Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Công Tác Kiểm Tra Chấp Hành Điều Lệ Công Đoàn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.2 KB, 27 trang )

UỶ BAN KIỂM TRA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH

CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤP HÀNH
ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Trình bày: Hoàng Minh Quế, Chủ nhiệm
UBKT Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh
Bình.

Tháng 7 năm 2015


GỒM CÁC PHẦN NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra
chấp hành Điều lệ Công đoàn
2. Nội dung, đối tượng kiểm tra
3. Trình tự kiểm tra
4. Trách nhiệm, quyền hạn trong kiểm tra chấp hành
Điều lệ
5. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn


I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

1. Khái niệm:
• Điều lệ Công đoàn là văn bản quy phạm cao nhất
của công đoàn do cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ
chức công đoàn thông qua;
• Kiểm tra Điều lệ là kiểm tra việc thực hiện các
nguyên tắc, nội dung của Điều lệ và Hướng dẫn


thi hành Điều lệ Công đoàn;


2. Mục đích của kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn:
• Nhằm ngăn ngừa các biểu biện vi phạm Điều lệ;
• Kết luận rõ việc chấp hành những nguyên tắc, nội dung của Điều lệ ở các
cấp CĐ; đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm, thiếu sót trong hoạt động
thực tiễn của tổ chức và đoàn viên;
• Kiến nghị các chủ trương, biện pháp khắc phục kịp thời khuyết nhược
điểm trong chấp hành Điều lệ;
• Tạo ra sự thống nhất trong việc thực hiện Điều lệ;
• Sửa đổi, bổ sung Điều lệ khoá tới.
3. Ý nghĩa của kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn:
• Là hoạt động không thể thiếu của tổ chức CĐ và được đặt lên vị trí đầu
tiên trong các nhiệm vụ của UBKT;
• Nâng cao nhận thức, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của
BCH, BTV và hoạt động của từng thành viên trong tổ chức CĐ;
• Ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, xây
dựng giai cấp công nhân và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn
viên, CNVCLĐ;
• Giúp cho tổ chức CĐ và ĐV thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của
mình.


II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN

1. Nội dung kiểm tra:
1.1. Nội dung Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ:
Toàn bộ nội dung quy định của Điều lệ và HD thi hành ĐLCĐ đều được kiểm tra xem xét việc tổ chức phổ biến,
triển khai và thực hiện trong thực tiễn hoạt động của công đoàn các cấp.

1.2. Một số nội dung cần tập trung kiểm tra:
- KT việc tổ chức phổ biến, triển khai, thực hiện NQ Đại hội CĐVN, các NQ,CT,QĐ của công đoàn;
- KT việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số: 1644/CTr-TLĐ ngày 04/11/2013 Nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn;
- Chương trình 1486/CTr-TLĐ ngày 09/10/2013 “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu
quả TƯLĐTT ”;
- Chương trình số: 1643/CTr-TLĐ ngày 04/11/2013 về phát triển đoàn viên giai đoạn 2013-2018
- Chương trình số: 1464/CTr-TLĐ ngày 08/10/2013 của Ban Chấp hành TLĐ Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp của ĐV và NLĐ;
- NQ số 6b/NQ-TLĐ ngày 03/8/2015 hội nghị BCH TLĐLĐVN (khóa XI) về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động UBKT công đoàn”.
- Kế hoạch số 03/KH-LĐLĐ ngày 25/01/2014 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh triển khai các chương trình hành
động thực hiện NQ Đại hội XI CĐVN.
- Việc xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của BCH, BTV, UBKT công đoàn các cấp;
- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt, hoạt động của CĐ;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hoạt động công đoàn;
- Việc triển khai, thực hiện các nội dung của QCDC ở cơ sở;
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ;
- Việc tuyên truyền, phổ biến cho tập thể NLĐ về chủ trương của Đảng, CS, PL của Nhà nước, NQ của công
đoàn đến ĐV và NLĐ;
- Công tác soạn thảo các văn bản của công đoàn.


2. Đối tượng kiểm tra việc chấp hành Điều lệ
Công đoàn:
- Đối tượng kiểm tra ở công đoàn cùng cấp là Ban
chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cùng cấp.
- Đối tượng kiểm tra ở công đoàn cấp dưới là Ban
chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cấp dưới do
công đoàn cấp mình quản lý.



