Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Khảo nghiệm một số dòng Keo lai (Acacia hybrid) tại huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.59 KB, 103 trang )

Header Page 1 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH XUÂN ĐỨC

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG KEO LAI (ACACIA HYBRID)
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:

Chính quy
Quản lí tài nguyên rừng
Lâm nghiệp
K43 (2011 - 2015)

THÁI NGUYÊN - 2015

Footer Page 1 of 133.



Header Page 2 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH XUÂN ĐỨC

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG KEO LAI (ACACIA HYBRID)
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Chính quy
Quản lí tài nguyên rừng
43 QLTNR

Lâm nghiệp
K43 (2011 - 2015)
1. ThS. Lục Văn Cường
2. TS. Nguyễn Anh Dũng

THÁI NGUYÊN - 2015

Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các
số liệu, kết quả được trình bày trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình hay khóa luận nào trước đây.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc./
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Xác nhận của giảng viên hướngdẫn

Tác giả khóa luận

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

Đinh Xuân Đức


ThS. Lục Văn Cường

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)

Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo tốt nghiệp Đại
học K43 (2011 - 2015) tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Được sự nhất trí của Nhà trường và Khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận
tốt nghiệp với đề tài: “Khảo nghiệm một số dòng Keo lai (Acacia hybrid) tại
huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ”.
Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến ThS. Lục Văn Cường và TS. Nguyễn Anh Dũng là những người đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Đặng Thị Thu Hà đã dành nhiều thời
gian và công sức giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường

Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên Trung tâm Khoa
học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, cùng các bạn bè đồng nghiệp và gia
đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức,
kinh nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham
khảo còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy, cô giáo,
của bạn bè và người thân để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đinh Xuân Đức

Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng theo dõi tỷ lệ ra rễ của hom
22
Bảng 3.2. Bảng đo đếm sinh trưởng rừng trồng 24
Bảng 4.1. Tỷ lệ ra rễ của một số dòng Keo lai sau 3 tháng thí nghiệm
26
Bảng 4.2. Số rễ và chiều dài rễ của một số dòng Keo lai sau 3 tháng thí nghiệm
Bảng 4.3. Chất lượng của một số hom Keo lai sau 3 tháng thí nghiệm

Bảng 4.4. Mô tả hiện trạng khu vực nghiên cứu thí nghiệm
30
Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tính về đất

28

29

32

Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và chất lượng thân các dòng Keo lai khảo nghiệm
Bảng 4.7. Sinh trưởng các dòng Keo lai khảo nghiệm 36

34

Bảng 4.8. Tỷ lệ sống và chất lượng thân của các dòng Keo Lai trồng mở rộng
Bảng 4.9. Sinh trưởng của các dòng Keo Lai trồng mở rộng
40

38

Bảng 4.10. Tình hình sinh trưởng của 3 dòng Keo lai từ cây mô 43
Bảng 4.11. Kết quả sinh trưởng của 3 dòng Keo lai từ cây mô
43
Bảng 4.12. Sinh trưởng về đường kính của 3 dòng Keo Lai từ hom và từ mô

45

Bảng 4.13. Sinh trưởng về chiều cao của 3 dòng Keo Lai từ hom và từ mô 46
Bảng 4.14: Kết quả khảo nghiệm tình hình sinh trưởng của 3 dòng Keo Lai từ cây mô và từ cây hom

47

Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Chất lượng thân cây của các dòng khảo nghiệm ......................................35
Hình 4.2: Keo lai dòng KL2 ......................................................................................42
Hình 4.3: Keo lai dòng BV33 ...................................................................................42
Hình 4.4: Keo lai dòng AH7 .....................................................................................42
Hình 4.5: Keo lai dòng BV16 ...................................................................................42

Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CT:

Công thức

Do:


Đường kính gốc (ở lóng thứ 5 của cây)

Hvn:

Chiều cao vút ngọn

NPK:

Nitơ, photpho và kali (Đạm, lân, kali)

Nxb:

Nhà xuất bản

OTC:

Ô tiêu chuẩn

QL:

Quốc lộ

SDo:

Hệ số biến động ở đường kính cây

SHvn:

Hệ số biến động ở chiều cao cây


THPT:

Trung học phổ thông

THCS:

Trung học cơ sở

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

vi

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.1. Về lý luận ................................................................................................ 3
1.2.2. Về thực tiễn ............................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ....................................... 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 8
2.3. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.......................... 10

