Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.71 KB, 13 trang )

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN VỚI PHẦN
THI
TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ
LỚP 7B


Như chúng ta
đã thấy, đây là toàn
bộ sơ đồ kinh thành
Huế.
Đó chính là bốn bên
kinh
thànhđiểm
Huế. đặc
Mỗi
Có một
bên là một dòng sông
biệt ở trong sơ đồ
Bên trái : sông Kẻ Vạn
này.phải:
Vậysông
nó làĐông
gì?
Bên
Ba
Bên trên: sông Hương
Phía dưới: sông Đào


Chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số di tích
sau:








1. Cột cờ ( Kỳ Đài)
2. Phu Văn Lâu
3. Quốc Tử Giám
4. Điện Long An
5. Tàng Thư Lâu


1.Cột cờ ( Kỳ Đài)
Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6
(1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời
Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831
và 1840
Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ.


A, Đài cờ

• Đài cờ gồm ba tầng hình chóp

cụt chữ nhật chồng lên nhau.
Tầng thứ nhất cao hơn 5,5 m,
tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng
trên cùng cao hơn 6 m. Tổng
cộng của ba tầng đài cao

khoảng 17,5 m . Ðỉnh mỗi tầng
có xây một hệ thống lan can cao
1 m được trang trí bằng gạch
hoa đúc rỗng. Nền ba tầng lát
gạch vuông và gạch vồ, có hệ
thống thoát nước mưa xuống
dưới. Trên mặt đài, trước đây có
hai điểm canh và 4 pháo xưởng
để bố trí 4 khẩu đại bác.


B, Cột cờ

Cột cờ được dựng ở vị trí chính
của mặt bằng tầng cao nhất. Lúc
đầu cột cờ làm bằng gỗ. Năm 1846,
vua Thiệu Trị cho thay cột cờ mới
(Tân kiến trụ). Năm 1904 một trận
bão lớn xảy ra ở Huế gọi là trận bão
năm Thìn (Giáp Thìn) cột cờ lại bị
gãy, đến thời vua Thành Thái, cột
cờ lại được dựng bằng chất liệu
gang. Đầu năm 1947, trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp
một lần nữa cột cờ Huế bị đổ. Đến
năm 1948 Hội đồng chấp chánh lâm
thời Trung Kỳ cho xây dựng cột cờ
bằng cốt thép cao 37m như chúng
ta hiện đang thấy. Như vậy, tổng
chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh

Kỳ đài là 54,5m.


2. Phu Văn Lâu
Địa điểm: Phường Phú Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phu Văn Lâu nằm gần bờ Bắc sông Hương, tại dải đất chạy
ngang qua trước mặt Kinh thành và ở ngay trên trục chính của quần
thể kiến trúc cố đô Huế: Điện Thái Hòa - Ngọ Môn - Kỳ Đài - Phu Văn
Lâu - Nghinh Lương Đình - Hương Giang - Ngự Bình.
Theo mọi người thì Phu Văn
Lâu dùng để làm gì?
Tòa lầu này dùng làm nơi niêm yết các
văn bản mà triều đình nhà Nguyễn cần
bố cáo cho thần dân được biết: những
chiếu chỉ của nhà vua hay bảng kết quả
các cuộc thi Hội, thi Đình. Ngoài ra, đây
cũng là nơi triều đình tổ chức các cuộc lễ
khánh hỷ mang tính quốc gia có sự hiện
diện của nhà vua, triều thần và dân
chúng.


Tại vị trí Phu Văn Lâu trước đây, triều đình (đầu thời Gia Long)
đã cho xây một công trình kiến trúc tương đối nhỏ, mang tên Bảng
Đình (Đình treo bảng). Đến năm 1819 cũng dưới thời Gia Long được
thay thế bằng một tòa nhà hai tầng và đổi tên thành Phu Văn Lâu.
Năm 1843, vua Thiệu Trị cho dựng nhà bia bên tay phải lầu để khắc
bài thơ “Hương Giang hiểu phiếm” (Buổi sớm bơi thuyền trên sông
Hương).
Trong gần 190 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần,

Phu(sau
Văn cơn
Lâu là
mộtnăm
tòa nhà
lầu1904,
cao 11,67m,
mái lợp
lần sớm nhất vào năm 1905
bão
Thìn,
Phu Văn
ngói
men
vàng lần
(hoàng
ly),làtòa
có 1994,
16 cột sơn
màu
đỏ nhiều
sậm (4 cột
Lâu ống
bị hưtráng
hỏng
nặng),
gầnlưu
đây
vàonhà
năm

1995.
Qua
chính xuyên suốt cả hai tầng, 12 cột quân), có hệ thống lan can bao xung quanh,
lần trùng tu nhưng về phương diện kết cấu kiến trúc không có gì thay
không gian tầng dưới hoàn toàn để trống. Tầng hai, bốn mặt đều dựng đố bản,
đổi đáng
kiểu
đồ lụakể.
khung tranh, hai bên trổ cửa sổ tròn, lan can bên ngoài bằng gỗ, trên

của sổ mặt tiền có treo hoành phi sơn son thếp vàng, trang trí dây lá cách điệu
“lưỡng long triều nguyệt”. Trong lần tu sửa năm 1974, người ta đã thay thế một số
kết cấu gỗ cột, kèo, xuyên bằng xi măng cốt thép.Phu Văn Lâu là một tác phẩm tạo
hình xinh đẹp của triều Nguyễn, một di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố
đô.  


