Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh ở bệnh nhân điều trị nội trú tuần đầu tiên tại viện sức khỏe tâm thần Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.42 KB, 34 trang )

Header Page 1 of 133.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các rối loạn loạn thần, đặc biệt là các rối loạn tâm thần nội sinh, như bệnh tâm
thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực,… là những rối loạn tâm thần nặng thường
gặp trong thực hành lâm sàng. Theo thống kê của WHO (2000), tỷ lệ mắc bệnh tâm
thần phân liệt là 0,5 – 1,5% dân số, còn ở Việt Nam là 0,47% dân số [1]. Tỷ lệ mắc rối
loạn cảm xúc lưỡng cực là 0,5% dân số [12]. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và
điều trị kịp thời, bệnh nhân rối loạn tâm thần nội sinh sẽ phát triển thành mạn tính, có
thể dẫn đến giảm khả năng lao động, học tập, người bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Điều trị rối loạn tâm thần chủ yếu là điều trị triệu chứng nên phải phối hợp
nhiều liệu pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp tái thích ứng xã hội, liệu pháp
sốc và liệu pháp hóa dược [6]. Từ hơn 60 năm nay, các thuốc an thần kinh (ATK) đã
được sử dụng trong ngành tâm thần để điều trị tâm thần phân liệt. Điều này đã tạo ra
niềm hy vọng cho bệnh nhân và những người thân trong gia đình họ. Hiện nay thuốc
ATK đang được sử dụng gồm có hai loại: thuốc ATK điển hình (ATK cổ điển) và
thuốc ATK không điển hình (ATK mới). Các thuốc hướng thần ngày càng có nhiều
loại, có hiệu lực điều trị tốt và càng ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, thuốc ATK vẫn được ghi nhận là có nhiều tác dụng không mong
muốn. Theo nghiên cứu của Haddad và cộng sự vào năm 2007 đã chỉ ra rằng có tới
75% bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn ngoại tháp do dùng nhóm thuốc ATK
cổ điển [26]. Các tác dụng ngoại tháp như: rối loạn vận động muộn, triệu chứng giống
Parkinson,… gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Thuốc ATK thế hệ hai ra
đời đã khắc phục được điều này. Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, ngày càng nhiều tài
liệu chỉ ra các tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa như: tăng cân, tăng đường
huyết, rối loạn lipid máu ở bệnh nhân dùng thuốc ATK thế hệ hai. Tác dụng không
mong muốn đã làm cho bệnh nhân bỏ uống thuốc, không tuân thủ điều trị gây khó khăn
trong việc chữa trị bệnh. Cả hai loại thuốc này đều có thể xảy ra tác dụng phụ khác
như: dị ứng da, rối loạn thần kinh thực vật,…


1
Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

Nhằm giúp ích cho thực tiễn lâm sàng trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm
thần, việc nghiên cứu đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc ATK là điều cần
thiết. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Tác dụng không mong
muốn của thuốc an thần kinh ở bệnh nhân điều trị nội trú tuần đầu tiên tại Viện
Sức khỏe Tâm thần Quốc gia” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số tác dụng không mong muốn của thuốc ATK xuất hiện ở bệnh nhân
điều trị nội trú trong tuần đầu tiên tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia.
2. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới việc phát sinh tác dụng không mong
muốn trong quá trình dùng thuốc ATK trên.

2
Footer Page 2 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 3 of 133.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh tâm thần
1.1.1. Khái niệm bệnh tâm thần
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình
cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý

nghĩ, cảm xúc, hành vi tác phong không phù hợp với thực tại, môi trường xung quanh.
Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng: có những bệnh tâm thần rất nặng (các bệnh
loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi tác phong bị rối loạn
nhiều. Có những bệnh tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình
phản ánh thực tại như hành vi tác phong bị rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn sinh hoạt, lao
động, học tập được tư duy có giảm sút.
1.1.2. Các bệnh cần sử dụng thuốc an thần kinh
Các thuốc ATK được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh tâm thần học, là lựa
chọn đầu tay trong bệnh tâm thần phân liệt, bệnh rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, thuốc
ATK còn được sử dụng trong điều trị trầm cảm, lo âu…
1.1.2.1. Bệnh tâm thần phân liệt
Ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới, tâm thần phân liệt là một
bệnh phổ biến. Theo thống kê của ngành tâm thần Việt Nam, bệnh tâm thần phân liệt
chiếm khoảng 0,7% dân số. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, khả năng bị tâm thần
phân liệt ở nhiều nước khác là 0,5 – 1% [6].
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, có tính chất tiến triển, làm biến
đổi nhân cách bệnh nhân theo kiểu phân liệt. Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung
là rối loạn cơ bản và đặc trưng tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùi
mòn, ý thức còn rõ ràng và năng lực trí tuệ thường được duy trì.
Bệnh được điều trị chủ yếu bằng ATK phối hợp liệu pháp lao động và thích ứng
xã hội.

3
Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

1.1.2.2. Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một loại bệnh có các giai đoạn rối loạn cảm xúc, giữa các

giai đoạn bệnh nhân gần như bình thường. Các giai đoạn này có thể là hưng cảm hoặc
trầm cảm đan xen nhau [13].
Trong thực tế lâm sàng, các thuốc ATK được sử dụng trong tâm thần phân liệt
thì cũng được sử dụng cho các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn hưng cảm
hoặc trầm cảm có loạn thần.
1.2. Đại cương thuốc an thần kinh
1.2.1. Định nghĩa thuốc an thần kinh
Thuốc ATK được định nghĩa theo Delay và Deniker bao gồm có 5 tiêu chuẩn:
-

Những thuốc gây trạng thái thờ ơ về tâm thần vận động.

-

Làm giảm sự kích động và gây hấn.

-

Làm giảm sự tiến triển các triệu chứng tâm thần cấp tính và mạn tính.

-

Gây ra hội chứng ngoại tháp và rối loạn thần kinh thực vật.

