Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hệ THỐNG PHÁP LUẬT của các nước bắc âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.78 KB, 7 trang )

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC
BẮC ÂU

Các nước Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy
Điển cùng các lãnh thổ phụ thuộc là Quần đảo Faroe, Greenland, Svalbard và Quần
đảo Åland. Trong tiếng Anh, "Scandinavia" đôi khi cũng được sử dụng như một từ
đồng nghĩa với các nước Bắc Âu (thường không bao gồm Greenland), song thuật
ngữ này chính xác hơn thì chỉ đề cập đến Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển.
Năm quốc gia và ba khu vực tự trị của khu vực chia sẻ nhiều nét lịch sử chung,
cũng như các điểm chung trong xã hội, như hệ thống chính trị và mô thức Bắc Âu.
Về mặt chính trị, các nước Bắc Âu không hợp thành một thực thể riêng biệt, song
họ hợp tác với nhau thông qua Hội đồng Bắc Âu. Các nước Bắc Âu có tổng dân số
xấp xỉ 25 triệu người, sở hữu diện tích trên 3,5 triệu km² (Greenland chiếm khoảng
60% tổng diện tích).
Mặc dù khu vực không đồng nhất về ngôn ngữ, với ba nhóm ngôn ngữ
không có liên hệ, song di sản ngôn ngữ chung là một trong những yếu tố tạo nên
bản sắc Bắc Âu. Các ngôn ngữ Scandinavia lục địa: tiếng Đan Mạch, tiếng Na
Uy và tiếng Thụy Điển được xem là hiểu lẫn nhau. Các ngôn ngữ này được dạy
trong trường học khắp các nước Bắc Âu; như tiếng Thụy Điển là một môn học bắt
buộc trong các trường học ở Phần Lan; trong khi tiếng Đan Mạch là bắt buộc trong
các trường học tại Iceland, Faroe và Greenland. Các ngôn ngữ Scandinavia cùng
với tiếng Faroe và tiếng Iceland đều thuộc nhóm ngôn ngữ German. Tiếng Phần
Lan và tiếng Sami thuộc ngữ hệ Ural, chúng được nói ở bắc bộ Na Uy, Thụy Điển,
cùng Phần Lan. Tiếng Greenland, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Eskimo–Aleut, được
nói tại Greenland.
Nghiên cứu hệ thống pháp luật các nước Bắc Âu có ý nghĩa thiết thực cho
việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật nói chung và pháp luật tư sản nói riêng.


Trong quan điểm của nhiều người, pháp luật của các nước phương Tây
hoặc thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (Dòng họ Civil Law) hoặc thuộc


dòng họ pháp luật Anh – Mỹ (Dòng họ Common Law). Tuy nhiên có thể thấy rằng
hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Ailen, Na Uy,
Thuỵ Điển có những nét riêng khó có thể xếp vào một trong hai dòng họ pháp luật
kể trên.
Khái quát chung
Zweigert và Kotz đưa ra khái niệm “phong cách pháp luật” (được hình thành
từ năm nhân tố: nguồn và sự tiến triển của hệ thống pháp luật, tính đặc thù của tư
duy pháp lý, các chế định pháp lý đặc thù, bản chất của các nguồn pháp luật và
phương thức giải thích chúng, các nhân tố tư tưởng) như tiêu chuẩn của việc phân
loại các hệ thống pháp luật và phân biệt các "vùng pháp luật" trong đó có vùng
pháp luật Bắc Âu hay còn được gọi là vùng pháp luật Scandinavia (hai cách gọi
này đồng nghĩa mặc dù về mặt địa lý Đan Mạch và Ailen nằm ngoài bán đảo
Scandinavia).
Khó có thể xếp hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu vào dòng họ pháp
luật Anh – Mỹ bởi nhiều lý do, một trong những lý do đó là ở các nước này án lệ
không có vai trò quyết định (mà vai trò quyết định của án lệ vốn là một trong
những đặc trưng cơ bản của dòng họ pháp luật Anh Mỹ). Cũng khó có thể xếp hệ
thống pháp luật của các nước Bắc Âu vào dòng họ pháp luật châu Âu lục địa bởi
đặc trưng cho dòng họ này là sự ảnh hưởng của Luật La Mã và vai trò quan trọng
của Luật thành văn với các Bộ luật là công cụ chính yếu để hệ thống các quy
phạm. Trong sự phát triển của pháp luật ở các nước Bắc Âu, Luật La Mã có ảnh
hưởng không đáng kể và ở các nước này đến tận bây giờ vẫn không có các Bộ luật
như Bộ luật Dân sự Đức… Zweigert vµ Kotz kết luận rằng do có mối quan hệ chặt
chẽ và một số nét “phong cách pháp luật” riêng nên xếp hệ thống pháp luật các
nước Bắc Âu vào một nhóm riêng, đồng thời ghi nhận rằng nhóm này có nhiều
điểm tương đồng với dòng họ pháp luật châu Âu lục địa bởi pháp luật của các nước
Bắc Âu được xây dựng và phát triển tuân theo nguyên tắc về tính tối cao của luật


