Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tình trạng đau sau khi tiến hành một số thủ thuật chăm sóc trên người bệnh tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.12 KB, 38 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ Cơ-xương-khớp đóng vai trò rất quan trọng với con người. Trong đó,
xương đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và làm chỗ dựa cho các cơ
quan. Cơ cùng, xương và khớp giúp cho cơ thể vận động và di chuyển. Vì vậy, các
vấn đề liên quan đến hệ Cơ-xương, trong đó có gãy xương, ảnh hưởng rất nhiều đến
cuộc sống người bệnh.
Gãy xương là một trong những tai nạn xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam với
số ca ước tính hàng năm vào khoảng 455.861 [19], đòi hỏi phải có sự chăm sóc
thích đáng đối với đối tượng bệnh nhân này để trả lại cuộc sống bình thường cho
người bệnh. Trong số các nội dung cần có sự can thiệp của Điều dưỡng viên, đau là
vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đối với đối tượng bệnh nhân này ở cả thời điểm
trước và sau mổ. Tình trạng đau khiến người bệnh hạn chế vận động, làm tăng nguy
cơ cứng khớp, chậm quá trình hồi phục dẫn đến chi phí điều trị tăng cao. Đáng chú
ý là, ngoài nguyên nhân do bản thân tổn thương tại ổ gãy, các hoạt động chăm sóc
như thay băng, tập vận động, tiêm, truyền, thăm khám…của điều dưỡng cũng có thể
góp phần làm bệnh nhân đau nhiều hơn.
Đau do các thủ thuật chăm sóc khiến người bệnh giảm hài lòng với dịch vụ y
tế. Đáng chú ý hơn, nó còn khiến hình ảnh của người điều dưỡng trước người bệnh
bị tổn hại. Khác với đau do bản thân ổ gãy, đau liên quan đến thủ thuật chăm sóc
hoàn toàn có thể được phòng tránh hoặc giảm bớt. Vì vậy, để bước đầu nâng cao
hiệu quả của công tác giảm đau cho người bệnh gãy xương, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục đích:
“Đánh giá tình trạng đau liên quan đến một số thủ thuật chăm sóc trên
người bệnh gãy xương”.

Footer Page 1 of 126.

1



Header Page 2 of 126.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm về đau
1.1.1. Khái niệm về đau
Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (IASP) thì đau là một kinh nghiệm khó
chịu về cảm giác và tình cảm liên quan đến tổn thương đã và có thể xảy ra [17]. Hiệp hội
Quản lý Điều dưỡng Mỹ miêu tả đau là một khái niệm chủ quan mà chỉ có thể xác định
bởi những người bệnh gặp những đau đớn và có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc
sống của cá nhân. Như vậy có thể thấy đau là một kinh nghiệm mang tính rất chủ quan
mà chỉ có người đang bị đau mới có thể cảm nhận được. Ngày nay đau đang là vấn đề
được đánh giá rất quan trọng và được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 [9].
1.1.2. Sinh lý đau và các đáp ứng của cơ thể với đau
Đau là một cảm giác phức tạp, mang tính chất chủ quan, có liên quan đến
những kinh nghiệm đã thu được trong cuộc sống và bị chi phối bởi nhiều yếu tố
khác (truyền thống, văn hóa, tôn giáo…). Đau xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể và là
một triệu chứng gặp trong nhiều bệnh [2].
a. Các receptor đau
Synap
Sợi
nhánh

Tận
cùng sợi
trục

Thân
neuron

Nhân

Sợi
trục
Bao myelin

Hình 1.1. Cấu trúc của nơron

Footer Page 2 of 126.

2

Thang Long University Library


Header Page 3 of 126.

Receptor là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và truyền đạt các xung thần kinh.
Các kích thích lên cơ thể đều được receptor tiếp nhận, các kích thích này được biến
đổi thành các xung thần kinh, được truyền về trung tâm đến nơron vận động gây ra
các vận động và cho ta các cảm giác. Có 3 loại receptor đau nhạy cảm với các kích
thích cơ học, nhiệt và hóa học. Hầu hết các receptor đau tiếp nhận mọi loại kích
thích nhưng có những receptor nhạy cảm hơn với một loại kích thích nhất định. Các
receptor đau nhận kích thích hóa học và nhiệt nhận gây ra cảm giác đau cấp và cả 3
loại receptor đau trên đều nhận cảm giác đau mạn tính [6].
Trong điều kiện bình thường, một kích thích có cường độ thấp, không nguy
hại sẽ kích thích vào tận cùng của tế bào thần kinh nhận cảm đau để tạo ra cảm giác
không có hại, không đau. Các kích thích có cường độ mạnh hơn sẽ kích thích vào
các receptor nhận cảm đau có ngưỡng cao và tạo ra cảm giác đau.
Trong điều kiện bệnh lý: do hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi bị

kích thích bất thường từ mô bị chấn thương và viêm dẫn đến một kích thích có
cường độ nhỏ cũng gây đau [2].
Đáng chú ý là các receptor đau không có khả năng thích nghi nên cảm giác
đau luôn tồn tại để thông báo cho cơ thể biết là có tác nhân có hại và vị trí của tác
nhân này. Nếu nguyên nhân đau kéo dài thì các receptor này còn tăng tính hưng
phấn (giảm ngưỡng kích thích) và truyền cảm giác mạnh hơn.
b. Hệ thống cảm nhận đau của cơ thể
Hệ thống cảm nhận đau có chức năng phát hiện, nhận dạng mức độ, vị trí đau.
Hệ thống đau của cơ thể gồm phần ngoại vi và phần trung ương (tủy sống, não).
Đối với phần ngoại vi điển hình là trong phản ứng viêm, các tế bào giải
phóng ra các thành phần nội bào làm cho các receptor nhận cảm đau và đầu tận
cùng thần kinh cảm giác giải phóng ra neurokininA, peptide gene - related
calcitonine (CGRP), các chất này làm thay đổi tính kích thích của sợi thần kinh cảm
giác, làm giãn mạch, thoát protein huyết tương cũng như kích thích tế bào viêm giải
phóng ra các chất trung gian hóa học. Các phản ứng này qua lại dẫn tới giải phóng
các chất trung gian hóa học như postassium, serotonin, bradikinin, chất P, histamine,
cytokines, nitric oxide và các sản phẩm của con đường chuyển hóa acid arachidonic.
Sau khi nhạy cảm hóa các kích thích này sẽ gây đau. Đối với những ngưỡng thấp
ban đầu không đau nhưng sau khi nhạy cảm hóa thì lại có thể gây đau [2].
Đối với phần trung ương của hệ thống đau: vỏ não có chức năng phân tích
cảm giác đau tinh vi, phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau. Vùng thể xác cảm giác

Footer Page 3 of 126.

