Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

khoa học giao tiếp văn hóa kinh doanh mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.52 KB, 2 trang )

I. VĂN HÓA MỸ TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁM
1. Nghi thức xã giao
Giống như trong nhiều nền văn học khác, người Mỹ sử dụng trong giao tiếp
đàm phán nhiều cụm từ mang tính nghi thức xã giao (Chúng ta sẽ lại gặp nhau/ Hẹn
gặp nhau sau/)
2 cụm từ người Mỹ hay nói nhất là "Excuse me" (Xin lỗi) và "thank you" (Cảmơn).
Người Mỹ cũng hay dùng "Excuse me" khi làm phiền người khác. Họ muốn nói
"Excuse me " khi họ muốn đặt câu hỏi, khi chen vào trong thảo luận …
So với người á thì người Mỹ dường như hay dùng cụm từ "Thank you" (cảm
ơn) hơn.
Người Mỹ nói "Thank you" khi muốn giảm ý thức về nghĩa vụ của họ
trong quan hệ qua lại hàng ngày hoặc quan hệ làm ăn. Họ không muốn bị vương
vấn với cái cảm giác là còn một món "nợ" cần phải trả và nhiều khi giữa hai người
Mỹ, một câu cảm ơn chân thành là coi như trả xong. Điều này có vẻ như không ổn
lắm trong những nền văn hoá khác, sòng phẳng thật sự đấy, nhưng mà sao có thể
trả nợ bằng một câu nói cảmơn?
Người Mỹ
trọng cử chỉ giao tiếp bằng mắt (eye contact), mỗi lần nhìn cho phép từ 5 đến 7
giây, lâu hơn lại thành âu yếm quá, nhất là đối với phụ nữ. Duy trì giao tiếp bằng
mắt (trong khoảng thời gian ngắt đoạn) cho phép tạo cho người nói/người nghe là
người Mỹ có cảm giác người giao tiếp/đàm phán với họ là người chân thành, quan
tâm đến vấn đề và tự tin.
2. Tính độc lập dân chủ
Người Mỹ được khích lệ từ trong nhà trường lối tư duy độc lập .Khác với phong


cách giáo dục Mỹ, phong cách giáo dục cổ truyền phương đông trọng việc ghi nhớ
kiến thức, trọng tính cần cù chăm chỉ .
Theo quan điểm của người Mỹ, về dân chủ phải được xếp ngang hàng với tự
do. Họ cho rằng, không thể có tự do nếu thiếu dân chủ. ở Mỹ luật
pháp đảm bảo mọi người đều được quyền tự do ngôn luận, tự do lựa chọn, tự do tín


ngưỡng và tự do từ bỏ chủ nghĩa pháp quyền độc đoán.
3. Chủ nghĩa cá nhân
Là một xã hội mang tính chủ nghĩa cá nhân hàng đầu thế giới, người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự
tự chủ và thành công cá nhân. Người Mỹ tin rằng cá nhân là trung tâm của thế giới, lợi ích cá
nhân quan trọng hơn lợi ích tập thể và nỗ lực cá nhân là cần thiết để đạt được thành công.
Người Mỹ sẵn sàng đấu tranh cho sự thỏa mãn cá nhân cho dù phải hy sinh bầu không khí hòa
thuận của nhóm. Nét văn hóa này được biểu hiện rõ rệt trong các công ty Mỹ. Lãnh đạo các
công ty Mỹ quan tâm trên hết đến thành tích công việc cá nhân và lấy kết quả của công việc làm
trung tâm của sự quản lý.
4. Thẳng thắn
Người Mĩ ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán,
người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm
phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng
về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có
lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh.
Trong giao tiếp, người Mỹ có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và hay đòi
hỏi quyền lợi một cách công khai. Sự thẳng thắn này đôi lúc bị nhiều đối tác châu Á, thậm chí cả
người châu Âu cho là thiếu tế nhị. Nhưng đó thật sự là phong cách Mỹ. Họ luôn thúc đẩy cuộc
thương lượng đến chỗ kết thúc một cách mau chóng nhất, vì vậy cách làm việc tốt nhất là nên
đi thẳng vào vấn đề.



×