Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước trong hở tại trại sản xuất giống Mỹ Thạnh Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 61 trang )

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 1 of 133.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT QUI TRÌNH
SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii de Man 1879)
THEO MÔ HÌNH NƯỚC TRONG HỞ
TẠI TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG MỸ THẠNH
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG

NGÀNH
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA
: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN CHÍ THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005

Footer Page 1 of 133.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 2 of 133.

KHẢO SÁT QUI TRÌNH
SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii de Man 1879)
THEO MÔ HÌNH NƯỚC TRONG HỞ
TẠI TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG MỸ THẠNH
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG

thực hiện bởi

Nguyễn Chí Thanh

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằn g Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Phát

Thàn h phố Hồ Chí Minh
2005

Footer Page 2 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 3 of 133.


- ii -

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát mô hình sản xuất giống Tôm Càng Xanh theo quy trình nước
trong hở” được tiến hành từ ngày 15/4/2005 đến ngày 15/6/2005 tại trại giống Mỹ
Thạn h, trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống Thủy Sản tỉnh An
Giang.
Khảo sát trực tiếp và tham gia vào quá trình sản xuất, theo dõi ghi nhận các chỉ
tiêu: nhiệt độ, mật độ ương, thời gian xuất hiện hậu ấu trùng, tỷ lệ sống. Kết quả
được ghi nhận như sau:
Trại sản xuất tôm được chia làm 3 khu. Khu 1 và khu 2 có 21 bể màu trắng và 1
bể có màu xanh lá cây đậm, khu 3 có 10 bể màu xanh lá cây đậm. Tổng thể tích các
bể là 120m3.
Nhiệt độ suốt quá trình ương tương đối ổn đònh, 28 – 300C vào buổi sáng, 29 –
32,5 C vào buổi chiều .
0

Mật độ ương trung bình là 75 ấu trùng/lít.
Thời gian xuất hiện post từ 17 đến 19 ngày đối với bể màu xanh từ 23 đến 25
ngày đối với các bể màu trắng.
Tỷ lệ sống các bể xanh từ 36 đến 42,75%, các bể trắng khu 1 đạt từ 23,6 đến
30%, các bể trắng khu 2 đạt thấp nhất từ 13,2% đến 25,2%.

Footer Page 3 of 133.

- ii -



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 4 of 133.

- iii -

ABSTRACT

The study on “Freshwater giant prawn propagation technique using open clean
water system” was conducted from 15 April 2005 to 15 June 2005 at My Thanh
hatchery which is belong to the center for aquatic research and propagation of An
Giang province.
To carried out this study, we participated in production process to record the
parameters: temperature, nursing density, the time when first postlarvae appeared,
survival rate of postlarvae.
The results show that:
The hatchery has three zones, the first and second zone have twenty- one
white tanks and one dark-green tank. The third zone has ten dark-green tanks. Total
volume of nursing tanks are 120m3.
During nursing process, the temperature is relatively stable from 28 to 300C in
the morning, and from 29 to 32.50C in the afternoon.
The average nursing density was 75 larvae/liter.
The time when first postlarvae appeared: in dark-green tanks were from 17 to
19 days, and in white tanks were from 23 to 25 days.
Survival rate of postlarvae: in dark-green tanks were from 36 to 42.75%, in
white tanks in first zone were from 23.6 to 30%, and in white tanks in second zone
were from 13.2 to 25.2%.

Footer Page 4 of 133.


- iii -


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 5 of 133.

- iv -

CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thàn h Phố Hồ
Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin tỏ lòng biết ơn đến Thầy Trần Văn Phát , người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ để con có được ngày hôm
nay.
Đồng thời gửi lời cám ơn chân thành đến:
Ban giám đốc trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản tỉnh An Giang
đã cho phép tôi được thực hiện đề tài tại trung tâm.
Kỹ sư Ngô Thò Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho tôi tại trung tâm.
Tất cả các anh chò kỹ sư cùng tập thể công nhân trực tiếp của trại Mỹ Thạnh đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Các anh chò, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên quá trình thực hiện và
hoàn tất luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự đóng
góp của quý thầy cô và các bạn.

Footer Page 5 of 133.

- iv -


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 6 of 133.

-v-

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

i

ii
iii
iv
v
vii
viii

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu

1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1

2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
2.4
2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3
2.5.4
2.6
2.6.1
2.6.2
2.6.3
2.6.4
2.6.5

Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh
Phân loại
Phân bố
Hình thái và tăng trưởng
Môi trường sống
Tập tính ăn và bắt mồi
Đặc Điểm Sinh Sản Tôm Càng Xanh

Vòng đời của Tôm Càng Xanh
Sự thành thục, nở và ấp trứng
Sự phát triển của ấu trùng
Sự phát triển của hậu ấu trùng
Sơ Lược Tình Hình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh Ở An Giang
Giới Thiệu Về Trại Giống Mỹ Thạnh
Các Mô Hình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh
Hệ thống nước trong hở
Hệ thống nước trong kín
Hệ thống nước xanh
Hệ thống nước xanh cải tiến
Môi Trường Ương Nuôi Ấu Trùng
Độ mặn
Nhiệt độ, pH và Oxy hòa tan
Độ cứng của nước
Các hợp chất nitơ trong nước
Ánh sáng

Footer Page 6 of 133.

