Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN QUYẾT tâm CHÍNH TRỊ của ĐẢNG CỘNG SẢNG VIỆT NAM TRONG đấu TRANH NGĂN CHẶN và PHÒNG CHỐNG QUAN LIÊU THAM NHŨNG TRONG bộ máy của ĐẢNG và NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.94 KB, 10 trang )

1
QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN VÀ PHÒNG CHỐNG QUAN LIÊU
THAM NHŨNG TRONG BỘ MÁY CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Tham nhũng là hiện tượng xã hội lịch sử, gắn liền với sự ra đời, phát triển
của nhà nước và quyền lực nhà nước. Bản chất của tham nhũng là lợi dụng
quyền lực công để trục lợi bất chính. Quyền lực công không chỉ là quyền lực nhà
nước, quyền lực chính trị mà cả quyền lực của tổ chức, tập thể, cộng đồng không
thuộc nhà nước. Như vậy, ở đâu có sự ủy quyền của một tập thể, một cộng đồng
thì ở đó xuất hiện quyền lực công. Quyền lực công được sử dụng vì mục đích vụ
lợi, bất chính, bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, đi ngược lại với lợi ích cộng đồng,
tập thể thì đó là tham nhũng. Tham nhũng là sự tha hoá quyền lực xã hội (biến
quyền lực – quyền uy mà tập thể, giai cấp, xã hội giao cho thành vũ khí của mình
nhằm trục lợi); tham nhũng vừa là nguyên nhân, vừa là điều kiện làm cho một bộ
phận cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất; bộ máy nhà nước hoạt động kém
hiệu lực, hiệu quả; các chủ trương, chính sách của nhà nước bị vô hiệu hoá hoặc
thực hiện không đúng. Các vấn đề do tham nhũng gây ra có thể đe dọa đến an
ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, sự ổn định chính trị và phát
triển bền vững của quốc gia.
Ở Việt Nam từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã sớm thấy tác hại của
tham nhũng và cũng đã sớm ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo, chỉ
đạo đấu tranh chống tệ nạn này. Các văn bản này tạo thành một hệ thống vừa
mang tính cơ bản (quan điểm, nguyên tắc…), vừa mang tính cụ thể (các giải
pháp…) và có ý nghĩa pháp lý. Điều đó nói lên quyết tâm chính trị cao và nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng.


2
Qua các kỳ Đại hội từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng ta đều chỉ ra thực
trạng phức tạp của nạn tham nhũng ở nước ta, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho toàn


Đảng, toàn dân phải tập trung kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khóa VII năm 1994 đến nay đã coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ (từ Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 là một trong bốn thách thức) đối với
vai trò lãnh đạo của Đảng, sự ổn định chính trị - xã hội và đối với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Quán triệt quan điểm của Đảng, năm 2005 Quốc hội nước ta thông qua
Luật phòng, chống tham nhũng, đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động
phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi tham nhũng ở nước ta. Chính phủ
đã xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Chiến lược đã đề ra những quan điểm, mục tiêu, giải pháp cụ thể và lộ trình của
công tác phòng, chống tham nhũng theo từng giai đoạn.
Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 được ban hành, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày
28/8/2006 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết số 294A/2007/NQUBTVQH12 ngày 27/9/2007 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt
động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống
tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg
ngày 24/01/2007 về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và
quy chế hoạt động của Văn phòng Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao đã thành lập những đơn vị chuyên trách về phòng, chống
tham nhũng. Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm
2020, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, các bộ,
ngành, các cấp chính quyền địa phương đã triển khai xây dựng chiến lược,


3
chương trình, kế hoạch, tổ chức ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng ở
ngành mình, cấp mình.

Công tác hoàn thiện thể chế được tập trung chỉ đạo, đã cơ bản hình thành
khung pháp lý, tạo cơ sở cho phòng, chống tham nhũng. Ban chỉ đạo về phòng,
chống tham nhũng ở Trung ương và địa phương, cùng các đơn vị chuyên trách
về phòng, chống tham nhũng được hình thành đã giúp các cấp uỷ, chính quyền
và người đứng đầu triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
Sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng đã
được phát huy.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới vấn đề tham
nhũng được coi là quốc nạn. Nó đang là lực cản lớn với những nỗ lực đổi mới, tác
động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc và làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Đặc biệt, nạn tham
nhũng đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự quản lý của nhà nước
và là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Phòng, chống tham nhũng là
cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, đòi hỏi nỗ lực chung của toàn xã hội, trong đó
trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra,
việc tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng vừa là quyền, vừa là trách
nhiệm của các tổ chức và từng thành viên trong xã hội.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu ra: "Tích cực
phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã
hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta"1.
Ngày 21 tháng 8 năm 2006, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã
ra Nghị quyết chuyên đề (Nghị quyết Trung ương 3) "Về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Xác định mục
tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng: Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát
1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr. 45.



