Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

cau hoi trac nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.55 KB, 49 trang )

I. ĐỘT BIẾN GEN:
1. Đột biến là gì ?
A. Là các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
B. Là các biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST.
C. Là sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của AND.
D. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân
tử.
2. Thế nào là thể đột biến:
A. Là trạng thái có thể của cá thể bị đột biến.
B. Là những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.
C. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
D. Thể đột biến chỉ các cá thể mang đột biến, giúp phan biệt với các cá thể
không mang đột biến.
3. Hãy chọn ra câu trả lời đúng nhất cho điều khẳng định sau:
Đột biến gen luôn luôn tạo ra:
A. Một lôcút gen mới.
B. Sự thay đổi về số lượng hoặc trình tự của các axit amin trong chuỗi
pôlypeptit.
C. Sự thay đổi về chức năng của protein mà nó mã hóa.
D. Alen mới.
4. Đột biến gen là gì:
A. Là những biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của
NST.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số
cặp nuclêôtit trong gen.
C. Là loại đột biến xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND.
D. A, B và C đều đúng.
5. Dạng đột biến gen thường gặp là:
A. Mất hoặc thêm một hay một số cặp nuclêôtit.
B. Thay thế hay đảo vị trí một hay một số cặp nuclêôtit.
C. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.


D. Câu A và B đúng.
6. Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây:
A. Khi tế bào đang còn non.
B. Khi NST đang đóng xoắn.
C. Khi AND tái bản.
D. Khi AND phân ly cùng với NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
7. Do nguyên nhân nào, đột biến gen xuất hiện:
A. Do hiện tượng NST phân ly không đồng đều.
B. Do tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lý,
sinh hóa môi trường trong tế bào.
C. Do NST bị chấn động cơ học.
D. Do sự chuyển đoạn của NST.
8. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào:
A. Tùy thuộc vào AND có nhân đôi hay không.
B. Đặc điểm cấu trúc của gen.
C. Loại tác nhân, liều lượng hoặc cường độ của tác nhân.
D. A và B đúng.
9. Tần số đột biến là gì ?
A. Là tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối.
B. Là tỷ lệ giữa cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang đột biến
NST.
C. Là tỷ lệ giao tử mang đột biến tính trên tổng số giao tử được sinh ra.
D. Là tỷ lệ giữa cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình so với số cá
thể chưa biểu hiện ra thể đột biến.
10.Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện
trong quần thể giao phối ?
A. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn.
B. Vì số lượng cá thể trong một quâng thể nhiều.
C. Vì vốn dĩ gen có cấu trúc kém bền.
D. A và B đúng.

11.Tần số đột biến gen lớn hay bé phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây :
A. Số lượng cá thể trong quần thể.
B. Có sự du nhập gen từ quần thể khác sang hay không.
C. Loại tác nhân, liều lượng và độ bền vững của gen.
D. Độ phát tán của gen đột biến trong quần thể đó.
12.Sau khi xuất hiện, đột biến gen được phát tán trong quần thể giao phối
là nhờ:
A. Quá trình tự sao mã.
B. Quá trình giảm phân.
C. Quá trình giao phối tự do.
D. A, B và C đều đúng.
13.Tác nhân lý hóa tạo ra đột biến gen bằng các hình thức:
A. Gây rối loạn quá trình tự sao.
B. Cắt đứt ADN.
C. Nối ADN lại tạo tổ hợp ADN mới.
D. A, B và C đều đúng.
14.Đột biến gen xảy ra dễ hay khó phụ thuộc vào:
A. Đặc điểm của gen: dễ hay khó bị đột biến.
B. Loại tác nhân lý hóa.
C. Cường độ tác dụng.
D. A, B và C đều đúng.
15.Tính chất nào sau dây đúng với đột biến gen:
A. Tác nhân lý hóa không tác động được lên tế vào sinh dục sơ khai.
B. Đột biến gen trội sẽ được biểu lộ ra ở kiểu hình của hợp tử.
C. Đột biến gen lặn sẽ được biểu lộ ra ở kiểu hình của hợp tử.
D. A,B và C đều sai.
16.Tính chất nào sau đây sai đối với đột biến gen phát sinh trong nguyên
phân:
A. Tác nhân đột biến tác động lên tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào đột biến được nhân lên trong mô.

