Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài tập lớn tài chính doanh nghiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 27 trang )

BÀI TẬP LỚN
Môn Tài chính doanh nghiệp I

Đề tài: Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp


MỤC LỤC

I.

Trình bày khái quát về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp thiết
bị y tế Katri.
1) Thông tin về công ty
2) Các ngành nghề

II.

Căn cứ để lập kế hoạch
1) Phân tích thị trường
2) Đánh giá về tình hình doanh thu của 3 năm gần đây

III.

Lập kế hoạch doanh thu năm 2016 cho doanh nghiệp

IV.
V.

Lập kế hoạch chi phí năm 2016 cho doanh nghiệp
Lập kế hoạch dự báo lợi nhuận và giá vốn hàng bán năm 2016 cho doanh
nghiệp



I.

Khái quát về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1) Thông tin về công ty


Địa chỉ công ty: Số 7D, ngõ 8, tổ 36, phố Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội
Công ty CP Thiết bị Y tế Katri được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ nhân viên có
trình độ tay nghề, tính sáng tạo và thẩm mỹ cao, bộ máy tổ chức năng động và chuyên
nghiệp, nguồn tài chính lành mạnh luôn được khách hàng và các hãng thiết bị y tế tin
tưởng đánh giá cao.
Trải qua hơn 6 năm hoạt động và phát triển, Công ty tự hào là một trong những công ty
tiên phong xây dựng hệ thống sản xuất răng sứ cao cấp theo công nghệ CAD/CAM hoàn
toàn nhập khẩu từ Đức. Với những gì đã làm, là một địa chỉ cung cấp răng giả lớn nhất
khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Với tiêu chí không ngừng hoạt thiện và vươn xa, phấn đấu hết mình vì sự phát triển của
nền Nha khoa nước nhà, vì sức khỏe và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng, Katri Lab
đang ngày càng khẳng định thương hiệu uy tín, một điểm đến tin cậy của Quý khách
hàng.

2) Các ngành nghề

Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt (Phạm vi hành nghề: khám, chữa bệnh thông
thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt; Làm các tiểu phẩu sửa sẹo vết thương
nhỏ dài dưới 2cm ở mặt; Nắn sai khớp hàm; Điều trị laze bề mặt; Chữa các bệnh viêm
quanh răng; Chính, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng; Làm răng, hàm giả; Chỉnh hình
răng, miệng; Chữa răng và điều trị nội nha; Tiểu phẫu thuật răng miệng).

Sản xuất, gia công, buôn bán vật tư, nguyên phụ liệu làm răng giả;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách theo hợp đồng;


Kinh doanh vật liệu xây dựng và máy móc, trang thiết bị chuyên dùng trong ngành xây
dựng;
Kinh doanh dịch vụ khách sạn; Kinh doanh dịch vụ văn hóa và vui chơi giải trí (Không
bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);
Buôn bán các loại máy móc, thiết bị chế biến, bảo quản nông sản, hải sản, thực phẩm;
Buôn bán máy móc, thiết bị vật liệu điện, điện tử, điện máy;
Buôn bán ô tô, xe máy, các linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; Buôn bán sản phẩm trang trí
nội thất;
Sản xuất, mua bán hóa thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng;
Dịch vụ tư vấn, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị y tế;
Sản xuất, gia công, buôn bán trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu y tế.

II.

Căn cứ để lập kế hoạch

1) Phân tích thị trường

Để hoạt động sản xuất phục hồi răng – hàm giả đạt được hiệu quả cao trong thị trường
hiện nay thì việc tìm hiểu và quan tâm đến các yếu tố thị trường là rất quan trọng. Những
tìm hiểu này sẽ giúp cho các nhà quản trị biết được yếu tố nào có ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cực đến công ty và từ đó có thể đưa ra được kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp,
nhằm phát huy được các điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu, mang lại hiệu quả kinh
doanh tốt nhất.
1.1.