-v-

2
2
2
3
4
5
5
5

7
7
8
10
10
11
11
11
12
12
13
13
13
14
14
14


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 7 of 133.

- vi -

2.7
2.7.1
2.7.2
2.7.3
2.7.4

2.7.5
2.7.6

Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Sản Xuất Giống
Bệnh gây chết giữa chu kỳ nuôi
Bệnh lột xác dính vỏ
Bệnh hoại tử
Bệnh đục cơ
Bệnh đen mang
Bệnh dính chân

15
15
15
16
16
17
17

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1
3.2
3.3
3.3.1
3.3.2

3.3.3

Thời Gian Và Đòa Điểm
Vật Liệu Và Trang Thiết Bò
Phương Pháp Thu Số Liệu
Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường
Phương pháp theo dõi qui trình kỹ thuật nuôi
Phương pháp xử lý số liệu

19
19
19
19
20
20

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3

4.2.4
4.2.5
4.2.6
4.2.7
4.2.8
4.3
4.3.1
4.3.2

Sơ Lược Trại Giống
Vò trí trại
Cơ sở vật chất
Nhân lực
Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống
Vệ sinh bể, dụng cụ trước khi tiến hành bố trí sản xuất
Chuẩn bò tôm trứng
Chuẩn bò nước ương ấu trùng
Thu và bố trí ấu trùng
Chăm sóc và cho ăn
Quản lý môi trường nước ương nuôi
Sự ngọt hóa và chăm sóc hậu ấu trùng
Thu hoạch hậu ấu trùng
Kết quả sản xuất
Số tôm trứng sử dụng
Kết quả ương ấu trùng

21
21
22
27

29
29
31
34
34
37
41
45
45
47
47
47

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51

5.1
5.2

Kết luận
Đề nghò

51
51

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Footer Page 7 of 133.

- vi -


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 8 of 133.

- vii -

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG

NỘI DUNG

2.1

Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của Tôm Càng Xanh

4.1

Số liệu thu được của quy trình

Footer Page 8 of 133.

TRANG


- vii -

8
47


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 9 of 133.

- viii -

DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH

NỘI DUNG

2.1
2.2
2.3
2.4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30

Sơ đồ phân bố Tôm Càng Xanh
Hình dạng bên ngoài của Tôm Càng Xanh
Vòng đời Tôm Càng Xanh
Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của Tôm Càng Xanh
Sơ đồ bố trí mặt bằng trại sản xuất giống tôm
Khu 1
Khu 2

Khu 3
Bể chứa nước ót
Các bể xử lý nước
Bơm nước từ sông và xử lý
Bể lọc cơ học
Máy thổi khí (a) và máy phát điện (b)
Bể chứa tôm trứng
Các bể ấp trứng Artemia
Vệ sinh bể lọc
Vệ sinh bể ương
Vệ sinh dụng cụ
Vận chuyển tôm trứng về trại
Tôm trứng
Tôm trứng không tốt (a) và tôm trứng tốt (b)
Cấp nước đã xử lý vào bể chứa
Cấp nước vào bể ương
Ấu trùng trong bể ương
Ấp trứng Artemia
Chuẩn bò thu trứng Artemia
Trùng chỉ
Siphon bể ương
Thay nước bể ương
Ngâm rửa dụng cụ sau khi vệ sinh bể
Bố trí giá thể trong bể ương
Cấp nước ngọt cho bể ương
Thu hoạch hậu ấu trùng
Cân mẫu đònh lượng hậu ấu trùng

ĐỒ THỊ


NỘI DUNG

4.1

Footer Page 9 of 133.

TRANG
2
3
6
9
22
23
23
23
25
25
25
27
28
28
28
30
30
30
33
33
33
36
36

36
40
40
40
44
44
44
46
46
46
46
TRANG

Biến động nhiệt độ trong quá trình ương

- viii -

42


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 10 of 133.

I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề


Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài giáp xác sống và phát
triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá
thể lớn, thòt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay nó là một trong những
đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản của khu vực Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ở nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề
nuôi thủy sản nói chung và nuôi Tôm Càng Xanh nói riêng. Trong số các tỉnh ở khu
vực, An Giang là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản,
từ lâu đã nổi tiếng với con cá tra và basa. Với chủ trương đa dạng hóa các đối tượng
thủy sản nuôi của tỉnh, Tôm Càng Xanh đã được nuôi với diện tích ngày càng tăng.
Theo kế hoạch, trong năm 2005, diện tích nuôi trong toàn tỉnh đạt 870 ha (Nguồn:
Báo An Giang ngày 16/5/2005).
Cũng như các đối tượng nuôi khác, con giống là yếu tố quan trọng trong việc
phát triển nghề nuôi. Tuy nhiên với việc con giống trong tự nhiên ngày càng giảm,
chất lượng con giống không ổn đònh thì việc sản xuất con giống nhân tạo để chủ động
về con giống cũng như kiểm soát được chất lượng con giống là việc cần làm để phát
triển nghề nuôi tôm.
Trại giống Mỹ Thạnh trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống
Thủy Sản Tỉnh An Giang nhiều năm nay đã là đòa chỉ quen thuộc đối với những
người nuôi thủy sản trong tỉnh nói chung, nuôi Tôm Càng Xanh nói riêng. Với vai trò
đầu tàu trong việc cung cấp giống cho ngư dân, trại đã tiếp nhận công nghệ và đã sản
xuất thành công giống nhân tạo Tôm Càng Xanh theo quy trình nước trong hở.
Để tìm hiểu về quy trình kỹ thuật sản xuất giống Tôm Càng Xanh của trại,
được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm và Trung Tâm
Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản Tỉnh An Giang chúng tôi thực hiện đề tài
“KHẢO SÁT MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH THEO QUY
TRÌNH NƯỚC TRONG HỞ”.
1.2


Mục Tiêu

Khảo sát thực tế hoạt động của trại, tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất giống Tôm
Càng Xanh theo quy trình nước trong hở để sơ bộ đánh giá khả năng thực hiện , áp
dụng qui trình.

