Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tài liệu nghi thức nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.62 KB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để có được đề tài nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, em còn được tạo điều kiện và nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, của
thầy cô giáo và những người thân. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo
– Ths. Đinh Thị Hải Yến (giảng viên môn nghi thức nhà nước) đã tận tình giảng
dạy em trong suốt thời gian qua.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện đề tài, nhưng do còn hạn chế về thời
gian và kiến thức nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi thực hiện bài nghiên cứu với tên đề tài: “ Tìm hiểu về lịch sử các
biểu tượng quốc gia Việt Nam. Giới thiệu về hệ thống biểu tượng quốc gia
của một số nước trên thế giới”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua.Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016
Tác giả

2




MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc
gia, nó được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng khác nhau. Những
loại hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: Quốc hiệu , Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, Quốc thiều, Quốc phục, Quốc hoa, Quốc thú hoặc Quốc điểu... và
những biểu tượng không chính thức khác. Mỗi quốc gia trên thế giới đều chọn
cho mình những biểu tượng đặc trưng riêng để tạo ra sự khác biệt và thể hiện
tinh thần của quốc gia đó. Các biểu tượng đó có thể là công trình, đồ vật hay
một loài hoa ,…Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của mỗi dân tộc
cũng không hề giống nhau. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để tìm hiểu sâu hơn
về lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và giới thiệu hệ
thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu
Biểu tượng quốc gia là đề tài lớn mang tính truyền thống và biểu tượng
cho dân tộc. Điều này đã được thể hiện thông qua các các công trình nghiên cứu
và qua các văn bản pháp luật của Việt Nam như:
- Giáo trình Nghi thức nhà nước- TS. Lưu Kiếm Thanh ( Nhà xuất bản
Thống kê).
- Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca,
Quốc hiệu.
- Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới.
4


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về biểu tượng quốc gia.
- Tìm hiểu được lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của Việt Nam.
- Cách sử dụng một số biểu tượng quốc gia của Việt Nam hiện nay.
- Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu
của đề tài, kế thừa lý thuyết và kinh nghiệm của những người đi trước để làm rõ
hơn cho đề tài nghiên cứu và cung cấp những tài liệu cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Qua thực tế và các phương tiện thông tin đại
chúng để tìm được nguồn thông tin thiết yếu cho quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp xử lí thông tin: phân tích, tổng hợp thông tin từ các kết
quả thu thập được.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài được hoàn chỉnh sẽ làm rõ hơn lịch sử hình thành các biểu
tượng quốc gia của Việt Nam và cung cấp thông tin về hệ thống biểu tượng quốc
gia của một số nước trên thế giới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
-Ý nghĩa lí luận:
Đưa ra được khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng các biểu tượng quốc gia
của Việt Nam.
Nêu ra hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới.
-Ý nghĩa thực tiễn:

Góp phần vào hệ thống các công trình nghiên cứu về biểu tượng quốc gia.
5


8. Cấu trúc của đề tài
Gồm 4 chương:
Chương 1. Khái quát chung về biểu tượng quốc gia
Chương 2. Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của Việt Nam
Chương 3. Việc sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay
Chương 4. Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
1.1. Khái niệm biểu tượng quốc gia
“Biểu tượng quốc gia là khái niệm dùng để chỉ các yếu tố cấu thành
mang tính chất tượng trưng cho một quốc gia bao gồm: quốc kỳ, quốc ca, quốc
huy, quốc hiệu.”
(Trích: />Biểu tượng quốc gia gồm các đặc điểm sau:
- Là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia
được khái quát hóa thông qua các biểu tượng.
- Là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần tự tôn
dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
- Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và biểu
hiện tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức.
- Các biểu tượng quốc gia rất đa dạng phong phú, bằng nhiều vật liệu,
thuộc nhiều loại khác nhau.
- Biểu tượng quốc gia của các nước trên thế giới là không giống nhau,

biểu tượng của mỗi nước có hình hài, màu sắc, đường nét,…khác nhau.
1.2. Đặc điểm, ý nghĩa các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Quốc kỳ
a. Đặc điểm
Hình Quốc kỳ: Điều 141 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm
1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch). “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều
rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.”
7


- Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai
đường chéo) Quốc kỳ.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần
năm chiều dài của Quốc kỳ.
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng
lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là
đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.
- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.
- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.
b. Ý nghĩa
Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự
chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da của
con dân nước Việt Nam, cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao đại diện cho năm
tầng lớp – sĩ, nông, công, thương, binh – cùng đoàn kết chống lại kẻ thù, xây
dựng đất nước.
1.2.2. Quốc huy
a. Đặc điểm

Hình Quốc huy: Điều 142 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
“Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ,
ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa
bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
b. Ý nghĩa
Quốc huy Việt Nam với thiết kế hình tròn, màu sắc giống với lá cờ Tổ
Quốc, vẫn là màu nền đỏ làm chủ đạo, trung tâm quốc huy ngôi sao vàng năm
8


cánh. Biểu tượng này thể hiện tương lai phát triển của nước ta, bông lúa vàng là
hình ảnh gắn liền với ngành nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho tương lại
phát triển công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.
1.2.3. Quốc ca
a. Đặc điểm
- Tại Điều 3 Chương I Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946. Quy định Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.
- Điều 143 Chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 1992 quy định cụ thể: Quốc ca Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
b. Ý nghĩa
Lời bài hát “ Tiến quân ca” thể hiện sự hùng hồn, tự hào, vẻ vang về
truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn
kết của quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng và giữ gìn đất nước.
1.2.4. Quốc hiệu
a. Đặc điểm
Ngày 2-7-1976 Quốc hội thống nhất đã ra Nghị quyết về tên nước, Quốc
kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, theo đó “ Việt Nam là một nước độc lập, thống
nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM.”
b. Ý nghĩa
Quốc hiệu mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia và chủ quyền
lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Thể hiện chế độ chính trị của nước ta là xã hội
chủ nghĩa. Đồng thời, khẳng định tính pháp lý trong mối quan hệ giữa nhà nước
với quần chúng nhân dân và các tổ chức.

9


=> Cho đến Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam vẫn giữ nguyên các đặc điểm
như trong Hiến pháp năm 1992.
Tiểu kết: Biểu tượng quốc gia được coi như một giá trị cao quý của dân
tộc ta, nó được nhắc đến trong một số kỳ đại hội quan trọng của lịch sử, được
quy định cụ thể, chặt chẽ trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện nét riêng, đại diện cho tinh thần của dân tộc. Các
biểu tượng quốc gia là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong mọi hoạt động
đời sống, chính trị, kinh tế, xã hội,.. của quần chúng nhân dân và được nhân dân
hết sức coi trọng và gìn giữ một cách trang nghiêm.

10


Chương 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA CỦA VIỆT NAM
2.1. Quốc kỳ
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940), cờ
đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên, tung bay ở nhiều địa phương, và sau đó trờ
thành lá cờ của Việt Minh. Người có công vẽ ra lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên là

đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.
Tháng 5/1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì
hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng
minh - đoạn mở đầu chương trình, Việt Minh ghi rõ: “ Sau khi đánh đuổi đế
quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên
nói về Quốc kỳ nước ta.
Trung tuần tháng 8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ( thuộc tỉnh
Tuyên Quang ) quyết định lấy cờ Việt Minh ( cờ đỏ sao vàng 5 cánh) lá cờ khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ
Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều
dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông
Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam
thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng,
trong đó công nhận Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

11


Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã
lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ
nguyên thủy.
Điều 141 chương XI Hiến pháp năm 1992 và Điều 13 chương I Hiến
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều ghi“Quốc
kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng

hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.”
2.2. Quốc huy
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
tượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc ta và tiền đồ xán lạn của nước ta,
bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho
công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước. Tại kỳ họp thứ năm,
Quốc hội khóa đầu của nước ta (họp từ 15 đến 20/9/1955), Quốc hội đã quyết
định chọn mẫu Quốc huy do Chính Phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ
Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sỹ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.
2.3. Quốc ca
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh ở ga
Hàng Cỏ. Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ
đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh. Văn Cao viết bài
hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền.
Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài
lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân
ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in
đá do chính Văn Cao viết.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt
Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
12


Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội
trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà
hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội
Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong
ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng
quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên

và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong
Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt
mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khoẻ khoắn hơn.
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc
ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc
ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định
mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.
Cho đến nay “ Tiến quân ca” vẫn được chọn làm bài Quốc ca của dân tộc
Việt Nam.
2.4. Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên gọi của đất nước.
Trải qua những năm tháng của lịch sử đất nước chúng ta đã từng có
nhiều tên gọi khác nhau.
“ Đến thời Trang Vương nhà Chu (696- 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có
người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô
ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự
dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.” (Việt sử lượcNxb. Văn- Sử- Địa, 1960).

