Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic từ tinh bột sắn với năng suất 250000 tấn sản phẩmnăm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.92 KB, 37 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

Trang 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Ngày nay. sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và
ngành công nghiệp lên men nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, góp phàn làm đa dạng hóa nguồn thực phẩm cho xã hội và sản xuất ra
nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác. Cùng với sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, ngành công nghiệp lên men ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành
tựu to lớn, không ngừng hoàn thiện về số lượng và chất lượng.
Acid glutamic rất cần thiết cho sự sống, tuy là một loại aminoacid thay thế
nhưng nhiều thí nghiệm lâm sàng cho thấy nó là một loại acid amin đóng vai trò
quan trọng trong quá trình trao đổi chất của người và động vật, trong việc xây
dựng các cấu tử tế bào [GS.TS. Nguyễn Thị Hiền, PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng,
PGS.TS. Giang Thế Bính (2006), Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên
men cổ truyền, NXB Khoa Học và Kỹ thuật Hà Nội, Tr5].
Acid glutamic có thể đảm bảo nhiệm vụ chức năng tổng hợp nên các amino
acid khác như alanin, losin, cytesin, prolin, oxyprolin, … Nó tham gia vào phản ứng
chuyển amin, giúp cho cơ thể tiêu hóa nhóm amin và tách NH 3 ra hỏi cơ thể. Nó
chiếm phần lớn thành phần protit và phần xám của não, đóng vai trò quan trọng
trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương [[ GS.TS. Nguyễn Thị Hiền,
PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng, PGS.TS. Giang Thế Bính (2006), Công nghệ sản xuất mì
chính và các sản phẩm lên men cổ truyền, NXB Khoa Học và Kỹ thuật Hà Nội, Tr5].
Acid glutamic phân bố rộng rãi trong tự nhiên dưới dạng hợp chất và dạng
tự do, có trong thành phần cấu tạo của protein động thực vật. Trong mô, acid


glutamic tạo thành NH3 và α – xetoglutaric. Trong sinh vật dặc biệt là vi sinh vật,
acid glutamic được tổng hợp theo con đường lên men từ nhiều nguồn cacbon
[ GS.TS. Nguyễn Thị Hiền, PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng, PGS.TS. Giang Thế Bính
(2006), Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên men cổ truyền, NXB Khoa
Học và Kỹ thuật Hà Nội, Tr5].
Chính vì vai trò quan trọng của acid glutamic thực phẩm và phi thực phẩm
nên việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất acid glutamic là một nhu cầu thiết thực
góp phần vào nền kinh tế đất nước.

Trang 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nước ta lại có nguồn sắn dồi dào, sắn được trồng khắp cả ba miền đất nước.
Với đặc tính dễ trồng, sản lượng cao, đầu tư ít nên tinh bột sắn tương đối rẻ so với
các loại tinh bột khác. Vì vậy tinh bột sắn thích hợp làm nguyên liệu để sản xuất ra
các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp thực phẩm.
Tôi xin trình bày đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic từ
tinh bột sắn với năng suất 250000 tấn sản phẩm/năm.

Trang 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1. LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một yêu cầu cần thiết
của việc phát triển nền kinh tế nước nhà trong thời kì đổi mới của chúng ta. Để
ngày càng nâng cao mức sống nhân dân, đáp ứng như cầu trong nước và tăng
cường mở rộng thị trường xuất khẩu, sự phát triển của ngành thực phẩm đặc biệt
là ngành sản xuất bột ngọt góp phần đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế quốc

dân. Trong đó, acid glutamic là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bột ngọt và
nhu cầu sử dụng acid glutamic như là nguồn nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm,
dược phẩm, hóa chất,...ngày càng tăng.
Việc thiết lập nhà máy sản xuất acid glutamic là cần thiết và có tính kinh tế,
nó giải quyết được rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp và thu hút được một lượng
lớn lao động. Thiết lập nhà máy như trên cần quan tâm đến nhiều vấn đề sau:
1.1.

Đặc điểm tự nhiên và vị trí xây dựng
Địa điểm xây dựng nhà máy phải phù hợp với quy hoạch và đảm bảo sự phát
triển chung về kinh tế địa phương. Tôi chọn xây dựng nhà máy tại tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành
phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và
Thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm
với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1800 mm đến 2000
mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 0C.
Bình Dương có cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục giao thông huyết mạch của quốc gia chạy
qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,... cách sân bay
Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15km... thuận lợi cho phát triển kinh tế
và xã hội toàn diện. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công
nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8700 ha với hơn 1200 doanh nghiệp trong
và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
( />Trang 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Từ các thông số trên, tôi xin chọn địa điểm đặt nhà máy tại khu công nghiệp
VISIP huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, với hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
1.2.

Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là tinh bột sắn, thị trường cung cấp
nguyên liệu rộng lớn. Có thể được cung cấp từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại
khu vực huyện Thuận An và huyện Tân Uyên như: Công ty TNHH sản xuất hóa chất
thương mại dịch vụ Gia Định; Công ty TNHH Tinh bột công nghiệp SUNCHUNG;
Công ty TNHH Sản xuất – xuất khẩu lương thực Bình Dương,... Nguồn nguyên liệu
còn có thể được cung cấp từ các nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở các tỉnh Tây Ninh,
Gia Lai, Đắc Lắc, Bà Rịa Vũng Tàu,... Việc ổn định nguyên liệu là điều kiện thuận lợi
cho nhà máy đi vào hoạt động và nâng cao năng suất, chất lượng tốt.

1.3.