III. TRÌNH TỰ KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ
1. Bước chuẩn bị:
- Uỷ ban kiểm tra giúp Ban chấp hành, Ban Thường vụ:
• Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra;
• Dự kiến nội dung kiểm tra;
• Dự kiến thời gian tiến hành cuộc kiểm tra;
• Ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
• Thông báo kiểm tra, thống nhất lịch trình và chuẩn bị các điều
kiện cần thiết phục vụ cho cuộc kiểm tra;
• Nghiên cứu cập nhật các văn bản liên quan đến nội dung kiểm
tra.- Đoàn kiểm tra hướng dẫn cho đơn vị được kiểm tra:
• Chuẩn bị báo cáo và cung cấp các tài liệu;
• Xác định rõ trách nhiệm của nơi được kiểm tra.


2. Bước tiến hành:
- Đoàn kiểm tra họp với đơn vị được kiểm tra:
• Thông báo về những nội dung yêu cầu của cuộc
kiểm tra;
• Công bố quyết định kiểm tra;
• Nghe đơn vị được kiểm tra báo cáo, giải trình theo
yêu cầu của đoàn kiểm tra.
- Phân công nhiệm vụ trong đoàn kiểm tra;
- Thu thập và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan;
- Tiếp xúc với công đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn
viên có liên quan.



3. Bước kết thúc:
• Đoàn kiểm tra phân công dự thảo kết luận
kiểm tra, thống nhất về dự thảo kết luận
trong đoàn kiểm tra;
• Họp đoàn kiểm tra với đơn vị được kiểm tra
để thông qua dự thảo kết luận kiểm tra;
• Hoàn chỉnh dự thảo kết luận và ban hành;
• Lập và lưu hồ sơ kiểm tra.


IV. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRONG VIỆC
KIỂM TRA CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN
1. Trách nhiệm, quyền hạn của BCH, BTV:
• Cung cấp các văn bản, tài liệu liên quan;
• Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Điều lệ Công đoàn;
• Quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra;
• Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra;
• Nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị, đề xuất của UBKT;
• Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và chỉ đạo tổ chức, tiến
hành kiểm tra;
• Chịu sự kiểm tra của UBKT công đoàn cùng cấp và công đoàn
cấp trên;
• Báo cáo, cung cấp tài liệu, chứng cứ và giải trình những vấn đề
có liên quan khi đoàn kiểm tra yêu cầu.








2. Trách nhiệm, quyền hạn của UBKT:
Giúp ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn xây
dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra và soạn thảo các
văn bản kiểm tra;
Chủ động triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch các cuộc kiểm tra theo sự phân công hoặc được
uỷ quyền;
Theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau
kiểm tra, nắm bắt tình hình chấp hành Điều lệ và kiểm
tra Điều lệ ở cấp dưới;
Giúp ban chấp hành, ban thường vụ phúc tra, xem xét
việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của kiểm tra;
thẩm định lại kết quả kiểm tra của công đoàn cấp dưới;


• Báo cáo kết luận kiểm tra và báo cáo về kiểm tra
Điều lệ khi có yêu cầu;
• Tham gia sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn và
các quy định của công đoàn;
• Hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp dưới thực
hiện kiểm tra Điều lệ;
• Đề nghị ban thường vụ trưng tập cán bộ; bố trí
phương tiện, tạo điều kiện để thực hiện cuộc kiểm
tra;
• Chịu trách nhiệm trước ban chấp hành, ban thường
vụ khi được ủy quyền.










3. Trách nhiệm, quyền hạn của đoàn kiểm tra:
Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định kiểm tra;
Công bố quyết định kiểm tra với đơn vị được kiểm tra;
Phân công trách nhiệm trong đoàn kiểm tra;
Được xác minh, thu thập chứng cứ và yêu cầu đơn vị
được kiểm tra báo cáo, giải trình, cung cấp các tài liệu
liên quan;
Bảo quản, giữ gìn tài liệu theo quy định và trả lại khi
hoàn thành việc kiểm tra;


• Nếu phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi
phạm ngoài nội dung đã ghi trong quyết định, thành viên
phải báo cáo với trưởng đoàn và trưởng đoàn phải báo
cáo với người có thẩm quyền xem xét; kiến nghị với công
đoàn cấp có thẩm quyền đình chỉ ngay các việc làm xét
thấy đang hoặc sẽ gây tác hại nghiêm trọng;
• Có thể kiến nghị với người ra quyết định kiểm tra xem
xét gia hạn cuộc kiểm tra để kiểm tra làm rõ thêm một số
vấn đề cần kiểm tra;


• Dự thảo kết luận kiểm tra;
• Kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải hoàn chỉnh và ký

ban hành kết luận kiểm tra báo cáo ban thường vụ, gửi
đơn vị được kiểm tra và lưu vào hồ sơ kiểm tra;
• Trưởng đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm về các nội
dung kết luận kiểm tra.


4. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị được kiểm tra:

• Báo cáo, giải trình, cung cấp các thông tin, tài liệu theo
yêu cầu của đoàn kiểm tra;
• Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, kiến nghị, kết luận
của đoàn và tạo điều kiện để đoàn kiểm tra thực hiện
kiểm tra;
• Phản ánh đến đoàn kiểm tra hoặc lãnh đạo công đoàn cấp
ra quyết định kiểm tra khi cán bộ trong đoàn kiểm tra
thực hiện sai nội dung trong quyết định;
• Giải trình với đoàn kiểm tra những vấn đề chưa nhất trí
với nội dung dự thảo kết luận;
• Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra khi có căn cứ
cho rằng kết luận đó là không khách quan, trái pháp luật,
xâm phạm đến quyền lợi ích tổ chức cá nhân. Trong khi
chờ giải quyết vẫn phải thực hiện kết luận của đoàn kiểm
tra.


V. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KIỂM TRA CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ

1. Thực trạng
Ưu điểm

• Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã chủ động giúp ban
chấp hành, ban thường vụ xây dựng chương trình kiểm tra
hàng năm và nhiệm kỳ;
• Xác định được nội dung và đối tượng cần tập trung kiểm tra;
• Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của ban chấp hành, ban
thường vụ công đoàn cùng cấp và ủy ban kiểm tra công đoàn
cấp trên;


• Hoạt động kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn
ngày càng tích cực, có nề nếp và đạt chất lượng,
hiệu quả hơn.
• Hầu hết các kiến nghị, đề xuất thông qua việc kiểm
tra chấp hành Điều lệ là thiết thực, kịp thời giúp cho
các cấp công đoàn chẩn chỉnh những sai sót trong
việc thực hiện Điều lệ, đồng thời tham gia tích cực
vào việc xây dựng các nghị quyết, chỉ thị, quy định
của công đoàn, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn
Việt Nam.


Khuyết điểm, tồn tại
• Một số ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn
chưa quan tâm trong chỉ đạo thực hiện kiểm tra,
còn phó thác, khoán trắng cho ủy ban kiểm tra;
• Một số ủy ban kiểm tra chưa chủ động tham mưu
giúp ban chấp hành, ban thường vụ;
• Ít kiểm tra ở cùng cấp;
• Chất lượng và hiệu quả kiểm tra chưa cao;
• Một số kiến nghị của ủy ban kiểm tra chưa được

thực hiện nghiêm túc;
• Công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến
nghị chưa kịp thời.


Nguyên nhân của tồn tại
• Đội ngũ cán bộ chuyên trách của ủy ban kiểm tra
còn rất mỏng, trình độ, năng lực của cán bộ còn
hạn chế;
• Công đoàn và ủy ban kiểm tra các cấp chưa nhận
thức đầy đủ về công tác kiểm tra chấp hành Điều
lệ Công đoàn;
• Một số ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn
chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra.


2. Một số kinh nghiệm về kiểm tra chấp
hành Điều lệ
• Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra chấp hành Điều
lệ Công đoàn;
• UBKT công đoàn các cấp cần chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch kiểm tra;
• Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động;
• Củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ UBKT;
• Xây dựng và củng cố mối quan hệ công tác;
• Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ
và tổng kết thực tiễn;
• Tuân thủ các quy trình kiểm tra; thực hiện tốt công tác
soạn thảo văn bản của UBKT.



3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm
tra chấp hành Điều lệ
• Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra chấp hành Điều
lệ Công đoàn;
• Tiếp tục củng cố ủy ban kiểm tra, nâng cao năng lực,
phẩm chất và bản lĩnh của cán bộ UBKT;
• Đẩy mạnh kiểm tra ở cùng cấp, tăng cường kiểm tra cấp
dưới và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra;
• Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho
cán bộ UBKT;
• Chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới;
• Xây dựng cơ chế chính sách, trang thiết bị và phương
tiện làm việc cho cán bộ UBKT.


MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU LỆ

Mẫu Kế hoạch kiểm tra:

TÊN CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
–––––––––
Số .... /KH- …

CỘNG HOÀ HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––
…., ngày ...tháng...năm...
KẾ HOẠCH
Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn


I- MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
Nêu rõ mục đích của kiểm tra.
II- NỘI DUNG KIỂM TRA
Trên cơ sở căn cứ vào chương trình định hướng của uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên, chương trình công tác kiểm tra của cấp mình và
tình hình thực tế để chọn nội dung phù hợp, thiết thực.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
- Xác định đối tượng sẽ tiến hành kiểm tra; xác định khoảng thời gian thực hiện các nội dung kiểm tra và dự kiến thời gian tiến hành cuộc
kiểm tra.
IV- THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
Tuỳ theo nội dung, yêu cầu của cuộc kiểm tra để dự kiến số lượng người cần thiết tham gia vào Đoàn kiểm tra. Phải chọn người có kiến
thức, năng lực, am hiểu nghiệp vụ để tham gia vào Đoàn kiểm tra, có thể trưng tập một số đồng chí uỷ viên uỷ ban kiểm tra, cán bộ
chuyên trách công tác kiểm tra và một số đồng chí ở các ban, bộ phận có liên quan đến nội dung kiểm tra.
V- YÊU CẦU CHUẨN BỊ CHO CUỘC KIỂM TRA
- Cung cấp các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm tra . . .
- Chuẩn bị báo cáo đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện cỏc nội dung sẽ kiểm tra
- Một số yêu cầu khác
VI- TRÌNH TỰ VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CUỘC KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra có buổi làm việc trực tiếp với thường trực công đoàn hoặc ban thường vụ, thông báo quyết định kiểm tra và nêu một số
yêu cầu cho cuộc kiểm tra; đại diện BTV báo cáo; các ý kiến phát biểu thêm; nhận tài liệu để kiểm tra xem xét; tiến hành thẩm tra,
xác minh (nếu cần); dự thảo kết luận kiểm tra.
Tổ chức buổi họp với thường trực hoặc ban thường vụ để Đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra. . .
Nơi nhận:
TM. BAN THƯỜNG VỤ
.................
CHỦ TỊCH (HOẶC PCT)
.................
Ký và đóng dấu
.................
Họ và tên người ký



Mẫu Quyết định kiểm tra:
TÊN CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
–––––––––
Số .... /QĐ-…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––
…., ngày ...tháng...năm...

QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Tại . . . . . . .
BAN THƯỜNG VỤ ……
- Căn cứ vào……………. . . . .
- Theo đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra . . . . .
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Đoàn kiểm tra gồm các đ/c …
Điều 2: Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra. . . . . . . . . .
Trách nhiệm của nơi được kiểm tra đối với cuộc kiểm tra.
Điều 3: Ghi rõ các tập thể và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành. . .
Nơi nhân:
TM. BAN THƯỜNG VỤ
.................
…. (CHỦ TỊCH, PCT)
................
Ký và đóng dấu
.................

Họ và tên người ký


Mẫu Thông báo kiểm tra:
TÊN CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN
–––––––––
Số .... /TB-…

CỘNG HOÀ HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––
…., ngày ...tháng...năm...
THÔNG BÁO
Về kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn tại …

Kính gửi: (Ban Thường vụ Công đoàn nơi được kiểm tra)
Thực hiện Kế hoạch số . . . /KH . . Ngày… tháng …năm …về kiểm tra . . . . , Uỷ ban Kiểm tra . . . . tiến
hành kiểm tra về . . . . . tại . . .
I- NỘI DUNG KIỂM TRA
Ghi toàn bộ hoặc một số nội dung kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra đã dự kiến trước
II- THỜI GIAN KIỂM TRA
Xác định rõ khoảng thời gian thực hiện các nội dung kiểm tra và thời gian cụ thể Đoàn kiểm tra tiến
hành làm việc (ghi rõ ngày, giờ).
III- THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
- Căn cứ vào Quyết định kiểm tra để ghi rõ từng thành viên Đoàn kiểm tra. Nếu chưa có Quyết định thì
chỉ ghi sẽ có quyết định cụ thể về thành lập Đoàn kiểm tra.
IV- YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA
Ghi đầy đủ các yêu cầu cần thiết để thực hiện tốt cho cuộc kiểm tra
Nơi nhận:
.................

................
.................

TM. BAN THƯỜNG VỤ
…. (CHỦ TỊCH, PCT)
Ký và đóng dấu
Họ và tên người ký


×