Footer Page 10 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 11 of 133.

-2-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh

2.1.1

Phân loại
Ngành
Ngành phụ
Lớp
Lớp phụ
Bộ

Bộ phụ
Phân bộ
Họ
Họ phụ
Giống
Loài

2.1.2

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Arthropoda
Anterata
Crustacea
Malacostraca
Decapoda
Natantia
Caridea
Palaemonidae
Palaemoninae

Macrobrachium
Macrobrachium rosenbergii de Man 1879

Phân bố

Trong tự nhiên , Tôm Càng Xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu
ở khu vực từ Châu Úc đến New Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ. Tôm phân bố ở hầu
hết các thủy vực nước ngọt trong nội đòa như sông, hồ, ruộng, đầm hay cả các thủy
vực nước lợ, khu vực cửa sông. Ngoài các vùng phân bố tự nhiên trên, tôm còn được
du nhập và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Ở Việt Nam, Tôm Càng Xanh phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ,
đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi
khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện . Tùy từng thủy vực với đặc điểm môi
trường khác nhau và tùy mùa vụ khác nhau mà Tôm Càng Xanh xuất hiện với kích
cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và
ctv, 2003).

Hình 2.1 Sơ đồ phân bố Tôm Càng Xanh (theo kosfic.yosu.ac.kr/.../ FAO/mapbrief.html)

Footer Page 11 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 12 of 133.

2.1.3


-3-

Hình thái và tăng trưởng

Theo Phạm Văn Tình (2004) Tôm Càng Xanh ở nước ta có trọng lượng cá thể
khá lớn, con đực có thể đạt tới 450 g/cá thể, thân tương đối tròn, cá thể trưởng thành
có màu xanh dương đậm. Chủy phát triển nhọn và cong lên ½ bề dài tận cùng của
chủy, trên mặt chủy có 11 – 15 răn g và có 3 – 4 răn g sau hốc mắt, mặt dưới thường
có 12 – 15 răng. Chiều dài chủy của cá thể trưởng thành ở con cái thường bằng hoặc
ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chủy ở con đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực.
Chân ngực thứ 2 luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở con đực
trưởng thành; đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau ở hai phía
(trái và phải). Trong quá trình tăng trưởng, con đực thường lớn nhanh hơn con cái
(Phạm Văn Tình, 2004).
Khi chiều dài cơ thể đạt từ 8 – 14cm, trọng lượng cơ thể đạt từ 10 – 20g, tốc
độ phát triển ở con đực và cái tương đương nhau; nhưng khi chiều dài cơ thể tôm vượt
quá 14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái (Phạm Văn Tình, 2004).
Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (Postlarvae) sau 7 tháng nuôi,
cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g (Phạm Văn Tình, 2004).

Hình 2.2 Hình dạng bên ngoài của Tôm Càng Xanh

Footer Page 12 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 13 of 133.


2.1.4

-4-

Môi trường sống

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), các yếu tố môi trường sống của
Tôm Càng Xanh như sau:
2.1.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng
26 – 310C, tốt nhất là 28 – 300C. Nhiệt độ thấp dưới 130C hay trên 380C gây chết
tôm. Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22 – 330C, hoạt động sinh trưởng và sinh sản của tôm
sẽ bò suy giảm. Nhiệt độ cao thường làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ.
2.1.4.2 Độ mặn
Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6 – 16‰, tốt nhất 10 – 12‰.
Các giai đoạn tôm lớn hơn cần độ mặn thấp dưới 6‰. Tôm giống và tôm lớn
cần sống trong nước ngọt để sinh trưởng tốt nhất, tuy nhiên, chúng có thể chòu được
đến độ mặn 25‰. Ở độ mặn 30‰ hay trên tôm giống chết rất nhanh do quá trình
điều hòa áp suất thẩm thấu bò phá vỡ hoàn toàn. Ở độ mặn 2 – 5‰ tôm lớn tương đối
nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh hơn nhiều so với ở 15‰. Trong nuôi tôm, độ mặn
tốt nhất không quá 10‰.
2.1.4.3 Oxy
Nhu cầu Oxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn
của tôm, nhiệt độ, độ mặn… Đối với tôm con, Oxy tối thiểu phải trên 2,1ppm ở nhiệt
độ 230C, trên 2,9ppm ở 280C và 4,7ppm ở 330C. Tôm lớn cần nhiều Oxy hơn tôm
nhỏ. Trong sản xuất giống, Oxy nên được duy trì trên 5ppm.
2.1.4.4 Đạm
Dạng đạm đầu tiên được bài tiết ra bởi tôm và các loại giáp xác nói chung là
Ammonia vốn rất độc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn, Ammonia sẽ
chuyển thành dạng Nitrite cũng độc cho tôm, sau đó được chuyển thành dạng đạm

Nitrate không độc. Tùy theo pH và nhiệt độ, Ammonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dưới
dạng khí NH3. Nồng độ NH3 càng tăng khi pH và nhiệt độ càng tăng. Trong sản xuất
giống, hàm lượng đạm nên được duy trì ở mức dưới 0,1ppm đối với đạm Nitrite và
dưới 1ppm đối với đạm Ammonia.