Thị phần sản phẩm

Thị phần sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực chiếm lĩnh thị trường của
doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì quy mô tiêu thụ càng lớn. Hiện nay, trên thị


tường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn, do đây là hình thức kinh doanh trên đơn
đặt hàng của Nha – bác sĩ nên để biết được doanh số sản lượng của các đối thủ là điều vô
cùng khó khăn. Công ty đã có nhiều năm trong nghề nên vẫn chiếm được thị phần khá
cao, doanh thu và sản lượng vẫn liên tục tăng. Với loại hình này, một khách hàng có thể
gửi mẫu đến nhiều labor khác nhau. Như vậy, số lượng đặt hàng gửi mẫu đến công ty
tăng làm doanh thu tăng, chứng tỏ sự chung thành của khách hàng cũng như uy tín của
công ty.
1.2.

Nhu cầu của khách hàng

Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng
cao. Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn cách phục hình nha khoa bởi sự tương hợp
sinh học và tính thẩm mỹ cao. Mỗi khách hàng đều có nhiều lựa chọn khác nhau như
răng sứ kim loại, răng sứ sintron, răng sứ cobalt, răng sứ tital, răng thép nhựa, hàm răng,
lên khung.... Do nhu cầu sử dụng của khách hàng khá cai nên công ty đã lên kế hoạch mở
rộng quy mô, xây dựng thêm nhà xưởng, nâng cao trình đồ quản lý, tay nghề chuyên
môn, đầu tư trang thiết bị, dây chuyền hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất, đảm
bảo được những yêu cầu khắc khe về chất lượng, thẩm mỹ và tiến độ giao hàng.
1.3.

Giá bán sản phẩm


Giá cả là một công cụ mà công ty sử dụng để cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, khi
sử dụng công cụ này phải hết sức linh động khéo léo nếu không sẽ gây thiệt hại lớn cho
doanh nghiệp. Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất răng –
hàm giả, công ty đã trở nên quen thuộc đối với khách hàng nên sản phẩm của công ty có
mức giá rất cạnh tranh và đươc khách hàng chấp nhận. Bên cạnh đó, công ty cũng nhập
khẩu các loại răng sứ của nước ngoài để đảm bảo phục vụ tốt cho thị hiếu của khách
hàng.
1.4.

Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm


Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản
phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Điểm nổi bật trong chất lượng
sản phẩm của công ty là độ về độ trong của răng, độ chính xác của khớp cắn, độ bền của
vật liệu, nét tự nhiên của răng... Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá
trình sản xuất được đảm bảo ở tất cả các khâu và luôn có mục tiêu chất lượng trong từng
bộ phận, khâu sản xuất.
1.5.

Thương hiệu sản phẩm và phân phối sản phẩm

- Thương hiệu sản phẩm giúp cho khách hàng phân biệt sản phẩm của các hãng, còn về
phía sản xuất thương hiệu sản phẩm không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho họ song nhờ có
nó mà công ty có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Nhiều người biết
đến là một điều kiện để thu hút được khách hàng, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, tăng sức
cạnh tranh.
- Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty được tổ chức, phân phối linh hoạt, uyển
chuyển, thuận tiện. Bên cạnh đó, để việc tổ chức phân phối sản phẩm để thúc đẩy hiệu
quả hợp tác với khách hàng, công ty còn đưa ra các chính sách nhằm phục vụ hỗ trợ

khách hàng, cũng thông qua dịch vụ về tài chính cho thanh toán bằng tiền mặt, chuyển
khoản, chấp nhận trả tiền chậm.

=> Kết luận:
Nhìn chung, công ty cổ phần thiết bị y tế Katri đã và đang phản ứng khá tốt với các
yếu tố thị trường và có khả năng cạnh tranh tương đối cao. Công ty đã có nhiều năm
trong nghề, tạo được uy tín riêng, thương hiệu riêng cho mình, công ty cũng thành lập
nên nhiều chi nhánh ở các tỉnh trên cả nước, chủ yếu là khu vực phía Bắc. Không chỉ vậy,
giá thành sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm đều nhận được sự hài lòng từ các
khách hàng. Tuy nhiên, máy móc, thiết bị của công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định
nên vẫn còn một số mặt hàng mà công ty chưa sản xuất được phải đi nhập khẩu từ nước


ngoài với giá thành khá cao, nhưng yếu tố này sẽ được khắc phục trong tương lai không
xa, hứa hẹn công ty sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng tốt sánh ngang với các sản phẩm ở
nước ngoài với giá thành rẻ hơn
2) Đánh giá về tình hình doanh thu của 3 năm gần đây

2.1.

Doanh thu tiêu thụ.

