Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.33 KB, 18 trang )

Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

MỤC LỤC

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
1. Đặt vấn đề

Hiện nay, hoạt động kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm ở các cơ sở giáo
dục là một hình thức rất phổ biến. Đặc biệt, khi mà hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo
tổ chức các hình thức thi Trung học phổ thông Quốc gia với hầu hết các môn đều
dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Như vậy có thể thấy rằng hình thức kiểm tra,
đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khác quan tới đây sẽ ngày càng khẳng định vai
trò và được triển khai sâu rộng ở các đơn vị giáo dục nhiều hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hình thức triển khai thường được tổ chức dưới dạng
tập trung vào các kỳ thi giữa hay cuối học kỳ. Những kỳ thi này sẽ có hệ thống máy
scan để quét bài thi rồi sẽ dùng phần mềm chấm để chấm trên máy tính. Với các
giáo viên bộ môn thì thường vẫn phải in đề và mẫu làm bài theo các quy ước cá
nhân sau đó chấm thủ công bằng tay. Như vậy, việc tổ chức sẽ mất thời gian và sai
sót trong quá trình chấm vẫn xảy ra.
Các giáo viên bộ môn hiện nay vẫn chủ yếu tổ chức cho kiểm tra trắc nghiệm theo
các hình thức thủ công, tốn rất nhiều công sức ở khâu soạn đề, in ấn, chấm bài và
nhập điểm. Các hoạt động này hoàn toàn có thể được cải tiến để đỡ tốn công sức và
hiệu quả hơn.
Với mong muốn tổ chức kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm khách quan chính xác,
nhanh chóng, tiết kiệm, tổ chức khoa học và tận dụng cơ sở vật chất hiện có của các
đơn vị giáo dục tôi đề xuất một hình thức tổ chức kiểm tra, thi và đánh giá trắc


nghiệm có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của hoạt động này
hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thử nghiệm và tính toán tính khả thi tôi đã triển khai kiểm tra các bài kiểm tra 15
phút và 1 tiết bằng hình thức trắc nghiệm cho một số lớp của khối 11 và khối 12 tại
Trường THPT Hùng Vương. Các bài kiểm tra đều được thực hiện trên các phòng
máy vi tính của nhà trường.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Chương trình được phát triển dựa trên nền tảng Microsoft Excel và lập trình Visual
Basic for Applications – VBA của Microsoft.
3. Nội dung
3.1. Cơ sở khoa học
 Microsoft Office

Microsoft Office là một tập hợp các ứng dụng và dịch vụ trên màn hình, servers có
liên hệ chặt chẽ với nhau, được gọi chung là một gói ứng dụng văn phòng, chạy trên
nền các hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS X. Phần mềm này do
Microsoft phát triển và ra đời năm 2000.
Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office Excel, là chương
trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft.
Trước đây, Microsoft đã giới thiệu một phần mềm bảng tính được gọi là Multiplan
vào năm 1982, phần mềm rất được phổ biến trên hệ điều hành CP/M, nhưng trên

MS-DOS thì nó đã không còn được như vậy. Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển 1
chương trình bảng tính mới mang tên Excel với khẩu hiệu "'do everything 1-2-3
does and do it better'". Phiên bản đầu tiên của Excel được phát hành lần đầu tiên trên
máy MAC năm 1985 và trên Windows (đánh số 2.0 xếp ngang hành với MAC và
được tích hợp với môi trường run-time của windows) vào tháng 11 năm 1987. Lotus
đã quá chậm trong việc phát hành 1-2-3 cho Windows và cho đến cuối năm 1988,
Excel bắt đầu bán được nhiều hơn so với 1-2-3 và giúp Microsoft đạt được vị trí
hãng phát triển phần mềm hàng đầu. Trung bình cứ 2 năm Microsoft lại ra mắt phiên
bản mới của Excel 1 lần hoặc lâu hơn. Phiên bản gần đây nhất là Excel 2016.
Gần đây, Excel đã trở thành mục tiêu của một vụ kiện. Lý do là một công ty khác đã
bán một gói phần mềm đã lấy tên "excel" trong công nghiệp tài chính trước đó. Kết
quả của cuộc tranh cãi trên yêu cầu đối chiếu tất cà văn bản và hồ sơ pháp lý của
phần mềm "Microsoft Excel". Tuy nhiên khi xử lý vụ việc này người ta đã lờ nó đi
và Microsoft luôn xử lý vấn đề khi họ mua nhãn hiệu của chương trình khác.
Microsoft cũng động viên người sử dụng kí tự XL như một cách viết tắt của chương
trình. Trong khi tên của chương trình đang được tranh cãi thì biểu tượng của nó vẫn
mặc định là chữ X màu xanh lá cây và phần mở rộng của Excel là .xls.
Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Excel cung cấp cho người sử dụng khá nhiều giao diện làm việc. Tuy nhiên, bản
chất thì chúng đều giống nhau. Excel là chương trình đầu tiên cho phép người sử
dụng có thể thay đổi font, kiểu chữ hay hình dạng của bảng tính, excel cũng đồng
thời gợi ý cho người sử dụng nhiều cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Đặc biệt là
excel có khả năng đồ thị rất tốt.
Lần đầu tiên xuất hiện trong gói Microsoft Office năm 1993. Microsoft Word và