thành văn, sử dụng một cách rộng rãi các cấu trúc và khái niệm pháp lý của dòng

họ pháp luật châu Âu lục địa.
Lịch sử phát triển hệ thống pháp luật ở các nước Bắc Âu
Quan hệ chính trị và văn hoá gần gũi đã giải thích những nét tương đồng
giữa hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu.
Đến thế kỷ VIII, những người Scandinavia nhận ra rằng việc cướp bóc các
vùng nước ngoài giàu có đem lại nhiều lợi nhuận hơn là khai thác biển cả và mảnh
đất kém màu mỡ của mình. Người Thuỵ Điển lập nên triều đại Nga đầu tiên, người
Đan Mạc và Na Uy tiến về phía Tây đến Scotlen, Anh, Ailen. Dưới thời Canute
Đại Đế (995-1035), Anh là một phần của Đế quốc Scandinavia gồm Đan Mạch, Na
Uy và một phần Thuỵ Điển. Sau khi Canute Đại Đế chế, Đế quốc Scandinavia tan
rã, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển trở thành những vương quốc độc lập, giao tranh
lẫn nhau.
Năm 1397, một liên minh giữa Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy được thiết lập
theo Thoả ước Kalmar. Người đứng đầu Liên minh Kalmar là Margaret, con gái
vua Đan Mạch và là quả phụ của vua Na Uy. Các quý tộc Thuỵ Điển trục xuất vua
Albert Mecklenburg và bầu Margaret làm Nữ hoàng. Liên minh Kalmar tiếp tục
tồn tại về hình thức đến năm 1523 khi Thuỵ Điển tách khỏi Liên minh. Vua Gustay
Vasa (1523-1560) đã có công củng cố vương quốc, khiến Thuỵ Điển thành một
nước mạnh và thống nhất.
Phần Lan bị Thuỵ Điển xâm chiếm trong thế kỷ XII-XIII, từ năm 1809 là
một Đại công quốc do Sa hoàng cai quản. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Phần
Lan được trao trả độc lập.
Cơ sở chung của hệ thống pháp luật các nước Bắc Âu là pháp luật của nước
Đức cổ, tuy nhiên sự phát triển của pháp luật ở mỗi nước có những đặc điểm riêng.
Bắt đầu từ thế kỷ XII, các quy phạm pháp luật của nước Đức cổ được đưa vào luật
của các địa phương và sau đó là luật của các thành phố. Ngay từ những văn bản
pháp luật đầu tiên, chính quyền trung ương đã cố gắng thống nhất và nhất thể hoá
pháp luật. Trong thế kỷ XIV, Thuỵ Điển đã nhất thể hoá thành công luật của các
địa phương thành luật đại phương thống nhất và luật của các thành phố thành luật
thành phố thống nhất. Thế kỷ XVII – XVIII sau quá trình chuẩn bị ngắn ngủi, ở