Đơn vị sử dụng: VNĐ
Bảng 2.1: Bảng thống kê doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2013 – 2015

Nhận xét:
-

Từ năm 2013 đến 2014, doanh thu tiêu thụ tăng ≃ 38% (tăng 1.804.960.000 trđ)


-

Từ năm 2014 đến 2015, doanh thu giảm tốc độ tăng chỉ tăng khoảng 10,3% (tăng

676.465.000 trđ)
⇒ Giai đoạn 2013 – 2014, số doanh nghiệp hoạt động cùng ngành chưa nhiều cộng thêm
việc công ty Katri được vinh danh giải thưởng "THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG THỦ
ĐÔ" TOP 50 NĂM 2013 làm cho thương hiệu của công ty trở nên tốt hơn trong lòng
người tiêu dùng và khảng định rõ chất lượng sản phẩm của mình. Trong giai đoạn này,
theo như nghiên cứu thì hơn 90% người dân Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng cũng
như nhu cầu thẩm mỹ về răng tăng cao, đẩy cầu về dịch vụ nha khoa tăng mạnh dẫn đến
doanh thu năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013.
⇒ Nhận biết được sự tăng mạnh về cầu dịch vụ nha khoa, đến năm 2014 rất nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập, để thu hút khách hàng họ liên tục triển khai khuyến mãi,...
Thêm vào đó, giá bán của sản phẩm có tăng 1 chút so với năm 2013 nhưng do độ nhạy


cảm về cầu dịch vụ đa khoa cao dẫn đến lượng khách hàng giảm đi, mức tiêu thụ giảm so
với năm 2014. Tốc độ tăng doanh thu giảm đi chỉ còn là 10,3%.
2.2.

Doanh thu tài chính và thu nhập khác.

Bảng 2.2: Thống kê về tình hình DTTC và thu nhập khác giai đoạn 2013 – 2015

Nhận xét:
-

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự biến đối không đồng đều giữa các


năm. Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp thu từ lãi tiền gửi ngân hàng;
chênh lệch tỷ giá; doanh thu chiết khấu thanh toán hàng mua... Chủ yếu biến động doanh
thu là do chênh lệch về tỷ giá giữa các năm. Công ty có nhập một số mặt hàng từ nước
ngoài, hầu như là những sản phẩm mà công ty tự sản xuất được hoặc nhập khẩu nguyên
vật liệu, máy mọc chế tạo.
-

Thu nhập khác của công ty Katri chỉ phát sinh trong năm 2015 là 150.000.000

VNĐ.

III.

Lập kế hoạch doanh thu năm 2016

1) Nguyên tắc lập kế hoạch.

Khi lập kế hoạch công ty cần vận dụng các nguyên tắc sau


-

Kế hoạch phải được xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Mục đích cuối cùng của

công ty là mang đến một dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày một cách tốt
nhất cho các khách hàng trong và ngoài nước.
-

Kế hoạch phải dựa trên khả năng thực lực của công ty, có mục tiêu rõ rệt, đảm bảo


tính tập trung dứt điểm, thỏa mãn các yêu cầu của đơn đặt hàng,
-

Kế hoạch phải dựa trên khả năng thực lực của công ty, đảm bảo tính khoa học,

tính đồng bộ và bảo đảm tính chính xác cao nhất có thể.
-

Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình thay đổi của thị

trường. Phải đảm bảo được tính tin cậy, tính tối ưu và hiệu quả kinh tế - xã hội.
2) Phương pháp dự báo doanh thu

-

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì, phát

sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,góp phần làm
tăng vốn chủ sở hữu.
-

Doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính.

-

Có nhiều phương pháp để dự báo doanh thu, mỗi phương pháp có những ưu điểm

và nhược điểm riêng. Bởi vậy, tùy thuộc vào tình hình của công ty để lựa chọn phương án
sao cho phù hợp. Hàng năm, công ty phải tiến hành lập doanh thu bán hàng, trên cơ sở đó
xác định được số doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong năm. Căn cứ phổ

biến để lập kế hoạch doanh thu bán hàng là dựa vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh
doanh đã được ký kết, tình hình thị trường hay kế hoạch sản xuất trong năm của doanh
nghiệp.
-