-

Có hiệu quả ưu thế ở phần dưới vỏ não, tham gia vào hiệu quả chống loạn thần.
Định nghĩa trên được đưa ra vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, phù hợp với

các thuốc ATK điển hình. Từ sau khi clozapin được phát hiện và sử dụng trong lâm

sàng, sau đó là hàng loạt các thuốc ATK không điển hình xuất hiện thì định nghĩa trên
có nhiều điểm không phù hợp.
Hiện nay, thuốc ATK không điển hình chưa thống nhất được một định nghĩa
chính xác. Thuốc ATK không điển hình được mô tả với nguy cơ nhỏ nhất trên hội
chứng ngoại tháp [25], [27], [29] gây tăng tạm thời nồng độ prolactin, tác dụng hiệu
quả trong tâm thần phân liệt kháng điều trị trên cả triệu chứng dương tính và âm tính.
1.2.2. Phân loại thuốc an thần kinh
1.2.2.1. Phân loại theo cấu trúc hóa học
Thuốc ATK được chia thành 8 nhóm và được trình bày trong bảng 1.1:

4
Footer Page 4 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 5 of 133.

Bảng 1.1: Phân loại thuốc an thần kinh theo cấu trúc hóa học
STT

Nhóm

Thuốc đại diện

1

Phénothiazine

Chlorpromazine, Lévomépromazine, Neuleptil


2

Butyrophénonés

Haloperidol

3

Benzamides

Solian, Dogmatil

4

Thioxanthènes

Taractan

5

Dibenzo-oxaépine

Clozapine, Olanzapine

6

Dẫn xuất Indoliques

Equipertine


7

Carpipramine

Prazinil

8

Pimozide

Orap

1.2.2.2. Phân loại theo thế hệ
Bảng 1.2: Phân loại thuốc an thần kinh theo thế hệ
STT

Thế hệ

Thuốc đại diện

1

Thế hệ 1 (ATK cổ điển)

Haloperidol, Aminazine, Tisercin

2

Thế hệ 2 (ATK mới)


Rispedal, Olanpine, Seroquel, Solian

1.2.2.3. Phân loại theo tác dụng lâm sàng
Phân loại các thuốc ATK theo tác dụng lâm sàng được trình bày trong bảng 1.3
dưới đây:
Bảng 1.3: Phân loại thuốc an thần kinh theo tác dụng lâm sàng
STT

Nhóm

Thuốc đại diện

1

ATK êm dịu

Chlorpromazine, Lévomépromazine

2

ATK trung gian

Neuleptil, Pipamperon

3

ATK đa năng

Haloperidol


4

ATK giải ức chế

Sulpirid, Loxapine

1.2.3. Cơ chế tác dụng của thuốc an thần kinh
ATK tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật và hệ nội tiết.
Từ những năm 1960, người ta đã biết rằng ATK có hiệu quả trong điều trị tâm thần là
do có khả năng gắn kết các receptor Dopamin [30]. Đến nay, vẫn tồn tại nhiều giả
5
Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

thuyết về cơ chế tác dụng của thuốc ATK, trong đó giả thuyết về hệ Dopaminergic và
Serotonergic được quan tâm hơn cả.
1.2.3.1. Tác dụng trên hệ Dopamin
Giả thuyết về hệ Dopaminergic cho rằng: thuốc ATK có tác dụng điều trị các
triệu chứng loạn thần là do làm giảm lượng Dopamin hoạt động [6].
Hệ Dopaminergic:
Cho tới nay, có 5 loại receptor Dopaminergic đã được tìm ra: receptor D1,
receptor D2, receptor D3, receptor D4, receptor D5, trong đó quan trọng nhất là receptor
D1 và receptor D2.
Có 4 hệ thống dẫn truyền Dopamin ở vỏ não: hệ thống trung não – hồi viền, hệ
thống liềm đen – thể vân, hệ thống trung não – vỏ não, hệ thống ụ – phễu.
Tác dụng của thuốc an thần kinh [15], [20], [21]
Khi vào não, ATK có tranh chấp với Dopamin ở các con đường dẫn truyền của

nó. Tuy nhiên ái lực khác nhau của thuốc ATK với các receptor Dopamin ở các con
đường khác nhau sẽ tạo ra các tác dụng khác nhau.
Khi tác dụng trên receptor D2 theo hệ thống trung não – hồi viền sẽ làm giảm
lượng Dopamin qua synap và có tác dụng điều trị các triệu chứng dương tính loạn thần
(hoang tưởng, ảo giác, kích động…) trên lâm sàng.
Khi tác dụng trên receptor D2 ở vùng trung não – vỏ não sẽ làm giảm lượng
Dopamin ở vùng này, làm tăng nặng thêm các tác dụng âm tính của bệnh loạn thần
(lầm lì, chậm chạp, ngại giao tiếp…).
Khi tác dụng trên receptor D2 ở vùng liềm đen – thể vân, thuốc sẽ tranh chỗ của
Dopamin và làm giảm lượng qua synap gây ra các triệu chứng ngoại tháp.
Khi tác dụng trên receptor D2 ở vùng ụ – phễu sẽ làm giảm lượng Dopamin đi
qua, gây nên hiện tượng tăng tiết prolactin trong máu và hậu quả là gây vú to ở nam,
chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt ở nữ…
Như vậy, hiệu quả tác dụng trên các triệu chứng dương tính trong bệnh loạn
thần của thuốc ATK là do gắn với receptor D2 ở con đường dẫn truyền trung não – hồi

6
Footer Page 6 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 7 of 133.

viền. Còn khi thuốc gắn với receptor Dopamin ở các con đường khác sẽ gây nên các
tác dụng không mong muốn: ngoại tháp, tăng triệu chứng âm tính…
Bằng nghiên cứu PET cho thấy [14], [24]:
-

Hầu hết các ATK có tác dụng chống loạn thần khi có khoảng 60 – 80% receptor

D2 ở hệ thống trung não – hồi viền gắn kết với thuốc.