Khả năng hợp tác hóa
Nhà máy được đặt tại khu công nghiệp VISIP nên việc hợp tác giữa nhà máy
và các nhà máy khác rất thuận lợi. Nhà máy hợp tác mọi mặt với các nhà máy khác
về phương diện kinh tế, kỹ thuật.
Việc hợp tác hóa giữa nhà máy với các nhà máy khác về mặt kinh tế kỹ thuật
và việc liên hợp hóa sẽ làm giảm thời gian xây dựng, giảm vốn đầu tư và hạ giá
thành sản phẩm. Do nguồn nguyên liệu tinh bột sắn đều mua từ các nhà máy khác,
ngoài ra còn hợp tác với các nhà máy khác về bao bì, hộp cactoong, các cơ sở sản
Trang 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

xuất nguyên phụ liệu khác [Th.S. Trần Thế Truyền (2006) _Cơ sở thiết kế hà
máy_Khoa Hóa_Đại học Bách khoa Đà Nẵng (2006), Tr7].
1.4.

Giao thông vận tải
Nhà máy thiết kế nằm trong khu công nghiệp VISIP, nằm gần đường bộ ( đến
Thị trấn Lái Thiêu, Bình Dương 1km), gần đường sắt (cách ga Sài Gòn, Tp Hồ Chí
Minh 25km), gần đường không (cách sân bay Tân Sơn Nhất 30km), gần càng (cách
Tân cảng, Tp Hồ Chí Minh 22km), thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu
vào nhà máy cũng như vận chuyển sản phẩm ra [ />ipcode=20&module=info]. Vấn đề giao thông không chỉ nhằm mục đích xây dựng
nhà máy nhanh chóng mà còn là sự tồn tại và phát triển nhà máy trong tương lai.

1.5.

Nguồn cung cấp điện, hơi và nhiên liệu
Việc sử dụng điện để chạy động cơ, thiết bị và chiếu sáng. Điện thế sử dụng
thường là 110 – 220V/360V. Tại chân KCN có trạm biến áp 40MVA, mạng 22KV
trong KCN. Nhà máy sử dụng lưới điện của khu công nghiệp, ngoài ra nhà máy còn
có máy phát điện dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục.
Nhiên liệu sử dụng của nhà máy là ...

1.6.

Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước thải
Nước dùng trong nhà máy với mục đích chế biến, vệ sinh thiết bị và dùng cho
sinh hoạt. Nguồn cung cấp lấy từ hệ thống cung cấp nước của khu công nghiệp.
Trong khu công nghiệp có Nhà máy cấp nước công suất 12000m 3/ngày. Hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải hoàn chỉnh.

1.7.


Nguồn nhân công
Vì nhà máy đặt ở khu công nghiệp nên sẽ thu hút được nhiều cán bộ chuyên
môn. Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của nhà máy được đào tạo tại các trường đại
học như Kinh tế, Bách khoa, Tổng hợp,... học tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng,... Do Bình Dương và các tỉnh lân cận là vùng đông dân cư nên việc tuyển chọn
công nhân tại địa phương nhà máy là dễ dàng (Dân số Bình Dương năm 2014 tổng
cộng 1802500 người). Đây là việc tiện lợi cho nhà máy vì tiện lợi cho việc sinh hoạt
đi lại, giảm công trình nhà ở, giảm được chi phí ban đầu.

Trang 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.8.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nhà máy sản xuất acid glutamic với công nghệ hiện đại, chất lượng tốt có khả
năng tiêu thụ trong cả nước, đẩy lùi acid glutamic ngoại nhập và tương lai sẽ xuất
khẩu sang nước ngoài.
Tóm lại: Với các điều kiện đã nêu trên thì khả năng xây dựng một nhà máy sản xuất
acid glutamic ở khu công nghiệp VISIP, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương là hoàn
toàn có thể.

Trang 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về acid glutamic
2.1.1. Khái niệm
Acid amin nói chung và acid glutamic (L - AG) nói riêng có ý nghĩa to lớn. L –
AG là một acid công nghiệp quan trọng, nó không phải là acid amin không thay thế
nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở người và động vật
[Sách cô Hạnh].
Acid glutamic có công thức phân tử: C5H9O4
Thuộc loại acid amin có chứa một nhóm amin và hai nhóm cacboxyl. Điều chế bằng
cách tổng hợp hoặc lên men glucid.
Công thức cấu tạo: HOOC – CH(NH2) – CH2 – CH2 - COOH
2.1.2. Tính chất vật lý
Bột ngọt (còn được gọi là mì chính) là muối mononatri của acid glutamic
hay natri glutamate, dễ tan trong nước, thường gọi là mì chính (bột ngọt) được
dùng làm gia vị.
Acid L (+) – glutamic (thường gọi là acid glutamic) là những tinh thể không
màu, tonc = 247 - 2490C (phân hủy), thăng hoa ở 2000C, độ quay cực riêng với tia D
ở 220C là 310. Ít tan trong nước, etanol; không tan trong ete, axeton. Đóng vai trò
quan trọng trong việc trao đổi đạm. Dùng trong y học, trong nghiên cứu sinh hóa,
bổ sung vào khẩu phần thức ăn. Acid L (+) – glutamic có vị ngọt của thịt, còn acid D
(-) – glutamic không có vị đó.