C. Đột biến được di truyền qua sinh sản vô tính.
D. Đột biến tiền phôi được di truyền qua thế hệ sau.
17.Tính chất nào sau đây là của đột biến:
A. Xuất hiện đồng loạt, có định hướng.
B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
C. Môi trường tác động làm biến đổi kiểu hình.
D. Có lợi, có hại hoặc trung tính.
18.Tính chất nào sau đây là của đột biến gen phát sinh trong nguyên
phân:
A. Tác động của tác nhân lý hóa lên tế bào sinh dưỡng, gây ra đột biến gen.
B. Đột biến gen lặn sẽ bị gen trội lấn át, không biểu lộ được ở cơ thể do hợp
tử phát triển.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu lộ được khi cơ thể đồng hợp lặn.
D. Qua giao phối, đột biến gen lặn được lan truyền trong quần thể dưới dạng
dị hợp.
19.Hiện tượng nào sau đây không phải do tác dụng của tác nhân lý hóa
khi gây đột biến:
A. Làm đứt đoạn phân tử ADN.
B. Làm rối loạn quá trình sao mã.
C. Làm rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN.
D. Nối các đoạn ADN tạo gen mới.
20.Điều kiện nào sau đây là tính chất của đột biến giao tử:
A. Tác nhân lý hóa tác động lên tế bào sinh dưỡng, gây ra đột biến gen.
B. Đột biến gen trội sẽ biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể do hợp tử phát
triển tạo thành.
C. Đột biến xôma có thể được nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng
không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. Đột biến tiền phôi được di truyền cho đời sau.
21.Tính chất nào sau đây là của đột biến gen:
A. Thường đột biến gen tạo tính trạng phù hợp cho cơ thể.

B. Cơ thể mang gen đột biến bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
C. Đột biến gen phần lớn có lợi cho sinh vật.
D. Đột biến gen không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa.
22.Đột biến sinh dưỡng là loại đột biến:
A. Xảy ra tại tế bào sinh dưỡng, còn gọi là đột biến sôma.
B. Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng.
C. Được nhân lên nhờ quá trình nguyên phân rồi biểu hiện ở một phần của
cơ thể.
D. A, B và C đều đúng.
23.Đột biến sinh dục là loại đột biến:
A. Xảy ra tại tế vào sinh dục , còn gọi là đột biến giao tử.
B. Phát tán nhờ giảm phân, thụ tinh.
C. Có thể là đột biến trội hay lặn.
D. A, B và C đều đúng.
24.Đột biến tiền phôi là gì ?
A. Đột biến xuất hiện trong những lân nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.
C. Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào.
D. Đột biến xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành
cơ thể mới.
25.Đột biến lặn là loại đột biến :
A. Biến đổi gen lặn thành gen trội.
B. Biến đổi gen trội thành gen lặn.
C. Khi xuất hiện sẽ chưa biểu hiện thành thể đột biến và bị gen trội lấn át ở
trạng thái dị hợp.
D. B và C đúng.
26.Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn, loại nào có vai trò quan
trọng hơn đối với sự tiến hóa. Vì sao?
A. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình trong đời cá thể.
B. Đột biến lặn, vì nó biểu hiện ran gay kiểu hình ở thế hệ sau.