Footer Page 13 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 14 of 133.

-5-

2.1.4.5 pH
Độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của tôm từ 7 – 8. pH dưới 6,5 hay trên
9 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn.
2.1.4.6 Độ cứng
Tôm cần các loại khoáng như Calcium, Magnesium cho quá trình hình thành
vỏ mới và lột xác. Tuy nhiên, khi độ cứng cao hơn 300ppm sẽ làm tôm chậm lớn, dễ
bệnh do các nguyên sinh động vật bám. Độ cứng thích hợp nhất cho ương nuôi tôm
trong khoảng 50 – 150ppm. Đối với ương nuôi ấu trùng, độ cứng thấp dưới 50ppm có
thể gây ra hiện tượng mềm vỏ.
2.1.5

Tập tính ăn và bắt mồi

Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn của chúng trong tự
nhiên gồm các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn

thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ.
Tôm Càng Xanh xác đònh thức ăn trước hết là nhờ mùi và màu sắc. Tôm tìm
thức ăn bằng cơ quan xúc giác, dùng râu quét ngang dọc phía trước đường đi của nó,
khi tìm được thức ăn, chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng.
Cường độ bắt mồi của tôm sẽ giảm nếu độ no của dạ dày tăng và trong thời
gian ấp trứng chúng có thể nhòn ăn vài ba ngày.
Tôm thường bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm. Chúng ưa ăn thòt các cá thể
mới lột xác đồng giới tính hơn các cá thể khác giới tính. Hiện tượng này thường xảy
ra trong các bể nuôi tôm bố mẹ thiếu thức ăn.
2.2

Đặc Điểm Sinh Sản Tôm Càng Xanh

2.2.1

Vòng đời của Tôm Càng Xanh

Theo Nguyễn Việt Thắng (1993) và Phạm Văn Tình (1996), (trích bởi
Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002) mùa đẻ rộ của Tôm Càng Xanh ở Đồng Bằng Nam
Bộ tập trung vào hai thời điểm, từ tháng 4 đến thán g 6 và từ tháng 8 đến tháng 10.
Vòng đời Tôm Càng Xanh có 4 giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành (M.B. New và S. Singholka,1985). Theo Phạm Văn Tình
(1996) thì có 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tôm bột, tôm giống, tôm trưởng thành.

Footer Page 14 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Header Page 15 of 133.

-6-

Khi thành thục, tôm bắt cặp , đẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của
tôm mẹ. Tôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6 – 18‰) để nở (M.B. New và S.
Singholka, 1985).
Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200km từ bờ biển vào nội đòa.
Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi độ mặn thích hợp để sinh sản và
vòng đời lại tiếp tục.

Hình 2.3 Vòng đời Tôm Càng Xanh

Footer Page 15 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 16 of 133.

2.2.2

-7-

Sự thành thục, nở và ấp trứng

Theo Phạm Văn Tình, 2004 (trích bởi Trung Tâm Khuyến Ngư Quốc Gia,
2004) đã nghiên cứu:
Tôm Càn g Xanh trưởng thành sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Khi con cái và

con đực trưởng thành, ở con cái trứng chín, sự lột xác xảy ra, con đực và con cái tiến
hành giao vỹ.
Sau 2 giờ tôm cái đẻ trứng, trứng được chứa ở khoang bụng bằng bốn đôi
chân bụng. Nếu tôm cái không được giao vỹ, vẫn đẻ trứng, nhưng sau 2 – 3 ngày
trứng sẽ hư và rời khỏi khoang chứa trứng.
Trong quá trình ấp trứng, các đôi chân bụng hoạt động liên tục, cung cấp
dưỡng khí cho trứng phát triển, những trứng không phát triển sẽ bò loại ra bằng đôi
chân ngực thứ hai.
Trứng tôm mới đẻ ra có hình elip, chiều dài 0,6 – 0,7mm, khi mới đẻ có màu
vàng cam, trong quá trình ấp màu sắc sẽ chuyển dần sang xám nhạt, xám và xám
đậm trước khi nở.
Thời gian ấp trứng 17 – 18 ngày ở nhiệt độ nước 27 – 280C, số lượng trứng
được đẻ ra tỷ lệ thuận với trọng lượng tôm cái, trung bình 1g tôm cái cho từ 700 –
1000 trứng.
2.2.3

Sự phát triển của ấu trùng

Ấu trùng thường nở vào ban đêm, sau 1 – 2 đêm mới nở hết. Trong tự nhiên ,
ấu trùng có thể nở ra ở vùng nước ngọt hay nước lợ. Nếu nở ra ở vùng nước ngọt, ấu
trùng phải di chuyển ra vùng nước lợ để sống, nếu không di chuyển được sau 3 – 15
ngày sẽ chết hết (Phạm Văn Tình, 2004; trích bởi Trung Tâm Khuyến Ngư Quốc Gia,
2004).
Ấu trùng thường sống trong nước có độ mặn 7 – 18‰ để tồn tại và phát
triển. Thời gian ấu trùng chuyển thành tôm bột nhanh nhất là 16 ngày và dài nhất là
40 ngày. Khi chuyển thành tôm bột chúng sẽ di chuyển về vùng nước ngọt để sinh
trưởng và phát triển. Lúc này tôm bột có sự thích ứng độ thẩm thấu độ mặn rộng.
(Phạm Văn Tình, 2004; trích bởi Trung Tâm Khuyến Ngư Quốc Gia, 2004).
Ấu trùng nở ra sống phù du. Ấu trùng ăn liên tục và trong tự nhiên , thức ăn
chính là các phiêu sinh động vật (chủ yếu là các giáp xác nhỏ), giun rất nhỏ và ấu

trùng của các động vật không xương sống thủy sinh khác (M.B. New và S. Singholka,
1985).

