Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Báo cáo đàm phán giải quyết xung đột 4 11 2015 nhóm 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.07 KB, 5 trang )

Đàm phán và giải quyết xung đột
BÁO CÁO (29-09-2015)

Giảng viên: TS. Nguyễn Đăng Minh

Group 4
1. Nguyễn Thị Nguyên
2. Nguyễn Huy Hoàng
3. Vũ Thị Lan Anh
4. Phùng Thị Xuân Hương
5. Ngô Thị Hằng
6. Nguyễn Thị Thư
7. Maulana Septanto

Các vấn đề chính trong bài giảng:

1. Quản trị rủi ro
2. Khác biệt sinh viên Nhật Bản và sinh viên Việt Nam
3. Chủ động trong công việc và tinh thần học hỏi, cầu tiến, dám nhận lỗi
4. Ánh xạ bản thân


1. Quản trị rủi ro

Đối mỗi sự kiện, chương trình, công việc, dự án, dù ở quy mô nào, phạm vi rộng hẹp ra sao, tầm
quan trọng như thế nào thì cũng cần được chuẩn bị kĩ lưỡng với tâm thế tốt.
Hơn thế nữa, sự chuẩn bị chỉ thực sự đầy đủ chu đáo khi người lên kế hoạch có thể xác định một
cách rõ ràng những tình huống phát sinh, không mong đợi và có phương án giải quyết cụ thể,
hiệu quả trong những tình huống đó. Đây được gọi là quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro quan tâm đến mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất của công việc để có thể tính toán được
các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc. Bản chất của quản trị rủi ro là dùng


trí óc con người tư duy để đảm bảo công việc được diễn ra thuận lợi suôn sẻ, tốt đẹp.

2. Khác biệt sinh viên Nhật Bản và sinh viên Việt Nam

Sinh viên Nhật Bản được đào tạo giáo dục rất tốt ngay từ nhỏ, nên họ chủ động, tự giác, nghiêm
túc, cẩn thận trong mọi công việc, chỉ có khuyết điểm lớn nhất là nói chưa giỏi Tiếng Anh.
Còn sinh viên Việt Nam, nói chung tâm thế chưa tốt, còn ỷ lại, chưa chủ động, hay đổ lỗi.
=> Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là sinh viên phải chủ động học tập, học mọi nơi mọi lúc,
tâm thế phải luôn tốt.
Lý thuyết trong sách vở thì ai cũng có thể học được, nhớ được, nhưng năng lực làm việc thì phải
trải qua thực hành mới có. Vì vậy, từ khi là sinh viên phải biết làm tốt mọi việc, từ việc nhỏ nhất,
không bao giờ tìm lý do bao biện mình không làm được việc này việc kia, không bao giờ nói “
đây không phải việc của tôi”.
Làm tốt, làm xuất sắc những việc nhỏ sẽ giúp đem lại cảm giác mình làm được, củng cố niềm tin
vào bản thân và là cơ sở để làm thành công những việc lớn hơn.

3. Chủ động trong công việc và tinh thần học hỏi, cầu tiến, dám nhận lỗi
Chủ động:
Trong công việc nếu thấy bản thân chưa được tham gia, chưa có nhiệm vụ hay còn bất kì khúc
mắc nào cần chủ động hỏi, liên hệ với người phụ trách ngay, vì liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
trách nhiệm của mình.


Tinh thần học hỏi cầu tiến, ý thức học tập:
Sinh viên nghỉ học vì bận việc riêng, ốm,… cần báo lại cho lớp trưởng để lớp trưởng báo lại với
thầy.
Tự đọc sách ở nhà và đặt ra các câu hỏi về đàm phán và giải quyết xung đột để được thầy giải
đáp trên lớp.
Từ việc tổ chức giao lưu với các bạn sinh viên trường Osaka City Nhật Bản, học được cách lên
kế hoạch, phân công nhiệm vụ, quản trị rủi ro, từ đó có thể ghi nhớ và áp dụng vào việc đón tiếp

khách, đối tác, đàm phán sau này.
Đi thực tế, giao lưu ở bất kì đâu cũng cần tìm hiểu trước về con người, địa điểm, công ty đó. Khi
đã hiểu rõ đối tượng thì mới có thể học hỏi thông qua việc giao lưu tiếp xúc, thăm quan. Đặc
biệt, trong những lần đi thực tế doanh nghiệp thì phải quan sát cả cái xấu lẫn cái tốt, để học hỏi
cái tốt và tránh cái xấu. Chứ không phiến diện chỉ biết được một mặt của vấn đề.
Dám nhận lỗi:
Khi bản thân mắc lỗi cần nhận lỗi, xin lỗi và ngay lập tức tìm phương án khắc phục , giải quyết.
Không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