C. Đột biến lặn vì nó ít nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá
trình giao phối.
D. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được.
27.Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Điều kiện của môi trường sống.
B. Tổ hợp các gen có mang đột biến đó.
C. Mật độ cá thể trong quần thể.
D. A, B và C đều đúng.
28.Đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá
trình tiến hóa vì:
A. Thường ở trạng thái lặn, vị gen trội lấn át.
B. Hậu quả không nghiêm trọng như đột biến NST.
C. Xuất hiện phổ biến hơn so với đột biến NST.
D. A, B và C đều đúng.
29.Đột biến gen có những điểm nào giống so với biến dị tổ hợp:
A. Đều thay đổi về cấu trúc của gen.
B. Đều là biến dị di truyền.
C. Đều làm xuất hiện cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến
hóa.
D. Câu B và C đúng.
30.Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau:
A. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không.
B. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn ở biến dị tở
hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con qua
giảm phân và thụ tinh.
C. Đối với sự tiến hóa của loài thì đột biên gen có vai trò quan trọng hơn.
D. A, B và C đều đúng.
31.Trong khi xảy ra dạng đột biến chỉ ảnh hưởng đến một cặp nuclêôtit
trong gen, dạng nào sau dây tỏ ra nghiêm trọng nhất:
A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
C. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
D. Câu B và C đúng.
32.Vì nguyên nhân nào, dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit làm thay
đổi nhiầu nhất về cấu trúc của protein:
A. Do phá vỡ trạng thái hài hòa sắc có ban đầu của gen.
B. Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến sắp xếp
lại trình tự các axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlypeptit.
C. Làm cho enzim sửa sai không hoạt động được.
D. Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn.
33.Dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit không kể đến mã mở đầu và mã
kết thúc có thể làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin:
A. 1
B. 2
C. 1 hoặc 2
D. 3
34.Dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit ngoài mã mở đầu và mã kết thúc
sẽ làm thay đổi một axit amin trong trường hợp nào sau đây:
A. Hai cặp nuclêôtit bị đảo nằm trong một mã bộ ba.
B. Hai cặp nuclêôtit này khác nhau.
C. Codon sau đột biến quy định axit amin khác với codon trước đột biến.
D. A, B và C đúng.
35.Việc sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm một cặp
nuclêôtit có ý nghĩa gì ?
A. Biết được hóa chất có gây đột biến.
B. Chứng minh độ nghiêm trọng của hai dạng đột biến này.
C. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.
D. Cho thấy quá trình tái bản của ADN có thể không đúng mẫu.
36.Hậu quả dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit gọi là đột biến có
nghĩa xảy ra khi:

A. Không làm thay đổi axit amin nào.
B. Có sự thay thế axit amin tương ứng trong chuỗi pôlypeptit.
C. Thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử protein.
D. Thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.
37.Hậu quả dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit gọi là đột biến vô
nghĩa xảy ra khi:
A. Làm chuỗi pôlypeptit ngắn lại và không hoạt động.
B. Thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử protein.
C. Không thay đổi axit aminh trong phân tử protein.
D. Xuất hiện đột biến có hại.
38.Charlotte Auebach (1976) quan niệm đột biến gen là:
1.Đột biến trong gen. 3.Làm xuất hiện alen mới.
2.Đột biến cụm gen. 4. Thay đổi biểu hiện tính trạng.
Phương án đúng là : A. 1,2 ; B. 1,3 ; C. 2,3 ; D. 2,4
39.Guliaev, Malchenco (1975) quan niệm đột biến gen là:
1.Đột biến trong gen. 3.Làm xuất hiện alen mới.
2.Đột biến cụm gen. 4.Đột biến xuất hiện theo kiểu hình.
5.Phụ thuộc vào phân tích tế bào học.
Phương án đúng là: A. 1,2 ; B. 2,3 ; C. 3,5 D. 4,5
40.Ngày nay, chúng ta có thể quan niệm đột biến gen là:
1. Biến đổi đột ngột cấu trúc phân tử của gen.
2. Thay đổi số lượng, thành phần, trình tự nuclêôtit.
3. Tạo nên alen mới.
4. Phụ thuộc vào phân tích tế bào học.
5. Thay đổi biểu hiện tính trạng
Phương án đúng là: A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 2,3,5 D. 1,2,3,5
41.Đột biến gen khác với đột biến NST ở những điểm cơ bản sau;
1. Xảy ra ở cấp độ phân tử có tính thuận nghịch.
2. Đa số là đột biến nhỏ nên khó phát hiện.
3. Có thể phân tích bằng tế bào học hay không.