Footer Page 16 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 17 of 133.

-8-

Trải qua 11 lần biến thái tương ứng với 11 lần lột xác (Uno và Soo, 1969;
trích bởi Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002) để trở thàn h hậu ấu trùng. Lúc này tôm có
xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như sông, rạch, ruộng, ao hồ …, ở đó, chúng sinh
sống và lớn lên.
Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của Tôm Càng Xanh

Giai đoạn
I
II
III
IV

Ngày
tuổi
(ngày)
1
2

3–4
4–6

Chiều dài
ấu trùng
(mm)
1,92
1,99
2,14
2,50

Đặc điểm

Mắt chưa có cuống
Mắt có cuống
Xuất hiện chân đuôi (Uropod)
Có hai răng trên chủy, chân đuôi có hai nhánh,
có lông tơ
V
5–8
2,80
Telson hẹp và kéo dài ra
VI
7 – 10
3,75
Mầm chân bụng xuất hiện
VII
11 – 17
4,06
Chân bụng có hai nhánh, chưa có lông tơ

14 – 19
VIII
4,68
Chân bụng có lông tơ
15 – 22
IX
6,07
Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong
17 – 24
X
7,05
Có 3 – 4 răng trên chủy
19 – 26
XI
7,73
Răng xuất hiện hết nửa trên chủy
Postlarvae 23 – 27
7,69
Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính
như tôm lớn
(Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003)
2.2.4

Sự phát triển của hậu ấu trùng
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003:

Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae), tôm có hình dạng và tập tính sống như
tôm lớn. Chúng bắt đầu sống đáy , bám vào nền, vật bám hay cây cỏ. Hậu ấu trùng
bắt mồi chủ động. Thức ăn của hậu ấu trùng bao gồm các loại côn trùng thủy sinh,
giun nước, các miếng nhỏ nhuyễn thể như ốc, sò, mực, tôm cá, xác bã động thực vật.

Giai đoạn hậu ấu trùng (18 – 30mm) có thể được nhận biết thông qua những
sọc ngang trên vỏ đầu ngực (carapace). Đây là điểm đặc trưng của loài. Các sọc này
sẽ biến mất khi tôm đạt kích cỡ 75 – 90mm. Tuy nhiên , các vệt như vòng đai màu
sẫm xuất hiện trên các đốt bụng và tồn tại đến tôm trưởng thành.

Footer Page 17 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 18 of 133.

-9-

Hình2.4 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của Tôm Càng Xanh
(Nguồn: www.fao.org/DOCREP/ 005/Y4100E/y4100e11.htm)

Footer Page 18 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 19 of 133.

2.3

- 10 -


Sơ Lược Tình Hình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh Ở An Giang

Theo kế hoạch, năm 2005 toàn tỉnh An Giang sẽ thả nuôi 870 ha Tôm Càng
Xanh, mô hình nuôi chủ yếu là nuôi tôm chân ruộng. Đến thời điểm giữa tháng 5
năm 2005 các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và Thành Phố Long Xuyên
đã thả nuôi gần 200 ha, đạt trên 20% kế hoạch.
Về vấn đề con giống, Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản , trại
giống Mỹ Châu, trại giống huyện Thoại Sơn và khoảng 20 trại ương giống của các
trang trại tư nhân khác có khả năng cung ứng gần 50 triệu con tôm giống. Riêng
Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu con
tôm giống để cung ứng cho nhu cầu nuôi trong tỉnh.
2.4

Giới Thiệu Về Trại Giống Mỹ Thạnh

Trại giống Mỹ Thạnh là một trong ba trại trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu
Sản Xuất Giống Thủy Sản Tỉnh An Giang.
Trại chính thức trở thành bộ phận của trung tâm từ tháng 7 năm 1999. Với
chức năng là nghiên cứu sản xuất giống các loài thủy sản để đáp ứng nhu cầu con
giống cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của ngư dân trong tỉnh.
Từ tháng 4 – 2003, trại tiếp nhận quy trình sản xuất giống Tôm Càng Xanh
theo mô hình nước xanh cải tiến. Sau khi đưa vào áp dụng, trại đã ương trên 1 triệu
con tôm post giống ở đợt ương đầu tiên.
Khắc phục những hạn chế thực tế từ đợt đầu tiên, trong niên vụ năm 2003,
trung tâm đã giao được trên 4,6 triệu con tôm post cung ứng cho ngư dân, hầu hết đều
có tỷ lệ sống cao.
Dù quy trình sản xuất theo mô hình này có chi phí, giá thành con giống thấp,
nhưng con giống ấy lại mẫn cảm với môi trường nên tỷ lệ hao hụt cao khi nuôi thương
phẩm.
Để tiếp tục khắc phục những tồn tại, tháng 3 – 2004 trại Mỹ Thạnh đã tiếp