13


Như vậy, vào thời đại các vua Hùng, nước ta gọi là Văn Lang. Vào
khoảng giữa thế kỷ III TCN, An Dương Vương đã diệt Hùng Vương, đổi quốc
hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.
Trong thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN-905) nước ta có nhiều tên gọi khác
nhau. Các triều đại phong kiến Trung Hoa gọi nước ta là Giao Chỉ và Cửu Chân
( Hai quận thuộc nước Nam Việt Triệu Đà), Giao Chỉ ( một châu của nhà Hán).
“ Khoảng năm Kiến An nhà Hậu Hán mới đặt ra Giao Châu để thống trị
các quận. Đến thời Tam Quốc, vua Ngô là Tôn Quyền lấy cớ rằng Giao Châu
xa quá, mới chia từ quận Giao Chỉ trở về phía nam là Giao châu, về phía bắc là

Quảng Châu đặt chức thứ sử riêng để cai trị. Rồi sau lại hợp làm Giao Châu.
Đến khi Tôn Hạo lên ngôi, lại chia làm hai như cũ. Sau lại chia Giao Chỉ ra
làm hai quận Tân Hưng cho Đào Hoàng Nam làm thứ sử, đôn đốc việc quân ở
Giao Châu. Khi dẹp yên được những người Di, Lạo ở quận Ngũ Bình, Cửu Đức,
Tân Hưng, đặt ra ba quận, và hơn 30 huyện của quận Cửu Châu thuộc về nước
Tấn. Cuối đời ngụy, Vũ Đế nhà Tấn cho Lã Hưng làm An Nam tướng quân, đô
đốc các đạo quân ở Giao Châu. Nước ta gọi là An Nam bắt đầu từ đấy.” ( Phan
Huy Chú. Sđd, T.I, tr29).
Vào khoảng năm 622 ( Vũ Đức thứ 5) lại gọi là Giao Châu. Đầu đời Chí
Đức ( Đường Túc Tông, 756- 757) Giao Chỉ đổi thành Trấn Nam đô hộ phủ, sau
lại đổi thành An Nam đô hộ phủ.
Cũng trong thời kỳ này Lý Bí khởi nghĩa thắng lợi (544- 602) đã đặt tên
nước là Vạn Xuân.
Vào thế kỷ X Ngô Quyền giành lại độc lập cho dân tộc với chiến thắng
Bạch Đằng lịch sử năm 938. Năm 968 Đinh Bọ Lĩnh thống nhất đất nước, xưng
hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
Năm 1400 Hồ Quý Ly lên ngôi và đặt quốc hiệu là Đại Ngu.
14


Nhà Minh đô hộ nước ta ( 1406- 1427) và lại gọi là quận Giao Chỉ.
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi, trả lại cho nước gọi Đại Việt.
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt tên nước là Nam VIệt, song nhà
Thanh ( Trung Quốc) bắt đổi thành Việt Nam. Vào thời Minh Mạng ( 18201840) đổi thành Đại Nam. Dưới triều Nguyễn, khi thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ nước ta (1858- 1945) theo thói quen của bọn xâm lược nước ta trước đó
chúng gọi nước ta là An Nam.
Ngày 19- 8-1945 Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Ngay trong những ngày đầu tiên thành lập nền dân chỉ cộng hòa tại Sắc