Hình 2.1. Cấu trúc phân tử acid glutamic
Trang 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1.3. Tính chất hóa học
Thuộc loại acid amin có chứa một nhóm amin và 2 nhóm cacbonxylic:
- Công thức hóa học: C5H9O4
-


Công thức cấu tạo:

L – AG hòa tan trong H2O tạo dung ịch có tính acid, làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tham gia phản ứng cháy, tác dụng với acid, tác dụng với bazo, tác dụng với
muối, tác dụng với rượu tạo hợp chất mang nhóm chức este.
2.1.4. Vai trò của acid glutamic [sách cô Hạnh].
Trong cơ thể người và động vật, acid glutamic tham gia vào việc tạo thành
protein và tạo nên hàng loạt các acid amin khác như alanine, lơxin, propin, xystin,…
Acid glutamic còn tham gia vào quá trình chuyển hóa amin, có thể liên kết với
NH3 nên có ý nghĩa to lớn trong việc giảm lượng NH3 giải độc cơ thể.
Trong cơ thể người, nếu thức ăn thiếu một số acid amin như alanine, lơxin, acid
aspactic, prolin, xerin,… thì acid glutamic thừa sẽ được cơ thể sử dụng để tổng hợp
các acid amin đó.
Acid glutamic tham gia cấu tạo nên chất xám và chất trắng của não, tham gia
các quá trình trao đổi protein và glucid, kích thích các phản ứng oxy hóa của não,
đóng vai trò quan trọng trong các biến đổi của hệ thần kinh trung ương. Acid glutamic
là một thành phần của myofibril nên có ý nghĩa lớn đối với hoạt động của hệ cơ. Vì
vậy trong y học, acid glutamic được coi như chất bổ não, chữa các bệnh thần kinh
phân lập, bệnh chậm phát triển về trí não, về tim mạch, các bệnh về cơ bắp thịt,…
Acid glutamic còn dùng làm nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp một số
hóa chất quan trọng: N – acetl glutamate là chất hoạt động bề mặt, vi sinh vật có thể
phân giải được, ít ăn da, được dùng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm, xà phòng,
dầu gội đầu. Acid oxypyrolidicacboxylic, một dẫn xuất khác của acid glutamic được
dùng làm chất giữ ẩm trong mỹ phẩm. Acetylglutamat được dùng trong xử lý ô nhiễm
nước biển do dầu hỏa và dầu thực vật gây ra.
Acid glutamic trong tự nhiên được phân bổ dưới dạng hợp chất và dạng tự do,
có trong thành phần cấu tạo của protein động thực vật. Trong mô, acid glutamic được
tạo thành từ NH3 và acid α–xetoglutaric.Trong sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật, acid
glutamic được tổng hợp bằng con đường lên men từ nhiều nguồn cacbon.

Tính an toàn khi sử dụng acid glutamic:

Trang 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2. Phương pháp sản xuất acid glutamic
Có nhiều phương pháp để sản xuất acid glutamic từ các nguồn nguyên liệu
khác nhau. Hiện nay, trên thế giới có bốn phương pháp cơ bản.
2.2.1. Phương pháp tổng hợp hóa học
Phương pháp này ứng dụng các phản ứng tổng hợp hóa học để tổng hợp nên
acid glutamic và các aminoacid khác từ khí thải của công nghiệp dầu hỏa hay các
ngành khác.
Ưu điểm:
- Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu không phải thực phẩm để sản xuất.
- Tận dụng được các phế liệu từ công nghiệp hóa dầu.
Nhược điểm:
- Chỉ thực hiện ở những nước có nền công nghiệp hóa dầu phát triển.
- Yêu cầu kĩ thuật cao.
- Tạo ra hỗn hợp không qua cực D, L – acid glutamic, tăng chi phí cho việc tách L acid glutamic dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
2.2.2. Phương pháp thủy phân
Phương pháp này sử dụng các tác nhân là hóa chất hoặc enzyme để thủy
phân các nguyên liệu có hàm lượng protein cao, tạo ra hỗn hợp các aminoacid
trong đó có acid glutamic. Sau đó tách acid glutamic ra khỏi hỗn hợp bằng phương
pháp hóa lý.
Ưu điểm:
- Khống chế được quy trình và các điều kiện sản xuất.
- Có thể áp dụng vào các cơ sở thủ công, bán cơ giới.
- Ổn định được chất lượng sản phẩm của từng mẻ.
Nhược điểm:

- Cần sử dụng những nguyên liệu có hàm lượng protein cao.
- Sử dụng nhiều thiết bị hóa chất, thiết bị chống ăn mòn.
- Hiệu suất thấp dẫn đến giá thành cao.
- Môi trường làm việc bị nhiễm độc bởi acid, ảnh hưởng sức khỏe.
Trang 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.3. Phương pháp sinh tổng hợp (phương pháp lên men)
Phương pháp được sử dụng rộng rãi để sản xuất acid glutamic bằng cách
dùng các chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp ra acid glutamic để sản xuất.
Ưu điểm:
- Không cần sử dụng nguyên liệu giàu protein.
- Không phải sử dựng nhiều hóa chất và thiết bị chống ăn mòn.
- Hiệu suất cao, giá thành hạ.
- Có thể sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.
- Tạo ra acid glutamic dạng L, có hoạt tính sinh học cao.
Nhược điểm:
- Quá trình đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và nghiệm ngặt.
- Điều kiện khử trùng phải tốt, nếu không sẽ giảm hiệu suất thu hồi.
2.2.3.1. Phương pháp lên men gián đoạn
Nguyên tắc của phương pháp này là đầu tiên tạo ra α - Ketoglutaric bằng
các kĩ thuật vi sinh như nuôi cấy vi sinh vật. Sau đó, chuyển hóa α - Ketoglutaric
thành acid glutamic nhờ emzyme aminotransferanse và glutamatdehydrogenase.
Nhược điểm của phương pháp này là dùng quá nhiều enzyme và acid amin
làm nguồn amin cho phản ứng dây chuyền nên ít được dùng trong công nghiệp.
2.2.3.2. Phương pháp lên men trực tiếp
Nguyên tắc của phương pháp này là sản xuất acid glutamic ngay trong dịch
nuôi cấy bằng một loại vi sinh vật duy nhất. Các sinh vật này đều có hệ enzyme đặc
biệt có thể chuyển tiếp đường và NH3 thành acid glutamic trong môi trường.