Doanh thu bán hàng được xác định theo công thức:
Dtt = ∑ (Qti * gi)


Trong đó:
gi: Giá bán đơn vị sản phẩm từng loại kì kế hoạch
i: Loại sản phẩm thứ i, (i= 1,…,n)
Dtt: Doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch
Qti: Số lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kì kế hoạch

+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì được xác định theo công thức
Qti = Qđi + Qxi - Qci

Trong đó:
Qđi, Qci: số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kì, cuối kì kế hoạch
Qxi: số lượng sản phẩm sản xuất trong kì kế hoạch
-

Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc

kinh doanh về vốn mang lại. Các khoản thu từ hoạt động tài chính của công ty đều từ tiền
lãi gửi ngân hàng, chiết khẩu thanh toán khi mua hàng và do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.


Khi lập kế hoạch về doanh thu hoạt động tài chính, ta cần ước tính được mức độ


tăng giảm của từng khoản.

3) Tiến hành lập kế hoạch doanh thu cho công ty Katri.


3.1.

Kế hoạch doanh thu tiêu thụ.

-

Tỷ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm không đều nhau trong đó nhóm sản

phẩm sứ kim loại (giá cả hợp lý, tính cạnh tranh cao, phổ biến) và sứ không kim loại (là
hàng nhập khẩu từ những đối tác có thương hiệu trên thị trường quốc tế nên chất lượng
được đảm bảo tốt cùng vớichế độ bảo hành dài) là 2 nhóm tạo ra doanh thu tiêu thụ
chính, chiếm tỷ trọng doanh thu tiêu thụ cao.
Xem xét bảng số liệu sau:


Bảng 3.1: Bảng thống kê sản lượng tiêu thụ của công ty trong năm 2015


Dự đoán:


-

Tốc độ tăng doanh thu năm gần nhất (2014 – 2015) là khoảng 10,3%.


-

Dựa vào tình hình thị trường dự đoán: Nhu cầu về nha khoa vẫn tăng, thậm chí

còn tăng mạnh hơn năm 2015. Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn càng
không có thời gian chăm sóc cho răng miệng. Theo công bố tại hội nghị Khoa học Quốc
gia ngành Răng hàm Mặt và Triển lãm Nha khoa Quốc tế trong tháng 5/2016, Việt
Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh răng miệng thuộc hàng lớn nhất thế giới,Thêm
vào đó, nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ răng cũng chắc chắn sẽ tăng đáng kể so với năm 2015.
-

Giá bán: qua các năm tăng dần.

-

Mục tiêu của công ty: chiến lược lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ làm gốc.

Điểm nổi bật trong chất lượng sản phẩm của công ty là cao so với các đối thủ cạnh tranh
khác trên trị trường nhất là về độ trong của răng, độ chính xác của khớp cắn, độ bề của
vật liệu, nét tự nhiên của răng,...Khi chất lượng sản phảm nâng lên cũng là một nhân tố
tác động trực tiếp làm tăng doanh thu vì chất lượng sản phẩm liên quan trực tiếp đến giá
bán cũng như tạo khả năng cạnh tranh cho công ty.
-

Uy tín và thương hiệu sản phẩm: ngày càng được khẳng định, việc tiêu thụ sản

phẩm dễ dàng hơn.
-


Kết cấu mặt hàng: Công ty Katri luôn luôn tìm tòi và nhập khẩu về những laoij sản

phẩm tiên tiến và tốt nhất, đa dạng hóa sản phẩm từ chủng loại đến giá cả để khách hàng
có thể lựa chọn phù hợp với thu nhập của mình. Hiện nay công ty đang liên kết với
những đối tác như: 3shape, Dentalwings, Noritake,... đều là những công ty hàng đầu về
thiết bị nha khoa trên khắp thế giới.
-