nhận chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II mô hình
sản xuất giống Tôm Càng Xanh theo quy trình nước trong hở. Đợt đầu tiên trại ương
được 3.500.000 con tôm post, tỷ lệ sống đạt từ 40 – 50% trở lên.
Từ đó đến nay, quy trình nước trong hở đã dần đi vào hoạt động ổn đònh; sản
xuất giống theo sự hợp đồng với ngư dân, trung bình mỗi năm trại sản xuất được ba
đợt lớn (sản xuất hết công suất các bể). Mỗi đợt sản xuất được khoảng 1,5 – 1,7 triệu
tôm post.

Footer Page 19 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 20 of 133.

2.5

- 11 -

Các Mô Hình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh

Hiện nay có bốn dạng quy trình khác nhau được ứng dụng trong ương nuôi ấu
trùng Tôm Càng Xanh. Sự khác nhau cơ bản giữa các quy trình là chế độ quản lý chất
lượng nước ương nuôi ấu trùng. Tùy theo điều kiện kỹ thuật và kinh tế của từng vùng
mà áp dụng các quy trình khác nhau. Sau đây là bốn hệ thống cơ bản theo sự tổng
hợp của Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003.
2.5.1

Hệ thống nước trong hở


Quy trình được khởi xướng đầu tiên bởi Ling năm 1969 và được hoàn thiện
bởi Aquacop từ năm 1977. Quy trình này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước.
Nguyên tắc hoạt động của quy trình là đảm bảo môi trường nước trong sạch
(không có tảo ) bằng cách thay nước hằn g ngày (hở). Đặc điểm quan trọng của quy
trình này là mật độ ương cao, 100 – 150 con/lít, thay nước và hút cặn hằng ngày .
Quy trình có ưu điểm là thường đạt năng suất cao. Quy trình tương đối đơn
giản , không đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp với các trại có đầy đủ cả hai nguồn nước
mặn , ngọt và chất lượng nước tốt.
Nhược điểm: Tốn nhiều nước biển để thay nước, do đó đối với các trại xa
nguồn nước mặn thì việc thay nước thường xuyên là một khó khăn, có thể làm tăng
giá thành sản xuất. Hơn nữa quy trình cũng tốn nhiều công lao động và chi phí khác.
Lượng nước thải ra hằng ngày lớn, vì vậy phải lưu ý xây dựng hệ thống nước thải sao
cho không bò ảnh hưởng đến nguồn nước lấy vào trại, hạn chế tới mức tối đa sự ô
nhiễm trở lại nguồn nước nuôi.
2.5.2

Hệ thống nước trong kín

Quy trình này do một số tác giả như Sandifer (1977), Menasveta (1980),
Singholka (1980) nghiên cứu nhưng kết quả lúc đó còn hạn chế và đến Aquacop
(1984) và Griessinger (1986) thì quy trình căn bản được hoàn chỉnh để đưa vào sản
xuất đại trà ở quy mô lớn. Hiện hệ thống này được ứng dụng ở nhiều nơi.
Nguyên tắc hoạt động của quy trình là ổn đònh môi trường nước ương nhờ hệ
thống lọc sinh học. Đặc điểm cơ bản của hệ thống này là dùng bể lọc sinh học để lọc
nước thải ra từ bể ương và tái sử dụng. Không thay nước trong suốt quá trình ương,
chỉ bổ sung thêm nước mới để bù vào lượng nước đã bay hơi và điều chỉnh độ mặn
không thay đổi trong quá trình ương.

Footer Page 20 of 133.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 21 of 133.

- 12 -

Ưu điểm: Đơn giản khi vận hành và tiết kiệm được nước phù hợp với những
trại xa nguồn nước mặn và chất lượng nước không được ổn đònh, giảm công lao động
hằng ngày trong việc thay nước và bơm nước. Hạn chế được lượng nước thải ra môi
trường xung quanh.
Nhược điểm: Quy trình đòi hỏi trại có kỹ thuật cao, đầu tư cao, thiết bò đồng
bộ, phức tạp khi lắp đặt. Khi xảy ra sự cố khó xử lý.
2.5.3

Hệ thống nước xanh

Quy trình nước xanh được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1966 do Fujimura khởi
xướng và đã hoàn thiện vào năm 1974. Tiếp theo Liao (1979), Adisukressno (1980),
M.B. New và S. Singholka (1982), Malecha (1983) đã bổ sung hoàn chỉnh quy trình.
Quy trình này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Nguyên tắc hoạt động của quy trình này là dùng tảo để ổn đònh môi trường
nước ương. Đặc điểm chính của quy trình này là thường xuyên bổ sung tảo Chlorella
thuần vào bể ương để duy trì màu nước xanh liên tục.
Quy trình có ưu điểm là hạn chế thay nước so với quy trình nước trong hở và
môi trường nước ổn đònh nhờ có tảo.
Tuy nhiên có nhược điểm là mật độ ương thấp hơn nước trong, kỹ thuật nuôi
tảo thuần khá phức tạp và tốn kém. Tảo thuần cho vào bể ương thường không bền và

phải được bổ sung liên tục.
2.5.4

Hệ thống nước xanh cải tiến

Quy trình được đề xướng bởi Ang từ năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình
nước xanh trước đó.
Nguyên tắc hoạt động của quy trình là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển
tự nhiên trong bể ương để tự ổn đònh môi trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp
vào bể để làm giá thể cho các vi sinh vật phát triển .
Hệ thống này có nhiều ưu điểm quan trọng là không phải thay nước, không
vệ sinh bể và không bổ sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể
ương một lần đầu trước khi thả ấu trùng), hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp
dụng cho nhiều đối tượng và nhiều nơi, cả những vùng xa biển .