lệnh số 49/SL ngày 12 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa “ Xét vì bắt đầu từ ngày 2-9-1945 nước Việt Nam
đã tuyên bố độc lập cho toàn thể quốc dân và thế giới biết; xét vì ngày 24-81945 Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị và giao chính quyền lại cho chính phủ
dân chủ cộng hoà; xét vì cần nêu cao một kỷ nguyên mới để đánh dấu vào lịch
sử nước ta, nhưng độc lập, tự do và hạnh phúc mà chính thể dân chủ cộng hoà
mang lại cho dân chúng.” Đã ra Sắc lệnh về việc cá công văn, công điệp phiếu,
trát, đơn từ, các báo chí, chúc từ, điếu văn, khấn vái, cúng lễ,…, bắt đầu từ ngày
ký Sắc lệnh nêu trên đều phải để tiêu đề: “ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
– NĂM THỨ NHẤT”.
Ngày 30-4-1975 sau hơn 30 năm gian khổ kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, đất nước đã hoàn toàn độc lập, giang sơn lại quy
về một mối. Ngày 2-7-1976 Quốc hội thống nhất đã ra Nghị quyết về tên nước,
Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, theo đó “ Việt Nam là một nước độc lập,
thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” và đặt thủ đô tại Hà Nội. Điều này cũng được khẳng định
trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Hiến
pháp năm 2013.
15


Tiểu kết: Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam được sử dụng phổ
biến, rộng rãi như ngày nay đều phải trải qua một quá trình hình thành trong lịch
sử. Cách hình thành các biểu tượng quốc gia là không giống nhau, có những
biểu tượng phải trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung mới có thể hoàn thiện như
ngày nay. Tuy nhiên, đặc điểm chung nhất trong quá trình hình thành các biểu
tượng quốc gia ở nước ta là chúng đều được hình thành trong thời kỳ kháng
chiến của dân tộc, điều này khẳng định, cha ông ta từ lâu đã muốn dùng những
biểu tượng đặc quốc gia này để thể hiện tinh thần dân tộc, tạo nên sự khác biệt
của dân tộc ta với dân tộc khác, đồng thời góp phần vào tính pháp lý trong
khẳng định nền độc lập của đất nước Việt Nam cả trong lịch sử, hiện tại và

tương lai.

16


Chương 3. VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Việc sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay như: quốc
kỳ, quốc huy, quốc ca được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL
ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về
việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhằm thống nhất việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; Căn cứ vào
các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca như sau:
3.1. Quốc kỳ
3.1.1. Cách treo
- “Khi treo Quốc kỳ chú ý đừng để ngược ngôi sao.
- Treo ảnh, chân dung lãnh tụ cùng với Quốc kỳ thì ảnh phải thấp hơn
Quốc kỳ hoặc để ảnh trên nền Quốc kỳ dưới ngôi sao.”
3.1.2. Thời gian treo
- “Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp
chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long
trọng.
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị,
tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa
phương.
- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức míttinh, diễu
hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong
trào cách mạng.
- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ

trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ
17


trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu
chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
- Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ
sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ
Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban
nhân dân các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa
khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo
Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối
ngoại, khi có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức
phải treo cờ quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ.”
3.1.3. Dùng Quốc kỳ về việc tang
- “ Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dài
bằng chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng 1 phần 10 chiều rộng Quốc kỳ.
- Quốc kỳ để phủ lên linh cữu những người chết được Chính phủ quyết
định làm lễ quốc tang. Những trường hợp khác được phủ Quốc kỳ lên linh cữu
những người chết sẽ được quy định riêng.”
3.1.4. Treo Quốc kỳ Việt Nam với cờ các nước khác
- “Nếu treo Quốc kỳ hai nước, quy định lễ tân ngoại giao của mỗi nước
có thể có khác nhau. Phần lớn các nước quy định, nếu đứng từ ngoài nhìn vào,
cờ nước chủ nhà bên phía tay phải, cờ nước khách bên phía trái.
- Treo cờ nhiều nước và hàng cờ theo hàng ngang, vị trí cho cờ đầu tiên,
nếu đứng từ ngoài nhìn vào hàng cờ, có thể sắp xếp như sau:
+ Bắt đầu từ bên trái sang