4. Ánh xạ bản thân
 Nguyễn Thị Nguyên

Một từ quen thuộc “ Tâm thế” nhưng qua mỗi buổi học chúng em lại hiểu sâu sắc hơn về ý
nghĩa và tầm quan trọng của nó. Bấy lâu mải mê thắc mắc tại sao mình vẫn hay thất bại, vẫn
hay rơi vào khủng hoảng, bế tắc rồi than trách, đổ lỗi cho xã hội, hoàn cảnh mà không biết rằng
cái mình thiếu đó là tâm thế. Tâm thế tốt để có cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Mình cần
thắng được chính những cản trở do chính bản thân, chính tư tưởng của cá nhân mình tạo ra thì
mình mới có thể tồn tại trong một xã hội lớn, đầy rãy những khó khăn và cám dỗ.
Nên có tinh thân chuẩn bị tốt va quản trị được rủi ro trước bất kỳ một việc gì đó dù nhỏ tới lớn,
có như vậy thì mọi kế hoạch sẽ được diễn ra xuôn sẻ hơn.
Về việc giao lưu với sinh viên trường đại học Osaka của Nhật Bản thực sự là một cơ hội vô cùng
tốt cho sinh viên chúng ta. Chúng ta sẽ có dịp giao lưu và học hỏi với các bạn sinh viên cùng
ngành quản trị kinh doanh đến từ một đất nước hàng đầu thế giới - một đất nước có nhiều thứ
chúng ta cần phải noi theo và mơ ước làm được. Để việc giao lưu được thành công và ý nghĩa
chúng ta cần có tâm thế tốt, chỉn chu trong mọi việc từ khâu chuẩn bị tới khâu tổ chức, quản trị
rủi ro,..
Sống trên đời cần có trách nhiệm với bản thân mình, số phận của mình đừng bao giờ đổ lỗi cho
người khác hay hoàn cảnh vì chỉ có mình mới hiểu chính mình và làm chủ đời mình.
 Ngô Thị Hằng



Qua buổi học Negotiation ngày 4/11 hôm nay, em đã được biết thêm thong tin về sự khác nhau
giữa sự giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản cũng là sự khác biệt trong tâm thế giữa sinh viên 2
nước. Như thầy nói, sinh viên Nhật luôn mang trong mình 1 tâm thế dương, luôn tự nhủ với bản
thân rằng: “ Ta có thể làm được việc này” . Đó là 1 trong những đông lực quan trọng giúp họ
phát triển đất nước và xây dựng dựng được thương hiệu cho đất nước của mình. Mọi người đều
muốn mua sản phẩm Made in Japan. Thêm vào đó, qua buổi học này, em đã được thấy các bạn
tổ chức even, các rủi ro có thể xảy ra và cách giải quyết vấn đề từng bước từng bước một. Đó là
sự thực hành quản trị rủi ro chân thật nhất so với cách học sách vở.
Đặc biệt, thầy có nhấn mạnh sự đàm phán khó nhất là tự đàm phán với bản thân mình, tự vượt
qua chính bản thân mình. Nếu tự vượt qua được bản thân mình thì cũng vượt qua được bao khó
khăn mai sau.Muốn vượt qua được bản thân mình, chúng ta luôn phải duy trì 1 tâm thế dương,
luôn luôn tìm cách tốt nhất để giải quyết vấn đề sao cho nhanh, gọn, chất lượng tốt khiến cho
công việc, cuộc sống đỡ nhọc nhằn, vất vả.
 Nguyễn Thị Thư

Tâm thế là một trong những yếu tố cần quan trọng giúp ích cho mỗi người trong con đường phát
triển sự nghiệp cũng như phát triển các mối quan hệ trọng xã hội. Là 1 sinh viên năm cuối, bạn
cần phải chuẩn bị hành trang tốt nhất để khi bước vào môi trường làm việc, bạn có thể hòa nhập
1 cách nhanh hơn, nắm bắt công việc 1 cách tốt hơn. Và những yếu tố đó, sẽ giúp bạn ghi điểm
trong mắt nhà tuyển dụng, giúp bạn vượt qua những đối thủ khác, những người chưa từng được
học, được nghe về “Tâm thế”.
Buổi học hôm nay đã mang lại cho em cũng như các bạn trong lớp hiểu hơn: “Thế nào là quản
trị rủi ro?, cách tổ chức 1 sự kiện an toàn, mạch lạc.” Dù bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu thì rủi ro
vẫn luôn thường trực. Thay vì đối phó với rủi ro, chúng ta nên tìm ra cách ứng phí với nó và
sống chung với nó. Vì dụ như: Nếu có 1 bạn bị lạc trong chuyến đi, chúng ta sẽ phải làm gì?.
Chúng ta sẽ đi tìm bạn ấy, chúng ta sẽ báo công an,… như vậy, sao chúng ta không cung cấp cho
bạn ấy 1 chiếc điện thoại ngay từ khi chuyến đi bắt đầu và dạy bạn ấy cách sử dụng để khi bạn
ấy đi lạc, chúng ta có thể lập tức liên lạc, xác định vị trí bạn ấy đứng để tìm đến một cách nhanh
nhất, ít tốn công sức nhất thay vì chạy khắp nơi đi tìm, làm náo loạn bầu không khí nơi chúng ta

đến…..
Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm, là một bài học thực tế mà chúng ta cần phải “học” nó một cách
nghiêm túc, hết mình và 1 điều rất quan trọng là phải giữ được ngọn lửa “tâm thế”!
 Maulana Septanto

Today negotiation class was talking about the Osaka program, the teacher explained several
things that we need to pay attention as risk management of the event. The main point of today
lesson are about using “Tam The” as our mindset to increase our productivity in doing everyday
activity, and practice to negotiate our self for winning a negotiation.
The teacher explained an example of how Osaka city GDP is bigger than GDP of Vietnam city,
the teacher want us to examine our self and thinking about how can we improve our self in term
of productivity with “Tam The”, because Japanese people are a very good example of how their
productivity could benefits their country.
Also the teacher mentioned that we need to learn and practice about how to negotiate our self
and doing everything by our self with “Tam The”, this means that we need to be able in


controlling our self and focus with something that could benefits us, so we can improve our
ability to be better, and preparing a better future of our self.



×