Footer Page 21 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 22 of 133.

- 13 -

2.6

Môi Trường Ương Nuôi Ấu Trùng

2.6.1


Độ mặn

Theo những tổng hợp của Nguyễn Thò Thanh Thủy (2002), có nhiều ý kiến
về ngưỡng độ mặn ương nuôi ấu trùng Tôm Càng Xanh. Nhưng nhìn chung chúng dao
động từ 12 – 15‰. Aquacop (1984) và Grissinger (1986) đã duy trì độ mặn 12‰
suốt thời gian ấp và ương, chỉ giảm xuống 6 – 10‰ khi ương hậu ấu trùng
(Postlarvae) và đã thu được kết quả tốt. Nguyễn Việt Thắng và ctv (1988, 1991) đã
chọn 12‰ suốt quá trình ương cho đến khi thu hoạch hậu ấu trùng.
Theo những thí nghiệm của Nguyễn Thò Thanh Thủy (2002), duy trì độ mặn
cho suốt quá trình ương là 12 ± 1‰. Tuy nhiên, khi theo dõi một số ấu trùng ngẫu
nhiên còn sót lại trong bể nuôi giữ tôm bố mẹ ở nước giếng có độ mặn 4 – 8‰,
chúng vẫn sống bình thường và biến thái thành hậu ấu trùng. Điều này cho thấy khả
năng chòu đựng với sự dao động độ mặn của ấu trùng tôm khá rộng. Do vậy , độ mặn
trong các bể ương không cần thật chính xác, có thể dao động ±2‰ nhưng không nên
thay đổi lớn.
2.6.2

Nhiệt độ, pH và Oxy hòa tan

Ling (1969), Fujimura (1974), New (1982), Aquacop (1977, 1984) và một số
tác giả khác (trích bởi Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002) gần như đều thống nhất khi
đưa ra khoảng dao động thích hợp của các chỉ tiêu trên đối với ấu trùng tôm như sau:




t0C : 25 – 28 ± 0,50C
Oxy: 6 – 9mg/l
pH: 7 – 8,5


Tuy nhiên, M.B. New và S. Singholka (1985), cũng đưa ra khoảng nhiệt độ
tối ưu của ấu trùng Tôm Càng Xanh là 26 – 310C, dưới 24 – 260C sẽ kéo dài thời gian
biến thái của ấu trùng và trên 330C thường làm ấu trùng chết.
Trong phạm vi nhiệt độ tối ưu thì nhiệt độ càng tăng thời gian biến thái càng
giảm (M.B.New và S. Singholka, 1985).
Nếu sục khí đảm bảo thường xuyên và việc quản lý chất lượng nước đúng kỹ
thuật đối với từng quy trình nuôi thì không cần phải đo nồng độ Oxy hòa tan trong
nước (Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002).
Nước ương được pha từ hai nguồn nước ót và nước sông nên pH sẽ nằm
ngưỡng thích hợp của ấu trùng Tôm Càng Xanh.

Footer Page 22 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 23 of 133.

2.6.3

- 14 -

Độ cứng của nước

Một số tác giả cho rằng dùng nước ương tôm có độ cứng tổng cộng dưới
100mg/l CaCO3 cho kết quả tốt hơn và hàm lượng CaCO3 cao hơn 150mg/l sẽ là tiền
đề cho sự phát triển các loại ký sinh sau này đối với ấu trùng Tôm Càng Xanh
(Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002).

2.6.4

Các hợp chất nitơ trong nước

Aquacop (1977, 1983); Grissinger (1986); Liao và Mayo (1972) (trích bởi
Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002) đã xác đònh ngưỡng sinh lý của một số hợp chất nitơ
đối với ấu trùng Tôm Càng Xanh trong môi trường ương:




NH4+ : 0,005 – 1mg/l
NO2- : 0,002 – 0,35mg/l
NO3- : 0,5 – 3,5mg/l

Vượt quá nồng độ giới hạn của các chất nêu trên, nhất là NH4+ và NO2-,
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên trạng thái sinh lý của vật nuôi mà còn là điều kiện
phát sinh bệnh cho chúng.
Một số tác giả khác cho rằng hậu ấu trùng Tôm Càn g Xanh còn nhỏ thì có
tính mẫn cảm đối với nitrite và nitrate hơn nhiều loài tôm biển. Hai chất này rất độc
và có ảnh hưởng lâu dài, đặc biệt nitrat làm cho tôm chậm lớn và tỷ lệ sống thấp
(Wickins, 1976, trích bởi Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002).
M.B. New và S. Singholka (1985) cho rằng không nên lấy nước có hàm lượng
nitrit (NO2-N) và cao hơn 0,1ppm và nitrat (NO3-N) cao hơn 20ppm.
2.6.5

Ánh sáng

Ấu trùng Tôm Càng Xanh cũng có tính hướng quang như ấu trùng của một số
loài khác, do vậy nếu để phơi dưới ánh nắng trực tiếp , đặc biệt là điều kiện nuôi nước

trong sẽ vô tình tạo ra sự tập trung không cần thiết cho ấu trùng, gây nên sự cạnh
tranh về thức ăn và không gian trong một phạm vi hẹp của bể ương trong khi ở chỗ
khác lại không có ấu trùng. Do vậy cần có mái che bên trên bể sao cho ấu trùng
không bò tác động của ánh sáng trực tiếp và có thể phân bố đều trong thể tích bể
ương.