3


Header Page 4 of 126.

có vai trò trong việc tiếp nhận cảm giác đau về mặt cường độ, vị trí, kiểu đau.

Nhánh của các sợi thần kinh cảm giác đi vào vùng sau tủy sống và tiếp hợp với
nơron (tế bào thần kinh) tủy sống nằm ở đây, đi qua bên đối diện và đi lên não đến
vùng đồi thị tạo thành bó tủy sống – đồi thị (bó này có vai trò quan trọng nếu như
cắt đứt bó này sẽ mất cảm giác đau vĩnh viễn và cảm giác về nhiệt độ). Từ vùng đồi
thị có nhiều con đường đến vỏ não, vùng trán của vỏ não, vùng thể xác cảm giác.
Từ vỏ não có các nhánh đi xuống tủy sống đều biến cảm giác đau [2].
1.1.3. Thang điểm đánh giá mức độ đau
Có rất nhiều thang điểm được sử dụng trên lâm sàng để đánh giá mức độ đau
như: thang VAS, thang McGill, chỉ số Ritchie…
Thang điểm đánh giá đau bằng thị giác (VAS) (visual analogue scale) là
thang điểm thường được dùng nhiều nhất trên lâm sàng. Thước VAS là một thước
dài 100 mm, cố định ở 2 đầu và có 2 mặt. Mặt trước có hình mặt người để diễn tả
mức độ đau với các hình từ mặt cười đến mặt khóc. Mặt sau có 1 thanh gồm các
vạch từ 0 đến 10. Bệnh nhân được hỏi và yêu cầu nhìn vào mặt trước của thước rồi
đánh giá mức độ đau của mình bằng cách kéo thước tương ứng với hình vẽ trên
thước. Nhân viên y tế đọc mức độ đau tương ứng ở mặt sau.
Kết quả:
-

0 – 0,5 cm là không đau

-

0,6 – 4,4 cm là đau nhẹ

-

4,5 – 7,4 cm là đau vừa

-


> 7,5 cm là đau nặng
Thang Mcgill: đây là thang đo dùng đánh giá nhiều khía cạnh của đau. Thang

đo này gồm có 4 phần: phần đầu tiên trình bày về vị trí của cơn đau, phần này gồm
có 2 bức tranh vẽ mặt trước và mặt sau của cơ thể người, người bệnh nhìn tranh và
đánh dấu vùng cơ thể bị đau hoặc ảnh hưởng bởi đau. Phần thứ hai mô tả cơn đau
bao gồm có các câu hỏi dùng để đánh giá cảm giác (khoan, đâm, chích, rạch…), đặc
điểm của cơn đau (đau bỏng rát, đau nhói, đau dai dẳng…) và ảnh hưởng của nó lên
người bệnh (mệt mỏi, kiệt sức, nghẹt thở…). Phần thứ ba đánh giá độ dài của đau
gồm những câu hỏi mô tả mối liên quan của đau với thời gian. Trong phần này cũng
có các câu hỏi về các yếu tố làm tăng hoặc giảm đau. Phần thứ tư dùng để đánh giá

Footer Page 4 of 126.

4

Thang Long University Library


Header Page 5 of 126.

mức độ của đau. Phần này có các câu trả lời được cho điểm từ 0 đến 5, bệnh nhân
lựa chọn điểm phù hợp với mức độ đau của mình [16].

Hình 1.2. Thang đo McGill

Chỉ số Ritchie: đánh giá bằng dụng cụ tỳ nén vào khớp (đối với trường hợp
đánh giá đau khớp): dùng 1 que cứng có đầu tròn ấn tỳ vào khớp với 1 áp lực nhất
định, nếu đau nhiều thì cho 3 điểm, đau vừa 2 điểm, đau ít 1 điểm, không đau thì

cho 0 điểm [1].
Ngoài ra mức độ đau còn có thể được đánh giá bằng một số phương pháp
khác như: chỉ số Lee dùng để đánh giá khả năng làm các động tác sinh hoạt hàng
ngày (cầm, nắm, đi lại), nếu đau nhiều thì bệnh nhân không làm được các động tác;

Footer Page 5 of 126.

5


Header Page 6 of 126.

số lần dậy trong đêm, sức bóp của bàn tay và số thuốc giảm đau dùng trong ngày [1]
cũng là các chỉ số dùng để đánh giá mức độ đau.
1.1.4. Phân loại đau
Có rất nhiều cách để phân loại đau. Đau có thể được phân loại theo tính chất
và thời gian hoặc theo nguồn gốc của tín hiệu đau.
1.1.4.1. Phân loại theo tính chất và thời gian gồm đau cấp tính và đau mạn tính [18]
Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, tồn tại dưới 3 tháng và có cường độ mạnh mẽ,
có thể coi là một dấu hiệu hữu ích để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Đau cấp tính bao
gồm: đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thương, đau sau bỏng, đau sản khoa.
Đau mạn tính là chứng đau dai dẳng lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó làm cho cơ
thể bị ảnh hưởng cả về thể lực, tâm lý và xã hội. Bệnh nhân đau mạn tính đã điều trị
bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng hiệu quả thường thấp, làm cho bệnh
nhân lo lắng, mất niềm tin, dẫn đến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Đau mạn
tính bao gồm: đau lưng và cổ, đau cơ, đau sẹo, đau mặt, đau khung chậu mạn tính,
đau do nguyên nhân thần kinh …
1.1.4.2. Phân loại theo nguồn gốc của tín hiệu đau gồm đau do tổn thương hệ thống
cảm nhận đau gọi là đau thần kinh và đau do kích thích vào hệ thống cảm nhận đau
lành lặn [2].

Đau do kích thích vào hệ thống cảm nhận đau gồm:
- Đau nông là đau do tổn thương da, niêm mạc, tổ chức dưới da rất khu trú,
dễ dàng xác định vị trí đau, đau không lan, không có tác dụng phụ đi kèm của hệ
thần kinh tự động.
- Đau sâu, đau của xương, khớp, cân cơ, các màng bọc các tạng, hạch bạch
huyết đau khu trú, cảm giác tức nặng, nhấm nhói, đau tăng khi vận động và bệnh
nhân có xu hướng hạn chế vận động để giảm đau.
- Đau tạng là do tổn thương các tạng trong ổ bụng hoặc trong lồng ngực như
khối u trong lồng ngực hay trong ổ bụng, sỏi hoặc u đường mật, sỏi thận, đau bụng
kinh. Đặc điểm là đau lan, khó khu trú vị trí đau, kèm theo các triệu chứng thần
kinh tự động như vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, thay đổi huyết áp và nhịp tim.
Đau thần kinh ví dụ điển hình như hội chứng Phantom, đau ở bệnh nhân đái
tháo đường, sau nhiễm herpes da. Đặc điểm là đau theo khúc bì chi phối bởi khoanh
tủy tương ứng, lan, hiện tượng giảm ngưỡng đau (kích thích không đau cũng gây ra
cảm giác đau).