Đối thủ cạnh tranh: hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng và khắt

khe về tiêu chuẩn thành lập các công ty cung cấp thiết bị nha khoa nên có rất nhiều các
công ty được thành lập bán sản phẩm với giá rẻ hơn và chất lượng sản phẩm cũng kém
hơn rất nhiều phần nào đã làm giảm lượng khách hàng của công ty Katri. Bên cạnh đó
theo dự đoán và thực tế nửa đầu năm cũng có rất nhiều công ty nước ngoài thành lập, mở


chi nhánh tại nước ta nhằm khai thác thị trường tiềm năng này (nhất là sau khi hiệp định
TTP được ký kết). Đây chính là nguyên nhân chính là giảm tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ
so với năm 2013-2014.
⇒ Từ các lập luận trên, nhóm khẳng định được rằng, doanh thu tiêu thụ của công ty Katri
trong năm 1016 sẽ tiếp tục tăng so với năm 2015 nhưng tốc độ tăng sẽ giảm nhẹ so với
tốc độ tăng của giai đoạn 2014-2015. Theo dự đoán của nhóm thì tốc độ này là khoảng
10,1% (giảm 2%).
⇒ Doanh thu tiêu thụ năm 2016 dự kiến là

Bảng 3.2: Bảng dự kiến doanh thu tiêu thụ cho từng nhóm mặt hàng năm 2016

Giải thích cho sự biến động của tỷ trọng doanh thu các mặt hàng trong bảng:
-


Nhóm mặt hàng không đổi như là lên răng, răng thép nhựa, hàm nắn, máng tẩy.
Các nhóm mặt hàng này đều thuộc những nhóm mặt hàng mà trong nước sản xuất
được. Các công ty trong nước hầu như đều sản xuất ra được những sản phẩm này
với chất lượng không kém gì nhau và không có sự chênh lệch đáng kể về giá bán
nên khách hàng không có xu hướng thay đổi nhà cung cấp. Do đó, giá thành của
các sản phẩm này ít có biến động qua các năm và lượng khách hàng cũng không


có quá nhiều thay đổi nên tỷ trọng không thay đổi nhiều vẫn ở mức tỷ trọng như
năm trước.
-

Nhóm mặt hàng thay đổi như là sứ kim loại, sứ kim loại titan và sứ không kim
loại, 3 nhóm hàng này chủ yếu doanh nghiệp chưa sản xuất được mà phải đi nhập
khẩu ở nước ngoài nên giá thành sẽ có cao hơn so với các sản phẩm trong nước.
Thu nhập người tiêu dùng tăng lên, có xu hướng tăng sử dụng các mặt hàng cao
cấp hơn, chất lượng tốt hơn, chế độ bảo hành hợp lý:


Trong năm 2016, nhóm mặt hàng sứ kim loại titan sẽ có tăng cao về tỷ
trọng so với các mặt hàng còn lại. Giá thành của sứ kim loại titan năm 2015
là 340.000đ, dự kiến sáng năm 2016 sẽ không có thay đổi gì. Giá thành
thấp hơn rất nhiều so với sứ không kim loại. Bên cạnh đó, sứ kim loại titan
cũng có thời gian bảo hành dài, đạp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng
về cả chất lượng và giá cả (không quá cao). vì vậy nhóm đưa ra dự đoán
nhóm mặt hàng này sẽ có tỷ trọng doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2015
là 0,92% (từ 3,28 lến 4,2%)




Bên cạnh đó, theo dự đoán của nhóm sản phẩm sứ không kim loại cũng có
tỷ trọng doanh thu tiêu thụ tăng, tuy không quá nhiều chỉ khoảng 0,4%
(39,6% - 40%). Sứ không kim loại có giá cao hơn các sản phẩm khác vì chủ
yếu các sản phẩm trong nhóm này đều là các sản phẩm nhập khẩu từ các
đối tác nước ngoài, giá cao thì chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tốt
hơn. Ngoài những sản phẩm có mức giá chung phù hợp với hầu hết người
tiêu dùng thì những người có thu nhập cao sẽ muốn sử dụng các sản phẩm
cao cấp hơn như răng Cercon HT Full, răng Zicolia phủ sứ...