18


+ Bắt đầu từ giữa trở ra hai bên, theo thứ tự bên trái, bên phải. Đây là
cách thông thường trong lễ tân ngoại giao treo cờ nhiều nước cùng cờ của nước
chủ nhà, cờ nước chủ nhà thường nằm ở vị trí trung tâm.
- Treo Quốc kỳ của nước ta với Quốc kỳ của nước khác: các cờ phải làm
đúng kiểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao
lá thấp.
- Không được treo quốc kỳ rách, vá, bạc màu hoặc có nhiều đường xếp nếp.”
3.1.5. Treo cờ đối với tàu thuyền
“Tàu thuyền nước ngoài phải treo Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất của tàu từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt
trời lặn.
Riêng đối với tàu thuyền Việt Nam, vị trí treo Quốc kỳ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở cột phía lái tàu;
Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
khi có người đứng đầu Nhà nước đến thăm cảng thì theo yêu cầu của Giám đốc
Cảng vụ hàng hải, tất cả các tàu thuyền đang neo, đậu trong cảng đều phải treo
cờ lễ.
Tàu thuyền nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các
dịp nghi lễ của nước mình phải thông báo trước cho Cảng vụ hàng hải.
Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho
một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.
Việc treo Quốc kỳ quy định tại khoản 1 Điều này đối với tàu quân sự
nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời chính thức của Chính phủ Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam.”
3.1.6. Treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội


19


“ Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao
hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong
thời gian tổ chức lễ hội.”
3.2. Quốc huy
Những nơi treo, rước và dùng Quốc huy trên các giấy tờ
“ Treo Quốc huy tại các cơ quan hành chính nhà nước, rước Quốc huy,
hình Quốc huy in hoặc đóng bằng dấu nổi trên: Bằng huân chương, Bằng khen,
Hộ chiếu.”
3.3.Quốc ca
“ Quốc ca được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà
nước, trường học, các nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể,
các lễ hội quốc gia, các sự kiện thể thao cấp Nhà nước và Quốc tế.”
“ Quốc thiều được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón nguyên
thủ quốc gia, các nghi lễ cấp Nhà nước.” ( Quốc thiều là nhạc của bào Tiến
quân ca)
Tiểu kết: Việc sử dụng một số biểu tượng quốc gia như: Quốc kỳ, Quốc
ca, Quốc huy ở nước ta hiện nay đã được cụ thể hóa thành luật nhằm đảm bảo
tính thống nhất, trang nghiêm trên toàn quốc trong việc sử dụng các biểu tượng
quốc gia. Quy định thống nhất cách sử dụng các biểu tượng quốc gia trên toàn
quốc thể hiện sự đồng lòng của dân tộc, không có sự phân biệt giữa các vùng
miền đồng thời thể hiện sự tôn kính, trân trọng đối với các biểu tượng mang linh
hồn của dân tộc.

20


Chương 4. HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
4.1. Một số biểu tượng quốc gia của Singapo
4.1.1. Quốc huy
Quốc huy Singapore là một biểu tượng huy hiệu đại diện cho Singapore.
Quốc huy được thông qua vào năm 1959, là năm Singapore được tự quản
trong Đế quốc Anh. Ủy ban thiết lập quốc huy do Phó thủ tướng Đỗ Tiến
Tài đứng đầu, ủy ban này cũng chịu trách nhiệm tạo ra quốc kỳ và quốc ca của
Singapore.
Ở trung tâm của huy hiệu là một nền đỏ với một trăng lưỡi liềm trắng và
5 sao trắng, được một con sư tử và một con hổ đỡ; bên dưới chúng là một dải
màu lam viết dòng chữ Majulah Singapura màu vàng. Quốc huy bị hạn chế sử
dụng trong chính phủ, song biểu tượng được sử dụng rộng rãi trên quốc tế và
trang trí quốc gia, và xuất hiện trên bìa hộ chiếu quốc gia.
4.1.2. Quốc hoa
Cây phong lan là loài hoa được chọn làm quốc hoa của bán đảo
Singapore vào ngày 15-4-1981. Một hội đồng gồm các đại diện của Bộ Canh
Nông như: Nhà Công Viên và giải trí, Nhà Du Lịch, Nhà nghiên cứu và hội Hoa
lan vùng Đông Nam Á Châu đã xem xét và lựa chọn trong số 40 cây hoa, trong
số đó có 30 cây phong lan có màu sắc đẹp nhất, tuy nhiên loài phong lan có tính
bền bỉ cao và có hoa quanh năm đó chính là phong lan Vanda Miss Joaquim.
4.2. Một số biểu tượng quốc gia của Hàn Quốc
4.2.1. Quốc kỳ
Quốc kỳ Hàn Quốc bao gồm 1 vòng tròn được tạo thành bởi 2 hình bán
nguyệt, 1 màu xanh và 1 màu đỏ có dạng như lốc xoáy (biểu tượng thái cực
lưỡng nghi), 4 góc là 4 nhóm vạch nổi bật trên nền trắng tượng trưng cho 4 quẻ
trong bát quái của âm dương ngũ hành.
21