Footer Page 6 of 126.

6

Thang Long University Library


Header Page 7 of 126.

1.1.5. Các nghiên cứu về đau
Năm 2006, Siffleet [13] đã công bố một nghiên cứu đánh giá mức độ đau
bằng thang điểm NRS ở khoa điều trị tích cực. Với cỡ mẫu 61 bệnh nhân, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra có sự thay đổi mức độ đau và sự thay đổi này có ý nghĩa thống
kê giữa trước và sau khi tiến hành các thủ thuật: rút dẫn lưu, tập ho và hít thở sâu,

hút đờm dãi, dẫn lưu tư thế, lăn trở... Ví dụ điểm đau cho thủ thuật rút dẫn lưu tăng
từ 1,67 lên đến 6,5, thủ thuật lăn trở tăng từ 1,85 lên 4,13, thủ thuật hút đờm dãi
tăng từ 2,44 lên 4,44…Đáng chú ý trong nghiên cứu ông còn chỉ ra có sự thay đổi
về huyết động (huyết áp và nhịp tim) giữa trước và sau khi tiến hành các thủ thuật.
Ví dụ: nhịp tim thay đổi giữa trước và sau khi thực hiện thủ thuật lăn trở từ 86,02
lên 90,11 và huyết áp tối đa thay đổi từ 130,69 lên 136,02. Nhịp tim thay đổi giữa
trước và sau khi thực hiện thủ thuật rút ống dẫn lưu từ 79,67 lên 82,33
lần/phút…Nhưng sự thay đổi về huyết động này không đáng kể, có thể do tác động
trực tiếp lên vết thương nên huyết động tăng.
Các đề tài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ đau mà còn
đi sâu vào mô tả tình trạng đau, nhận thức và phản ứng của bệnh nhân. Nancy [15]
đã nghiên cứu trên 5957 bệnh nhân bằng phương pháp nghiên cứu mô tả. Với 2
thang điểm là thang NRS và McGill, tác giả đã chỉ ra thủ thuật chăm sóc vết thương
có điểm đau trung bình là 4,3/10 (ở bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 18-64) và 4,5/10
điểm (ở bệnh nhân hơn 65 tuổi). Tương tự, thủ thuật lăn trở có điểm đau trung bình
là 5,4 và 4,6, rút ống dẫn lưu có điểm đau trung bình là 4,8 và 4,5…Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào trong điểm đau giữa
hai nhóm tuổi từ 18-64 và trên 65 tuổi. Đáng chú ý, tác giả cũng chỉ ra các biểu hiện
đau của bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật. Trong khi thực hiện thủ thuật có đến
35% bệnh nhân nhăn mặt, 30,9% bệnh nhân nhắm mắt…Điều này có ý nghĩa lâm
sàng rất cao, điều dưỡng có thể nhận biết sơ bộ tình trạng bệnh nhân đang đau để có
những biện pháp xử lý thích hợp.
1.2. Một số đặc điểm của gãy xương
1.2.1. Khái niệm gãy xương
Gãy xương là sự mất liên tục của xương, là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc
bên trong của xương do nguyên nhân cơ học dẫn đến gián đoạn truyền lực qua
xương [5]. Do đó gãy xương là một tình trạng cấp cứu và cần thiết, phải biết cách
sơ cứu đúng cách, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như liệt
thậm chí tử vong do sốc [8].
Footer Page 7 of 126.


7


Header Page 8 of 126.

1.2.2. Nguyên nhân gãy xương
Nguyên nhân gãy xương gồm có 3 nguyên nhân: gãy xương do chấn thương,
gãy xương bệnh lý, gãy xương do mỏi.
Gãy xương do chấn thương: là gãy xương do lực bên ngoài tác động lên
xương lành mạnh. Lực gây chấn thương tạo ra gãy xương trực tiếp và gãy xương
gián tiếp. Trong đó gãy xương do tai nạn giao thông và tai nạn lao động ngày càng
nhiều, tai nạn do thể dục thể thao (do đá bóng, đua xe…), tai nạn trong sinh hoạt
(đánh nhau, đâm chém nhau, ngã cây…), tai nạn học đường (gặp ở tuổi học đường).
Gãy xương bệnh lý (gãy xương do xương không đủ chất dinh dưỡng): là gãy
xương nếu xương có bệnh từ trước như bệnh u xương, loãng xương, viêm
xương...chỉ cần chấn thương nhẹ cũng có thể gãy xương.
Gãy xương do mỏi: là trạng thái của xương lành mạnh, không bị gãy do chấn
thương gây ra mà do giảm sức chịu đựng, do stress liên tục nên dù có những chấn
thương nhẹ nhưng được nhắc lại lâu dần gây gãy xương.
1.2.3. Phân loại gãy xương
Gãy xương bao gồm: gãy xương hở và gãy xương kín.
Gãy xương hở được chia làm 4 độ:
- Độ 1: da bị thủng do đoạn xương gãy chọc thủng từ trong ra. Gãy xương
đơn giản ít bị nhiễm trùng.
- Độ 2: rách da, chạm thương da khu trú do chính chấn thương trực tiếp gây
ra, nguy cơ nhiễm trùng mức độ trung bình.
- Độ 3: rách da, tổn thương phần mềm rộng lớn, kèm theo tổn thương thần
kinh, mạch máu. Gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch chính có nguy cơ
nhiễm trùng lớn.

- Độ 4: đứt lìa chi hay gần lìa chi. Tình trạng nạn nhân rất trầm trọng do mất máu.
Gãy xương kín chia làm 4 độ:
- Độ 0: gãy xương không tổn thương mô mềm, thường là gãy xương gián
tiếp không di lệch hoặc ít di lệch.
- Độ 1: có xây xát da nông. Gãy xương mức độ đơn giản hay trung bình.
- Độ 2: gãy xương do chấn thương trực tiếp mức độ trung bình hay nặng.
Gãy xương có xây xát da sâu và tổn thương cơ khu trú do chấn thương. Nếu có chèn
ép khoang cũng xếp vào giai đoạn này.
- Độ 3: gãy xương do chấn thương trực tiếp mức độ trung bình hay nặng.
Gãy xương có chạm thương da rộng, giập nát cơ, có hội chứng chèn ép khoang thực
sự hay đứt mạch máu chính.

Footer Page 8 of 126.

8

Thang Long University Library


Header Page 9 of 126.