Ngoài ra, sản phẩm sứ kim loại của công ty có thể có tỷ trọng giảm 1,32%
so với năm 2015. Sứ kim loại trong các năm gần đây đều được người tiêu
dùng lựa chọn sử dụng khi các nhóm mặt hàng khác chưa được biết đến
cũng như sử dụng. Sứ kim loại được nhiều người sử dụng là do sự phổ biến


cũng như giá thành khá rẻ so với các sản phẩm cao cấp kia. Nhưng hiện
nay, với nhu cầu sử dụng tăng cao không chỉ về chất lượng mà người tiêu
dùng cũng quan tâm hơn đến hình thức. Sứ kim loại có chất lượng tốt
nhưng hình thức thì không được hoàn hảo như các sản phẩm còn lại và có
thời hạn bảo hành tương đối thấp. Một khi khách hàng đã có nhiều sự lựa
chọn thì những sản phẩm có hình thức đẹp sẽ được thu hút hơn cả.
3.2.
-

Doanh thu tài chính và thu nhập khác:

Doanh thu tài chính:
Theo số liệu của Bảng 2, ta thấy được doanh thu tài chính của doanh nghiệp có

biến động không đồng đều qua các năm, mang tính bất thường. Nếu có phát sinh
thì giá trị cũng rất nhỏ, không đáng kể và không có tác động gì đến tổng doanh
thu. Hơn nữa do sự biến động không đồng đều khá rõ rệt này làm cho việc dự báo
doanh thu HĐTC là rất khó khăn cũng như không cần thiết lắm.

-

Thu nhập khác:
Năm 2015 công ty có thu nhập khác là 150.000.000 đồng từ việc thanh lý,
nhượng bán vật tư, tài sản cổ định. Năm 2013 và 2014 thì công ty không có khoản
thu nhập khác này. Việc thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định của doanh
nghiệp đều phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như sự cải tiến của khoa học công
nghệ, hao mòn của tài sản cố định hay là hết hạn sử dụng của tài sản đó...Qua đó,
năm 2016 khó có thể dự đoán được thu nhập khác của doanh thu là bao nhiêu.

3.3.

Giải pháp thúc đẩy tăng doanh thu.

Để có thể tăng được doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh với các đổi thủ hiện nay,
công ty cần đưa ra được các chiến lược cạnh tranh hiệu quả cùng với những chính sách
ưu đãi cho khách hàng cũng như nhân viên trong công ty.
Công ty cũng nên đa dạng hóa sản phẩm.


Hiện nay, công ty đang có một cơ cấu sản phẩm đa dạng và phong phú hơn trước. Với độ
đa dạng về sản phẩm, công ty sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như bệnh
nhân. Trên thị trường hiện nay đã có khá nhiều các sản phẩm gia công đơn giản, đảm bảo
chất lượng, thời gian gia công ngắn nhưng điều này doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về
máy móc thiết bị và khả năng thạo nghề của kỹ thuật viên. Công ty cần tiếp xúc với thị

trường Nha khoa thế giới để có công nghệ tốt nhất, hợp lý nhất; đồng thời tìm kiếm được
khách hàng ngoài nước thông qua các Nha sỹ sang làm việc tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ mới đạt năng suất cao.
Như đã nói ở trên, sản phẩm mới thì cần có công nghệ mới bao gồm máy móc thiết bị
mới, chất lượng nguyên vật liệu mới hoặc cả hai. Việc áp dụng công nghệ mới đồi hỏi
ban lãnh đạo công ty cũng như phòng kỹ thuật luôn tìm tòi công nghệ, làm răng mới đạt
được năng suất cao.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp tất cả các thuộc tính của sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là việc nâng cao
khả năng cạnh tranh cho công ty. Công ty cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, đa
dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu ngày càng đa dạng và nâng cao của khách hàng
Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì công tác
kiểm tra đảm bảo chất lượng NVL phải được chú trọng. Tình hình giá cả thị trường thế
giới cũng như Việt Nam đang tăng, do vậy cần lựa chọn nhà cung ứng thích hợp về giá cả
và chất lượng để giảm chi phí. Điều này phụ thuộc vào sự nhanh nhậy về thông tin giá cả
của công ty. Công ty có thể nhập từ nước ngoài về mà không thông qua nhà cung ứng,
bên trung gian. Điều này là rất khó nhưng thực hiện được thì sẽ tiết kiệm được một khoản
chi phí đáng kể.
Đảm bảo nâng cao tay nghề của người lao động.


Do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất răng – hàm giả cần sự khéo léo, tỉ mỉ cao
do vậy việc nâng cao, bồi dưỡng tay nghê của nhân viên là một điều tất yếu. Công ty cần
phổ biến các phương pháp sản xuất gia công mới đạt hiệu quả năng suất cao, mời các
chuyên gia nước ngoài tài các nước có lĩnh vực Nha khoa phát triển về công ty để tập
huấn đào tạo thêm cho các kỹ thuật viên.