2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
2.3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 13
2.3.3. Đánh giá về thuận lợi - khó khăn .......................................................... 18
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.3.1. Phương pháp nhân giống....................................................................... 21
3.3.2. Phương pháp điều tra hiện trường......................................................... 22

Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.

vii

3.3.3. Khảo nghiệm dòng vô tính .................................................................... 22
3.3.4. Phương pháp thu thập số liệu, theo dõi đánh giá và lựa chọn dòng sinh
trưởng tốt ......................................................................................................... 23
3.3.5. Tính toán và xử lý số liệu ...................................................................... 25
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 26
4.1. Kết quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho một số dòng Keo
lai: AH7, TB1, KL2, KL20, TB11 ................................................................. 26
4.1.1. Tỷ lệ ra rễ của một số dòng Keo lai sau 3 tháng thí nghiệm ................ 26
4.1.2. Số rễ và chiều dài rễ của một số dòng Keo lai sau 3 tháng thí nghiệm 27
4.1.3. Chất lượng của một số hom Keo lai sau 3 tháng thí nghiệm ................ 28

4.2. Điều tra hiện trạng khu vực nghiên cứu thí nghiệm ................................ 29
4.2.1. Kết quả điều tra hiện trạng khu vực thí nghiệm.................................... 29
4.2.2. Kết quả phân tích đất............................................................................. 31
4.3. Kết quả khảo nghiệm 12 dòng keo lai...................................................... 33
4.3.1. Tỷ lệ sống .............................................................................................. 33
4.3.2. Khả năng sinh trưởng về đường kính gốc và chiều cao........................ 35
4.3.3. Kết quả trồng mở rộng 8 dòng Keo lai ................................................. 38
4.3.4. Khảo nghiệm 3 dòng cây mô Keo lai.................................................... 43
4.4. Đề xuất một số dòng Keo lai sinh trưởng tốt cho khu vực Đoan Hùng Phú Thọ ........................................................................................................... 49
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.1.1. Về kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho một số dòng
Keo lai ............................................................................................................. 52
5.1.2. Về hiện trạng khu vực nghiên cứu thí nghiệm ...................................... 52
5.1.3. Nghiên cứu khảo nghiệm 12 dòng Keo lai tại Đoan Hùng - Phú Thọ.. 52
5.1.4. Về đề xuất.............................................................................................. 53

Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.

viii

5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 53
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................

Footer Page 10 of 133.



Header Page 11 of 133.

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia và có ý nghĩa
rất quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ bao đời nay
rừng luôn gắn chặn với sinh kế, đời sống xã hội của người dân, đặc biệt là
cộng đồng các dân tộc sống gần rừng. Trước đây, khi nhắc tới giá trị của rừng
người ta thường chỉ quan tâm tới giá trị gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đây là một
cách hiểu chưa đầy đủ về những lợi ích từ rừng mang lại.
Trồng rừng là việc hết sức quan trọng không chỉ riêng của ngành lâm
nghiệp mà là trách nhiệm của tất cả cộng đồng dân cư để tạo ra rừng và giữ
rừng nhằm cho vốn rừng luôn được duy trì, nhằm bảo vệ môi trường cho con
người ngoài cung cấp gỗ và lâm sản nhằm phục vụ trong nước và xuất khẩu,
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân sống
gần rừng. Vì thế, việc thực hiện các dự án trồng rừng và phát triển rừng là
một vấn đề rất quan trọng, ngoài ra việc xác định chủng loại, cơ cấu cây trồng
có giá trị về nhiều mặt, phù hợp với điều kiện lập địa khí hậu cũng được các
chủ dự án chú trọng quan tâm. Với đặc tính có thể sống, sinh trưởng và phát
triển trên đất trống đồi núi trọc, đất thoái hoá, cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng
nên Keo lai là một trong nhóm loài được chọn làm cây trồng rừng chính ở
Việt Nam. Keo lai được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi như: Yên Bái, Phú
Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên..., đây cũng là loài cây cho gỗ, có giá trị
kinh tế, có thị trường về nguyên liệu giấy, dăm và đồ gỗ xuất khẩu.
Huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên 302,4
km2, trong đó có diện tích đất lâm nghiệp 12.995 ha, chiếm 42,5%. Nhiều

năm trước đây, với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhân dân Đoan
Hùng đã tích cực trồng và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng đến nay đã đạt 45%

Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

2

diện tích. Đoan Hùng có địa hình đồi núi thấp, giao thông thuận lợi, lại gần
các nhà máy giấy Bãi Bằng, An Hòa...nên rất thuận lợi cho phát triển vùng
nguyên liệu giấy.
Trước kia, Đoan Hùng trồng rừng trên diện tích đất trồng chủ yếu tập
trung là Bạch đàn trắng, Bạch đàn úc, Bạch đàn Urô. Nhưng kinh doanh được
2 - 3 chu kỳ hầu đất trồng rừng đã bị thoái hóa làm cho năng suất giảm sút rõ
rệt, đây là mặt hạn chế lớn. Một vài năm trở lại đây, chính quyền và các tổ
chức khoa học đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng
Bạch đàn sang trồng Keo các loại. Tuy nhiên, Keo được trồng bằng cây gieo
từ hạt thường có chu kỳ kinh doanh dài ngày ảnh hưởng đến nguồn vốn và thu
nhập kinh tế của người dân sống nhờ rừng. Bên cạnh đó, năng suất của rừng
trồng thường thấp do chất lượng của hạt giống thấp không đảm bảo và có hiện
tượng phân ly đặc điểm ưu trội của cây bố mẹ. Bình quân năng suất 1ha Keo
tai tượng đạt 12 - 14 m3/ha/năm. Sau 5 năm đạt 60 - 70 m3/ha, nếu tiếp tục
đầu tư để rừng non phát triển và để chu kỳ khai thác trên 10 năm thì có thể đạt
150 - 200 m3/ha. Nhưng vì nông dân vùng núi còn nghèo nên không đủ vốn
để đầu tư cho 1 chu kỳ kéo dài 10 năm trở lên nên họ thường khai thác khi
cây rừng chưa đủ tuổi thuần thục vì thế năng suất rừng còn thấp. Thu nhập chỉ
bằng một phần ba đến một nửa mức thu nhập của một chu kỳ kéo dài 10 năm.
Vì vậy, việc nghiên cứu khảo nghiệm các dòng Keo lai là cần thiết để chọn ra

các dòng có tiến bộ kĩ thuật đáp ứng những hạn chế trên. Nhưng cho đến nay
chưa có nghiên cứu khảo nghiệm một số dòng Keo lai nào cho khu vực Đoan
Hùng tỉnh Phú Thọ nhằm tăng năng suất chất lượng cây trồng cho người dân.
Trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương đẩy mạnh công tác
trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được lựa chọn là cây Keo lai và
Keo tai tượng. Mặc dù phần lớn diện tích đất trồng rừng sản xuất là trồng 2
loài cây trên, nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh

Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.

3

Phú Thọ thì lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 16 18m3/ha/năm. Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu
về gỗ nguyên liệu cho địa phương là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao
được năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng. Để đáp ứng được các yêu cầu trên
việc khảo nghiệm dòng để chọn ra dòng có khả năng sinh trưởng tốt nhất cho
năng suất chất lượng cao nhất, cùng với điều kiện lập địa và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp. Chính vì những lý do trên, đề tài: “Khảo
nghiệm một số dòng Keo lai (Acacia hybrid) tại huyện Đoan Hùng Tỉnh
Phú Thọ” được đặt ra là rất cần thiết. Từ đó, lựa chọn ra được dòng thích
hợp nhất với điều kiện sinh thái vùng trung du miền núi nói chung và khu vực
Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ nói riêng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng,
tăng năng suất, chất lượng rừng trồng trong khu vực và cải thiện đời sống cho
người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Về lý luận
Nghiên cứu khảo nghiệm chọn được một số dòng Keo lai sinh trưởng

tốt cho khu vực Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Về thực tiễn
Đề xuất được được một số dòng Keo lai sinh trưởng tốt khu vực Đoan
Hùng tỉnh Phú Thọ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên
cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.

Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.

4

- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh
rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững của hệ
sinh thái rừng.
- Giúp bản thân hiểu biết hơn về đặc điểm, kỹ thuật nhân giống và gây
trồng cây Keo lai.
- Đánh giá được một số dòng Keo lai sinh trưởng tốt cho khu vực
huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

Footer Page 14 of 133.



Header Page 15 of 133.