-

Các triệu chứng trên ngoại tháp xuất hiện khi có hơn 80% receptor D2 ở hệ
thống liềm viền đen thể vân bị gắn kết.
Ngoài tác dụng trên hệ receptor D2 đã có nhiều gợi ý cho thấy vai trò của hệ

receptor Dopamin khác trong cơ chế hoạt động của thuốc ATK. Như vai trò của
receptor D1 ở vỏ não, receptor D3 ở vùng trung não – hồi viền… vẫn chưa được làm
sáng tỏ [18].
1.2.3.2. Tác dụng trên hệ Serotonin
Hệ Serotoninergic:
Có 15 loại receptor 5HT. Các thuốc ATK chủ yếu tác dụng trên các receptor
5HT2 (đặc biệt là 5HT2A) [18].
Tác dụng của thuốc an thần kinh:
Có sự khác nhau rõ rệt về tác dụng trên hệ Serotonin của thuốc ATK thuộc 2 thế
hệ ATK điển hình và ATK không điển hình [28]:
-

ATK điển hình: các ATK thuộc nhóm này có đặc tính gắn kết Serotonin rất yếu
, đặc tính gắn kết Dopamin thắng tính gắn Serotonin trên mọi con đường dẫn
truyền Dopamin ở não. Do đó, hầu như tính gắn Serotonin không có ý nghĩa.

-

ATK không điển hình: các ATK thế hệ mới có cả tính gắn Serotonin và
Dopamin, trong đó ái lực gắn với receptor 5HT mạnh gấp 6 – 10 lần so với thụ
thể receptor D2. Vì vậy, nhóm ATK này còn được gọi là SDA – Serotonin
Dopamin Antagogist.

Chính sự khác nhau về tác dụng trên hệ Serotonin mà ATK mới có tính ưu việt

so với các ATK thế hệ cũ [15]:
-

Cải thiện tốt triệu chứng dương tính như ATK cũ, ngoài ra còn cải thiện tốt các
triệu chứng âm tính trên bệnh nhân tâm thần phân liệt.
7

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

-

Có ít hơn các tác dụng phụ không mong muốn ngoại tháp.

-

Giảm hoặc không xuất hiện mức tăng prolactin máu.
Sự khác nhau về tác dụng phụ của các thuốc ATK trên lâm sàng có nguyên nhân

một phần so ái lực khác nhau trên các receptor đích. Ái lực của ATK trên các thụ thể
não được mô tả trên bảng 1.4:
Bảng 1.4: Tác dụng của các thuốc an thần kinh trên các thụ thể của não
TT

Nhóm hóa học


Ái lực gắn kết receptor

Thuốc
D1

D2

5HT2

M

α1

H1

1

Phenothiazin

Chlopromazin

++

+++

+

+

+++


++

2

Butyrophenol

Haloperidol

++

+++

+

0

+/-

0

3

Benzamid

Remoxiprid

++

+++


+++

0

++

0

4

Dibenzodiazepin

Olanzapine

+

++

+++

5

Benzisoxazol

Risepridol

++

+++


++++

+++ +++
0

+++

++
+

1.2.3.3. Tác dụng trên hệ Muscarinic
ATK có đặc tính gắn kết với receptor M1, gây tác dụng kháng cholinergic như:
khô miệng, mờ mắt, táo bón…[28]
1.2.3.4. Tác dụng trên hệ Adrenergic
ATK có tác dụng kháng α – adrenergic, gây nên nhiều tác dụng không mong
muốn trên hệ tim mạch như: hạ huyết áp, chậm nhịp tim… Vì vậy, khi điều trị bằng
ATK thì kiểm tra huyết áp , tim mạch thường xuyên là việc cần thiết.
1.2.3.5. Tác dụng kháng histamin H1
ATK có đặc tính gắn kết với Histamin H1 dẫn đến các tác dụng không mong
muốn: tăng cân, lơ mơ, giảm hoạt động tình dục…
1.3. Tác dụng không mong muốn [2], [5], [8], [18], [19]
Thuốc ATK gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân trong quá
trình điều trị. Các tác dụng không mong muốn trên ngoại tháp đa số xuất hiện trên các
bệnh nhân sử dụng thuốc ATK đa năng. Các thuốc ATK mới và êm dịu thì lại gây ra
tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa và nội tiết.
1.3.1. Hội chứng ngoại tháp
8
Footer Page 8 of 133.


Thang Long University Library


Header Page 9 of 133.

1.3.1.1. Trạng thái rối loạn trương lực cơ cấp
Là vị trí bất thường hoặc cơn co cứng của vùng đầu, cổ, chi hoặc thân, xuất hiện
trong vòng vài ngày đầu dùng thuốc hoặc khi tăng liều ATK hoặc sau khi giảm liều
thuốc hỗ trợ điều trị ngoại tháp.
Cơ chế bệnh sinh [7]: giả thiết là có sự thay đổi về nồng độ thuốc ATK, gây ra
các thay đổi nội môi ở nhân xám đáy não – là nguyên nhân chính gây ra loạn trương
lực cơ cấp.
Biểu hiện lâm sàng [14]: xoắn vặn các cơ cổ, ưỡn cổ ra sau, cứng hàm, há hốc
miệng, khó nuốt, khó nói, nói ngọng, nói cứng lưỡi, loạn vận ngôn, lưỡi thập thò…
Tiêu chuẩn chẩn đoán [14]: một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu trên xuất hiện liên
quan với việc dùng ATK.
1.3.1.2. Hội chứng giống Parkinson
Hội chứng giống Parkinson bao gồm run, co cứng cơ hoặc mất trương lực cơ
tăng trong vòng một vài tuần sau khi bắt đầu hoặc tăng liều của thuốc ATK (hoặc sau
khi giảm liều thuốc dự phòng triệu chứng ngoại tháp).
Cơ chế: có vai trò của Acetylcholin trong cơ chế gây hội chứng giống
Parkinson. Bình thường Dopamin và Acetycholin ở trạng thái cân bằng. Thuốc ATK là
những chất đối vận Dopamin. Khi vào não, chúng sẽ làm giảm chức năng của
Dopamin, làm mất cân bằng với Acetycholin. Khi giảm chức năng Dopamin gây nên
những triệu chứng âm tính của hội chứng giống Parkinson như: bất động, tư duy chậm
chạp. Khi tăng hoạt động của hệ Cholinergic gây nên các triệu chứng dương tính trong
hội chứng giống Parkinson: run, co cứng.
Biểu hiện lâm sàng: run, co cứng cơ, chậm chạp, giảm động tác…
Tiêu chuẩn chẩn đoán: có nhiều thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn chẩn đoán
hội chứng giống Parkinson. Sau đây là tiêu chuẩn của D.E Casey:

-

Run: chu kỳ: 3 – 6 chu kỳ/giây; run chủ yếu ở vùng đầu, chi, vai; run ở môi
được miêu tả như hội chứng mõn thỏ; sự cứng đờ: đặc trưng bởi dấu hiệu bánh
xe răng cưa tồn tại trong suốt chức năng vận động chính các chi…

9
Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.

-

Giảm hoặc mất sự vận động: giảm các chức năng vận động một cách tạm thời,
giảm biểu hiện vẻ mặt hoặc nói giọng đơn điệu, giảm độ ve vẩy cánh tay khi đi
lại, giảm khả năng bắt đầu chuyển động.

1.3.1.3. Trạng thái bồn chồn
Bồn chồn do thuốc là một trạng thái lo lắng, bất an, căng thẳng, bứt rứt, khó
chịu xuất phát từ nội tâm, làm cho người bệnh đứng ngồi không yên và có mong muốn
không thể cưỡng lại được là phải cử động các phần của cơ thể, đặc biệt là chân như:
rung đùi, đi đi lại lại, co chân lên rồi lại duỗi chân xuống…mà không thấy thoải mái.
Trạng thái này xảy ra sau khi dùng thuốc và ATK là thuốc gây ra bồn chồn nhiều nhất
[25].
Cơ chế: trạng thái bồn chồn xuất hiện khi 60 – 65% receptor D2 ở thể vân gắn
kết với thuốc ATK. Ngoài vai trò của hệ Dopaminergic trong cơ chế bệnh sinh của
triệu chứng ngoại tháp thì có nhiều giả thuyết về vai trò của các thành phần khác như:
Adrenergic, GABA nhưng vẫn chưa sáng tỏ.
Biểu hiện lâm sàng: Cảm giác lo lắng, căng thẳng, bứt rứt, khó chịu, thiếu kiên

nhẫn, dễ bị kích thích; có mong muốn cử động chân tay: rung đùi, nhịp tay, nhịp
chân… nhưng vẫn không thấy thoải mái là những triệu chứng chủ quan. Những triệu
chứng khách quan: người bệnh không thể đứng, ngồi yên một chỗ hay một tư thế dù
chỉ trong khoảng thời gian ngắn vài phút.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Xuất hiện các triệu chứng chủ quan về bồn chồn sau khi
dùng ATK; ít nhất một trong các triệu chứng khách quan sau xuất hiện: vận động bồn
chồn, lúc lắc đu đưa chân tay luôn luôn, đổi chân trụ liên tục, đi đi lại lại để giảm bớt
bồn chồn, không thể đứng hoặc ngồi một chỗ được vài phút; các triệu chứng này khởi
phát trong vòng 4 tuần đầu khi dùng ATK.
1.3.1.4. Loạn động muộn [9]
Là những rối loạn vận động biểu hiện bằng những động tác bất thường, không
tự chủ, có xu hướng lặp đi lặp lại của các vùng cơ mặt, lưỡi, thân mình và các chi.
Triệu chứng này thường xuất hiện muộn trong quá trình điều trị ít nhất 3 tháng sau khi

10
Footer Page 10 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 11 of 133.

dùng thuốc ATK. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trong tuần đầu tiên nên triệu
chứng này không gặp.
1.3.2. Rối loạn chuyển hóa và nội tiết
Tăng cân là một cảnh báo quan trọng cho các bệnh nhân điều trị bằng thuốc
ATK, có liên quan đến rất nhiều bệnh như đái tháo đường, tăng lipid máu… Tỷ lệ tăng
cân và béo phì cũng tăng cao ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhiều thuốc ATK
được công nhận rộng rãi là có tác dụng gây tăng cân. Tăng cân ở bệnh nhân tâm thần
sử dụng thuốc ATK thường là tăng mô mỡ ở vùng bụng hay còn gọi là béo phì trung

tâm. Cơ chế gây tăng cân rất phức tạp: hầu hết các thuốc ATK thế hệ hai làm tăng sự
ngon miệng và tích lũy năng lượng đồng thời giảm tiêu hao năng lượng do ít vận động
và do vậy góp phần làm tăng cân nặng của bệnh nhân.
Ngoài tác dụng phụ tăng cân, thuốc ATK còn gây ra tác dụng phụ trên chuyển
hóa khác như: tăng đường huyết, rối loạn lipid máu,…
1.3.3. Các tác dụng không mong muốn khác
-

Tác dụng ức chế và gây hạ huyết áp tư thế, hay gặp nhất khi có dùng kèm thuốc
hạ huyết áp.

-

Tác dụng hủy phó giao cảm gây ra các hiện tượng: khô miệng, táo bón, bí đái,
tăng nhãn áp khiến nhìn mờ.

-

Các rối loạn tâm thần thứ phát như: buồn ngủ, trầm cảm, lú lẫn, giảm cảm xúc.

-

Tăng nhạy cảm với ánh sáng, da đồi mồi, dị ứng.

-

Tai biến nặng và hiếm gặp: chết đột ngột, giảm hoặc mất bạch cầu hạt và hội
chứng ATK ác tính.