Đan Mạch và Na Uy đã ban hành được bộ luật nhất thể hoá Luật Dân sự, Luật
Hình sự và Tố tụng. Đan Mạch thông qua Danske Lov (Bộ Luật Đan Mạch) năm
1683 và bộ luật này có hiệu lực ở Na Uy dưới tên Norske Lov (Bộ luật Na Uy)
năm 1687. Bộ luật này gồm 6 phần: phần một về tố tụng; phần hai về nhà thờ;
phần ba về đẳng cấp quý tộc, thương mại và gia đình; phần bốn về luật hàng hải,
phần năm về các quyền tài sản và thừa kế; phần sáu về luật hình sự. Bộ luật Thuỵ
Điển (Sveriges Rikes Lag) năm 1734 có kết cấu phức tạp hơn, gồm 1300 điều, chia
thành 9 phần: phần một về hôn nhân; phần hai về cha mẹ và con cái, phần ba về
thừa kế; phần bốn về bất động sản; phần năm về xây dựng, phần sáu về thương
mại; phần bảy về tội phạm; phần tám về thi hành các quyết định của toà án, phần
chín về tố tụng và hệ thống tư pháp . Cần xem xét những Bộ luật kể trên như là các
Tổng luật – tổng hợp các văn bản pháp luật hiện hành bởi các phần riêng biệt trong
các Bộ luật đó không có quan hệ liên quan chặt chẽ.
Cũng giống như Bộ luật Đan Mạch, Bộ luật Thuỵ Điển được viết bằng ngôn
ngữ đơn giản, dễ hiểu để điều chỉnh các quan hệ pháp luật cụ thể chứ không có sự
khái quát lý thuyết với các khái niệm trừu tượng được trường phái luật tự nhiên áp
dụng ở châu Âu lục địa thế kỷ XVIII. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Bộ
luật Thuỵ Điển và Đan Mạch tách rời hoàn toàn khỏi pháp luật châu Âu lục địa.
Trong thời kỳ vua Thuỵ Điển Gustav II Adolf trị vì, Thuỵ Điển là một cường quốc
đóng vai trò chủ yếu trong Liên minh đạo Tin lành trong Cuộc chiến tranh 30 năm
(1618 – 1648) và có ảnh hưởng quan trọng ở châu Âu. Việc xác lập quan hệ chính
trị và văn hoá với các nước Trung Âu và Đông Âu đã giúp Thuỵ Điển tiếp thu tư
duy pháp lý châu Âu lục địa, nhiều sinh viên Thuỵ Điển đã đến học ở các trường
đại học Đức. Bởi vậy khi Gustav II Adolf thành lập các toà tối cao ở Stockholm
năm 1614 và ở Goteborg năm 1634, thẩm phán của các toà này (khác với các thẩm
phán Anh) có kiến thức rất sâu về Luật La Mã . Tuy nhiên có thể nói rằng ảnh
hưởng của Luật La Mã đối với Bộ luật Thuỵ Điển 1734 là không đáng kể, ngay cả
trong các chế định về hợp đồng và thương mại. Điều này được giải thích là do dưới