Ưu điểm:

- Sử dụng đường làm nguyên liệu có hiệu suất cao.
- Nguyên liệu sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm.
- Nguyên liệu chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho quá trình

lên men.
Từ những năm 50 của thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã chú ý đến phương pháp lên
men trực tiếp acid glutamic và từ đó đến nay sản phẩm này hàng năm vẫn đứng
đầu trong công nghiệp acid amin. Acid amin sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản, chiếm
50% sản lượng thế giới, chủ yếu bằng phương pháp lên men trực tiếp.
Trang 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.4. Phương pháp kết hợp
Là phương pháp kết hợp giữa tổng hợp hóa học và vi sinh vật. Phương pháp
vi sinh vật tổng hợp nên acid amin từ các nguồn đạm vô cơ và glucid mất nhiều
thời gian. Do đó người ta sử dụng những phản ứng tổng hợp tạo ra những chất có
cấu tạo giống acid amin, sau đó sử dụng phương pháp vi sinh vật tiếp tục tạo ra
acid amin.
Phương pháp này tuy nhanh nhưng những yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ áp dụng
vào nghiên cứu không áp dụng vào công nghiệp.
2.3. Nguyên liệu sản xuất acid glutamic
Sử dụng nguyên liệu giàu glucid: tinh bột, rỉ đường, glucoza, scaroza,...
2.3.1. Thành phần cấu tạo của tinh bột sắn
Tinh bột sắn được sản xuất trong quá trình chế biến củ sắn. Có hai loại sắn
đắng và sắn ngọt khác nhau về hàm lượng tinh bột và xyanua. Sắn đắng có nhiều
tinh bột hơn nhưng đồng thời có nhiều xyanhydric, khoảng 200 – 300 mg/kg. Sắn
ngọt có ít xyanhydric (HCN) và được dùng làm lương thực, thực phẩm. Sắn trồng ở

các tỉnh phía Bắc chủ yếu là sắn ngọt và tinh bột thu được không có HCN.
Thành phần hóa học của tinh bột sắn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ kỹ
thuật chế biến sắn. Tinh bột sắn thường có các thành phần sau:
Tinh bột

: 83 – 88%

Nước

: 10,6 – 14,4%

Xenluloza

: 0,1 – 0,4%

Đạm

: 0,1 – 0,4%

Chất khoáng

: 0,1 – 0,6%

Chất hòa tan

: 0,1 – 1,3%

2.3.2 Tinh bột sắn [15]
Tinh bột sắn có kích thước xê dịch trong khoảng khá rộng 5 – 40um. Dưới
kính hiển vi ta thấy tinh bột sắn có có nhiều hình dạng khác nhau từ hình nón đến

hình bầu dục tương tự tinh bột khoai tây nhưng khác tinh bột ngô và tinh bột gạo ở
những chổ không có hình đa giác.
Cũng như các loại tinh bột khác tinh bột sắn gồm các mạch amilopectin và
amiloza, tỉ lệ amilopectin và amiloza là 4:1. Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nằm
trong khoảng 60 – 80o [Sách Nguyễn Thị Hiền ,Tr16].
Trang 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.3.3. Thu nhận glucoza từ tinh bột sắn
Phương pháp thủy phân bằn acid: Trong sản xuất công nghiệp người ta
thường sử dụng dung dịch đường glucoza thủy phân từ tinh bột bằng aicd hoặc
enzyme. Có hai loại acid: HCl và H 2SO4. Dùng HCl thời gian thủy phân ngắn nhưng
không tách được gốc acid ra khỏi dung dịch. Dùng acid H 2SO4 thời gian thủy phân
dài, nhưng có thể tách gốc SO42- ra khỏi dung dịch đường bằng cách dùng CaCO 3
trung hòa dịch thủy phân [Sách Nguyễn Thị Hiền,Tr16].
Phương pháp thủy phân bằng enzyme: Hai loại enzyme được dùng nhiều cho
quá trình này là α – amylaza và γ- amylaza có nhiệm vụ phá hủy các mối liên kết α
– 1,4 – glucozit của tinh bột tạo ra các sản phẩm có phân tử lượng lớn như dextrin
bậc cao, dextrin bậc thấp, mantotrioza và cuối cùng là maltoza. γ – amylaza có tác
dụng thủy phân mối liên kết α – 1,4 và α – 1,6 – glucozit bắt đầu từ đâuù không khử
trên mạch amyloza và amylopectin và sản phẩm cuối cùng là glucoza. Mỗi enzyme
có pH và nhiệt độ thích hợp, pH và nhiệt độ tối ưu của mỗi loại enzyme phụ thuộc
vào nguồn gốc của nó. Trong công nghiệp người ta thường kết hợp α - amylaza bền
nhiệt với γ – amylaza của nấm mốc để phân tinh bột thành đường glucoza [Sách
Nguyễn Thị Hiền,Tr16].
Dịch đường sản xuất theo phương pháp enzyme có hiệu suất chuyển hóa cao
hơn phương pháp acid, không chứa gốc acid và tạp chất có hại, rất thích hợp cho
việc sản xuất glucoza tinh thể và cho lên men nhờ vi sinh vật.
Từ các tính chất ưu và nhược điểm nêu trên, nên tôi chọn nguyên liệu sản