Microsoft PowerPoint đã có 1 giao diện khá giống với Excel.
 Visual Basic for Applications - VBA

Từ năm 1993, Excel đã bao gồm Visual Basic for Applications (viết tắt là VBA).
Một ngôn ngữ lập trình dựa trên nền tảng của Visual Basic, nó đã được thêm vào
giúp tự động hóa các task trong Excel và cung cấp cho người dùng những hàm tùy
biến. VBA là một chương trình hữu ích, trong những phiên bản gần đây, nó đã bao
gồm những môi trường phát triển tổng hợp (IDE). Chức năng ghi lại những đoạn
Macro có thể tạo ra những đoạn mã VBA cho những hành động có tính chất lặp lại
của người sử dụng, cho phép những thao tác thông dụng được tự động hóa, VBA
cho phép tạo ra bảng biểu và điều kiện bên trong bảng tính để trực tiếp giao thông
với người sử dụng. Ngôn ngữ hỗ trợ sử dụng (nhưng không tạo ra), DLL ActiveX
(COM), những phiên bản về sau tăng thêm sự hỗ trợ dành cho các module, cho phép
sử dụng các công nghệ lập trình hướng đối tượng cơ bản.
Những hàm tự động được tạo ra bởi VBA đã giúp Excel trở thành một đối tượng cho
những virus macro. Đây là một lỗi nghiêm trọng trong Office, cho đến khi những
nhà sản xuất phần mềm chống virus bắt đầu phát hiện chúng. Microsoft đã có những
biện pháp phòng ngừa những cách sử dụng sai trái bằng cách thêm vào các chức
năng: Hoàn toàn bỏ đi tính năng Macro, kích hoạt macro khi mở workbook hoặc là
tin tưởng những macro được công nhận bởi một nguồn đáng tin.
Từ phiên bản 5.0 tới 9.0, Excel đã có những quả trứng phục sinh, mặc dù từ phiên
bản 10 Microsoft đã có những tính toán để hạn chế thậm chí hoặc xóa bỏ hẳn những
tính năng không được công bố trong các sản phẩm của họ.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

3.2. Đề xuất phương pháp mới

Phương pháp đề xuất là sử dụng một chương trình được lập trình trên nền tảng
Microsot Excel để tạo ra một chương trình cho phép người dùng có thể tạo ra ngân
hàng đề, tạo đề thi, tổ chức thi và kiểm tra, tổng hợp và thống kê dữ liệu tự động sau
mỗi ca thi, kỳ thi.
Phương pháp mới sẽ tận dụng cơ sở vật chất công nghệ thông tin là các phòng máy
vi tính của nhà trường. Đồng thời cũng giảm bớt chi phí tổ chức, giảm bớt việc huy
động nhân lực tổ chức cho kỳ thi, kiểm tra. Giảm bớt chi phí và thời gian chấm thi,

3.3. Thực nghiệm triển khai
3.3.1.Giao diện chương trình

Chương trình khi mở lên sẽ có giao diện như hình dưới. Với giao diện này, người sử
dụng nếu là Admin sẽ đăng nhập bằng tài khoản của Admin để tiến hành quản lý
việc tổ chức đề, tạo đề và tổng hợp thống kê dữ liệu.
Học sinh hay thí sinh khi làm bài thì nhập đầy đủ thông tin cá nhân của mình trước
khi làm bài.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 1: Giao diện chính của chương trình.
3.3.2.Tạo ngân hàng đề

Để tạo ngân hàng đề. Người dùng đăng nhập tài khoản Admin để sử dụng các chức

năng của người quản trị.

Hình 2: Giao diện đăng nhập của Admin

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 3: Giao diện các chức năng của Admin
Chương trình cho phép người dùng có thể tạo ra ngân hàng đề lưu trữ dưới 10 Sheet
khác nhau. Mỗi Sheet dùng để lưu trữ ngân hàng câu hỏi của một chủ đề, chương
hoặc bài học với độ khó của các câu hỏi là như nhau.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 4: Chọn các Sheet đề để quản lý ngân hàng đề
Từ việc phân bổ các dạng câu hỏi có độ khó tương đương nhau theo ma trận đề để
lưu vào các Sheet để từ đó cho phép chương trình sẽ tạo ra các đề kiểm tra trắc
nghiệm theo ma trận đề. Các hỏi câu sẽ được lấy ngẫu nhiên trong các Sheet theo
đúng tỉ lệ của ma trận đề.