thời Karl III, Thuỵ Điển đã mất vai trò cường quốc ở châu Âu, pháp luật Thuỵ


Điển xa rời pháp lụât châu Âu lục địa và quay về với các giá trị truyền thống của
pháp luật địa phương và thành phố.
Sự hợp tác pháp lý của các nước Bắc Âu
Bộ luật Đan Mạch và Bộ luật Thuỵ Điển đã tạo thành cơ sở cho sự phát triển
tiếp theo của hai nhánh pháp luật Bắc Âu: nhánh Đan Mạch và nhánh Thuỵ Điển.
Tuy nhiên do những nét chung về lịch sử và văn hoá, do sự phát triển các quan hệ
thương mại…có thể thấy xu hướng nhất thể hoá và sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh
vực pháp luật ở các nước Bắc Âu.
Sự hợp tác này được chính thức bắt đầu năm 1872 khi các nhà luật học Bắc
Âu tổ chức đại hội với mục đích hỗ trợ cho việc nhất thể hoá pháp luật Bắc Âu.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết về sự cấp thiết của việc nhất thể hoá pháp luật về
hối phiếu. Năm 1880, Bộ luật chung về hối phiếu cùng một lúc có hiệu lực ở Đan
Mạch, Thuỵ Điển và Na Uy. Trong những năm tiếp theo, các nhà làm luật đã dành
sự chú ý cho việc nhất thể hoá pháp luật thương mại và các luật chung về nhãn
hiệu hàng hoá, về công ty thương mại, về hoạt động thương mại theo uỷ quyền và
về séc đã được thông qua. Trong những năm 1891-1893 các nhà làm luật đã đưa cơ
sở chung thống nhất cho luật hàng hải Bắc Âu.
Người ta đã thấy rõ ràng rằng việc hợp tác giữa các nước Bắc Âu có ảnh
hưởng tích cực đến chất lượng của các luật. Vì ở Thuỵ Điển hiện tại chỉ có 8 triệu
dân, ở Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan có 5 triệu dân nên khả năng tích luỹ các
kinh nghiệm pháp lý bị hạn chế và sự hợp tác giữa các nước tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng các luật. Không phải ngẫu nhiên mà cuối thế kỷ 20, các nước
Bắc Âu đã đưa ra những dự án nhất thể hoá pháp luật rất táo bạo. Năm 1899, Giáo
sư Đan Mạch Larsen đưa ra đề nghị nhất thể hoá không chỉ luật thương mại mà
toàn bộ Phần chung của Luật Dân sự với mục tiêu tiến tới xây dựng Bộ luật Dân sự
chung cho tất cả các nước Bắc Âu. Mặc dù về nguyên tắc đề nghị này được Chính
phủ các nước tán thành nhưng việc thực hiện nó bị hoãn lại và người ta dành sự

chú ý hơn cho việc nhất thể hoá một số chế định về quyền tài sản. Kết quả đầu tiên
của những nỗ lực này là dự thảo Luật về mua bán bất động sản có hiệu lực ở Thuỵ
Điển năm 1905, ở Đan Mạch năm 1906, ở Na Uy năm 1907 và ở Ailen năm 1922.
Một kết quả quan trọng khác của sự hợp tác pháp lý giữa các nước Bắc Âu là việc


đưa ra được Luật về hợp đồng và các giao dịch trong lĩnh vực quyền tài sản. Ở
Thuỵ Điển, Đan Mạch và Na Uy, Luật này bắt đầu có hiệu lực trong các năm 1915
– 1918, ở Phần Lan Luật này có hiệu lực từ năm 1922. Luật điều chỉnh không phải
tất cả những quan hệ được nêu trong chương về giao dịch hợp đồng trong Phần
chung của Bộ luật Dân sự Đức mà chỉ gồm 40 đề mục và chỉ điều chỉnh những vấn
đề quan trọng nhất của giao dịch hợp đồng bao gồm: ký kết hợp đồng, uỷ quyền và
hiệu lực giao dịch hợp đồng.Khi xây dựng những quy phạm nêu trên, các nhà làm
luật đã sử dụng học thuyết pháp lý của các nhà pháp điển Đức về lý thuyết chung
của Luật Dân sự. Bên cạnh hai kết quả quan trọng kể trên, ở các nước Bắc Âu còn
thông qua một loạt các luật theo hình mẫu chung khác như luật về môi giới thương
mại, đại diện thương mại, về thanh toán trả góp, về hợp đồng bảo hiểm và về nghĩa
vụ tài chính. Tất cả các luật này đều được trải qua giám định so sánh luật với pháp
luật châu Âu lục địa đặc biệt là luật Đức và được đối chiếu với cả pháp luật Anh.
Về cấu trúc, từ ngữ và phong cách, các luật đã nêu thực tế là không khác luật của
các nước châu Âu lục địa. Đồng thời, do sự tương đồng của đa số các thuật ngữ
pháp lý, luật gia Đức và Pháp không gặp khó khăn khi nghiên cứu các luật Bắc Âu.
Trên cơ sở của các luật nói trên, ở các nước Bắc Âu thực chất đã hình thành pháp
luật dân sự thống nhất .
Mặc dù các đặc điểm dân tộc trong lĩnh vực luật hôn nhân gia đình mạnh
hơn trong luật về tài sản, sự hợp tác pháp lý của các nước Bắc Âu đã đạt đến sự
thống nhất trong các chế định điều chỉnh địa vị pháp lý của trẻ em, về quyền nuôi
con nuôi. Cần ghi nhận rằng những quy định như về quyền bình đẳng của vợ và
chồng, bãi bỏ nguyên tắc có lỗi như cơ sở để ly hôn, sự bình đẳng của con sinh
ngoài giá thú… được đặt ra trong pháp luật Bắc Âu sớm hơn nhiều trong pháp luật