4
triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước
trong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính. Trên cơ
sở quán triệt Nghị quyết Trung ương 3, cấp uỷ đảng các ngành, các cấp, các địa
phương đã đề ra nghị quyết, xây dựng chương trình hành động, quy chế, quy
định đối với ngành mình, cấp mình về phòng chống tham nhũng và triển khai tổ
chức thực hiện nghiêm túc.
Nghị quyết Trung ương 3 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí:
Một là, Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng
bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí liên quan đến ổn định chính trị, đến sự
tồn vong của chế độ. Do vậy Đảng phải lãnh đạo sát sao lĩnh vực công tác này.
Từ đề ra chủ trương, giải pháp; chỉ đạo tổ chức thực hiện cho đến thường xuyên
kiểm tra việc thực thi trên thực tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn
Đảng, của tất cả tổ chức đảng và đảng viên. Thực tiễn thời gian qua chứng tỏ
Đảng ta rất quyết tâm và có đủ bản lĩnh, năng lực để lãnh đạo công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt được mục tiêu đề ra cần phải có sự
tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Được sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước, với sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên, các tầng lớp nhân dân, công tác phòng, chống
tham nhũng được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, từ trong Đảng,
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị cho đến toàn xã hội. Một điều kiện quan trọng
để công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả là khi nhân dân nhận thức đầy
đủ được tác hại, hậu quả của tham nhũng. Cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu
trong phòng, chống tham nhũng.



5
Hai là, phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ phát triển kinh tế xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và
khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí để bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
nhân dân; bảo đảm nguồn vốn của cá nhân, doanh nghiệp, của Nhà nước đầu tư
có hiệu quả. Phòng, chống tệ nhũng nhiễu, hối lộ tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh, lối sống văn hóa, bảo đảm an ninh xã hội. Đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí phải bảo đảm ổn định chính trị để phát triển. Muốn ổn định chính trị thì
phải kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả.
Giáo dục về đạo đức, trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; đào
tạo nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, đảng viên; phát hiện, uốn nắn, xử
lý những hành vi sai trái, loại bỏ những kẻ thoái hóa, biết chất để xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị có đức, có tài,
"vừa hồng, vừa chuyên", "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".
Ba là, vừa tích cực, chủ động phòng, ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham
nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết
kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu. Chống tham nhũng chỉ mang lại hiệu
quả cao khi hoạt động này được gắn với việc chủ động, phòng ngừa. Ngược lại,
phòng ngừa tốt sẽ có tác dụng ngăn chặn tham nhũng xảy ra.
Công tác chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng. Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tiên quyết
đối với việc bảo đảm sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng đối với xã
hội nói chung và trong chống tham nhũng nói riêng. Đấu tranh phòng, chống
tham nhũng phải gắn với đấu tranh chống lãng phí, buôn lậu, quan liêu, lợi dụng
chức quyền để làm giàu bất chính. Muốn vậy phải xóa bỏ các thủ tục hành chính
phiền hà, sách nhiễu nhân dân; sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại cán bộ của hệ thống
cơ quan chính quyền các cấp, các ngành sao cho không cồng kềnh, chồng chéo.



6
Bốn là, phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa
lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc,
tích cực có trọng tâm, trọng điểm.
Hiện nay tham nhũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực với hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế, xã hội. Do vậy, phải có những biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, đẩy
lùi. Tuy nhiên, xét theo nguồn gốc xã hội điều kiện lịch sử thì đây là cuộc đấu
tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp. Trong cuộc đấu tranh này, vừa không được
nôn nóng, vội vàng, vừa không được chần chừ, né tránh; mà phải rất tích cực,
kiên quyết, kiên trì, thường xuyên, liên tục. Phải có hệ thống các giải pháp cơ
bản để phòng ngừa tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, tổ
chức, kinh tế cho đến hành chính, hình sự.
Năm là, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực
tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.
Nhiều quy tắc ứng xử của người làm quan thời xưa về phòng, chống tham
nhũng đã và đang được kế thừa trong các quy định của Đảng, Nhà nước về cán
bộ, công chức, đảng viên. Như: quy định về những điều đảng viên không được
làm; những việc cán bộ, công chức, viên chức, không được làm; quy tắc ứng xử,
quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Trên thế giới, nhiều nước đã tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng có kết quả tốt. Những kinh nghiệm của họ giúp ta có thể vận dụng trong
điều kiện cụ thể của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mà chúng ta đang có
nhiều bức xúc như: quản lý và sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,
quản lý, sử dụng ngân sách công, quản lý và đổi mới doanh nghiệp nhà nước…
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
cũng đã đề ra 10 chủ trương, giải pháp sau:
1) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí.