Hình 5: Các chức năng chính khi thao tác trên ngân hàng đề.

Để đưa các câu hỏi vào các Sheet người dùng sẽ nhập các câu hỏi vào file mẫu nhập
hoặc copy các câu hỏi và các đáp án vào file mẫu nhập. Quy định cột C tương ứng
từng ô trong cột này để nhập lần lượt theo thứ tự là các ô câu hỏi và theo sau là 4 ô
đáp án. Đáp nào nào đúng thì ở dòng tương ứng trong cột A sẽ đánh dấu chéo (x) để
chương trình nhận dạng đó là đáp án đúng.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 6: File mẫu để nhập các câu hỏi, đáp án.
Chương trình cũng cho phép người dùng có thể xuất ra các Sheet ngân hàng đề này
khi cần thiết. Ngân hàng đề được lưu trữ độc lập với dữ liệu của bài kiểm tra để đảm
bảo tính bảo mật cho ngân hàng đề.
3.3.3.Tạo đề trắc nghiệm

Từ ngân hàng đề đã nhập ở trên. Người dùng có thể tạo ra các đề kiểm tra theo ma
trận đề. Từ ma trận đề chương trình sẽ tự động vào các Sheet đề quy định trong ma
trận đề để lấy ngẫu nhiên số câu tương ứng. Sau đó, từ các câu lấy ra được chương
trình sẽ trộn thứ tự của các câu cũng như trộn các đáp án. Như vậy, sẽ đảm bảo mỗi
học sinh ngồi ở các máy sẽ có các đề khác nhau. Thứ tự các câu hỏi cũng như đáp án
sẽ bị trộn khác nhau nhưng độ khó sẽ đảm bảo tương ứng với nhau.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang



Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 7: Chức năng tạo đề kiểm tra.
Mỗi đề trắc nghiệm tạo ra sẽ có mã bảo vệ làm bài do người tạo quy định. Mỗi thí
sinh làm bài sẽ nhập mã này vào trước khi làm bài. Mã này chỉ được kích hoạt 1 lần.
Những thí sinh của ca thi sau không thể kích hoạt được với mã của các ca thi trước.

Hình 8: Giao diện chính của chức năng tạo đề kiểm tra.
3.3.4.Triển khai kiểm tra, thi trắc nghiệm

Quá trình triển khai thi và kiểm tra trắc nghiệm sẽ diễn ra với các bước như sau:
Bước 1: Chép file bài kiểm tra vào ổ đĩa dùng chung trong máy chủ để chia sẻ cho
các máy thí sinh.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 9: Hộp thoại chọn và mở file chương trình.
Bước 2: Thí sinh mở file bài làm từ ổ đĩa dùng chung được chia sẻ bởi máy chủ.
Nhập đầy đủ thông tin họ và tên, lớp, số thứ tự hay số báo danh của mình. Sau đó,
chọn “Bắt đầu”.

Hình 10: Giao diện học sinh nhập thông tin
Giáo viên: Phạm Văn Tú


Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Bước 3: Thí sinh nhập mã bảo về của ca thi, đề thi để làm bài. Chương trình sẽ trộn
đề và đáp án trước khi hiển thị câu hỏi và các đáp án của câu đầu tiên cho thí sinh
làm bài.

Hình 11: Giao diện nhập mã bài kiểm tra.
Bước 4: Thí sinh chọn đáp án đúng nhất của mỗi câu, sau đó nhấn nút “Tiếp ” để
qua câu tiếp theo. Nếu muốn quay lại câu trước để xem hoặc sửa đáp án thì nhấn nút
“Trước” để xem. Chương trình có hiển thị thanh tiến trình làm bài để thí sinh tiện
theo dõi việc làm bài của mình. Tránh trường hợp thí sinh làm thiếu câu.

Hình 12: Giao diện làm bài của học sinh.
Trong quá trình làm bài, nếu học sinh tắt chương trình thì chương trình cũng sẽ tự
động gửi kết quả bài làm tính tới thời điểm hiện tại và gửi dữ liệu về máy chủ.
Chương trình sẽ đếm số lần thí sinh đó làm lại bài bao nhiêu lần.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Bước 5: Sau khi làm bài xong (thanh tiến trình hiển thị 100%) thí sinh chọn nút “Kết
thúc” để nộp bài và xem điểm của mình. Đồng thời tại thời điểm này bài làm của thí
sinh sẽ được gửi lên máy chủ.