4. Mất hoặc thêm một đoạn ADN.
5. Có thể mất, đảo lặp, chuyển đoạn NST.
Phương án đúng: A. 1,3,5 B. 1,2,4 C.1,2,3 D. 3,4,5
42.Cơ sở để phân loại đột biến gen là:
1. Dựa vào biến đổi di truyền ở cấp độ phân tử.
2. Dựa vào nguồn gốc phát sinh đột biến.
3. Dựa vào các biến đổi ở từng nuclêôtit riêng rẽ.
4. Dựa vào chức năng và biểu hiện kiểu hình so với kiểu dại.
Phương án đúng: A. 1,2,5 B. 1,3,5 C. 1,2,3 D. 2,3,4
43.Cơ chế phát sinh đột biến gen:
1. Sao chép hỏng ADN, do hỗ biến (tautomer) gây thay thế cặp bazơ.
2. Mất hoặc thêm một bazơnitơ gây dịch khung dẫn tới dịch mã lệch
khung.
3. Do sai hỏng ngẫu nhiên mà không được sửa chữa.
4. Do bản chất, liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến và đặc điểm
của gen.
5. Do mất, đứt, thêm, lặp một số đoạn NST.
Phương án đúng: A. 1,2,4,5 B. 1,2,3,5 C. 2,3,4,5 D.1,2,3,4
44.Cơ chế của đột biến gen thay thế cặp bazơnitơ(bp) là
1. Mỗi bazơnitơ tồn tại ở hai dạng cấu trúc gọi là tautomer, dạng hiếm có
thể bắt cặp nhầm gây đồng hoán hoặc dị hoán.
2. Một số chất NH
2
OH, HNO
2
phản ứng với bazơnitơ tạo ra các biến dạng
dẫn tới đồng hoán một chiều hoặc hai chiều.
3. Một số bazơ tương đồng 5 Bromua Uraxin (5BU), 2 aminopurin (2AP)
bắt cặp với bazơnitơ, sau đó lại hỗ biến gây bắt cặp nhầm.
4. Do tác động của acriđin gây hiệu quả chèn rồi gây nên thay thế.

5. Do đột biến nhầm nghĩa hay vô nghĩa.
Phương án đúng: A:1,2,3 B.1,3,4 C.1,4,5 D.2,3,4
45. Đột biến dịch khung ( lệch khung) là:
A. Sự thêm hoặc mất một cặp bazơ.
B. Sự thay thế cặp bazơ này bằng cặp bazơ khác.
C. Do sự tác động của acriđin.
D. Do sự tác động của 5 Bromua Uraxin.
46.Bản chất của đột biến dịch khung là:
A. Do tác động của acriđin làm thêm hoặc mất đi một cặp bazơ.
B. Do tác động của hyđroxylamin (NH
2
OH) gấy biến đổi cặp bazơ.
C. Do tác động của axit nitrơ (HNO
2
) gây biến đổi cặp bazơ.
D. Do tác động của 5BrU và 2 aminopurin(2AP) gây biến đổi cặp bazơ.
47.Cơ chế của đột biến dịch khung là:
1. Do acriđin ở nồng độ thấp xen vào sợi khuôn, một bazơ ngẫu nhiên lặp
vào sau tái bản tạp nên đột biến xen.
2. Do 5BrU là bazơ tương đồng của timin nên chúng có thể kết cặp với
Adenin hoặc Guanin tạo nên đồng hoán.
3. Do acriđin xen vào sợi đang tổng hợp không cho bazơ tương ứng đi vào
sợi khuôn, acriđin tách ra làm mất một bp.
4. Do 2A.P tương đồng với ađênin, có thể bắt cặp với timin hoặc xitôzin
tạo nên đồng hoán.
5. Do NH
2
OH hoặc HNO
2
tạo nên đồng hoán một hoặc hai chiều.

Phương án đúng là: A. 1,2 B.2,3 C.3,4 D.1,3
48.Câu nào sau đây nói về hồi biến là đúng:
A. Những đột biến thường được phục hồi dưới tác dụng của enzim sửa
chữa.
B. Hai mạch đơn ADN tách nhau lại liên kết với nhau dưới tác động của
nhiệt độ.
C. Những đột viến xảy ra sau nhiều thế hệ trở về trạng thái ban đầu.
D. Những biến đổi nhỏ không làm thay đổi kiểu hình.
49.Sử dụng tác nhân gây đột biến sau đây, trường hợp nào có thể gây đột
biến thêm một bp:
A. Dùng Acriđin nồng độ thấp tác động vào sợi mới tổng hợp.
B. Dùng Acriđin nồng độ thấp tác động vào sợi khuôn.
C. Dùng 5BrU tác động vào phân tử ADN lúc đang tái bản.
D. Dùng NH
2
OH tác động vào lúc tái bản.
50.Sử dụng tác nhân sau đây, tác nhân nào gây mất một bp:
A. Dùng Acriđin nồng độ thấp tác động vào sợi mới tổng hợp.
B. Dùng Acriđin nồng độ thấp tác động vào sợi khuôn.
C. Dùng 5BrU tác động vào phân tử ADN lúc đang tái bản.
D. Dùng NH
2
OH tác động vào lúc tái bản.
51.Khả năng biến đổi kiểu hình do đột biến gen là:
A. Thay đổi trình tự axit amin trong protein.
B. Thay thế bộ ba mã hóa này bằng bộ ba khác.
C. Thay đổi số lượng axit amin trong protein.
D. A,B và C.
52.Cơ chế của khả năng biến đổi kiểu hình là:
A. Thay thế một axit amin tích điện bằng axit amin không tích điện và