Nền trắng của lá cờ tượng trưng cho sự tinh khiết, tính đồng nhất và tinh

thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Hàn. Trong lịch sử, dân tộc Hàn có truyền
thống mặc áo trắng và được gọi tên là “dân tộc Bạch y”. Bởi vậy màu trắng cũng
được xem là màu biểu tượng cho dân tộc Hàn.
Vòng tròn ở giữa lá cờ được chia làm 2 nửa hình bán nguyệt đối xứng
với nhau gồm màu xanh và màu đỏ có dạng như lốc xoáy. Đây là hình trang trí
có tính truyền thống mà dân tộc Hàn đã sử dụng từ thời cổ đại. Màu xanh là biểu
tượng của âm, tượng trưng cho hy vọng. Màu đỏ tượng trưng cho dương, chỉ sự
tôn quý. Vòng tròn âm dương này tượng trưng cho sự sinh thành phát triển
tương hỗ lẫn nhau trong quan hệ đối lập. Vì vậy, thái cực là căn nguyên của vạn
vật trong vũ trụ, là khởi nguồn của sinh mệnh con người. Nó là sự tuần hoàn
vĩnh cửu không bao giờ dứt.
Bốn góc của quốc kỳ Hàn Quốc (Taegeukgi) được trang trí bởi 4 quẻ
trong âm dương ngũ hành. Bốn quẻ này tuần hoàn phát triển không có điểm
dừng: Càn Ly Khôn Khảm Càn.
+ Quẻ Càn tượng trưng cho trời, mùa xuân, phương Đông và lòng nhân từ.
+ Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, mùa hè, phương Tây và sự ngay thẳng
hào hiệp.
+ Quẻ Khảm tượng trưng cho mặt trăng, mùa đông, phương Bắc và sự
thông thái.
+ Quẻ Ly tượng trưng cho mặt trời, mùa thu, phương Nam và lễ nghĩa.
Quốc kỳ Hàn Quốc tượng trưng cho uy quyền và sự tôn nghiêm, thể hiện
truyền thống và ý tưởng của quốc gia qua màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng.
Như vậy,  Taegeukgi là tượng trưng cho sự trường tồn mãi mãi, cho hy vọng và
hòa bình.
22


4.2.2.Quốc huy
Biểu tượng quốc gia của Hàn Quốc gồm có biểu tượng Taeguk trên quốc
kỳ xung quanh là 5 cánh hoa cách điệu và dây ruy băng mang dòng chữ "Đại

Hàn Dân Quốc", tên chính thức của quốc gia, bằng Hangul. Thái cực đại diện
cho hòa bình và hòa hợp. Năm cánh hoa đều mang ý nghĩa và liên quan đến
quốc gia Hàn Quốc, hoa dâm bụt, hoặc hoa hồng Sharon. Các biểu tượng được
thông qua vào năm 1963.
4.3. Một số biểu tượng quốc gia của Mỹ
4.3.1. Quốc kỳ
Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình
ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện
tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai.
Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho
đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu
trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần
kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng
của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý.
4.3.2.Quốc điểu
Vào ngày 20 tháng 6 năm 1782, Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ quyết định chọn
đại bàng đầu trắng hay còn gọi là đại bàng đầu hói làm biểu tượng quốc gia. Đây là
sự kiện có ý nghĩa lớn đối với Hoa Kỳ trong quá trình lập quốc.
Một trong những lý do hàng đầu chọn đại bàng đầu trắng là vì loài đại
bàng này có sức sống dai, vẻ bề ngoài oai phong lẫm liệt, đại bàng đầu trắng thể
hiện sự tự do với tập quán sống trên các đỉnh núi cao, sải cánh rộng lại bay vút
giữa ngàn thiên nhiên, vượt lên cả núi cao và rừng thẳm. Tự mình bay lên cao,
ung dung vươn cánh chiếm trọn khoảng không mênh mông và rộng lớn.