1.2.4. Biểu hiện khi bị gãy xương
Các dấu hiệu chắc chắn xương gãy: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo
xạo của xương gãy.
Các dấu hiệu không chắc chắn: đau, sưng, bầm tím, mất cơ năng.
1.2.5. Nguyên nhân và ảnh hưởng của đau trên bệnh nhân gãy xương
a. Nguyên nhân gây đau trên bệnh nhân gãy xương có 2 nguyên nhân: đau do trực
tiếp chỗ gãy và đau liên quan đến các thủ thuật chăm sóc.
- Đối với đau do trực tiếp chỗ gãy gây ra:
Trong trường hợp gãy xương hở, các đầu nhọn sắc có thể đâm từ trong ra

ngoài, gây tổn thương mô, phần mềm từ nhẹ đến nặng, làm chảy máu và gây đau.
Đối với trường hợp gãy kín, các xương bị gãy không khớp nhau nên khi vận động
bệnh nhân thấy đau.
Trong gãy xương, đau cũng có thể xuất hiện khi có hội chứng chèn ép
khoang cấp tính. Bình thường các khoang này là các khoang ảo có áp lực là 10
mmHg, rất chật hẹp và có các bó mạch, thần kinh lớn đi qua. Gãy xương gây nên
máu tụ, các cơ sưng nề (do đụng dập, do thiểu dưỡng…) làm tăng áp lực trong
khoang gây nên chèn ép vào các mạch máu thần kinh. Hay gặp hội chứng chèn ép
khoang cẳng chân, sau gãy cao 2 xương cẳng chân (hội chứng bắp chân căng) gây
đau, căng bắp chân. Nếu để muộn, chèn ép khoang gây nên hoại tử chi.
- Liên quan đến các thủ thuật chăm sóc:
Ngoài đau do trực tiếp vị trí gãy gây ra, người bệnh còn bị đau liên quan đến
các thủ thuật trong quá trình xử trí ban đầu hay trong quá trình chăm sóc và điều trị
sau đó. Quá trình băng bó vết thương, các thủ thuật như tiêm, truyền, thay băng…,
hay để giảm sưng nề và những nốt phồng nước nên phải để chi người bệnh ở tư thế
cao (treo tay, kê chân) cũng gây đau.
b. Ảnh hưởng của đau
Đau gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề như bệnh nhân hạn chế vận động dẫn
đến tăng nguy teo cơ, cứng khớp, có thể gây mất ngủ hay căng thẳng thần kinh. Đối
với trường hợp bệnh nhân nằm lâu có thể có thêm biến chứng loét do tỳ đè, viêm
phổi, làm chậm quá trình điều trị do bệnh nhân nhân không hợp tác, tăng chi phí
điều trị (vì phải dùng thêm thuốc, các thủ thuật như chườm nóng, chườm lạnh… để
giảm đau).

Footer Page 9 of 126.

9


Header Page 10 of 126.


1.3. Các thủ thuật chăm sóc thực hiện trên người bệnh bị gãy xương
1.3.1. Đo dấu hiệu sinh tồn
Dấu hiệu sinh tồn là những dấu hiệu chỉ rõ sự hoạt động của các cơ quan hô
hấp, tuần hoàn và nội tiết, nó phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể. Dấu hiệu sinh
tồn bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, ngoài ra còn có thêm dấu hiệu về
đau. Những dấu hiệu sinh tồn có thể thay đổi một cách đột ngột hay kéo dài trong
một khoảng thời gian. Chính vì vậy mà phải theo dõi thường xuyên và phải được
ghi chép đầy đủ.
Các vị trí có thể đếm mạch như: động mạch thái dương, động mạch cảnh,
mỏm tim, động mạch cánh tay, động mạch quay, động mạch bẹn. Ta có thể đo nhiệt
độ ở tai, miệng, hậu môn, nách, và đo ở ngoài da. Huyết áp có thể đo ở cánh tay, đùi,
cổ chân (đối với cách đo huyết áp động mạch ngoại biên) và đo qua cách đặt
catheter trực tiếp vào động mạch (đo huyết áp động mạch trung ương). Trước khi
thực hiện thì nhân viên y tế sẽ thông báo trước cho người bệnh về những thủ thuật.
Đối với những bệnh nhân gãy xương đặc biệt là gãy ở những vị trí dùng để đo dấu
hiệu sinh tồn thì sẽ gây đau cho bệnh nhân.
1.3.2. Tiêm truyền
Việc chọn đường dùng thuốc tùy thuộc vào tính chất của thuốc, tác dụng
mong muốn, tình trạng hiện tại, thể chất của người bệnh như: cân nặng, tuổi, trạng
thái tinh thần cũng như tri giác của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp dùng
thuốc như: dùng qua đường uống, qua đường niêm mạc, dùng ngoài da, tiêm. Trong
trường hợp dùng thuốc bằng cách tiêm hay truyền thì sẽ có tác dụng nhanh hơn và
cũng có thể gây đau nhiều hơn. Có rất nhiều vị trí tiêm như: tiêm bắp gồm: bắp
nông (bắp tay) và bắp sâu (đùi và mông), tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm tĩnh
mạch. Các bước có thể gây đau trong khi tiêm thuốc là: đâm kim, rút nòng pittông
để kiểm tra xem có máu hay không, rút kim. Đặc biệt trong trường hợp tiêm bắp, do
tâm lý sợ hãi nên bệnh nhân gồng cơ nên càng bị đau hơn.
1.3.3. Thay băng vết thương
Da phủ bên ngoài cơ thể, nó là cơ quan lớn nhất và có chức năng bảo vệ, cảm

giác, điều hòa. Vết thương là sự tổn thương da, mất đi sự nguyên vẹn của da và các
tổ chức dưới da, kể cả xương và phủ tạng do tai nạn, va chạm, đè ép, đụng giập hay

Footer Page 10 of 126.

10

Thang Long University Library


Header Page 11 of 126.

do phẫu thuật gây ra. Khi da bị tổn thương làm cho các dây thần kinh trên da bị kích
thích, làm tăng số lượng xung động truyền dọc của các dây thần kinh này gây ra đau
đặc biệt sự phá hủy lớp biểu bì sẽ tạo sự đau đớn dữ dội, đột ngột.
Thay băng nhằm mục đích che chở hạn chế sự tổn thương thêm cho vết
thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, giữ vết
thương sạch và mau lành, thấm hút dịch tiết, đắp thuốc vào vết thương…
Nhưng quá trình thay băng cũng gây không ít những lo ngại cho bệnh nhân
đặc biệt là những bệnh nhân có vết thương thấm dịch nhiều. Bệnh nhân có thể đau
trong quá trình bóc băng, sát khuẩn vết thương (đặc biệt đối với những vết thương
hở) hay trong động tác nâng cao chi để băng lại.
1.3.4. Chăm sóc dẫn lưu
Dẫn lưu là biện pháp để giải thoát dịch khỏi một khoang cơ thể.
Nguyên tắc dẫn lưu:
- Lựa chọn phương pháp dẫn lưu phải phù hợp với màu sắc, tính chất, số lượng
của chất dẫn lưu và vị trí giải phẫu cần dẫn lưu.
- Khi đạt được mục đích thì sớm phải rút bỏ dẫn lưu.
- Phải lựa chọn vật liệu làm chất dẫn lưu thật thích hợp: đủ mềm để tránh làm tổn
thương tổ chức, không gây kích thích tổ chức, đủ bền để không bị phân hủy trong