xuất acid glutamic từ tinh bột sắn nhờ kết hợp α – amylaza bền nhiệt với γ –
amylaza của nấm mốc để thủy phân tinh bột thành đường glucoza.
2.4. Chủng vi sinh vật
Tham gia vào quá trình lên men sản xuất acid glutamic, chủng vi sinh
thường dùng: Corynebacterium Glutanicum, Brevibacterium Lactofermentus,
Micrococus Glutamicus, nhưng chủ yếu nhất vẫn là chủng Corynebacterium
Glutamicum (loại vi khuẩn này đã được nhà vi sinh vật Nhật Bản Kinosita phát hiện
từ 1956, có khả năng lên men từ tinh bột, ngô, khoai, khoai mì để tạo ra acid
glutamic). Ở đây, tôi chọn chủng đột biến Corynebacterium Glutamicum không bị
giới hạn bởi nồng độ biotin vì giống này có khả năng sinh tổng hợp axit glutamic cao
và không bị khống chế bởi nồng độ biotin.
Giống vi khuẩn thuần khiết này được lấy từ ống thạch nghiêng tại các cơ sở
giữ giống, sau đó được cấy truyền, nhân sinh khối trong môi trường. Khối lượng
sinh khối đuợc nhân lên đến yêu cầu phù hợp cho quy trình sản xuất đại trà. Trước
khi nhân, cấy, môi trường lỏng phải được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur.
Trang 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.2. Corynebacterium Glutanicum.
Chủng vi khuẩn giống phải có khả năng tạo ra nhiều acid glutamic, tốc độ
sinh trưởng phát triển nhanh, có tính ổn định cao trong thời gian dài, chịu được
nồng độ acid cao, môi trường nuôi cấy đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế sản xuất.
*Cơ chế tổng hợp thừa acid glutamic:
Tính thấm của màng tế bào bị thay đổi vì thiếu biotin, do tác dụng của
penicillin hay dẫn xuất của chất béo. Nếu tính thấm không bị thay đổi thì chỉ diễn ra
sự tổng hợp acid gutamic trong tế bào và không có sự tiết acid này ra môi trường.
Như vậy, acid glutamic nồng độ cao sẽ ức chế phản ứng của glutamate dehydrogenaza tạo thành acid glutamic. Do biến đổi về tính thẩm thấu, tế bào chỉ
cho acid glutamic ra ngoài và trong nội bào. Nồng độ acid amin này thấp nên

không có sự ức chế ngược bởi sản phẩm cuối cùng. Sự hư hại tính thấm xuất hiện
khi nồng độ biotin tối ưu là 2 - 5 µg/l. Còn nồng độ biotin tối thích cho sự sinh
trưởng của chủng ở khoảng 14 µg/l. Cũng có thể tạo ra sự hư hại này bằng cách bổ
sung các chất hoạt động bề mặt như Tween 60-polyoxyetylensocbitanmonostearat, Tween 40 – poyoxyetylen - sobitan monopalmitat như
penicillin. Các tác nhân bề mặt này được bổ sung vào giữa hay cuối pha sinh
trưởng. Việc penicillin gây hư hại cho tính thấm có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt vì nhờ
đó có thể sử dụng các nguyên liệu phức tạp như rỉ đường.
Trang 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành acid glutamic
2.5.1. Nguồn Cacbon
Nguồn cacbon cung cấp các đơn bị bộ khung cacbon của acid glutamic, cung
cấp năng lượng cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp của chúng [Sách Nguyễn Thị
Hiền, Tr66].
Nồng độ cơ chất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất sinh tổng hợp acid
glutamic. Nồng độ glucoza càng cao, hiệu suất lên men acid glutamic càng thấp,
hàm lượng acid glutamic nội bào càng cao, hoạt lực các enzyme cần cho oxy hóa
glucoza và α- xetoglutaric decacboxylaza càng cao.
2.5.2. Nguồn Nitơ
Cung cấp nitơ cho quá trình lên men acid glutamic là rất quan trọng bởi vì
nitơ cần cho việc tổng hợp protein tế bào và chiếm tới 9,5% trọng lượng phân tử
acid glutamic. Người ta thường dùng các loại muối chứa NH 4+ như NH4Cl
(NH4)2SO4, (NH4)2HPO4, NH4H2PO4 hay NH3 hoặc urê làm nguồn cung cấp cacbon
[Sách Nguyễn Thị Hiền, Tr67].
2.5.3. Nguồn muối vô cơ khác
Các ion vô cơ cần cho sinh trưởng và tích lũy acid glutamic. Sự có mặt của
các ion sau đây là cần thiết: K+, Mg+2, Fe+2, Mn+2, SO4+2, PO4+3.Trong đó K+, Fe+2 và đặc
biệt là Mn+2 là quan trọng để thu lượng lớn acid glutamic, K + cần cho tích lũy acid

glutamic nhiều hơn là cho sinh trưởng [ Sách Nguyễn Thị Hiền, Tr67].
2.5.4. Chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng quan trọng bậc nhất trong môi trường lên men
acid glutamic nhờ các giống thiên nhiên là biotin. Để có hiệu suất lên men cao nồng
độ biotin phải nhỏ hơn nồng độ tối ưu cần thiết cho sinh trưởng, thích hợp nhất là
từ 2 - 5µg/l môi trường [Sách Nguyễn Thị Hiền, Tr67,68]. Biotin quyết định sự tăng
trưởng tế bào, quyết định cấu trúc màng tế bào, cho phép acid glutamic thấm ra
ngoài môi trường hay không và có vai trò quan trọng trong cơ chế oxy hóa cơ chất
tạo nên acid glutamic.
2.5.5. Ảnh hưởng của pH
pH tối ưu cho sinh trưởng và tạo L - AG của các vi khuẩn sinh L - AG là trung
tính hoặc hơi kiềm. Khi dùng môi trường sacarit người ta phải điều chỉnh pH suốt
quá trình lên men vì môi trường luôn có xu hướng trở nên acid do sự hình thành L AG và các acid hữu cơ khác gây nên. Liên tục bổ xung NH 4+ để thực hiện hai chức
năng cơ bản là điều chỉnh pH và cung cấp NH 3 cho việc tổng hợp phân tử L - AG. Có
thể thay nhóm amôn bằng urê vì phần lớn ta có thể đưa NH 3 dưới dạng khí hoặc