Footer Page 23 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Header Page 24 of 133.

2.7

- 15 -

Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Sản Xuất Giống

Ở điều kiện nước ta, theo Nguyễn Việt Thắng (1993) và Phạm Văn Tình
(1996) (trích bởi Nguyễn Thò Thanh Thủy, 2002), trong một chu kỳ ương nuôi, ấu
trùng thường bò bệnh vào giai đoạn 5 – 8. Theo Trung Tâm Khuyến Ngư Quốc Gia
(2004) một số bệnh thường gặp là:
2.7.1

Bệnh gây chết giữa chu kỳ nuôi

2.7.1.1 Đặc điểm bệnh
Bệnh thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 – 20 ngày. Khi bò bệnh, ấu trùng

thường chết rất nhiều , sau 2 – 3 ngày có thể chết hết.
Ấu trùng yếu, bơi lội chậm chạp hơn bình thường, bơi theo hình xoắn ốc, màu
sắc xám nhạt (sau 10 ngày nuôi màu sắc của ấu trùng thường nâu sáng), ăn Nauplius
Artemia ít, có Artemia thừa trong bể (tôm khỏe mạnh sau 10 ngày nuôi khi cho
Artemia vào sau 2 giờ ấu trùng ăn hết). Những ấu trùng yếu sẽ bò những con khỏe ăn
thòt.
Khi xem ấu trùng qua kính hiển vi thấy phần gan tụy co lại, nhỏ hơn bình
thường, các sắc tố bò mất. Khi quan sát bể vào ban đêm thấy có hiện tượng những con
tôm chết phát sáng, xem qua kính hiển vi thấy có tập đoàn Coccobacilli trong ruột
tôm rất nhiều, hiện tượng phát sáng là do tập đoàn này.
2.7.1.2 Phòng và trò bệnh
Điều trò: Sử dụng thuốc kháng sinh thường không có hiệu quả, khi tôm bò
bệnh này thường phải xả bỏ, vệ sinh bể nuôi đợt mới.
Phòng ngừa: Vệ sinh kỹ toàn bộ trại sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô trại
sau 10 ngày, khi nuôi quản lý chăm sóc tốt, hạn chế mắc bệnh.
2.7.2

Bệnh lột xác dính vỏ

2.7.2.1 Đặc điểm bệnh
Bệnh này thường xảy ra đối với ấu trùng giai đoạn 10 – 11. Nguyên nhân gây
bệnh chưa được xác đònh rõ ràng, có nhiều tác giả cho rằng do hàm lượng NH4-N
trong bể nuôi cao.

Footer Page 24 of 133.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Header Page 25 of 133.

- 16 -

Khi ấu trùng lột xác vỏ bò dính lại ở chủy (dạng nhẹ), dính ở chân ngực,
không bơi được và chết, xảy ra chủ yếu vào ban đêm khi lột xác. Tỷ lệ lột xác bò dính
thường từ 10 – 30%.
2.7.2.2 Phòng và trò bệnh
Cho formol 10 – 15ppm kích thích tôm dễ lột xác, cho thêm Lecithin vào
trong thức ăn, giúp hạn chế mắc bệnh.
2.7.3

Bệnh hoại tử

2.7.3.1 Đặc điểm bệnh
Bệnh này thường hay gặp trong sản xuất giống Tôm Càng Xanh cũng như
tôm biển. Ở Tôm Càng Xanh bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn 5 trở đi.
Khi quan sát trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm
nhiều ở đáy bể, quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ của ấu trùng bò ăn mòn,
hoặc cụt (như chủy, chân bụng, chân ngực), chỗ bò ăn mòn có màu vàng cam. Khi bò
bệnh nặng, không chữa trò kòp thời ấu trùng chết nhiều .
Chủ yếu do môi trường nước nuôi bò sốc, trong đó yếu tố nhiệt độ là chủ yếu.
Khi nhiệt độ nước nuôi trên 290C tôm thường bò bệnh này.
2.7.3.2 Phòng và trò bệnh
Khống chế nhiệt độ nước nuôi ổn đònh từ 27 – 280C, lúc thay nước chú ý các
yếu tố như: S‰, pH, t0C, … phải đồng nhất, sẽ ít gặp bệnh này .
Khi phát hiện bệnh phải trò kòp thời, có thể sử dụng một số kháng sinh sau:


2.7.4


Ciprofloxacine 2g/m3, cho 3 ngày liên tục sẽ khỏi bệnh.
Gentamycine 5 ống + Cefotacine 1 lọ/m3 chữa hai ngày liên tục sẽ khỏi.

Bệnh đục cơ

2.7.4.1 Đặc điểm bệnh
Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn tôm bột. Quan sát trong bể nuôi thấy xuất
hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắn g đục xuất phát từ đuôi và lan
dần ra.

Footer Page 25 of 133.


×