ngược lại.
B. Thay thế một axit amin trái dấu, thay đổi tính chất của protein.
C. Thay thế một axit amin không có liên kết H bằng một axit amin có mối
liên kết H.
D. A, B và C đều đúng.
53.Điều nào sau dây không phải là tính chất biểu hiện đột biến gen:
A. Khi đã phát sinh được tái bản để truyền lại cho thế hệ sau và có tính
thuận nghịch.
B. Giao tử mang đột biến qua thụ tinh được thể hiện theo nguyên tắc trội,
lặn.
C. Đột biến trong nguyên phân tùy giai đoạn có di truyền được hay không.
D. Những biến đổi trong cấu trúc của gen xuất hiện một cách ngẫu nhiên
hoặc nhân tạo.
54.Đột biến nào sau đây là đột biến gen ở tế bào sinh dục:
A. Bệnh ưa chảy máu ở Nữ hoàng Anh Queen Victoria.
B. Những hạt ngô đốm màu ở giống ngô Ấn Độ.
C. Đột biến cánh tiêu giảm ở ruồi giấm.
D. Đột biến bạch tạng ở người và động vật.
55.Đột biến nào sau đây là đột biến gen ở tế bào xôma:
A. Bệnh ưa chảy máu ở Nữ hoàng Anh Queen Victoria.
B. Những hạt ngô đốm màu ở giống ngô Ấn Độ.
C. Đột biến bạch tạng ở người và động vật.
D. Đột biến cánh tiêu giảm ở ruồi giấm.
56.Đột biến nào sau đây là đột biến hình thái:
A. Đột biến bạch tạng ở người và động vật.
B. Bệnh ưa chảy máu ở Nữ hoàng Anh Queen Victoria.
C. Những hạt ngô đốm màu ở giống ngô Ấn Độ.
D. Đột biến mắt tròn thành dẹt ở ruồi giấm.
57.Đột biến nào sau đây không biểu hiện kiểu hình gây chết:
A. Đột biến xảy ra ở những gen thiết yếu.

B. Cơ thể đơn bội mang gen gây chết.
C. Đột biến lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp.
D. Bệnh ưa chảy máu ở Nữ hoàng Anh Queen Victoria.
58.Đột biến có điều kiện là:
A. Thay thế một bazơnitơ dẫn tới thay đổi trình tự các nuclêôtit hình thành
một codon mới.
B. Chuyển một codon có nghĩa thành codon kết thúc, pôlypeptit ngắn lại
mất hoạt tính.
C. Phát triển trong môi trường có chất dinh dưỡng bổ sung mà ở kiểu hình
dại không cần.
D. Đột biến chỉ tác động lên cơ thể mang nó trong điều kiện nhất định.
59.Bản chất của dãy alen I
A
, I
B
, I
O
và alen M,N quy định nhóm máu ở
người là:
A. Phản tác động bổ trợ của các gen.
B. Tình trạng nhóm máu do nhiều gen quy định.
C. Do hiện tượng đồng trội.
D. Hiện tượng biểu hiện kiểu hình của cả hai đồng hợp tử.
60.Cơ chế xuất hiện dãy alen I
A
, I
B
, I
O
và alen M,N quy định nhóm máu ở