Trang 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nước vào lên men để điều chỉnh pH trong khoảng 7 - 8 giờ, tối ưu cho sinh trưởng
và tạo L – AG [Sách Nguyễn Thị Hiền, Tr68].
2.5.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Đa số vi khuẩn sinh L - AG sinh trưởng và tạo L - AG tốt ở 30 – 35oC , số ít ở
35 - 37ºC, cá biệt ở 41 - 43ºC. Khi tiến hành quá trình nuôi dưỡng chính ở 37ºC và
nuôi dưỡng phụ ở 30ºC thì hiệu suất chuyển hoá là 15% và kéo theo sự chuyển hoá
của acid lactic. Người ta biết có thể thay đổi nhiệt độ nuôi dưỡng khi thay đổi môi
trường dinh dưỡng [Sách Nguyễn Thị Hiền, Tr68].
2.5.7. Ảnh hưởng của sự cung cấp oxy và khuấy trộn
Sự cung cấp oxy và khuấy trộn trong khi lên men có ý nghĩa vô cùng quan

trọng. Do vi khuẩn lên men thuộc loại hiếu khí nên nếu không cung cấp đủ oxy cho
chúng, đồng thời CO2 sinh ra trong quá trình biến dưỡng quá nhiều thì tế bào vi
khuẩn có khả năng chết, làm cho sinh khối giảm kéo theo sự suy giảm cả về lượng
acid glutamic sản xuất. Việc này nhằm hai mục đích:
- Duy trì nồng độ oxy hòa tan ở mức trên giá trị tới hạn.
- Khống chế nồng độ CO 2 ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và tích lũy acid
glutamic của vi khuẩn [Sách Nguyễn Thị Hiền, Tr69].

Trang 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3. CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
3.1. Chọn phương pháp sản xuất
Có nhiều phương pháp để sản xuất acid glutamic bao gồm: phương pháp hóa
học, phương pháp thủy phân, phương pháp lên men, phương pháp kết hợp. Trong đó,
phương pháp lên men trực tiếp có nhiều ưu điểm nhất. Ưu việt của phương pháp này
là sử dụng nguyên liệu glucid, hiệu suất cao giá thành hạ,…(như đã trình bày ở mục
2.2.3). Vì vậy tôi chọn phương pháp lên men trực tiếp để sản xuất acid glutamic.

Trang 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.1. Quy trình sản xuất acid glutamic từ tinh bột sắn

Tinh bột sắn
Hòa tan
Bx = 33-44%


Lọc cặn bã
Dịch hóa
( pH 5,5-7
90-110oC, 40 phút)

Làm nguội
( 60-620C)
Đường hóa
( pH 4,2-4,5
60-62oC, 70 giờ)
Biotin
Khoáng

Pha chế dịch
( pH 6,7-6,9)
Tiệt trùng, làm nguội
( T1 = 120oC, 15 phút
T2 = 28-30oC)

Giống

Nhân giống 1

Nhân giống 2
Lên men
( Urê 1,8%, dầu lạc 0,1%
Bx= 10%, pH= 6,7-8
T= 32oC, 40 giờ
O2= 40-90 mg/lit.phút)


Trang 18

Nhân giống 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Lọc trong
Cô đặc chân không
( T= 70oC, Pck= 600mmHg
Phơi ≤ 1kg/cm2, Bx=30%)
Tẩy màu

Than hoạt tính

Kết tinh
( pH= 3,22 ;50 giờ)

HCl 98%

Ly tâm

3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
3.2.1. Hòa tan tinh bột sắn
Mục đích: Nhằm làm trương nở các hạt tinh bột, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng
cho quá trình thủy phân.
Thông số kỹ thuật:
Sử dụng nước nóng: to = 52 – 59oC
Nồng độ tinh bột hòa tan khoảng 33 – 34% [11].
Thiết bị:


Trang 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sử dụng thiết bị hòa tan hình trụ có đáy hình côn có cửa xả liệu, bên trong có
cánh khuấy.
3.2.2. Lọc cặn bã
Mục đích: Nhằm làm sạch tinh bột trước khi đưa vào thủy phân.
Thiết bị: Sử dụng thùng lọc hình trụ, thép không gỉ, phía trên có màng lọc thép.
Dung dịch tinh bột được chảy qua màng lọc bằng kim loại đặt trong thùng lọc.
3.2.3. Dịch hóa
Mục đích: Chuyển hệ huyền phù các hạt tinh bột thành dạng dung dịch hòa tan
chưa các dextrin có chiều dài mạch ngắn hơn.
(C6H10O5)n
(C6H12O5)a + (C6H12O5)b
Trong đó: a + b = n
Thông số kỹ thuật:
Sử dụng enzyme α - amylase bền nhiệt. Qúa trình dịch hóa bằng enzyme α - amylase
được tiến hành ở nhiệt độ 95 – 1100C, pH 5,9 – 6,1, thời gian 40 phút. Tên chế phẩm
enzyme α - amylase được sử dụng là Termamyl 120L của hãng Novo – Đan Mạch.
Thiết bị: Tiến hành dịch hóa trong các nồi phản ứng 2 vỏ, làm bằng thép không gỉ,
thân hình trụ.