tổ chức và đủ trơn để dễ dàng rút bỏ.
Các loại dẫn lưu chủ yếu được sử dụng trên bệnh nhân gãy xương: dẫn lưu
vết mổ và dẫn lưu nước tiểu (sonde tiểu). Đối với trường hợp dẫn lưu vết mổ thì
bệnh nhân sẽ được rạch da, đặt ống dẫn lưu, khâu cố định ống dẫn lưu. Trong
trường hợp dẫn lưu nước tiểu thì bệnh nhân sẽ được thực hiện các bước như: sát
khuẩn và đặt ống sonde, cố định ống sonde. Tất cả các quá trình chăm sóc dẫn
lưu cũng có thể gây đau cho bệnh nhân.
1.3.5. Các động tác có sự trợ giúp của điều dưỡng
Các động tác có sự trợ giúp của điều dưỡng bao gồm: phục hồi chức năng,
lăn trở, vận chuyển bệnh nhân.
Phục hồi chức năng bao gồm nhiều động tác như: nâng chi, co duỗi chi, co
cơ… Tất cả những động tác này nhằm mục đích tránh teo cơ, cứng khớp, giúp cho
chi thể của người bệnh thực hiện tốt chức năng khi bệnh nhân xuất viện. Nhưng các

Footer Page 11 of 126.

11


Header Page 12 of 126.

động tác này cũng có thể gây ra tình trạng đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân đau do
chưa quen trong việc thay đổi tư thế chi hoặc là tập luyện ban đầu vượt quá sức chịu
đựng của bệnh nhân.
Để phòng chống loét tỳ đè hay để thuận lợi trong việc thay quần áo và ga trải
giường thì bệnh nhân sẽ được đặt nằm nghiêng. Bệnh nhân cũng có thể được vận
chuyển đi chụp chiếu để kiểm tra tình trạng gãy xương hay sau khi tiến hành 1 phẫu
thuật nào đó, quá trình vận chuyển từ nhà mổ về khoa, từ giường bệnh sang cáng và
ngược lại. Do đường vận chuyển xóc, mạnh tay chuyển bệnh nhân lên cáng nên có
thể gây đau cho bệnh nhân.


Footer Page 12 of 126.

12

Thang Long University Library


Header Page 13 of 126.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Việt Đức.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 10/4/2011 đến 20/5/2011
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân bị chấn thương đang nằm điều trị tại khoa Chấn Thương
Chỉnh Hình - Bệnh viện Việt Đức.
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân nằm điều trị do gãy xương tại các chi thể
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Kèm theo tổn thương tại xương (ngoài xương chi) hoặc tại cơ quan khác
của cơ thể.
- Ý thức kém, lú lẫn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu là 50 bệnh nhân với đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân đang

nằm điều trị tại khoa, được lấy theo cách lấy mẫu thuận tiện.
2.4.3. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu
- Tuổi bệnh nhân, tâm lý, số các thủ thuật chăm sóc, bệnh nhân trước mổ hay
sau mổ, thời gian nằm viện, các bệnh mạn tính đi kèm.
- Mức độ đau của người bệnh liên quan đến các thủ thuật: đo mạch, đo huyết
áp, đo nhiệt độ, tiêm thuốc, lấy máu, thử đường máu nhanh, thay băng vết thương,
chăm sóc dẫn lưu, đặt, chăm sóc và rút thông tiểu, vận động lăn trở, vận chuyển
bệnh nhân khi đi chụp chiếu, đi đến nhà mổ hay từ nhà mổ về khoa.
2.4.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập trực tiếp bởi nghiên cứu viên, gồm 02 bước:
- Bước 1: Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi để đánh giá mức độ đau liên quan
đến các thủ thuật của người bệnh.
Footer Page 13 of 126.

13


Header Page 14 of 126.

- Bước 2: Thu thập thông tin từ bệnh án: các nội dung liên quan đến nhân khẩu học,
chẩn đoán, điều trị…
Công cụ thu thập số liệu là một bộ câu hỏi bao gồm 11 mục tương ứng với
11 thủ thuật chăm sóc. Mỗi thủ thuật có những bước cụ thể. Mỗi bước này được
đánh giá bằng một thang điểm từ 0 đến 10 (0 điểm là không đau và 10 điểm là đau
nhất có thể). Nghiên cứu viên đọc từng bước cụ thể trong thủ thuật, bệnh nhân sẽ
đánh giá mức độ đau và cho điểm.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục đích và
nội dung nghiên cứu, đều tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Người bệnh có quyền từ chối hoặc dừng tham gia nghiên cứu bất kỳ khi

nào mà không cần giải thích lý do. Không có sự phân biệt nào trong hoạt động
chăm sóc điều trị đối với các bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên không can thiệp hay thực hiện bất kỳ thủ thuật chăm sóc,
thăm khám gì khác có thể gây đau cho người bệnh.
- Các bộ câu hỏi đều được mã hóa và giữ kín danh tính người trả lời. Số liệu
chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích của nghiên cứu.
2.6. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần mềm thống kê y học. Thống kê
mô tả (tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, sai số chuẩn…) được sử dụng để phân tích
kết quả nghiên cứu.

Footer Page 14 of 126.

14

Thang Long University Library


Header Page 15 of 126.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Tuổi

Tỷ lệ
50

46%


40
30
20%

20

14%

12%

10
4%

4%

Tuổi

0
<=19

20-29

30-39

40-49

50-59

>=60


Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhận xét: Trong 50 bệnh nhân được nghiên cứu thì tuổi trung bình là 33,48
± 12,14 (tuổi). Nhóm tuổi từ 20-29 có tỷ lệ cao nhất chiếm 46% (23 bệnh nhân),
nhóm tuổi dưới 19 tuổi và nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ ít nhất là 4% (2
bệnh nhân).
3.1.2. Giới tính
Bảng 3.1. Phân loại bệnh nhân theo giới tính
Giới

Số BN

Tỷ lệ %

Nam

33

66,0

Nữ

17

34,0

Tổng

50

100


Nhận xét: Nam giới chiếm 66% (33 bệnh nhân) cao hơn so với nữ giới chỉ
chiếm 34% (17 bệnh nhân).

Footer Page 15 of 126.

15


Header Page 16 of 126.