-


Tác dụng tại chỗ tiêm: sưng, nóng, đỏ, đau…

1.4. Các nghiên cứu về tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh trên
thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Michael Poyurovsky và Abraham Weizman (2001) nghiên cứu trên các bệnh
nhân được điều trị bằng thuốc ATK tại một bệnh viện tâm thần ở Israel đã đưa ra con
số 20 – 45% bệnh nhân xuất hiện trạng thái bồn chồn, bất an.
11
Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

Trong một nghiên cứu 82 bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị bằng
clozapin (trung bình 36 tuổi, BMI trung bình 26,9kg/m2, 91% da trắng, không có yếu tố
gây đái tháo đường), tác giả Henderson (2000) đã chỉ ra rằng có 34% số bệnh nhân tiến
triển thành bệnh đái tháo đường trong vòng 5 năm [21]. Năm 2004, tác giả Howes cũng
tiến hành một nghiên cứu 82 bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị bằng clozapin
và kết quả là có tới 55% số bệnh nhân tiến triển thành rối loạn dung nạp glucose sau
khi điều trị bằng clozapin trong vòng 2 – 4 tháng [22].
Năm 2009, một nghiên cứu của Grohol được tiến hành trên 272 trẻ em có độ
tuổi từ 4 – 19 được kê thuốc ATK cho các rối loạn hành vi nghiêm trọng và các vấn đề
tâm thần có liên quan. Các bệnh nhân này được kê thuốc ATK thế hệ 2 và được đánh
giá sự thay đổi cân nặng, lipid và glucose máu sau 12 tuần điều trị. Kết quả, cân nặng
trung bình tăng 19 pound (8,62 kg) với bệnh nhân dùng olanpine; 13,5 pound (6,12kg)
với quetiapin; 11,9 pound (5,39kg) với risperidon và 9,9 pound (4,49kg) với aripiprazol
[20].
1.4.2. Tại Việt Nam

Lê Thị Thu Hà (2007) nghiên cứu hiệu quả điều trị của Amisulprid ở bệnh nhân
tâm thần phân liệt giai đoạn cấp trên 37 bệnh nhân bằng phương pháp thử nghiệm lâm
sàng mở, tiến cứu mô tả và dùng thang đánh giá SAPS, CGI trong 9 tháng. Tác giả
nhận thấy không có trường hợp nào xảy ra loạn trương lực cơ cấp [4].
Lê Thị Hằng (2008) tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng không mong muốn
ngoại tháp trên bệnh nhân sử dụng ATK với 62 bệnh nhân bằng phương pháp nghiên
cứu dọc. Kết quả cho thấy các tác dụng phụ xảy ra trong tuần đầu tiên điều trị như sau:
25 bệnh nhân chiếm 40,3% xảy ra hội chứng giống Parkinson, loạn trương lực cơ cấp
xảy ra trên 21 bệnh nhân chiếm 3,9% và bồn chồn xảy ra với 11 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
17,8% [5].
Lưu Thị Dung (2009) tiến hành một nghiên cứu tiến cứu nhằm mô tả, đánh giá
được tác dụng không mong muốn loạn trương lực cơ cấp do thuốc ATK gây ra và cho
kết quả trong tổng số 689 bệnh nhân thì chỉ có 43 bệnh nhân gặp phải loạn trương lực
cơ cấp, chiếm 6,2% [3].
12
Footer Page 12 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 13 of 133.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại tất cả các khoa điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm
thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân mới vào viện tuần đầu tiên và được điều trị bằng thuốc

ATK tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

Bệnh nhân chưa từng dùng thuốc ATK trước khi vào viện.

-

Thời gian bệnh nhân điều trị bằng thuốc ATK ít nhất là 8 ngày.

2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Bệnh nhân có biểu hiện giống tác dụng không mong muốn trước khi vào viện.

-

Bệnh nhân điều trị bằng ATK dưới 7 ngày trong đợt điều trị này.

-

Bệnh nhân hoặc người nhà không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Mẫu nghiên cứu
Lấy toàn bộ bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn vào mẫu nghiên cứu, thu được 60
bệnh nhân.
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang để khảo sát trên bệnh nhân tâm
thần trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011 đang điều trị bằng thuốc ATK

tại các khoa của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.
2.4.3. Quy trình nghiên cứu
-

Chọn những bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ để
đưa vào nghiên cứu.

-

Soạn thảo và thử nghiệm bộ câu hỏi để thu thập thông tin về bệnh nhân và
những vấn đề phục vụ cho nghiên cứu.
13

Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.

-

Điều trị: bác sĩ điều trị chỉ định thuốc, hiệu chỉnh liều, thay đổi thuốc trong quá
trình điều trị phù hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

-

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đồng thời
quan sát bệnh nhân để thu thập thông tin cần thiết theo mẫu thu thập thông tin.

-


Theo dõi bệnh nhân hàng ngày để theo sát quá trình điều trị bệnh cũng như để
phát hiện kịp thời những tác dụng không mong muốn của thuốc ATK xảy ra trên
bệnh nhân.

2.4.4. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu
-

Một số đặc điểm chung về đối tượng: tuổi, giới, nghề nghiệp, phân loại theo
chẩn đoán bệnh, các bệnh mắc kèm.

-

Đặc điểm sử dụng thuốc ATK, các thuốc đi kèm: loại thuốc sử dụng, đường
dùng.

-

Các tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng thuốc ATK: tỷ lệ các tác dụng
không mong muốn xảy ra, tần suất xuất hiện.

-

Một số yếu tố liên quan tới sự xuất hiện tác dụng không mong muốn của thuốc
ATK: giới, tuổi, loại bệnh và loại ATK sử dụng.

2.4.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu gồm 2 phần: phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc
người nhà bệnh nhân và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án.
-


Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân: bệnh nhân hoặc
người nhà bệnh nhân sau khi được giải thích rõ về nghiên cứu sẽ được phỏng
vấn bởi nghiên cứu viên theo mẫu thu thập thông tin (phụ lục 1).