IV.


Lập kế hoạch chi phí năm 2016

-Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh và
Chi phí tài chính.
-Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục tính giá thành là việc phân loại
căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí để sắp xếp chi phí thành
những khoản mục chi phí nhất định qua đó có tác động của từng khoản mục chi phí đến
giá thành sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp
đó phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Từ đó ta
thấy chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với
nhau, giá thành cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí cao hay thấp.
Theo điều tra mới đây của Bộ Y tế cho thấy, trên 90% người dân Việt Nam bị bệnh răng
miệng, tuy nhiên, có đến 55% dân số không bao giờ đi khám răng. Riêng ở trẻ em 6-8
tuổi, hơn 85% bị bệnh sâu răng nhưng 94% trong số đó không được điều trị. Điều này
cho thấy tình trạng người dân thiếu hiểu biết về vấn đề giữ sức khoẻ răng miệng.
Các bệnh răng miệng thường gặp là sâu răng, mất răng, nha chu (bệnh quanh răng), viêm
niêm mạc miệng...


Cùng với nhu cầu muốn làm đẹp và chăm sóc răng tốt hơn của người dân trong những
năm gần đây, các lĩnh vực trong Răng- Hàm - Mặt cũng phát triển như: phục hình răng,
nha khoa thẩm mỹ, điều trị nội nha, nắn chỉnh răng,... Khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến kéo theo sự tăng lên về chất lượng sản phẩm các thiết bị y tế cũng như chất lượng các
dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, đẩy mạnh thanh toán doanh thu
bán hàng, đồng thời máy móc thiết bị sản xuất hiện đại góp phẩn thúc đẩy tăng năng suất
lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên càng lớn thì doanh thu bán

hàng của doanh nghiệp càng cao. Nhờ đó mà giá thành sản phẩm cũng được đẩy lên cao
hơn ( những tăng lên ít hơn lượng tăng lên của doanh thu) để bù đắp những chi phí đã
tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng của doanh
nghiệp.
Nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm tới hơn 80% dẫn đến giá thành tăng lên đều đặn mỗi
năm. Các khoản mục chi phí trong hoạt động sản xuất (chi phí nhân công, chi phí sản
xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí khác) đều tăng lên qua từng
năm do sự gia tăng trong hoạt động sản xuất nhờ sự tăng trưởng của giá thành.

Thu nhập của DN càng cao thì thuế thu nhập DN càng lớn vì thế chi phí thuế thu nhập
cũng tăng dần qua các năm.
Qua đó ta lập kế hoạch chi phí cho doanh nghiệp năm 2016 dựa trên từng khoản mục chi
phí năm 2015 nhân với tỷ lệ 1,13 ta được kết quả như bảng sau.


Bảng 4.1: Bảng tổng hợp chi phí 2013 - 2015 và dự đoán năm 2016
Đơn vị tính: đồng

Qua bảng tổng hợp chi phí trên ta thấy toàn bộ chi phí năm 2015 tăng so với năm 2014
theo tỷ lệ:

7.325.812.118/6.483.058.691 = 1,13


Mục tiêu:
1. Dự báo: Ước lượng về kế hoạch thực hiện của kỳ tới dựa trên nguồn lực hiện có.
2. Phân bổ nguồn lực: việc lập kế hoạch là một cách để doanh nghiệp phân bổ một

cách hợp lý nguồn lực của doanh nghiệp.
3. Là thước đo: Việc lập kế hoạch chính là thước đo cho việc thực hiện trong thời

gian tới, là "điểm" để nhà quản trị doanh nghiệp so sánh kết quả thực hiện được so
với sự kỳ vọng của doanh nghiệp.
4. Việc lập kế hoạch là sự cân đo đong đếm của các phòng ban cho kế hoạch thực
hiện kì tới, sự kỳ vọng của các cổ đông và đó chính là mục tiêu chung mà doanh
nghiệp hướng đến.

Biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm:
1. Đầu tư đổi mới kỹ thuật, cải tạo dây chuyền công nghệ, ứng dụng các thành

tựu tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.
2. Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và năng lực quản lý trong
doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa
các thiệt hại, tổn thất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát tài chính đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh. Muốn vậy doanh nghiệp phải xây dựng định mức và kế hoạch chi
phí. Cụ thể như định mức nguyên vật liệu, định mức lao động, định mức các
chi phí khác. Đồng thời phải xác định rõ nội dung và phạm vi sử dụng chi phí
để quản lý cho phù hợp. Định kỳ tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản lý
chi phí để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Thực hiện các biện pháp kinh tế
nhằm kích thích việc tiết kiệm chi phí đối với người lao động.

V.

Lập kế hoạch dự báo lợi nhuận và giá vốn hàng bán năm 2016 cho doanh
nghiệp


Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu (thu nhập khác) và chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp
mang lại. Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch
lợi nhuận giúp nhà quản lý của doanh nghiệp ước lượng được quy mô số lãi mà doanh
nghiệp sẽ tạo ra từ đó giúp lên kế hoạch hoạt động kinh doanh . Lợi nhuận của doanh
nghiệp được cấu tạo cụ thể như sau:
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Ta có công thức xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD = Lợi nhuận gộp + (Doanh thu hđtc- Chi phí hđtc) (Chi phí bán hàng+Chi phí quản lí doanh nghiệp)
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD + Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%*Lợi nhuận trước thuế

Bảng 5.1: Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Tỷ lệ
Giá trị

tăng


(VND)

trưởng

Tỷ lệ
Giá trị (VND)

(%)
Doanh thu 4.742.140.00
thuần
Giá

0
vốn 3.169.061.63

hàng bán
Doanh thu
tài chính
Chi phí tài
chính
Lợi nhuận
từ

1
97.219

động kinh
doanh
Lợi nhuận
khác

Lợi nhuận
trước thuế
Lơi nhuận
sau thuế

86.915.035

trưởng

Giá trị (VND)

tăng
trưởng

(%)

(%)

100

6.547.100.000

138

7.223.565.000

110,3

100


4.068.685.508

128.3

4.462.152.425

109.6

100

12.772.718

13138

170.980

21.259.927

-

-

-

107

158.350.864

171


-

-

hoạt

tăng

Tỷ lệ

100

0.00013

92.652.485

-4.914.432

100

-665.928

-

-87.300.367

-

82.000.603


100

91.986.557

112,2

71.505.522

77,73

74.618.809

100

76.256.060

102.2

47.843.862

62,7

Từ bảng 5.1, số liệu về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thay đổi trong giai đoạn từ
2013 – 2015. Từ năm 2013 đến năm 2014, chỉ tiêu này tăng từ 86.915.035 VNĐ lên
92.652.485 VNĐ, tăng hơn 7%. Năm 2015, tiếp tục tăng và đạt mức 158.350.864 VNĐ,
tương đương với mức tăng 71%.
Mức tăng trưởng có được là do việc tăng liên tục của các chỉ tiêu cấu thành nên lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh.



2. Về lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Lợi nhuận khác là khoản thu không thuộc hoạt động kinh doanh chính. Năm 2013, lợi
nhuận khác đạt giá trị âm là -4.914.432 VNĐ và đến năm 2014 thì tăng lên chỉ còn
-665.928VNĐ.Tuy nhiên,sang năm 2015, chỉ tiêu lợi nhuận khác có giá trị là -87.300.367
VNĐ. Cụ thể xét trong giai đoạn 2013 – 2015 ta có chi tiết như sau:

Sở dĩ lợi nhuận khác của công ty Katri có giá trị âm do khoản thu nhập khác nhỏ hơn chi
phí khác. Mà lí do chính ở đây là từ các khoản chi phí thanh lí,nhượng bán vật tư TSCĐ.
3. Lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận của công ty Katri năm 2016:
Từ bảng 1, nhận thấy qua từng năm giá vốn hàng bán có xu hướng tăng dần theo tỉ lệ
1,28 và 1,097 lần. Do giá các nguyên liêu đầu vào năm 2016 không có biến động nhiều
so với các năm trước nên giá thành sản xuất các sản phẩm được nhận định là ít thay đổi.
Căn cứ vào tỉ lệ tăng giá vốn hàng bán năm 2016 sẽ là:
1,1*4.462.152.425 = 4.908.367.668VNĐ

Dựa vào phần dự báo doanh thu năm 2016 ta sẽ tính được lợi nhuận gộp năm 2016 như
bảng 2.


×