3.1.3. Bệnh mạn tính
Bảng 3.2. Phân loại bệnh nhân theo bệnh mạn tính
Bệnh mạn tính

Số BN

Tỷ lệ %



8

16,0

Không

42

84,0


Tổng

50

100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chiếm 16% (8 bệnh nhân)
thấp hơn so với bệnh nhân không mắc bệnh là 84% (42 bệnh nhân).
3.1.4. Phân loại gãy xương
Bảng 3.3. Phân loại bệnh nhân theo kiểu gãy xương
Phân loại

Số BN

Tỷ lệ

Gãy kín

23

46,0

Gãy hở

27

54,0

Tổng


50

100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân gãy xương hở chiếm 54% (27 bệnh nhân) cao
hơn so với gãy xương kín là 46% (23 bệnh nhân).
3.2. Điểm đau của bệnh nhân theo từng thủ thuật
Bảng 3.4. Điểm đau của bệnh nhân theo từng thủ thuật chung

Các thủ thuật
Đo mạch
Đo nhiệt độ
Đo huyết áp
Tiêm thuốc
Tiêm bắp tay
Tiêm tĩnh
mạch
Thử đường máu
Lấy máu
Thay băng
Bóc băng dính

Footer Page 16 of 126.

Số bệnh nhân
được
thực hiện thủ
thuật
50

50
50

Tỷ lệ %

Điểm đau Giá trị P
trung bình

100
100
100

0
0
0

27

54

5,26 ± 2,77

>0,05

50

100

3,8 ± 1,39


>0,05

15
43

30
86

>0,05
>0,05

40

80

4 ± 1, 63
3,72 ± 1,37
3,77 ± 1,01
2,28 ± 2,10

>0,05

16

Thang Long University Library


Header Page 17 of 126.

Bóc gạc

Sát khuẩn
Cắt lọc
Đắp gạc, dán
băng dính
Chăm sóc dẫn lưu
Bộc lộ chân
dẫn lưu
Sát khuẩn
Rút dẫn lưu

40
40
6

80
80
12

5,25 ± 1,88
5,58 ± 1,48
3,5 ± 3,15

40

80

1,97 ± 1,92

>0,05
>0,05

>0,05
>0,05

2 ± 0,94
2

4

0

2
2

4
4

2
4 ± 2,83
2,67 ± 0,4

Thông tiểu
Sát khuẩn

2

4

1,5 ± 2,12

Đặt xông tiểu


2

4

4,5 ± 0,71

Rút xông tiểu

2

4

2 ± 2,83

50

100

39

78

50

100

Các động tác có sự
trợ giúp của điều
dưỡng

Cử động chi
thể
Lăn trở
Khi điều dưỡng
vận chuyển người
bệnh

3,92 ±
2,22
3,23 ± 2,38

>0,05
>0,05

2,96 ±
2,18

Nhận xét: Những thủ thuật gây đau nhất là tiêm bắp tay (điểm đau trung
bình là 5,26), bóc gạc và sát khuẩn trong thay băng (điểm đau trung bình lần lượt là
5,25 và 5,58). Những thủ thuật không gây đau (điểm đau trung bình bằng 0) là đo
mạch, đo nhiệt độ, huyết áp. Các thủ thuật này có giá trị P lớn hơn 0,05 (không có
giá trị thống kê).
3.3. Điểm đau của bệnh nhân trên những thủ thuật có nhiều bước thực hiện

Bảng 3.5. Điểm đau của bệnh nhân trong thủ thuật thay băng
Thủ thuật
Footer Page 17 of 126.

Số bệnh nhân
được

17

Tỷ lệ %

Điểm đau
trung bình Giá trị P


Header Page 18 of 126.

Thay băng
Bóc băng dính
Bóc gạc
Sát khuẩn
Cắt lọc
Đắp gạc, dán
băng dính

thực hiện thủ
thuật
40
40
40
40
6

80
80
80
80

12

3,77 ± 1,01
2,28 ± 2,10
5,25 ± 1,88
5,58 ± 1,48
3,5 ± 3,15

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

40

80

1,97 ± 1,92

>0,05

Nhận xét: Trong thủ thuật thay băng thì bước sát khuẩn là bước gây đau nhất
với điểm đau trung bình là 5,58 ± 1,48.Tuy nhiên nghiên cứu này tiến hành trên số
lượng bệnh nhân chưa đủ lớn (50 bệnh nhân) nên không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.6. Điểm đau của bệnh nhân trong thủ thuật chăm sóc dẫn lưu

Thủ thuật
Chăm sóc dẫn lưu
Bộc lộ chân dẫn lưu

Sát khuẩn
Rút dẫn lưu

Số bệnh
nhân được
thực hiện
thủ thuật
2
2
2
2

Tỷ lệ %

Điểm đau
trung bình

Giá trị P

4
4
4
4

2 ± 0,94
0
2
4 ± 2,83

>0,05

>0,05
>0,05
>0,05

Nhận xét: Bước rút dẫn lưu là bước mà gây đau nhất trong thủ thuật chăm
sóc dẫn lưu với điểm đau trung bình là 4 ± 2,83. Mặc dù vậy chỉ có 4 trong số 50
bệnh nhân tham gia nghiên cứu thực hiện thủ thuật, do đó P >0,05.

Bảng 3.7. Điểm đau của bệnh nhân trong thủ thuật thông tiểu

Thủ thuật

Số bệnh nhân
được
thực hiện thủ
thuật

Tỷ lệ %

Thông tiểu
Sát khuẩn

Footer Page 18 of 126.

2

4

Điểm đau Giá trị P
trung bình

2,67 ± 0,4

>0,05

1,5 ± 2,12

>0,05

18

Thang Long University Library


Header Page 19 of 126.

Đặt xông tiểu

2

4

4,5 ± 0,71

>0,05

Rút xông tiểu

2

4


2 ± 2,83

>0,05

Nhận xét: Trong thủ thuật thông tiểu thì bước đặt thông tiểu có điểm đau
trung bình cao nhất 4,5 ± 0,71. Tuy nhiên trong thủ thuật này chỉ có 4 bệnh
nhân phải thực hiện do đo P >0,05.

Bảng 3.8. Điểm đau của bệnh nhân trong các động tác có sự giúp của điều
dưỡng

Thủ thuật

Số bệnh nhân
được
thực hiện thủ
thuật

Tỷ lệ %

50

100

39

78

Điểm đau Giá trị P

trung bình

Các động tác có sự
trợ giúp của điều
dưỡng
Cử động chi
thể
Lăn trở

3,92 ±
2,22
3,23 ± 2,38

>0,05
>0,05

Nhận xét: Trong các động tác có sự trợ giúp của điều dưỡng thì động tác
giúp đỡ bệnh nhân cử động chi thể ( tay, chân) là động tác có điểm đau trung bình
cao hơn 3,92 ± 2,22

Footer Page 19 of 126.