Hình 3.1. Thiết bị dịch hóa []
Đặc điểm:
Nồi nấu inox 2 vỏ sử dụng điện hoặc hơi để trao đổi nhiệt, giúp cải thiện chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động.
Thiết bị làm việc ở áp suất thường, hơi nóng đi giữa hai lớp vỏ để tiến hành
trao đổi nhiệt. Sau khi nguyên liệu đạt yêu cầu thì sử dụng tay quay đổ nguyên liệu

ra.
3.2.4. Làm nguội
Mục đích: Dịch tinh bột sai khi dịch hóa có nhiệt độ khoảng 95 – 110 0C, do đó phải
làm nguội để nhiệt độ tinh bột giảm xuống vào khoảng 60 – 62 0C thích hợp cho quá
trình đường hóa tiếp theo.
Trang 20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thông số kỹ thuật: Nhiệt độ làm nguội là 60 – 62 0C. Sử dụng nước làm lạnh để
trao đổi nhiệt.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống Contherm. Dịch trao đổi nhiệt
gián tiếp với nước làm nguội qu ống bằng cách dịch đi từ dưới lên, chất tải lạnh đi
từ trên xuống.

Hình 3.2. Thiết bị trao đổi nhiệt Contherm []
3.2.5. Đường hóa
Mục đích: Nhằm chuyển dịch dextrose thành đường glucose – nguồn dinh dưỡng
mà vi sinh vật lên men có thể sử dụng được.
Trong giai đonạ đường hóa, dịch thu được sau quá trình dịch được tiếp tục thủy
phân tới glucoza.
Thông số kỹ thuật:
Để quá trình đường hóa xảy ra hoàn toàn. Người ta sử dụng enzyme yamylase. Để bổ sung enzyme y-amylase người ta sử dụng chế phẩm enzyme
Dextrozazyme GA.
pH 4,2 – 4,5, nhiệt độ 60 – 620C, thời gian 70h.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị hai vỏ làm bằng thép không gỉ có cánh khuấy.
3.2.6. Pha chế dịch lên men
Mục đích: Phối trộn giữa dịch tinh bột đã đường hóa và các chất khoáng vào tạo
ra môi trường thích hợp thuận lợi cho vi sinh vật Corynebacterium Glutamicum lên
men tạo sinh khối sau này.

Thông số kỹ thuật:
pH được điều chỉnh đến 6,7 – 6,9. Dịch pha chế có nồng độ đường Bx = 8 –
25%. Ta chọn dịch pha chế nồng độ 10%.
Nồng độ hóa chất sử dụng [6, Tr12]:
K2HPO4: 0,125%
MgSO4: 0,075%
MnSO4: 0,00275%
KH2PO4:0,125%
FeSO4: 0,00525%
Ure: 1,8%
Trang 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thiết bị: Sử dụng thiết bị pha chế thân hình trụ, đáy và nắp hình cầu làm bằng
thép không gỉ, giống thiết bị hòa tan tinh bột nhưng khác về kích thước.
3.2.7. Thanh trùng, làm nguội
Mục đích:
Thanh trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong môi trường dinh
dưỡng trước khi lên men.
Làm nguội nhằm hạ nhiệt độ môi trường xuống nhiệt độ thích hợp với vi sinh
vật để lên men.
Thông số kỹ thuật: Nhiệt độ thanh trùng 1200C, trong thời gian 15 phút. Nhiệt độ
làm nguội 28 – 300C.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị thanh trùng dạng tấm. Thiết bị gồm những bản mỏng
ghép lại với nhau, trên tấm bản có rãnh để dịch trao đổi nhiệt với tác nhân truyền
nhiệt.

Hình 3.2. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm[]
3.2.8. Nhân giống

Mục đích: Tạo ra đủ số lượng giống cần thiết cho quá trình lên men.
Giống sử dụng là Corynebacterium Glutamicum VN 3969 của Trung Quốc. Lượng sử
dụng là 105 – 110g/l, không bị giới hạn bởi nồng độ biotin vì giống này có khả
năng sinh tổng hợp acid glutamic cao và không bị khống chế bởi nồng độ biotin.
Qúa trinh nhân giống được thực hiện qua các bước:
Giống gốc Corynebacterium Glutamicum tiến hành nhân giống trong phòng
thí nghiệm của nhà máy, đem thử nghieemjdtaj yêu cầu thì tiến hành nhân giống
cấp 1, cấp 2. Kiểm tra kỹ trước khi đem nhân giống sản xuất.
Trang 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tại phòng thí nghiêm, giống gốc được cấy chuyền sang các ống thạch
nghiêng rồi tiến hành cấy vào các bình tam giác rồi đi lên men trên máy lắc.
Thông số kỹ thuật: Qua tài liệu tham khảo [8], môi trường nhân giống thích hợp:
Môi trường thạch nghiêng: Pepton 1%, cao thịt bò 1%, NaCl tinh chế 0,5%,
thạch 2%.
Môi trường nhân giống cấp I: Đường glucoza tinh khiết 2,5%, rỉ đường
0,25%, nước chấm 0,32%, MgSO4.7H2O 0,004%, Fe, Mn ( đã pha 2000g/l) 0,002%,
Ure 0,5%, B1 ( đã pha 150g/l) 0,00015%.
Môi trường nhân giống cấp II: Ví dụn ứng với thể tích thiết bị lên men 60l:
Đường glucoza 2000g, MgSO4 24g, H3PO4 60g, KOH, pH = 9, nước chấm 300ml, rỉ
đường 600g, Ure 480g, dầu lạc 60ml, B1 20mg.
Chuẩn bị môi trường: Các chất được hòa trộn cùng với nước đạt nồng độ dịch
đường là 10%, sau đó thanh trùng ở 1200C trong thời gian 30 phút. Sau đó làm
nguội xuống còn 320C và tiến hành lên men.
Tiến hành:
Qúa trình nuôi giống khống chế ở nhiệt độ 32 0C, áp suất 1kG/cm3, cho tiếp ure và
dầu lạc như quá trình lên men chính, lượng không khí cho vào khoảng: 850 –
1100//h, kiểm tra pH 1 giờ 1 lần hoặc lượng không khí tăng dần tính từ giống nhỉ

