Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đề tài: “Làm rõ quyền khiếu nại trong thi hành án dân sự”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.83 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ BÀI
Quyền khiếu nại là quyền chính trị cơ bản của công dân được ghi nhận
tại Hiến pháp, Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền
khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Khiếu nại là một phương
thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương
thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Xuất
phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân chủ
nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập
chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm
chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy Nhà
nước, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân.
Để cụ thể hóa nội dung đó, quyền khiếu nại được quy định chi tiết hơn tại
Luật Khiếu nại năm 2011. Và đặc biệt, đối với quyền khiếu nại trong thi
hành án dân sự được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật Thi hành án dân sự
2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chủ thể có
quyền khiếu nại gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định rõ ràng, chính
xác quyền lợi, nghĩa vụ của mình, cũng như khó khăn trong việc thực hiện
quyền, xác định các quy định khác của pháp luật liên quan đến khiếu nại.
Dựa trên việc tổng hợp, phân tích các văn bản pháp luật hiện hành liên quan
đến lĩnh vực khiến nại trong thi hành án dân sự với mục đích làm rõ vấn đề
trên, đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục em xin chọn đề tài: “Làm rõ
quyền khiếu nại trong thi hành án dân sự”.

2



B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quyền khiếu nại
1. Khái niệm
a. Định nghĩa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 thì: “Khiếu nại là
việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Với định nghĩa trên thì chúng ta có thể hiểu, người khiếu nại là công dân,
cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Điều
này cũng được ghi nhận tại khoản 2 Điều 1 Luật khiếu nại 2011. Theo các quy
định của pháp luật, Nhà nước ta đã chính thức ghi nhận quyền khiếu nại của cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Thông qua đó, mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bị xử lí
theo pháp luật.
Khoản 1 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự 2014 (LTHADS 2014) quy
định: “Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối
với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành
viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, khiếu nại về thi hành án dân sự là hoạt động của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự
theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại
các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên

3



trong quá trình thi hành án dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

b. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự
Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự là quyết định, hành vi của
thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên thực hiện trong quá trình thi
hành án dân sự mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền
và lợi ích của họ. Các quyết định và hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ
quan thi hành án, chấp hành viên là các quyết định, hành vi vi phạm các quy
định của luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
• Các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự bao gồm:
- Không hoặc chậm ra quyết định thi hành án; ra quyết định thi hành án
không đúng, như: cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã bị hủy bỏ; ra
quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định đã hết thời hiệu yêu cầu thi
hành án; ra quyết định thi hành án không đúng thẩm quyền, thi hành án không
đúng với nội dung bản án, quyết định của Tòa án,…
- Ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định thi hành án
không đúng quy định tại Điều 37 LTHADS;
- Ra quyết định ủy thác thi hành án không đúng làm mất thời gian và gây
phiền hà cho đương sự, như: Vi phạm thời hạn, thủ tục ủy thác, ủy thác không
đúng địa chỉ người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc có trụ sở…;
- Ra quyết định hoãn thi hành án không đúng quy định tại Điều 48
LTHADS hoặc không ra quyết định hoãn khi có yêu cầu của người có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật mà không có lí do chính đáng…;
- Ra quyết định tạm đình chỉ không đúng quy định tại Điều 49
LTHADS.
- Không ra quyết định tiếp tục thi hành án trong các trường hợp được

quy định tại Khoản 3 Điều 49 LTHADS.
4


- Ra quyết định đình chỉ thi hành án không đúng, vi phạm những điều
kiện quy định tại Điều 50 LTHADS
- Trả lại đơn yêu cầu thi hành án không đúng, như: chưa đủ căn cứ
khẳng định người phải thi hành án không có điều kiện để thi hành án…
- Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân
sự không đúng quy định của pháp luật.
- Vi phạm trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại, kháng nghị.
• Các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên gồm:
- Thi hành không đúng quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan
thi hành án.
- Không định thời hạn tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành
án theo quy định của pháp luật.
- Vi phạm các quy định tại Điều 21 LTHADS về những việc chấp
hành viên không được làm.
- Vi phạm quy định tại Điều 39 LTHADS về thực hiện việc thông báo
về thi hành án.
- Vi phạm các quy định trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo
đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.
- Áp dụng quy định về tính lãi suất cũng như trượt giá không chính
xác, không đúng quy định của pháp luật.
- Trả các khoản tiền thu được của người phải thi hành án không theo
đúng thứ tự thanh toán quy định tại Điều 47 LTHADS.
- Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân
sự không đúng quy định của pháp luật.
2. Ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự
Khiếu nại về thi hành án là phương thức để các cá nhân, cơ quan, tổ