23


4.4. Một số biểu tượng quốc gia của Hà Lan
4.4.1. Cối xay gió
Cối xay gió là một biểu tượng lớn nhất của đất nước Hà Lan xinh đẹp.

Không chỉ tạo ấn tượng với ánh nhìn của mọi người bằng dáng vẻ độc đáo
những chiếc cối xay gió còn có những công dụng to lớn và cả ngôn ngữ riêng
hết sức thú vị.
Ngay từ khi hình thành, đất nước Hà Lan đã gắn liền mình với biển cả và
sông nước, bởi vì thế để chống lại lũ lụt cũng như quá trình bồi đất lấn ra biển
người Hà Lan đã sớm xây dựng nên các hệ thống tưới tiêu. Những gã khổng lồ
mang tên cối xay gió đầu tiên ra đời cũng được phục vụ cho mục đích ấy.
Người ta gọi cối xay gió như những gã khổng lồ, thật vậy một tòa tháp
cao lớn với những cánh quạt dài tới hàng chục mét. Thời kỳ đầu nó được xây
dựng bằng đá, sau đó được cải tiến với các chất liệu nhẹ hơn như gỗ. Nhờ tác
động của gió chúng quay quanh năm và tác dụng của chúng là bơm nước ra
sông, xay bột phục vụ sinh hoạt đời sống của người dân.
4.4.2. Hoa Tuylip
Nhắc đến hoa Tulip ở bất kỳ đâu, người ta thường nghĩ ngay đến đất
nước Hà Lan xinh đẹp, bởi vì hoa Tulip là một trong những biểu tượng đặc
trưng của Hà Lan. Tulip đại diện cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo.
Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân nên Tulip trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh
hằng. Tulip không quá sang trọng, quá lãng mạn, quá lớn, quá nhỏ hoặc quá
sáng, Tulip luôn luôn vừa phải – ấm cúng và thoải mái. Đó cũng là một phần lí
do tại sao Tulip được chọn là quốc hoa của Hà Lan.
4.5. Một số biểu tượng quốc gia của Ai Cập
4.5.1. Quốc kỳ

24


Quốc kỳ Ai Cập như hiện nay được chọn sử dụng vào ngày 4 tháng
10 năm 1984. Quốc kì Ai cập gồm nền đỏ trắng đen và con chim ưng ở giữa.
Hình ảnh con chim ưng ngẩng đầu đứng thẳng tượng trưng cho sự dũng cảm và
thắng lợi, được gọi là "con chim ưng Salaitna" theo tên của một lãnh tụ vĩ đại đã

đánh trả đội thập tự chinh của châu Âu vào năm 1175.
Màu đỏ tượng trưng cho giai đoạn trước Cách mạng đưa một nhóm sĩ
quan quân đội lên nắm quyền lực sau khi đảo chính lật đổ vua Farouk (đổ máu),
vua Ai Cập. Đây là khoảng thời gian đấu tranh chống lại sự đô hộ của Anh đối
với quốc gia này. Màu trắng tượng trưng cho sự kiện Cách mạng năm 1952
chấm dứt chế độ quân chủ nhưng không gây đổ máu. Màu đen tượng trưng cho
việc kết thúc đàn áp nhân dân Ai Cập của chế độ quân chủ và chế độ thực dân
Anh. Các màu này trên lá cờ cũng có thể thấy ở quốc kỳ các quốc
gia Yemen, Syria, và Iraq.
4.5.2. Kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập
Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến năm
2008. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai
thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.
Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo.
Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất
từng được xây. Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và
là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Tiểu kết: Như vậy, biểu tượng quốc gia là hình ảnh không thể thiếu của
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đó đều là những biểu tượng thể hiện nét riêng
của dân tộc, mỗi quốc gia đều chọn cho mình các biểu tượng có hình ảnh riêng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn các biểu tượng quốc gia của các nước trên thế giới có
một điểm chung là đều phải có quốc kỳ, quốc ca, quốc huy và quốc hiệu. Đó là

25


×