sang lên men chính theo tỷ lệ 1,0 – 0,25 – 0,5l/l.ph ( lít không khí/lít môi trường/1
phút). Đến giờ thứ 8 hoặc 9 là dùng được. Nồng độ là 10g/lít.
Thiết bị: Bồn nhân giống làm bằng thép không gỉ thân hình trụ có đáy và nắp hình
chỏm cầ giống thiết bị hòa tan tinh bột nhưng khác về kích tước.
3.2.9. Lên men
Mục đích: Chuyển hóa đường và đạm thành acid glutamic.
Thông số kỹ thuật:
-

Nồng độ đường ban đầu: Bx = 10%.
Nhiệt độ luôn giữ ở 320C. Giai đoạn đầu nhiệt độ khoảng 30 – 32 0C, giai đoạn sau

-

tăng lên 36 – 370C.
Lượng oxy cng cấp: 40 – 90mg/lít.phút. Nếu thừa oxy thì sản phẩm chủ yếu là a-

-

xetoglutarat, còn nếu thiếu oxy thì sản pahamr chủ yếu là acid lactic.
Cánh khuấy hai tầng: v = 450 vòng/phút.
pH = 6,7 – 8. Qúa trình lên men pH thay đổi do có sự tạo thành acid hữu cơ nên ta

-

điều chỉnh pH bằng các muối amoni, NH 3 để cung cấp Nito.
Biotin: Ngày nay người ta sử dụng chủng vi sinh vật khoongphuj thuộc vào hàm
lượng biotin, vì vậy hàm lượng biotin không còn ảnh hưởng đến sự lên men.
Trang 23



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

Thời gian lên men là 38 – 40h, chọn 40h [11].
Trong quá trình lên men, đường được bổ sung liên tục tới cuối giai đoạn giữa. Khi
bọt nhiều phải tiếp giống để phá bọt tạo điều kiện để CO 2 thoát ra.
Xử lý bọt: Trong quá trình lên men, do hoạt động các chất lên men vi khuẩn thải ra
nhiều CO2 tạo ra nhiều bọt, vì vậy cần phải dùng một lượng dầu thích hợp để phá
bọt. Ta dùng dầu lạc thô để phá bọt [6, Tr10].
Thiết bị:
3.2.10. Lọc dịch sau lên men
Mục đích: Tách bã và xác men ra khỏi dịch có chứa acid glutamic.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị lọc khung bản.

Hình 3.3. Hệ tống lọc khung bản[]
Đặc điểm:
Thiết bị làm bằng chất chống ăn mòn thép không gỉ, để lọc dịch có các giá trị pH
khác nhau, ứng dụng của thiết bị lọc áp lực hạn chế, ít hao mòn, chất lượng tốt, lọc
hiệu quả. Bao gồm các tấm bộ lọc, bộ lọc khu vực, một lưu thông lớn, và có thể được
lọc theo giải pháp cảu quá trình sản xuất khác nhau theo yêu cầu và lưu lượng sản
xuất dựa trên nguời dùng. Số lượng tấm có thể thay đổi được sao cho phù hợp với
yêu cầu sản xuất, vì vậy thiết bị này rất linh hoạt trong sản xuất. Thiết bị có các tấm
lọc hình phẳng, kết cấu tiên tiến, biến dạng, dễ dàng làm sạch hiệu quả có thể tăng
tuổi thọ cảu màng tế bào, làm giảm chi phí sản xuất.
3.2.11. Cô đặc
Mục đích: Nhằm làm tăng nồng độ của dịch acid glutamic trước khi kết tinh.
Trang 24



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thông số kỹ thuật:
Vì dịch sau lên men có nồng độ acid glutamic khoảng 17%, ta đưa vào hệ thống cô
đặc chân không để tạo dung dịch acid glutamic có nồng độ khoảng 30%.
Nhiệt độ cô đặc chân không là 700C [6, Tr12].
Thiết bị: Sử dụng thiết bị cô đặc chân không. Thông số kỹ thuật của thiết bị có thể
thay đổi được theo yêu cầu.

Hình 3.4. Thiết bị cô đặc chân không []
Đặc điểm: Thiết bị này bao gồm có 2 phần chính là buồng bốc hơi và buồng đốt
liên hệ với nhau bởi ống nối. Dịch đi vào buồng đốt được đun sôi tạo thành hỗn hợp
hơi – lỏng đi vào phòng bốc. Dung dịch đỉa ở phần dưới của phòng bốc. Thiết bị này
đễ dàng vận hành, dễ vệ sinh, hình đẹp, gương, đánh bóng nội bộ, màu sắc mờ bề
mặt bên ngoài của cán nguôi, phù hợp với yêu cầu vệ sinh thực phẩm của y học, các
tiêu chuẩn GMP.
3.2.12. Tẩy màu
Mục đích: Dùng than hoạt tínhđể hấp thụ những chất màu, tạp chất được sinh ra
trong quá trình lên men.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị tẩy màu có cột than hoạt tính cố định và cho dung dịch
cần tẩy đi qua cột.
3.2.13. Lọc ép
Mục đích: Sau khi ra khỏi thiết bị tẩy màu, dịch có thể còn lẫn than hoạt tính nên
được đưa đi lọc ép làm sạch.
Trang 25


×