chức bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Thông qua hành vi khiếu nại, các cá
nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu người có thẩm quyền nhanh chóng áp dụng
các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm, kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả của hành vi trái pháp luật
5


của thủ trưởng cơ quant hi hành án chấp hành viên nếu có. Mặt khác, thực
hiện đúng pháp luật khiếu nại về thi hành án dân sự góp phần phát huy dân
chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời
phòng ngừa, hạn chế và đấu tranh với những vi phạm pháp luật về thi hành
án, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3. Phân biệt khiếu nại với tố cáo trong thi hành án dân sự
Tiêu chí
đánh giá

Khiếu nại

Tố cáo

Đương sự, người có quyền Công dân, chủ thể rộng hơn
lợi, nghĩa vụ liên quan, bị khiếu nại
Chủ thể

ảnh hưởng trực tiếp từ
quyết định, hành vi trái
pháp luật
Quyết định, hành vi của Hành vi vi phạm pháp luật của
Thủ trưởng, Chấp hành viên Thủ trưởng cơ quan thi hành án
cơ quan thi hành án dân sự dân sự, Chấp hành viên và công


Đối tượng

trái pháp luật

chức khác làm công tác thi hành
án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của

công dân, cơ quan, tổ chức.
Chỉ cần yếu tố chủ thể Chủ thể tố cáo hành vi vi phạm
khiếu nại cho rằng quyết pháp luật của Thủ trưởng cơ quan
định, hành vi của Thủ thi hành án dân sự, Chấp hành viên
Mức độ vi

trưởng, Chấp hành viên cơ và công chức khác làm công tác thi

phạm

quan thi hành án dân sự là hành án dân sự gây thiệt hại hoặc
trái pháp luật, xâm phạm đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
quyền, lợi ích hợp pháp Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp

Thái độ

của mình
của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khiếu nại là đi đòi lại lợi Tố cáo là sự thể hiện trách nhiệm


6


ích cho mình, nên pháp của công dân đối với xã hội, với
luật không đặt vấn đề Nhà nước thông qua việc phát hiện
khuyến khích

những hành vi vi phạm pháp luật,
góp phần ngăn chặn xử lý hành vi

xử lý

vi phạm, tránh được những thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, của
xã hội và các cá nhân khác nên
được khuyến khích.

II. Quyền khiếu nại trong thi hành án dân sự
1. Chủ thể có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự
Quyền khiếu nại của đương sự được Hiến pháp quy định và được cụ thể
tại khoản 1 Điều 140 LTHADS 2014: “Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.” do đó, đương sự có thể khiếu nại bất cứ quyết định, hành vi nào của
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình tổ
chức thi hành án mà đương sư cho là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của họ. Trong đó, đương sự bao gồm người được thi hành án, người
phải thi hành án. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được
hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Người phải thi

hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án,
quyết định được thi hành. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự. Nếu như trước đây người khiếu nại
chỉ được khiếu nại về hành vi trái pháp luật của chấp hành viên, thì nay
những người này được quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng

7


quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ những chủ thể chịu thiệt hại, bị ảnh
hưởng trực tiếp do quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự, Chấp hành viên thì mới có quyền khiếu nại để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình.
Nhưng như thế nào là có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái
pháp luật, và như thế nào là không có căn cứ. Quá trình tác nghiệp của Chấp
hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án, thẩm quyền của Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự đều được pháp luật quy định cụ thể. Đồng
thời, mọi thủ tục thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự đều có sự kiểm
sát của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc của Viện kiểm sát nhân dân
cấp trên, Luật đã quy định cụ thể quyền kháng nghị của Viện kiểm sát, vậy
nếu quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án,
Chấp hành viên có căn cứ là trái pháp luật, thì việc tổ chức thi hành án có
được tiếp tục thực hiện hay không mà không bị Viện kiểm sát kháng nghị
theo quy định của pháp luật?
Hơn nữa, thi hành án dân sự là nhằm bảo đảm cho bản án được tổ chức
thi hành trên thực tế. Các quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi

hành án dân sự, Chấp hành viên đều trực tiếp tác động vào quyền, lợi ích của
đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu mỗi quyết định,
hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị
khiếu nại (vì quyền Hiến định của công dân), thì quá trình tổ chức thi hành
một quyết định thi hành án sẽ kéo dài, gây bức xúc trong dư luận quần chúng
nhân dân, đặc biệt là cho những đối tượng đã được bản án tuyên bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