châu Âu lục địa.
Trong vòng hàng thế kỷ, các nước Bắc Âu đã tích cực hợp tác để hoà hợp và
nhất thể hoá pháp luật. Sự hợp tác này được đánh giá là rất thành công, có thể được
coi là hình mẫu cho sự hợp tác pháp lý trên toàn châu Âu.
Chế định ombudsman – Người thực thi dân chủ
Tên gọi “ombudsman” (thanh tra viên, nghị sĩ kiểm soát hành chính tư pháp,
nhân viên kiểm tra những việc làm của cơ quan nhà nước vi phạm đến quyền lợi


của cá nhân) bắt nguồn từ thông lệ hiến pháp và hệ thống chính quyền ở vùng Bắc
Âu. Ở Thuỵ Điển, chức danh ombudsman tư pháp được Hiến pháp lập ra từ năm
1809 nhưng đến sau Chiến tranh Thế giới II, chế định ombudsman mới được tiếp
nhận ở các nước Bắc Âu khác. Điều đặc biệt là tên gọi ombudsman có nguồn gốc
Bắc Âu được giữ nguyên trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác khi chế định
ombudsman mở rộng sang các nước này. Hiện nay trên thế giới có hơn 58 nước có
chế độ ombudsman.
Ở Na Uy, do những phát triển trong lĩnh vực hành chính công, ombudsman
đầu tiên được bổ nhiệm bằng một nghị quyết của Quốc hội (Storting) ngày
21/4/1952. Tháng sáu năm 1962, dự luật cá nhân do Chủ tịch Uỷ ban thường trực
của Storting về Tư pháp Lars Ramndal đưa ra từ năm 1953 về ombudsman cho khu
vực hành chính công được thông qua. Ngay tên gọi của Luật đã ngụ ý ombudsman
của Storting đối với khuc vực hành chính công phải được coi là đại diện của cơ
quan quyền lực tối cao của đất nước và ombudsman làm việc độc lập với cơ quan
mà chức danh này phải giám sát.
Trong những năm 1970, thêm ba ombudsman nữa được bầu ra là
ombudsman người tiêu dùng, ombudsman quyền bình đẳng và ombudsman các vấn
đề trẻ em. Một số cơ quan mới như Ban Thanh tra Dữ liệu, uỷ ban Ngân hàng, Bảo
hiểm và Chứng khoán cũng có chức năng giống ombudsman nhưng tập trung vào
hoạt động hành pháp, mang vai trò hành chính nhiều hơn. Ở cấp vùng, một số hạt
lập ra ombudsman bệnh nhân chịu trách nhiệm về quyền của bệnh nhân, giải quyết

khiếu nại của bệnh nhên nhập viện hoặc đang điều trị. Việc này cho thấy khái niệm
ombudsman đã được công nhận từ phái cơ quan có thẩm quyền của Na Uy.
Điều đáng chú ý là ombudsman ít có cơ hội đưa ra quyết định trực tiếp đối
với một vấn đề. Chức năng của họ là đưa ra khuyến nghị, đánh giá, phê bình để các
cơ quan Nhà nước ghi nhận và làm theo .



×