-

Phần thông tin thu từ hồ sơ bệnh án: nơi điều trị, chẩn đoán bệnh, chỉ định của
thầy thuốc.
Công cụ thu thập số liệu: sử dụng bộ câu hỏi được nghiên cứu dựa trên mục tiêu

nghiên cứu của đề tài. Bộ câu hỏi đã được thử nghiệm trên 5 bệnh nhân điều trị bằng
ATK tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai và đã được chỉnh
sửa để phù hợp với việc thu thập số liệu. Công cụ thứ 2 là cân dùng để cân bệnh nhân
theo dõi tình trạng cân nặng sau 7 ngày dùng thuốc ATK.
14
Footer Page 14 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 15 of 133.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
-

Nghiên cứu đã được sự ủng hộ và chấp nhận của lãnh đạo viện Sức khỏe tâm
thần – Bệnh viện Bạch Mai cũng như lãnh đạo của các khoa trong viện.

-


Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ mục đích và nội dung
nghiên cứu.

-

Các đối tượng đều tự nguyện tham gia nghiên cứu. Bất cứ bệnh nhân nào từ
chối tham gia nghiên cứu đều được tôn trọng quyết định.

-

Kết quả nghiên cứu khi công bố thể hiện kết quả chung của quần thể chứ không
chỉ đích danh bệnh nhân nào.

2.6. Xử lý số liệu
-

Sau khi đã thu thập xong số liệu cần thiết, chúng tôi tiến hành nhập và phân tích,
xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y tế thông thường bằng phần mềm
SPSS 15.0.

-

So sánh sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ bằng test χ2. Sự khác biệt được coi là có ý
nghĩa thống kê là khi p < 0,05.

15
Footer Page 15 of 133.


Header Page 16 of 133.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ 1/2011 đến tháng 6/2011 tại Viện sức khỏe Tâm
thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về giới
Biểu đồ 3.1: Giới tính của nhóm bệnh nhân

Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân nam là 37 người
(chiếm 61,7%), số bệnh nhân nữ là 23 người (chiếm 38,3%), tỷ lệ nam/nữ là 1,61
3.1.2. Đặc điểm về tuổi
Biểu đồ 3.2: Tuổi của nhóm bệnh nhân

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu tập trung cao nhất vào lứa tuổi từ 25 –
44 tuổi, chiếm 35% và thấp nhất là nhóm tuổi dưới 15 tuổi, có 1 người chiếm 1,7%.
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp
Nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu được chia thành 6 nhóm như trong
bảng dưới đây:

16
Footer Page 16 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 17 of 133.

Bảng 3.1: Nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân
Số bệnh nhân


Tỷ lệ (%)

Học sinh/sinh viên

9

15

Viên chức

5

8,4

Công nhân

6

10

Nông dân

8

13,3

Tự do

26


43,3

Hưu trí

6

10

Tổng số

60

100

Nhận xét: số người làm nghề tự do nhiều nhất là 26 người, chiếm 43,3%; nhóm
người là viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,4%.
3.1.4. Phân loại theo chẩn đoán bệnh
Biểu đồ 3.3: Phân loại bệnh theo chẩn đoán bệnh
6,7%
18,3%

Tâm thần phân liệt

43,3%

Rối loạn cảm xúc
31,7%

Loạn thần cấp
Khác


Nhận xét: Bệnh nhân tâm thần phân liệt có 26 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ cao nhất
43,3%; nhóm bệnh nhân bị các bệnh khác (rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy,
rốiloạn dạng cơ thể) chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,7%.
3.1.5. Các bệnh lý kèm theo
Bảng 3.2: Bệnh lý kèm theo
Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Có mắc bệnh lý kèm theo

0

0

Không mắc bệnh lý kèm theo

60

100

Tổng số

60

100

Nhận xét: 100% bệnh nhân không có thêm bệnh lý khác mắc kèm theo .
17

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.

3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc
3.2.1. Các thuốc an thần kinh được sử dụng
Bảng 3.3: Tỷ lệ các thuốc an thần kinh được sử dụng
Thuốc

Đường dùng

n

%

Haloperidol

Tiêm

24

40

Haloperidol

Uống

2


3,3

Risperidon

Risperdal

Uống

9

15

ATK không

Olanzapin

Olanpine

Uống

14

23,3

điển hình

Sulpirid

Dogmatil


Uống

4

6,7

Amisulpirid

Solian

Uống

7

11,7

ATK điển hình Haloperidol

Biệt dược

Nhận xét: ATK có 2 dạng là đường uống và đường tiêm. ATK không điển hình
được dùng nhiều hơn các thuốc ATK điển hình. Thuốc ATK được sử dụng nhiều nhất
là Haloperidol theo đường tiêm, có 40% bệnh nhân sử dụng thuốc này. Thuốc ATK
không điển hình được sử dụng nhiều nhất là Olanpin, chiếm 23,3% số bệnh nhân.
3.2.2. Các thuốc dùng kèm
Bảng 3.4: Các thuốc dùng kèm trong quá trình điều trị
Thuốc
Benzodiazepin
Thuốc chỉnh khí sắc


Thuốc chống trầm cảm

Vitamin và khoáng chất

Biệt dược

n

Tỷ lệ(%)

Diazepam

31

51,6

Seduxen

25

41,6

Depakin chrono

11

18,3

Remeron


7

11,6

Zoloft

5

8,3

Pharmapar

1

1,7

Vitamin B1

13

21,6

Vitamin 3B

3

5

Magie B6


1

1,7

Nhận xét: Có 3 nhóm thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương được dùng
kèm với ATK. Trong đó, nhóm benzodiazepin được sử dụng nhiều nhất (93,2%), tiếp
18
Footer Page 18 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 19 of 133.