Cũng ngay tại thời điểm này, file điểm sẽ được lưu cache dự phòng ở bộ nhớ tạm
hay thư mục tạm ở máy. Để khi cần có thể kiểm tra.

Hình 13: Giao diện chấm điểm bài làm.
3.3.5.Tổng hợp và thống kê

Sau khi ca thi kết thúc. Chương trình cho phép người dùng tổng hợp kết quả bài làm
của ca thi đó.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 14: Giao diện kết quả bài làm của học sinh.
Kết của bài làm của ca thi sẽ được lưu vào một thư mục quy định ở máy chủ. Từ thư
mục này chương trình sẽ tổng hợp kết của bài làm của thí sinh với đầy đủ các thông
tin như: Họ và tên, lớp, số thứ tự hay số báo danh cùng điểm bài làm, số máy làm,
thời gian làm….

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 15: Chức năng tổng hợp điểm từ các bài làm.

Đồng thời, chương trình cũng thống kê bằng biểu đồ dựa trên kết quả bài làm của thí
sinh để người dùng tiện theo dõi.

Hình 16: Chọn thư mục chứa bài làm của học sinh để tổng hợp.
Sau khi thống kê chương trình sẽ xuất ra file thông kê tương ứng cho ca thi đó.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Hình 17: Giao diện kết quả sau khi tổng hợp điểm.
3.4. Đánh giá

Ưu điểm:
-

Thuận tiện trong việc tạo ngân hàng đề.
Dễ dàng tạo ra đề kiểm tra cho nhiều thí sinh khác nhau.
Đảm bảo tính khách, tránh việc thí sinh nhìn bài nhau.
Dễ dàng tổng hợp, thống kê kết quả bài làm.
Đảm bảo việc chấm bài có độ chính xác cao, nhanh chóng.
Thí sinh làm bài thuận lợi, dễ dàng và trực quan.

Hạn chế:

Giáo viên: Phạm Văn Tú


Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
-

Chương trình chưa tạo được kết nối mạng trực tiếp giữa các máy học sinh và
máy chủ. Hiện tại, kết quả bài làm sẽ tự động gửi kết quả bài làm lên bằng

-

hình thức gửi file.
Để triển khai tốt cần hệ thống phòng máy vi tính đáp ứng đủ số lượng để triển

khai kỳ thi hay kiểm tra với số lượng lớn học sinh mà ít ca thi nhất.
4. Kết luận
Với việc sử dụng chương trình tạo và triển khai kiểm tra, thi trắc nghiệm trên máy
tính sẽ giúp cho việc tổ chức kỳ thi, kiểm tra chính xác, nhanh chóng, thuận tiện.
Đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Việc tổng hợp thống kê kết quả bài làm cũng nhanh
chóng. Tránh việc nhiều sai sót của tính sinh khi triển khai làm bài trên giấy.
Về phía nhà trường có thể tận dụng tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quá trình quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Giảm bớt sự huy động giáo viên tham
gia vào quá trình coi thi, chấm thi, … Đảm bảo được tính khách quan, độc lập trong
quá trình làm bài của thí sinh.
Trong tương lai khi cơ sở vật chất của các trường học được nâng lên. Với số lượng
các phòng máy hiện đại cùng với số lượng các máy đủ đáp ứng việc triển khai các
kỳ thi thì chương trình này sẽ thật sự giúp cải thiện và tối ưu công việc của các nhà
trường trong việc kiểm tra đánh giá. Giúp cho các giáo viên của các bộ môn không
chỉ là bộ môn Tin học có thể tận dụng phòng máy tính để tiến hành tổ chức cá kỳ thi,
kiểm tra đánh giá một cách thuận lợi hơn. Đặc biệt là đối với các giáo viên phải dạy

nhiều lớp ở khác khối lớp khác nhau.
Để việc triển khai thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt tôi cũng kiến nghị với Ban giám
hiệu và các đơn vị liên quan nghiên cứu tính khả thi của chương trình. Đầu tư về cơ
sở vật chất cho các phòng máy vi tính để dần nâng cao hiệu quả và công suất sử
dụng. Nhằm tiến tới tạo ra các kỳ kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm đạt
được hiệu quả cao hơn, thuận lợi cho nhà trường, giáo viên và học sinh hơn nữa.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang


Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu Microsoft Excel – Microsoft Office Specialist MOS, IIG Việt Nam,

2015.
2. John Walkenbach, Excel VBA Programming For Dummies, Microsoft Press,
2007.

Giáo viên: Phạm Văn Tú

Trang



×