5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Keo lai (Acacia hybrid) là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia mangium) và được tuyển chọn từ
những cây đầu dòng có năng suất cao. Keo có nguồn gốc ở Australia, được
trồng phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn
quốc trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích
nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Cho đến nay, Keo lai đã được
khẳng định là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng
nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Cây
Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Nhằm hạn chế tình trạng
phân ly của giống lai, Keo lai thường được tạo cây con bằng phương pháp vô
tính (giâm hom).
Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa
sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng.
Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều
mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây
dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Loài Keo lai không kén chọn loại đất, chúng có thể sinh trưởng trên
nhiều loại đất khác nhau như: đất acid, đất granit, feralit, đất xám, đất đỏ, đất
bồi tụ, đất nhiệt đới; đất thoát nước tốt, đất chua, đất nông, sét pha, thịt
nặng… Đặc biệt chịu được trên đất bạc mầu, có thể chịu được úng và có khả
năng cố định đạm.

So với đặc điểm khí hậu và đất đai ở vùng Trung tâm Bắc Bộ nói chung
và khu vực tỉnh Phú Thọ nói riêng thì cây Keo lai hoàn toàn phù hợp, có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt và đặc biệt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật

Footer Page 15 of 133.


Header Page 16 of 133.

6

thâm canh rừng trồng sẽ cho năng suất cao. Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7, chủ yếu trồng trên các loại
đất feralit, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu: 4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám
bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được. Nhiệt
độ bình quân: 22oC, tối thích từ 24 - 28oC, giới hạn 40oC.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Australia là quê hương của cây Keo và được trồng rộng rãi ở khu vực
Đông Nam Á. Keo có thân gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân
biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích
thước lớn được sử dụng đóng đồ gỗ mĩ nghệ, sử dụng trong xây dựng, sản
xuất sản phẩm xuất khẩu.
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai này được Messrs
Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số các cây Keo
tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm
1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng
và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ.
Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi
xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia

(Lê Đình Khả, 1999) [1]. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở
vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và
cộng sự, 1987; Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và
Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh
Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có
một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ,

Footer Page 16 of 133.


Header Page 17 of 133.

7

thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả, 2006) [3]. Nghiên
cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của
Rufelds (1988) [13]; Gan.E và Sim Boom Liang (1991) [10] các tác giả đã chỉ
ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng
muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất
hiện ở lá thứ 4 - 5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8 - 9 còn ở Keo lai
thì thường xuất hiện ở lá thứ 5 - 6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất
trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen,
1981) [9].
Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) [12] thì không tìm thấy một sự sai
khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng
đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự.
Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có
đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng,
song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo

tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi,
(1991) [11] thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ
được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng không
bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 2 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt
hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình
còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây
Keo lai, Pinso và Nasi (1991) [11] thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới
cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất
phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại.
Như vậy, cây Keo lai có thể có sinh trưởng tốt hơn bố mẹ của chúng và
đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.

8

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Keo lai tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá
tràm. Giống này có đặc tính sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng cao,
khả năng cải tạo đất tốt và có chất lượng bột giấy cao hơn Keo tai tượng và
Keo lá tràm, giống này đang được coi là giống cây trồng chính ở nhiều nơi
trong nước. Cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các
cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầu
tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo
đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số

giống Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký hiệu là BV;
Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký
hiệu là KL. Lê Đình Khả và các cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) [3], [4],
[5], [6] khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã
kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai
loài bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo
lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì
(Hà Tây cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích.
Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng
nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một số
dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được
công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5,
BV10, BV16, BV32, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây
Keo lai, Lê Đình Khả (1997) [2] đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây
Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai
loài bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hóa

Footer Page 18 of 133.


Header Page 19 of 133.

9

và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến
động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển giống Keo lai vào sản xuất thì
phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ những
dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ
kĩ thuật. Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây rừng mới
được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là

khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu ở một số vùng
sinh thái chính trong nước như Bạch đàn, Keo, Phi lao…Vào đầu những năm
1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai
tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân
giống vô tính phát triển. Những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giống
cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển
lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở
nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo
cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 2003) [7]. Trong khoảng
hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có
năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10;
BV16; BV32; BV33 (Lê Đình Khả, 1999) [8]. Gần đây một số dòng khác
cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là
BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20;
KLTA3 (Lê Đình Khả, 2006) [3].
Các giống tiến bộ kỹ thuật nêu trên hầu hết chưa được khảo nghiệm
nghiên cứu một cách rộng rãi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (xét về
từng dòng), sự thích ứng sinh trưởng phát triển tốt của các giống tiến bộ kỹ
thuật trên đối với các vùng sinh thái hiện nay rất hạn hẹp, mỗi dòng chỉ phù

Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

10

hợp trên 1 đến 2 vùng. Vì thế, vẫn cần tích cực tiếp tục khảo nghiệm ở các

vùng sinh thái khác nhau để lựa chọn được dòng sinh trưởng phát triển tốt
cho từng vùng.
2.3. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1.Vị trí địa lý
Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 01thị
trấn. Ranh giới của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp huyện Thanh Ba, Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ
Tọa độ địa lý của huyện nằm từ 21o31' đến 21o43' vĩ độ Bắc, 105o06'
đến 105o15' kinh độ Đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 30.244,47 ha,
cách thành phố Việt Trì 56km về phía Tây Bắc, có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 và
các đường liên tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Thị trấn
Đoan Hùng có diện tích 513,91 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội của huyện.
2.3.1.2. Địa hình
Huyện Đoan Hùng là huyện miền núi của tỉnh, nên địa hình tương đối
phức tạp có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình, địa
mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:
- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được
bồi đắp bởi sông Chảy - sông Lô tập trung ở ven sông, độ dốc thường dưới 3o,
còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3 - 5o.

Footer Page 20 of 133.



Header Page 21 of 133.

11

- Địa hình đồi núi: Đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên
địa bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15 25o và trên 25o
2.3.1.3. Địa chất - Thổ nhưỡng
Nền địa chất khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, chủ yếu là các
loại đá trầm tích và đá biến chất tạo ra đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng phát
triển trên đá phiến thạch Mica, phiến thạch sét và Gnai. Tầng phong hóa khá
dày (trên 2m). Ngoài ra , ở khu vực còn có các dạng đất trung gian, đất dốc tụ.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ xốp lớp đất
mặt cao, khả năng thấm nước và giữa nước tốt, độ pH từ 3.9 - 5.4, hàm lượng
chất hữu cơ tương đối cao.
2.3.1.4. Khí hậu - thủy văn
a) Khí hậu
Đoan hùng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. 1 năm có 2
mùa rõ rệt: Mùa đông khô hanh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, theo số
liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ (2006 - 2012).
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23.1oC
+ Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng tư 4 năm sau, tháng lạnh nhất là
tháng 12.
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất vào tháng 7,
nhiệt độ trung bình 28oC , nhiệt độ cao nhất 39oC.
- Lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.878 mm, mưa tập trung nhiều nhất vào
các tháng 7, 8, 9. Tháng cao nhất là tháng 8 (322mm), tháng thấp nhất là
tháng 1 (31mm).
+ Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, cao nhất là tháng 3: 92%,

thấp nhất là tháng 12: 77%

Footer Page 21 of 133.


Header Page 22 of 133.

12

- Chế độ gió:
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió
thổi mạnh thường kéo theo mưa phùn và rét đậm.
+ Gió mùa Đông Nam thịnh hành tháng 4 đến tháng 9, gió thổi mạnh
và mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu thuận lợi với phát
triển lâm nghiệp xong do đặc điểm địa hình và chế độ mưa hàng năm, trong
vùng thường xuất hiện lốc, gió xoáy kèm theo mưa đá, ảnh hưởng đến cây
trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của người dân.
b) Thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông
Chảy và sông Lô.
- Sông Lô chảy qua huyện từ xã Chí Đám đến xã Vụ Quang; qua các
xã: Chí Đám, Thị trấn, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng Long,
Vụ Quang; với chiều dài 25km. Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm là
1.020 m3/s; lưu lượng dòng chảy vào mùa lũ cao, cao nhất vào tháng 7 là
2950 m3/s, mùa khô rất thấp, thấp nhất vào tháng 3 chỉ khoảng 234 m3/s. Sông
Lô đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất;
đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa phục vụ việc cải tạo đồng ruộng.
- Sông Chảy là một nhánh của sông Lô chảy qua địa bàn huyện bắt đầu
từ xã Đông Khê đến Thị trấn Đoan Hùng đổ ra sông Lô; qua địa phận các xã:

Đông Khê, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Phương Trung, Phong Phú,
Vân Du; có chiều dài 22 km. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa
hàng năm. Sông Chảy cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp
phù sa cho đồng ruộng.
2.3.1.5 Hệ thực vật
Là vùng trung tâm lâm nghiệp của Bắc Bộ, nằm giữa hai vùng sản xuất
lâm nghiệp Tây Bắc và Đông Bắc khu vực này đã từng là nơi có mặt 780 loài

Footer Page 22 of 133.


Header Page 23 of 133.