theo là nhóm thuốc chống trầm cảm, chiếm 21,6% và 18,3% bệnh nhân dùng thuốc
chỉnh khí sắc. Các thuốc thuộc nhóm vitamin và khoáng chất, chiếm 28,3%.
3.3. Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc an thần kinh
3.3.1. Tỷ lệ các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trên bệnh nhân
Bảng 3.5: Tỷ lệ các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trên bệnh nhân
TT

Tác dụng phụ

Có tác dụng phụ

Không có tác dụng phụ

n

%


n

%

1

Rối loạn trương lực cơ cấp

3

5

57

95

2

Hội chứng giống Parkinson

44

73,3

16

26,7

3


Bồn chồn bất an

28

46,6

32

53,3

4

Rối loạn thần kinh thực vật

12

20

48

80

5

Buồn ngủ

50

83,3


10

16,7

6

Dị ứng da

1

1,7

59

98,3

7

Phản ứng tại chỗ tiêm

3

5

57

95

8


Tăng cân

54

90

6

10

Nhận xét: Trong các tác dụng phụ thì tăng cân là tác dụng phụ xảy ra trên nhiều
bệnh nhân nhất chiếm 90% và chỉ có 1 bệnh nhân bị dị ứng da, chiếm 1,7%.
3.3.2. Biểu hiện lâm sàng của các tác dụng không mong muốn
Bảng 3.6: Biểu hiện lâm sàng của các tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ

Rối loạn trương lực cơ cấp

Hội chứng giống Parkinson

Biểu hiện lâm sàng

n

(%)

Có cơn mắt nhìn lên trần

1


1,7

Vẹo cổ

0

0

Lè lưỡi

0

0

Nuốt khó

2

3,3

Chảy dãi

1

1,7

Gồng cứng

1


1,7

Nét mặt đờ đẫn

30

50

Đi lại chậm chạp

36

60

19
Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

Run tay, chân

4

6,7

Đứng ngồi không yên

23


38,3

Mờ mắt

3

5

Khô miệng

9

15

Táo bón

4

6,7

Bí đái

1

1,7

Tụt huyết áp tư thế

1


1,7

Buồn ngủ

50

83,3

Dị ứng da

1

1,7

Phản ứng tại chỗ tiêm

3

5

Tăng cân

54

90

Bồn chồn bất an

Rối loạn thần kinh thực vật


Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân là tăng cân,
90% số bệnh nhân có biểu hiện này. Các biểu hiện ít gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1,7% là:
bệnh nhân có cơn mắt nhìn lên trần, bị chảy dãi, gồng cứng, bí đái, tụt huyết áp tư thế
và dị ứng da. Các biểu hiện này có thể xảy ra trên cùng một bệnh nhân.
3.3.3. Tần suất xuất hiện của các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân
Bảng 3.7: Tần suất xuất hiện của các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân
Tần suất

Không

Thi thoảng

Thường xuyên

Biểu hiện
Có cơn mắt nhìn lên trần

n

%

n

%

n

%


59

98,3

1

1,7

0

0

Vẹo cổ

60

100

0

0

0

0

Lè lưỡi

60


100

0

0

0

0

Nuốt khó

58

96,7

2

3,3

0

0

Chảy dãi

59

98,3


1

1,7

0

0

Gồng cứng

59

98,3

1

1,7

0

0

Nét mặt đờ đẫn

30

50

28


46,7

2

3,3

Đi lại chậm chạp

24

40

33

55

3

5

Run tay, chân

56

93,3

3

5


1

1,7

20
Footer Page 20 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 21 of 133.

Đứng ngồi không yên

37

61,7

22

36,6

1

1,7

Mờ mắt

57


95

2

3,3

1

1,7

Khô miệng

51

85

5

8,3

4

6,7

Táo bón

56

93,3


1

1,7

3

5

Bí đái

59

98,3

1

1,7

0

0

Tụt huyết áp tư thế

59

98,3

1


1,7

0

0

Buồn ngủ

11

18,3

32

53,3

17

28,4

Dị ứng da

59

98,3

0

0


1

1,7

Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng đa số chỉ thi thoảng hoặc không xuất hiện.
Tuy nhiên cũng gây những khó khăn, khó chịu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
3.3.4. Đặc điểm tăng cân của bệnh nhân
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm tăng cân của bệnh nhân

Nhận xét: 90% tổng số bệnh nhân sử dụng thuốc ATK trong quá trình điều trị
đều có biểu hiện tăng cân. Trong đó, bệnh nhân tăng 1kg là nhiều nhất, chiếm 43,3%
tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu. Có 3 bệnh nhân tăng trên 2kg, chiếm tỷ lệ 5%.
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh tác dụng không mong muốn của
thuốc an thần kinh trên bệnh nhân trong quá trình điều trị
3.4.1. Sự ảnh hưởng của giới tới tác dụng không mong muốn

Bảng 3.8: Sự liên quan giữa giới và tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ

Giới tính và tỷ lệ
21

Footer Page 21 of 133.

p


Header Page 22 of 133.

Nam


%

Nữ

%



2

66,7

1

33,3

Không

35

61,4

22

38,6



27


61,4

17

38,6

Không

10

62,5

6

37,5



19

67,9

9

32,1

Không

18


56,3

14

47,3



6

50

6

50

Không

31

64,6

17

35,4



30


60

20

40

Không

7

70

3

30



0

0

1

100

Không

37


62,7

22

37,3



34

62,9

20

37,1

Không

3

50

3

50

Rối loạn trương lực cơ cấp

Hội chứng giống Parkinson


Bồn chồn bất an

Rối loạn thần kinh thực vật

Buồn ngủ

Dị ứng da

Tăng cân

0,86

0,94

0,57

0,53

0,75

0,20

0,098

Nhận xét: Dựa vào bảng trên ta có thể thấy nam giới gặp nhiều hơn nữ giới ở
các tác dụng phụ như: rối loạn trương lực cơ cấp, hội chứng giống Parkinson, bồn chồn
bất an, buồn ngủ và tăng cân. Rối loạn thần kinh thực vật thì ở cả 2 giới là như nhau.
100% tác dụng phụ ở trên da xảy ra ở nữ giới. Tuy nhiên, sự khác biệt về giới không có
ý nghĩa thống kê với tác dụng phụ.