19


Header Page 20 of 126.

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN


4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Kết quả từ bảng 3.1.1 cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là 33,48 ± 12,14 (tuổi), trong đó nhóm tuổi từ 20 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất 46%.
Có sự khác biệt trên là do nhóm tuổi từ 20 đến 29 thuộc nhóm tuổi đang học
tập và lao động. Công việc của họ đòi hỏi phải đi lại nhiều, phải tiếp cận với các
công cụ máy móc nhiều hơn nên dễ bị tai nạn hơn, tỷ lệ gãy xương sẽ cao hơn các
nhóm tuổi khác. Khi bị gãy xương họ đã thực sự trở thành gánh nặng cho nền kinh
tế của toàn xã hội.
4.1.2. Giới tính
Qua bảng 3.1.2 chúng tôi thấy bệnh nhân nam bị gãy xương chiếm tỷ lệ lớn
với 66% (33 bệnh nhân) cao gấp khoảng 1,9 lần so với tỷ lệ ở nữ 34% (17 bệnh
nhân). Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Siffleet [13], trong 61 bệnh
nhân ông nghiên cứu thì nam giới chiếm 65,6% (40 bệnh nhân).
Sự khác biệt giữa 2 giới này là do nam là lực lượng chính tham gia và đảm
nhiệm nhiều công việc nặng, trong quá trình tham gia giao thông thì họ thường là
người điều khiển do đó mà tỷ lệ nam bị gãy xương chiếm đa số. Tuy nhiên cỡ mẫu
của nghiên cứu này không thực sự lớn nên chưa phản ánh chính xác được con số
thực tế đang diễn ra.
4.1.3. Phân loại gãy xương
Từ kết quả của bảng 3.1.4 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân gãy xương hở
là 54% (27 bệnh nhân) cao hơn gấp 1,2 lần so với bệnh nhân gãy xương kín là 46%
(23 bệnh nhân).
Đa số bệnh nhân nghiên cứu đều bị gãy xương hở. Đây là những bệnh nhân
nặng, nguy cơ có nhiều biến chứng hơn. Giải thích về điều này là do bệnh nhân bị
va chạm rất mạnh khi tham gia giao thông hay họ phải làm việc trên cao, sử dụng
những máy móc nặng, có tốc độ nhanh.
Footer Page 20 of 126.


20

Thang Long University Library


Header Page 21 of 126.

4.2. Mức độ đau của các thủ thuật chăm sóc
4.2.1. Mức độ đau nói chung của các thủ thuật
Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy tiêm bắp tay (điểm trung bình là 5,26 ± 2,77),
tiêm tĩnh mạch (điểm đau trung bình 3,8 ± 1,39), thay băng (điểm trung bình 3,77 ±
1,01) là các thủ thuật gây đau nhất. Đáng chú ý thủ thuật thay băng có điểm đau
trung bình đứng thứ 3, nhưng trong thủ thuật này có 2 bước sát khuẩn và bóc gạc có
điểm đau trung bình khá cao 5,58 ± 1,48 và 5,25 ± 1,88. Giải thích về kết quả này là
do thủ thuật thay băng có thời gian kéo dài, đa số bệnh nhân lại gãy xương hở do đó
khi thực hiện trực tiếp lên vết thương sẽ gây đau.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nancy. Nancy đã chỉ ra thay
băng cũng là một thủ thuật gây đau nhiều cho người bệnh với điểm đau trung bình
4,5 điểm (nhóm tuổi từ 18-64) và 4,3 điểm (nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên).
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các thủ thuật như đo mạch, đo huyết áp, đo
nhiệt độ có điểm đau trung bình bằng 0 hay nói cách khác các thủ thuật này không
gây đau. Lý do có thể vì trong quá trình điều trị bệnh nhân thường xuyên được theo
dõi các dấu hiệu sinh tồn, khi thực hiện thủ thuật này thì nhân viên y tế đã chủ động
lựa chọn vị trí gây ít hoặc không gây đau cho bệnh nhân.
4.2.2. Mức độ đau của các bước thủ thuật
- Thủ thuật thay băng
Trong số những bước của thủ thuật thay băng thì bước sát khuẩn gây đau
nhất với điểm đau trung bình là 5,58 ± 1,48 (bảng 3.5). Giải thích điều này là do
trong nghiên cứu bệnh nhân bị gãy xương hở chiếm một tỷ lệ lớn (54%). Ngoài tổn
thương do vết mổ, chi thể người bệnh cũng bị tổn thương nặng nề tại ổ gãy. Bên

cạnh đó sát khuẩn là bước mà thời gian tiến hành lâu hơn (vì phải dùng nhiều loại
dịch để sát khuẩn), trong khi sát khuẩn phải ấn mạnh vào vết thương để dịch mủ ra
hết do đó mà bước sát khuẩn này gây đau nhất.
- Thủ thuật chăm sóc dẫn lưu
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6, trong thủ thuật chăm sóc dẫn lưu thì
bước rút dẫn lưu gây đau nhất với điểm đau trung bình là 4 ± 2,83. Đa số bệnh nhân
được rút dẫn lưu khi về khoa, khi đó thì những thuốc gây mê hay giảm đau đều hết
tác dụng do đó mà bệnh nhân thấy đau nhất.

Footer Page 21 of 126.

21


Header Page 22 of 126.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nancy A.Scotts [15] khi nghiên cứu
về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi đối với tình trạng đau cho thấy rút dẫn lưu có
điểm đau trung bình là 4,5 ± 3,38 và nghiên cứu của Siffleet [13] trên 61 bệnh nhân
tại khoa điều trị tích cực thì điểm đau thay đổi khi rút dẫn lưu là 4,83 ± 2,71.
- Thủ thuật thông tiểu
Theo kết quả nghiên cứu từ bảng 3.7, trong quá trình thông tiểu thì bước đặt
thông tiểu gây đau nhất với điểm đau trung bình là 4,5 ± 0,71. Giải thích về kết quả
này do bệnh nhân có chỉ định thông tiểu là lúc bàng quang căng cứng, kết hợp với
tâm lý lo sợ khi lần đầu bị đặt ống sonde nên gây đau hơn các bước khác.
- Các thủ thuật có sự trợ giúp của điều dưỡng
Thủ thuật có sự trợ giúp của điều dưỡng bao gồm cử động chi thể và lăn trở.
Đây là 2 thủ thuật mà hầu hết bệnh nhân đều thực hiện hàng ngày.
Bảng 3.8 cho thấy điểm đau trung bình cho thủ thuật lăn trở là 3,23 ± 2,38.
Điểm trung bình này không cao so với các thủ thuật khác được giải thích là bệnh