8


2. Thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự
Việc pháp luật quy định thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự làm
cho hoạt động tổ chức thi hành án dân sự ổn định và bảo đảm hiệu quả của
công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Nếu pháp luật không
quy định thời hiệu khiếu nại về thi hành an dân sự, người có quyền khiếu nại
sẽ khiếu nại bất cứ lúc nào thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ
khó khan trong việc giải quyết khiếu nại sẽ khó khăn trong việc giải quyết
khiếu nại nhất là trong trường hợp quyết định, hành vi bị khiếu nại được
thực hiện đã lâu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 140 LTHADS thì thời hiệu khiếu nại đối
với quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành
viên được tính như sau:
- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp
bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.
- Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản thì thời
hiệu khiếu nại là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Đối với
quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác thì thời hiệu khiếu nại là
10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế và sau khi
áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định hoặc biết được hành vi đó.
- Đối với lần khiếu nại thứ hai thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Như vậy, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự
trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn này mà người khiếu nại không
khiếu nại thì không còn quyền khiếu nại nữa. Nếu hết thời hạn khiếu nại mà
người có quyền khiếu nại mới khiếu nại thì không được tiếp nhận để xem
xét, giải quyết. Tuy nhiên, thời hạn khiếu nại này có thể bị gián đoạn khi
9


xảy ra những sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.Trong những
trường hợp này pháp luật quy định thời hạn khiếu nại bị tạm dừng, khoảng
thời gian này không tính vào thời hạn khiếu nại. Trong trường hợp người
khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy
định do gặp phải trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng thì thời
gian có trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng thì thời gian có
trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn
khiếu nại. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
có quyền khiếu nại vì những lí do khách quan họ đã không thể thực hiện
được quyền khiếu nại của mình trong đúng thời hạn mà pháp luật đã quy
định. Khi nào sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan chấm dứt thì
thời hạn khiếu nại được tính tiếp từ thời điểm đó.
3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
a. Quyền của người khiếu nại
Quyền của người khiếu nại được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 143
LTHADS 2014:

“a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng
chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường
thiệt hại, nếu có;
e) Được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

10


g) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.”
Đối với việc nhờ Luật sư giúp đỡ trong quá trình giải quyết khiếu nại,
nếu như trước đây Luật khiếu nại, tố cáo chỉ quy định người khiếu nại có
quyền nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại thì lần này
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định người khiếu nại được nhờ Luật sư tư vấn
về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. Đây là một điểm tiến bộ nhằm giúp cho người khiếu nại nói
chung và người khiếu nại về thi hành án dân sự nói riêng vốn là bên “yếu thế”
ít hiểu biết pháp luật được trợ giúp, tiếp cận những quy định của pháp luật để
nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Khi cần thiết họ có thể ủy
quyền toàn bộ cho Luật sư thay mặt mình để tham gia giải quyết khiếu nại.
Đối với quyền được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu
nại, điều này đã giúp cho người khiếu nại tiếp cận được nguồn thông tin cần
thiết để làm căn cứ cho việc khiếu nại của mình. Luật khiếu nại quy định người
khiếu nại cũng được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ
do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, (trừ thông tin tài
liệu thuộc bí mật nhà nước). Việc quy định này sẽ giúp cho người khiếu nại

biết được các căn cứ pháp lý, các chứng cứ liên quan mà người giải quyết
khiếu nại áp dụng để giải quyết, đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của người
giải quyết khiếu nại trong việc cung cấp các hồ sơ tài liệu cho người khiếu nại,
và người giải quyết khiếu nại cũng phải thận trọng hơn trong việc áp dụng các
quy định của pháp luật, các chứng cứ thu thập để giải quyết.
Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng
cứ đó. Theo đó, người khiếu nại có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh
cho việc khiếu nại của mình là đúng và giải trình để bảo vệ ý kiến của mình.
Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết
định giải quyết khiếu nại. Quyền này của người khiếu nại liên quan đến trách
nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc gửi văn bản thông báo về