3.4.2. Sự ảnh hưởng của tuổi tới tác dụng không mong muốn
Số bệnh nhân ở nhóm tuổi dưới 15 có 1 bệnh nhân, trên 60 có 7 bệnh nhân.
Bệnh nhân ít tuổi nhất là 14 tuổi. Do số bệnh nhân nhỏ nên chúng tôi chia bệnh nhân
thành 2 nhóm tuổi: từ 14 – 24 tuổi và ≥ 25 tuổi. Khảo sát ảnh hưởng của tuổi đến tác
dụng phụ được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.9: Sự liên quan giữa tuổi và tác dụng không mong muốn

22
Footer Page 22 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 23 of 133.

Tuổi và tỷ lệ
Tác dụng phụ

Rối loạn trương lực cơ cấp

Hội chứng giống Parkinson

Bồn chồn bất an

Rối loạn thần kinh thực vật

Buồn ngủ

Dị ứng da


Tăng cân

p
14 – 24

%

≥ 25

%



2

66,7

1

33,3

Không

16

28,1

41


71,9



12

27,3

32

72,7

Không

6

37,5

10

62,5



10

35,7

18


64,3

Không

8

25

24

75



3

25

9

75

Không

15

31,3

33


68,7



16

32

34

68

Không

2

20

8

80



1

100

0


0

Không

17

29,8

42

70,2



15

27,8

39

72,2

Không

3

50

3


50

0,16

0,45

0,35

0,67

0,04

0,12

0,48

Nhận xét: Các tác dụng không mong muốn như: hội chứng giống Parkinson,
bồn chồn bất an, rối loạn thần kinh thực vật, buồn ngủ và tăng cân là những tác dụng
phụ hay gặp trên bệnh nhân thuốc nhóm tuổi trên 25 tuổi hơn. Kết quả trong bảng trên
cũng cho ta thấy tuổi chỉ ảnh hưởng tới tác dụng không mong muốn buồn ngủ, còn với
các tác dụng phụ khác đều không có ý nghĩa thống kê.
3.4.3. Sự ảnh hưởng của loại bệnh tới tác dụng không mong muốn
Số bệnh nhân mắc bệnh khác chỉ có 4 bệnh nhân nên chúng tôi phân chẩn đoán
bệnh gồm 3 nhóm: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, loạn thần cấp và khác. Mối
quan hệ giữa loại bệnh và tác dụng không mong muốn được trình bày ở bảng:

Bảng 3.10: Sự liên quan giữa loại bệnh và tác dụng không mong muốn
23
Footer Page 23 of 133.



Header Page 24 of 133.

Tác dụng phụ

Rối loạn trương lực Có

Tâm
thần
phân
liệt
0

Loại bệnh và tỷ lệ
%
Rối
%
Loạn
loạn
thần
cảm
cấp và
xúc
khác
0
0
0
3

%

p

100

cơ cấp

Không

26

45,6

19

33,3

12

21,1

Hội chứng giống



20

45,5

13


29,5

11

25

Parkinson

Không

6

37,5

6

37,5

4

25



11

39,3

11


39,3

6

21,4

Không

15

46,9

8

25

9

28,1

Rối loạn thần kinh



3

25

7


58,3

2

16,7

thực vật

Không

23

47,9

12

25

13

27,1



23

46

15


30

12

24

Không

3

30

4

40

3

30



0

0

0

0


1

100

Không

26

44,1

19

32,2

14

23,7



25

46,3

16

29,6

13


24,1

Không

1

16,7

3

50

2

33,3

Bồn chồn bất an

Buồn ngủ

Dị ứng da

Tăng cân

0,01

0,82

0,74


0,08

0,01

0,22

0,29

Nhận xét: Theo như nghiên cứu của chúng tôi thì loại bệnh có sự liên quan với
tác dụng rối loạn trương lực cơ cấp và buồn ngủ (p = 0,01). Với các tác dụng khác thì
mối liên quan không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.4.4. Sự ảnh hưởng của thuốc an thần kinh sử dụng tới tác dụng không mong
muốn
Do số lượng bệnh nhân dùng các loại thuốc khác nhau nhỏ nên chúng tôi chia
thuốc ATK ra làm 2 nhóm: ATK điển hình và ATK không điển hình. Sự ảnh hưởng
của thuốc ATK sử dụng tới tác dụng không mong muốn được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.11: Sự liên quan giữa thuốc an thần kinh và tác dụng không mong muốn
24
Footer Page 24 of 133.

Thang Long University Library


Header Page 25 of 133.

Tác dụng phụ

Rối loạn trương lực cơ cấp


Hội chứng giống Parkinson

Bồn chồn bất an

Rối loạn thần kinh thực vật

Buồn ngủ

Dị ứng da

Tăng cân

Thuốc an thần kinh và tỷ lệ
ATK
ATK
điển
%
không
%
hình
điển hình
2
66,7
1
33,3

Không

24


42,1

33

57,9



18

40,9

26

59,1

Không

8

50

8

50



12


42,9

16

57,1

Không

14

43,8

18

56,2



5

41,7

7

58,3

Không

21


43,8

27

56,2



23

46

27

64

Không

3

30

7

70



1


100

0

0

Không

25

42,4

34

57,6



23

42,6

31

57,4

Không

3


50

3

50

p

0,40

0,53

0,98

0,89

0,59

0,25

0,70

Nhận xét: thuốc ATK điển hình gây ra tác dụng phụ: rối loạn trương lực cơ cấp,
dị ứng da nhiều hơn thuốc ATK không điển hình.

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
25
Footer Page 25 of 133.



×