nhân phải thay đổi tư thế thường xuyên để tránh loét tỳ đè do đó đã biết cách lựa
chọn phương pháp lăn trở đỡ đau nhất. Điểm trung bình thủ thuật này cao hơn trong
nghiên cứu của Siffleet [13] (trong nghiên cứu của ông lăn trở có điểm đau trung
bình là 2,3 ± 2,51) và thấp hơn trong nghiên cứu của Nancy [15] (điểm trung bình là
5,4 ± 2,98). Lý giải sự khác biệt trên do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Đối
tượng của nghiên cứu này là các bệnh nhân thông thường trong khi Nancy và
Siffleet đều tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân ở khoa điều trị tích cực. Kết
quả đánh giá mức độ đau ở các bệnh nhân tại khoa điều trị tích cực chịu ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như tình trạng tri giác của người bệnh, bản chất bệnh hay thuốc
giảm đau, gây mê…
Khi nằm viện bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách cử động chi thể để giảm
đau hay để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8
cho thấy, trong quá trình tập luyện cũng đã gây ra đau cho bệnh nhân với điểm đau
trung bình của thủ thuật này là 3,92 ± 2,22. Tình trạng đau này được giải thích là
khi hướng dẫn do tâm lý sợ hãi nên sẽ co cứng chi thể do đó sẽ không làm theo
đúng sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Footer Page 22 of 126.

22

Thang Long University Library


Header Page 23 of 126.

Tình trạng đau khi lăn trở hay khi cử động chi thể làm cho bệnh nhân lo lắng,
sợ hãi khi tập luyện, bệnh nhân sẽ không thực hiện hoặc tập luyện một cách không
đúng để giảm đau. Chính vì vậy dễ dàng dẫn đến nguy cơ hồi phục chức năng của
chi thể kém, nguy cơ teo cơ, cứng khớp cao.

Đề tài nghiên cứu các thủ thuật cùng các bước trên với số lượng bệnh nhân
không lớn (50 bệnh nhân) do đó đề tài chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4.3. Ý nghĩa của nghiên cứu và một số biện pháp giảm đau trên lâm sàng
Khi bị gãy xương, bệnh nhân sẽ được thực hiện rất nhiều thủ thuật để phục
vụ cho chẩn đoán cũng như điều trị. Tuy vậy, bản thân các thủ thuật này cũng có thể
gây đau. Hiểu được những thủ thuật nào gây đau nhiều, thủ thuật nào gây đau ít tạo
điều kiện cho điều dưỡng có những biện pháp để kiểm soát đau (làm giảm bớt hoặc
loại bỏ đau), giảm biến chứng, thúc đẩy quá trình hồi phục, tạo sự tin tưởng và hài
lòng của bệnh nhân [11].
Nghiên cứu của Carroll [12] cho thấy khi được giải thích về các thủ thuật,
người bệnh sẽ bớt đau hơn cũng như chịu đau tốt hơn. Từ kết quả chỉ ra vai trò rất
quan trọng của công tác giao tiếp, giải thích của điều dưỡng trước khi thực hiện các
thủ thuật. Mặc dù chưa đánh giá về thời gian kéo dài của các thủ thuật, tuy nhiên từ
kết quả của nghiên cứu này và kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng, chúng tôi khuyến
cáo điều dưỡng cần quan tâm đến công tác giải thích động viên người bệnh trong
thủ thuật thay băng. Đây là một thủ thuật mà thời gian thực hiện kéo dài nhất và có
nhiều bước gây đau nhất…
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có thể giảm đau cho bệnh nhân bằng
cách dùng thuốc giảm đau. Tuy vậy việc sử dụng thuốc giảm đau còn hạn chế.
Trong nghiên cứu của Kinney [14] đã chỉ ra chỉ có 28% điều dưỡng thực hiện thuốc
giảm đau trước khi rút ống dẫn lưu ngực. Việc sử dụng “tiết kiệm” thuốc giảm đau
sẽ làm cho việc quản lý đau không có hiệu quả. Do đó, theo chúng tôi, điều dưỡng
cần xem xét cẩn thận nhu cầu được can thiệp giảm đau của người bệnh để có biện
pháp can thiệp phù hợp, không để người bệnh phải chịu đau quá mức do thủ thuật
chăm sóc.

Footer Page 23 of 126.

23



Header Page 24 of 126.

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN

Sau khi phân tích, tính toán các kết quả nghiên cứu thu được trên 50 bệnh
nhân gãy xương tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – bệnh viện Việt Đức, chúng tôi
đưa ra một số kết luận sau:
5.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 33,48 ± 12,14 (tuổi), trong đó đa
phần (46%) trong độ tuổi từ 20 – 29 .66% bệnh nhân tham gia là nam giới và tỷ lệ
gãy xương hở (54%) cao hơn gãy xương kín.
5.2. Mức độ đau liên quan đến thủ thuật chăm sóc
Những thủ thuật tiêm bắp tay (điểm trung bình là 5,26 ± 2,77), tiêm tĩnh
mạch (điểm đau trung bình 3,8 ± 1,39), thay băng (điểm trung bình 3,77 ± 1,01) là
các thủ thuật gây đau nhất.
Với các thủ thuật cụ thể, bước gây đau nhất trong thủ thuật thay băng là
bước sát khuẩn (điểm đau trung bình là 5,58 ± 1,48) và bóc gạc (có điểm đau trung
bình 5,25 ± 1,88).
Những thủ thuật không gây đau (điểm đau trung bình bằng 0) là đo mạch, đo
nhiệt độ, huyết áp.

Footer Page 24 of 126.

24

Thang Long University Library



Header Page 25 of 126.

KHUYẾN NGHỊ
Khi tiến hành các thủ thuật trên bệnh nhân gãy xương, điều dưỡng cần quan
tâm đến thủ thuật gây đau nhiều cho bệnh nhân như: tiêm bắp tay, tiêm tĩnh mạch,
thay băng.
Với một số bước của thủ thuật cụ thể như bóc gạc, sát khuẩn (trong thay
băng), đặt sonde tiểu (trong thông tiểu), rút dẫn lưu (trong chăm sóc dẫn lưu) điều
dưỡng cần lưu ý hơn để tránh gây đau cho người bệnh.
Điều dưỡng không nên thực hiện các thủ thuật gây đau nhiều cho bệnh nhân
như: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, thay băng…gần nhau để tránh đau quá mức cho
bệnh nhân. Các biện pháp giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật cũng cần được
xem xét.
Từ kết quả của nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục tìm
hiểu về mức độ gây đau của các thủ thuật chăm sóc khác, ảnh hưởng của đau do thủ
thuật chăm sóc đến người bệnh hay để xây dựng và thử nghiệm các biện pháp giảm
đau liên quan đến thủ thuật chăm sóc.

Footer Page 25 of 126.

25


×