh tế nào cũng sẽ gây ra những tác động phá hoại môi
trường, nếu như các khuyến khích trong hệ thống kinh tế đó không được cấu
trúc để tránh các tác động xấu. Các nhà kinh tế môi trường cần phải đi nghiên
cứu bản chất, cơ chế hoạt động của các hệ thống kinh tế để hiểu được các hệ
thống khuyến khích của chúng hoạt động ra sao và có thể thay đổi chúng như
thế nào để có được một nền kinh tế phát triển một cách hợp lý, hoạt động có
hiệu quả, mà không gây ra những tác động xấu đến môi trường. Các hệ thống
khuyến khích rất phong phú và đa dạng, có thể được phân thành các nhóm chủ
yếu sau đây:


×