người là:
A. Do đột biến phân tử trung tính không liên quan chọn lọc tự nhiên.
B. Alen khác nhau có sức sống như nhau trong quá trình tiến hóa.
C. Người có nhóm máu khác nhau có sức sống như nhau.
D. Hệ thống nhóm máu nhiều gen quy định.
61.Một gen có 3000 Nu, mất đi một đoạn gồm hai mạch bằng nhau và
bằng 1/10 so với cả gen. Đoạn còn lại nhân đôi thành 8 đoạn mới, số
lượng nuclêôtit nội bào cung cấp giảm đi so với gen ban đầu là
A. 2400 Nu.
B. 2700 Nu
C. 5400 Nu.
D. 2100 Nu.
62.Một gen nhân đôi 4 lần, giả sử trong các lần nhân đôi có xử lý acriđin
xâm nhập vào mạch khuôn ngay từ lần đầu, số gen đột biến thêm 1
bazơnitơ sẽ là:
A. 16
B. 8
C. 4
D. 32
63.Một gen ở E.coli bị đột biến xảy ra ở vị trí trên bazơnitơ (bp) thứ 4 kể
cả bộ ba mở đầu, nếu thêm 1 bp thì protein được tổng hợp sẽ:
A. Thay đổi toàn bộ axit amin.
B. Thay đổi 1 axit amin
C. Thay đổi một nhóm axit amin
D. Không xác định.
64.Nếu thay thế 1 bp này bằng 1 bp khác thì sản phẩm protein là:
A. Thay đổi toàn bộ axit amin.
B. Thay đổi 1 axit amin
C. Thay đổi một nhóm axit amin
D. Thay đổi 3 axit amin.

65.Nếu mất 1 bp thì protein được tổng hợp sẽ:
A. Thay đổi toàn bộ axit amin.
B. Thay đổi 1 axit amin
C. Thay đổi một nhóm axit amin
D. Không xác định.
Cho các đoạn ADN I, II, III sau:
GAT- XGA-  - GAT – XAA -  - AAT – XGA
XTA-GXT-  - XTA – GTT -  - TTA – GXT
I II III
Sử dụng dữ liệu trên để trả lời câu 66, 67.
66.Từ I và II là dạng đột biến gì, hậu quả như thế nào đối với protein
tương ứng:
A. Thay một cặp G-X bằng 1 cặp A-T, làm đổi một số axit amin
B. Thay một cặp A-T bằng 1 cặp G-X, làm thay đổi một axit amin
C. Thay một G-X bằng 1 cặp A-T, làm đổi một axit amin
D. Thay một X-G bằng 1 cặp T-A, làm đổi một số axit amin.
67.Từ II sang III là dạng đột biến gì, hậu quả như thế nào đối với phân tử
protein:
A. Thay thế hai cặp nuclêôtit; làm thay đổi 2 axit amin trong sản phẩm giải
mã.
B. Đảo vị trí của hai cặp nuclêôtit; làm thay đổi hai axit amin trong phân tử
protein.
C. Thay thế hai cặp nuclêôtit; làm thay đổi một axit amin trong sản phẩm
giải mã.
D. Đảo vị trí của hai cặp nuclêôtit ở hai mã khác nhau; làm đổi từ 1 đến 2
axit amin.
Một đoạn ADNN chứa gen sản xuất với các cặp nuclêôtit chưa hoàn
thành như sau:
ATG TAX GTA GXT 3’
TAX ATG XAT XGA 5’

Biết các bộ ba mã sao tương ứng với các axit amin sau đây:
XGA= AGA= Arginin; AAU= Asparagin; UGA: mã kết thúc; GUA: Valin;
GXU: Alanin; AUG: Metionin.
Sử dụng các dữ kiệnt rên trả lời các câu hỏi 68 và 69
68. Hãy viết trình tự các ribônuclêôtit trong bản mã sao được tổng hợp
trong gen sản xuất nói trên:
A. UAXAUGXAUXGA…
B. AUGXAUXGA…
C. TAXATGXATXGA…
D. AUGUAXGUAGXU….
69.Cho biết trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein do gen
cấu trúc nói trên tổng hợp:
A. Mêtiônin – Tirôzin – Valin – Alanin ….
B. Tirôzin - Valin – Alanin ……
C. Mêtiônnin – Histiđin – Arginin ….
D. Tirôzin – Mêtiônin – Histiđin – Arginin …..
70.Khi xảy ra đột biến thay cặp nuclêôtit thứ 7 là G-X bằng cặp T-A thì
cấu trúc của phân tử protein tương ứng sẽ thay đổi như thế nào?
A. Không có gì thay đổi.
B. Thay histidin bằng asparagin
C. Thay histidin bằng tirôzin
D. Thay hai axit aminh kể từ histidin
71.Khi đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T, chuỗi pôpypeptit có gì
thay đổi:
A. Thay thế một axit amin
B. Mất một axit amin
C. Thêm một axit amin mới
D. Thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin.
72.Do đột biến đã thay cặp nuclêôtit thứ tư bằng một cặp nuclêôtit khác,
cấu trúc của protein thay đổi ra sao:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×