13

thực vật của 477 chi thuộc 120 họ. Trong thành phần thực vật có nhiều loài
cây gỗ có giá trị kinh tế như: Lim xanh, Chò nâu, Gội, Ràng ràng, Giổi, các
loài thuộc họ Sồi giẻ, các loài thuộc họ tre nứa... Dược liệu có: Ba kích,
Thiên niên kiện... Các loài trong họ cau dừa có: Cọ, Mây...
Do quá trình khai thác cạn kiệt, tập quán canh tác nương rẫy, hiện nay
phần lớn còn lại là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy,
nhiều loài cây bản địa quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan nghiên
cứu, trong những năm qua huyện đã khôi phục lại được một diện tích đáng kể
rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi, cải tạo và trồng rừng mới. Hiện nay đã
có rất nhiều các lâm phần đang ở trong trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIa , IIb,
đang được khoanh nuôi bảo vệ.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, khả năng phục hồi tự
nhiên ở đây có triển vọng nếu đi theo con đường xúc tiến tái sinh tự nhiên kết
hợp cùng với tái sinh nhân tạo với các kỹ thuật lâm sinh phù hợp.

2.3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
a) Dân số, dân tộc
Theo số liệu niên dám thống kê đến tháng 12 năm 2013, dân số vùng là
107.754 người, trong đó dân số nông nghiệp: 101.247 người, dân số thành thị
: 6.507 người.
Mật độ dân số trung bình 356 người/km2. Dân số phân bố không đều,
tập trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao
có mật độ dân số tương đối thấp.
Đoan Hùng có hai dân tộc chung sống đan xen nhau là người Kinh và
người Cao Lan. Tuy nhiên chủ yếu là người Kinh, người Cao Lan không
chiếm dưới 2,5%, thường là chuyển từ nơi khác đến.

Footer Page 23 of 133.


Header Page 24 of 133.

14

b) Lao động
Tổng số lao động thuộc vùng có 53.800 lao động , chiếm 48,6% tổng
dân số. Trong đó, chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp 40.300 người chiếm
75,2%, lao động phi nông nghiệp 13.500 người , chiếm 24,8%.
2.3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh
a) Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
Ngành nông nghiệp
• Trồng trọt
Theo số liệu thống kê năm 2011, vùng có 11,547,1 ha đất sản xuất nông
nghiệp chiếm 38,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó

+ Đất trồng cây hàng năm : 5.347,6 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 6.199,5 ha
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiến
bộ, đã tích cực áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân
bón, thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường
đưa các giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.
• Chăn nuôi
Theo số liệu thống kê năm 2013, Đoan Hùng có 1.049,204 con gia súc,
tổng số đàn gia cầm có 974.700 con. Công tác ứng dụng khoa học vào chăn
nuôi có nhiều cố gắng, đưa giống ngoại nhập sản xuất nhằm phát triển mạnh
về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội.
Nhìn chung các hộ chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm các
loại. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và
cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
• Lâm nghiệp
Huyện Đoan Hùng có 13.174,3 ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm
53,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất

Footer Page 24 of 133.


Header Page 25 of 133.

15

chiếm hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp của huyện, rừng phòng hộ và đặc
dụng chỉ chiếm 2% và 4,6%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu
tư của nhà nước các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn có nhiều
chuyển biến tịch cực trên tất cả mọi lĩnh vực: Trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất
giao rừng, khai thác, chế biến lâm sản... Đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế

trên địa bàn. Thông qua các dự án 327, 661... Đã đưa diện tích rừng trồng nâng
lên đáng kể, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện lên đạt
42,9%. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện vẫn còn bộc lộ
một số tồn tại đó là: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, lạc hậu chưa áp dụng
công nghệ cao vào trong công tác chế biến và khai thác lâm sản gây lãng phí
nguyên liệu và chất lượng sản phẩm không cao.
Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nghành công nghiệp
giấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tế
giữa các vùng nhờ có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ
2, đường sông...
Ngành chế biến lâm sản những năm gàn đây có những bước phát triển
mạnh mẽ nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công nghệ phần
nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội. Trên địa
bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó có xưởng mộc gia
dụng là 25, đóng đồ gia dụng là 02 xưởng, sản xuất đũa là 03 xưởng và 113
xưởng xẻ. Nhìn chung các xưởng chế biến đều có công xuất nhỏ, máy móc
công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường, hoạt
động chế biến không ổn định.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn phát
triển chậm. Công nghiệp khai khoáng mơi chỉ dừng lại ở mức khai thác
nguyên liệu thô. Ngoài ra còn một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xây

Footer Page 25 of 133.


×