7
2) Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên,
tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.
3) Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.
4) Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
5) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội.
6) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,
điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.
7) Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.
8) Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.
9) Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
10) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng một lần nữa được Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI nhấn mạnh là một nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo: “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cáp bách, vừa lâu
dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Hoàn thiện thể chế, luật
pháp. Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức, công khai, minh bạch
tài sản của cán bộ, công chức. Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ,
tạo ra cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có lien quan đến ngân sách, tài
sản của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng,
khuyến khích phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Cải
cách cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ
quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham

nhũng, lãng phí”2. Trong đó, Đại hội đã chỉ ra phương hướng về việc bổ sung,
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.143,144


8
hoàn thiện thể chế, pháp luật; nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức;
công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức; tăng cường công tác giám
sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên
quan đến ngân sách, tài sản Nhà nước; nâng cao hiệu lực của các cơ quan chức
năng, khuyến khích phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; cải cách cơ bản
chế độ tiền lương của cán bộ, công chức; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng trong phát hiện, đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
Tại hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XI nhấn mạnh: Phải
kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI). Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ
đạo và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), gắn với
việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Chú trọng cả phòng và
chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và
người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý
kinh tế, xã hội; tăng cường công tác tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai,
minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận
Tổ quốc, nhân dân và công luận.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; do đồng

chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban, lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực
hiện chức năng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Quyết định này một lần nữa thể hiện
quyết tâm cao của Trung ương trong việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng với mong muốn đạt kết quả cao hơn, tốt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là


9
một trong nhiều biện pháp giúp Trung ương, Bộ Chính trị chỉ đạo, điều hòa, phối
hợp công tác của các cơ quan chức năng; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát
việc thực hiện. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không làm thay các cơ
quan chức năng của Đảng và Nhà nước. Bởi vì, đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài,
đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Trong đó, vai trò của Trung ương, các đồng chí lãnh đạo, quản lý của các ngành,
các cấp là cực kỳ quan trọng. Mỗi đồng chí đảng viên hãy là một chiến sĩ tiên
phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Phải gương mẫu, giữ mình cho trong
sạch, không vướng vào tham nhũng, lãng phí; đồng thời phải lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tốt trong đơn vị công tác của mình.
Qua các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chúng ta thấy
rằng quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đấu
tranh ngăn chặn và phòng chống tham nhũng lãng phí.
Quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đấu tranh
ngăn chặn và phòng chống tham nhũng lãng phí đồng thời được cụ thể hóa trong
các chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và được
thể hiện trong Luật Phòng, chống tham nhũng, những văn bản dưới luật và Chiến
lược quốc gia Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Phòng, chống tham nhũng là công việc lâu dài, đòi hỏi có sự tham gia của
các ban ngành từ Trung ương tới địa phương. Vì vậy, Chiến lược quốc gia

phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (2009 đến năm 2011): thực hiện đồng bộ các giải pháp,
trong đó, tập trung vào các giải pháp nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi
tham nhũng. Đẩy mạnh xử lý những vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc
trong nhân dân; tập trung rà soát những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.


10
Giai đoạn thứ hai (từ năm 2011 đến năm 2016): tập trung thực hiện các
giải pháp về hoàn thiện thể chế, tập trung vào những lĩnh vực còn trì trệ, mở
rộng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức; nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế,
xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng. Tổng kết 10 năm thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật
Phòng, chống tham nhũng phù hợp với tình hình mới.
Giai đoạn thứ ba (từ năm 2016 đến năm 2020): tiếp tục làm tốt các giải
pháp đã được thực hiện trong các giai đoạn trước, triển khai các giải pháp còn
lại, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược. Tổng kết việc thực
hiện Chiến lược vào năm 2020.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng là đấu tranh ngay trong mỗi con người,
ngay trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tham nhũng hiện đã xảy ra trên diện
rộng, ở hầu hết các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
quân đội. Vì vậy, công tác phòng chống tham nhũng trong quân đội phải trở
thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và của mọi cán bộ,
chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng. Mỗi một cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, trước
pháp luật đều là công dân, họ sẽ dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng khi ý
thức công dân, ý thức tổ chức kỷ luật, lòng tin vào chế độ, vào sự lãnh đạo của
Đảng được đặt lên hàng đầu.




×