3.Quốc Tử Giám

Địa điểm: Đường 23 tháng Tám, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Trường Quốc Tử giám ở Huế được xây dựng từ thời vua Gia Long, tại địa phận
làng An Ninh Thượng, lúc đầu trường ốc còn đơn giản, qua thời Minh Mạng,
người đi học ngày càng đông, quy mô •củaTrường
trườngQuốc
đượcTử
mởGiám
rộng.nằm trên một thửa đất
khá rộng,
trên

200m.
Mặt bằng
Vì trường ở khá xa kinh thành, nên năm 1908,
triều mỗi
đìnhbềcho
dờidưới
về gần
bên
kiến trúc chia làm hai khu vực (cách nhau bằng
trái Đại Nội như chúng ta thấy hiện nay. đường Lê Trực hiện nay). Giữa khu vực chính (ở
trước) là Di Luân Đường. Giữa khu vực phụ phía
sau là Tân Thơ viện (thư viện của trường). Hai
tòa nhà này vốn trước đây là Minh Trưng Các và
Điện Long An nằm trong cung Bảo Định được
xây năm 1845 ở bờ Bắc Ngự Hà được dời đến
dựng lại ở dây dưới triều Duy Tân (1908, 1909).
Hai bên mặt sau Di Luân Đường, xây hai phòng
học; hai bên sân trước xây hai dãy cư xá cho
học viên. Hai bên Tân Thơ viện dựng hai ngôi
nhà dành cho quan Tế Tửu (Hiệu trưởng) và
quan Tư Nghiệp (Hiệu phó); trong khu vực còn
có mấy ngôi nhà dành cho giáo quan và nhân
viên. Hiện nay các công trình kiến trúc vẫn còn
nguyên vẹn.


4. Điện Long An
• Điện Long An nằm trong tổng thể kiến trúc cung Bảo Định được vua Thiệu Trị cho

xây dựng vào năm 1845 ở bờ Bắc sông Ngự Hà (gầncầu Vĩnh Lợi phường Tây Lộc).

Hiện nay, điện Long An nằm trên đường Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Là một di tích trong Quần thể di tích Huế được công
nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

• Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo

Định,
Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu
xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh,...
Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, đây cũng là nơi quàn thi hài của vua trong tám tháng, trước khi làm lễ
Ninh lăng (đưa đi an táng). Ngoài nơi thờ chính thức trong Thế Miếu,
Miếu, bài vị của vua Thiệu Trị còn
được đưa vào thờ tại điện Long An - nơi ông thường lui tới khi còn sống. Trong thời kỳ thất thủ kinh
đô (1885), quân Pháp đã tràn vào ngôi điện, làm mất đi sự tôn nghiêm của một nơi thờ phụng. Vì
thế, sau biến cố này, bài vị của vua Thiệu Trị được đưa vào thờ tại điện Phụng Tiên bên trong Đại
Nội.
Nội.


Sở dĩ ngôi điện ở vị trí hiện nay (số 3 Lê Trực, Huế) trong khu vực Thành
nội, vì năm 1885, sau trận đánh úp đồn Mang Cá của Pháp do Tôn Thất
Thuyết chỉ huy bị thất bại, vua Hàm Nghi và tam cung chạy khỏi Hoàng
Thành, ra Quảng Trị. Kinh thành Huế thất thủ, quân Pháp chiếm cung Bảo
Định làm sở chỉ huy, lục soát thô bạo điện Long An và tiếp đó ngôi điện bị
triệt hạ, vật dụng được xếp vào kho.
Cho đến năm 1909, đời vua Duy Tân, ngôi điện được chuyển ra vị trí mới hiện
nay và phục dựng làm Tân Thơ Viện lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ
Hán, Pháp, Anh,... chủ yếu phục vụ cho học sinh trường Quốc Tử Giám.
Ngày 24/8/1923, Khâm Sứ Trung kỳ và vua Khải Ðịnh cùng ban sắc dùng
Ðiện Long An làm Bảo tàng Khải Ðịnh.

Hiện nay, điện Long An còn gọi là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, là nơi
trưng bày cổ vật cung đình Huế
Ðiện Long An hình chữ nhật dài 35,70 m, rộng 28 m, vỉa ốp đá thanh nền cao
1,1 m. Diện tích phần mái rộng đến 1.750 m², nằm trên dàn trò được chống
đỡ bằng hệ thống 128 cột gỗ lim. Các liên ba, đồ bản chạm khắc nhiều bài
thơ là trước tác của vua Thiệu Trị, được bố trí sắp xếp hầu hết ở các khu vực
bên trong ngôi điện một cách hài hòa.


•5. Tàng Thư Lâu

• Tàng thư lâu là một công trình xây dựng trên hồ Học Hải, Huế vào năm 1825, dùng

làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể
coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản
quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước.
•Triều đình Nguyễn lựa chọn vị trí trên hòn đảo giữa hồ Học Hải với ý đồ cách ly với đất
liền, chỉ thông thương bằng một cây cầu. Chính những kỹ thuật sơ khai lúc bấy giờ đã
giúp cho Tàng thư lâu lưu trữ rất nhiều tài liệu quý giá lúc bấy giờ trong một khoảng
thời gian rất dài. Nhưng cùng với sự chấm dứt của chế độ quân chủ, Tàng thư lâu cũng
ngưng hoạt động. Khối lượng tài liệu khổng lồ lưu trữ tại đây cũng bị tiêu tán
trong chiến tranh. Hiện nay, công trình này đang được lập hồ sơ xin công nhận di tích
lịch sử cấp quốc gia. Nằm ẩn mình trong hồ Học Hải, dọc đường Đinh Tiên Hoàng, nối
với sông Ngự Hà và hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu như đang đắm mình cùng thời gian để
hoài niệm về quá khứ lịch sử





×