11


việc thụ lý giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho
người khiếu nại.
Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đây là quyền rất quan trọng của
người khiếu nại và đó cũng chính là mục đích của việc khiếu nại. Căn cứ làm
phát sinh khiếu nại xuất phát từ việc người khiếu nại cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vì vậy, khi quyết định giải quyết khiếu
nại kết luận việc khiếu nại là đúng thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ phải
được khôi phục, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi
thường nhà nước.
b. Nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Nghĩa vụ củ người thi hành án được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 143
LTHADS 2014:
“a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết

khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung
cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành
và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.”
Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết. Việc khiếu nại đến
đúng người có thẩm quyền giải quyết rất quan trọng bởi cơ quan hành chính,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính chỉ thụ lý giải quyết những vụ
việc khiếu nại theo đúng thẩm quyền. Do vậy, để tránh mất thời gian, công
sức của chính mình, người khiếu nại cần nghiên cứu các quy định của pháp
luật về khiếu nại để biết vụ việc của mình thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan nào để gửi đơn hoặc đến khiếu nại.
12


Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải
quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và
việc cung cấp thông tin, tài liệu đó. Việc thực hiện nghĩa vụ này rất quan trọng
bởi nó giúp cho việc giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền được nhanh
chóng, thuận lợi và chính xác. Người khiếu nại cũng phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính đúng đắn của nội dung trình bày và việc cung cấp thông
tin, tài liệu bởi trong trường hợp người khiếu nại nếu cố tình khiếu nại sai sự
thật hay lợi dụng việc khiếu nại để xâm phạm lợi ích của người khác thì sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi
hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy
định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này. Để đảm bảo
kỷ luật, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước, về nguyên tắc, các quyết
định hành chính, hành vi hành chính phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm thi hành kể cả trong trường hợp quyết định hành chính, hành vi

hành chính đó bị khiếu nại. Tuy nhiên, để tránh trường hợp có những quyết
định hành chính bị khiếu nại mà việc thi hành quyết định ấy có thể gây hậu quả
nghiêm trọng thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ thi hành
quyết định đó.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định trong LTHADS nói trên, Luật
khiếu nại cũng quy định người khiếu nại được thực hiện các quyền, nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật. Quy định này là nhằm đảm bảo sự thống
nhất trong việc ghi nhận các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại trong Luật
khiếu nại với các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền và
lợi ích của người khiếu nại.
III. Kiến nghị
- Cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức đầy đủ, chính xác: Tiếp
cận thông tin là phương tiện để nhân dân giám sát hoạt động của Nhà nước.

13


Công khai thông tin sẽ làm tăng sự tin tưởng của nhân dân vào Nhà nước,
giảm khiếu nại khi chưa đủ căn cứ.
- Cần quy định chế tài đối với hành vi khiếu nại không đúng sự thật.
Điều này giúp cho người khiếu nại có suy nghĩ đúng đắn hơn về quyền khiếu
nại của mình, chỉ khi nào thật sự cần thiết, chắc chắn rằng quyết định, hành vi
đó của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có căn cứ là trái
pháp luật, họ mới tiến hành việc khiếu nại;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi
hành án dân sự, về khiếu nại, trong thi hành án dân sự cho quần chúng nhân
dân. Tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân nâng cao ý thức pháp luật
về thi hành án dân sự, giúp họ tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
trong lĩnh vực thi hành án dân sự.


14


C. KẾT LUẬN
Như vậy, có thể khẳng định rằng, quyền khiếu nại chính là một trong
những quyền hiến định cơ bản của công dân, một quyền có tính chất chính trị
và pháp lý của công dân và là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp
2013, cũng như việc cụ thể hóa quyền này tại luật thi hành án dân sự đã tạo
cơ sở pháp lý cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thực hiện
quyền cơ bản của mình. Và thông qua việc thực hiện quyền này, những chủ
thể trên đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng
thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Việc thực hiện quyền khiếu nại
của sẽ là cơ sở và nền tảng cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của
các đương sự trong quan hệ pháp luật. Đồng thời, đây còn là phương tiện để
công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, thông qua
đó thiết thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Bài tiểu luận trên đã thể hiện kết quả tìm hiểu cũng như những hiểu biết
của em về quyền khiếu nại trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, do hạn chế về
mặt kiến thức và kỹ năng nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai
lầm nên em rất mong được sự góp ý, sửa đổi của thầy cô để giúp bài tiểu luận
của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014;

2. Luật khiếu nại năm 2011;
3. Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 quy định quy trình giải
quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án
dân sự;
4. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam,
Nxb. CAND- 2013;
5. ;
6. https://

16



×