Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu sử dụng xạ khuẩn streptomyces để sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh nấm phấn trắng trên cây đậu tương và dưa chuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XẠ KHUẨN STREPTOMYCES
ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ
BỆNH NẤM PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY ĐẬU TƢƠNG
VÀ DƢA CHUỘT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XẠ KHUẨN STREPTOMYCES
ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ
BỆNH NẤM PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY ĐẬU TƢƠNG
VÀ DƢA CHUỘT

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số: 60 22 03 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Dung
PGS.TS Đồng Kim Loan



Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả các số liệu trên
địa bàn nghiên cứu của luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác và xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt
luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại bộ môn bệnh cây, viện Bảo vệ thực vật. Để
hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Ngọc Dung và
PGS.TS. Đồng Kim Loan đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể cán bộ bộ môn bệnh cây,
viện Bảo vệ thực vật đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích và
tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới, Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa
Môi trường, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học - Đại học khoa học tự
nhiên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
hiện nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Bệnh phấn trắng và tác hại của bệnh phấn trắng đối với cây trồng ............. 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm phấn trắng........................................................... 3
1.1.2. Tác hại của bệnh phấn trắng đối với cây đậu tương và cây dưa chuột ............ 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 7
1.2.1. Tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên cây trồng .................................... 7
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh ............... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................... 14
1.3.1. Ý nghĩa kinh tế và tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên một số cây
trồng ở Việt Nam ....................................................................................................... 14
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh .... 22
1.4. Các biện pháp phòng trừ bệnh nấm phấn trắng ........................................... 24
1.5. Ƣu điểm của phƣơng pháp vi sinh vật ........................................................... 25
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 26
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ....................................................... 26

2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu .................................................................................. 26
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị .......................................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.3.1. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học xạ khuẩn Streptomyces (SM19) ..... 26
2.3.2. Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm xạ khuẩn SM19 trong phòng trừ bệnh phấn
trắng trên cây đậu tương và dưa chuột ..................................................................... 27
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 27
2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.......................................................... 27
2.4.2. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu đồng ruộng và bố trí thực nghiệm............... 27


2.4.3. Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm ....................................... 28
2.4.4. Nghiên cứu phương pháp bảo quản sản phẩm đã nhân sinh khối xạ khuẩn .. 30
2.4.5. Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh của chế phẩm trong điều kiện nhà lưới ............ 30
2.4.6. Đánh giá hiệu quả của chế phẩm trong phòng trừ bệnh trên đồng ruộng................. 31
2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu .......................................................... 32
2.5.1. Phương pháp tính toán ................................................................................... 32
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 34
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng đối kháng của xạ khuẩn SM19 đối với nấm
phấn trắng gây hại đậu tƣơng và dƣa chuột trong phòng thí nghiệm ............... 34
3.1.1. Xạ khuẩn đối với nấm phấn trắng gây hại đậu tương .................................... 34
3.1.2. Xạ khuẩn đối với nấm phấn trắng gây hại dưa chuột ..................................... 35
3.2. Kết quả nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học xạ khuẩn Streptomyces
SM19 ......................................................................................................................... 36
3.2.1. Nghiên cứu chế phẩm dạng lỏng ..................................................................... 36
3.2.2. Kết quả nghiên cứu chế phẩm dạng bán xốp .................................................. 42
3.2.3. Khả năng tồn tại của xạ khuẩn SM19 trong chế phẩm sau bảo quản ............ 44
3.2.4. Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm đơn chủng SM19 dạng bán xốp ..... 45
3.3. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng của chế phẩm xạ khuẩn

SM19 trong điều kiện nhà lƣới .............................................................................. 46
3.3.1. Trên cây đậu tương ......................................................................................... 46
3.3.2. Trên cây dưa chuột.......................................................................................... 47
3.4. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng của chế phẩm xạ khuẩn
SM19 ngoài đồng ruộng .......................................................................................... 48
3.4.1. Sơ lược về khu vực nghiên cứu thực nghiệm................................................... 48
3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến khả năng diệt trừ bệnh phấn trắng
trong thí nghiệm diện hẹp ......................................................................................... 50
3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến khả năng diệt trừ bệnh phấn trắng cho
thí nghiệm diện rộng ................................................................................................. 52


3.4.4. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý chế phẩm đến khả năng diệt trừ bệnh phấn
trắng cho thí nghiệm diện rộng ................................................................................. 53
3.4.5. Ảnh hưởng của số lần xử lý chế phẩm đến khả năng diệt trừ bệnh phấn trắng
cho thí nghiệm diện rộng........................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT1

: Công thức 1


CT2

: Công thức 2

CT3

: Công thức 3

CT4

: Công thức 4

CT5

: Công thức 5

CSB

: Chỉ số bệnh

CV

: Độ biến động của thí nghiệm (%)

HQ

: Hiệu quả

HQPT


: Hiệu quả phòng trừ

N

: Ngày

SXL

: Sau xử lý

TXL

: Trước xử lý

TLB

: Tỷ lệ bệnh

VSV

: Vi sinh vật


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hiệu quả phòng trừ của dòng xạ khuẩn đối kháng SM19 đối với nấm
phấn trắng trên cây đậu tương ...................................................................................34
Bảng 3.2. Hiệu quả phòng trừ của dòng xạ khuẩn đối kháng SM19 đối với nấm
phấn trắng trên cây dưa chuột ...................................................................................35

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng bột đậu trong môi trường nhân nuôi đến khả năng
nhân sinh khối của xạ khuẩn SM19 ..........................................................................36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các loại môi trường dạng lỏng nhân nuôi đến khả năng
nhân sinh khối của xạ khuẩn SM19 ..........................................................................37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tần số vòng lắc đến sự phát triển của xạ khuẩn SM19...38
trong môi trường nhân sinh khối ...............................................................................38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian lắc đến sự phát triển của xạ khuẩn SM19 trong môi
trường nhân sinh khối ...............................................................................................39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của xạ khuẩn SM19 trên môi
trường nhân sinh khối ...............................................................................................41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của xạ khuẩn SM19 trên môi
trường nhân sinh khối ...............................................................................................42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các loại môi trường nhân nuôi dạng bán xốp đến khả
năng nhân sinh khối của xạ khuẩn SM19 .................................................................43
Bảng 3.10. Khả năng tồn tại của xạ khuẩn SM19 trong chế phẩm đơn chủng (SM19)
sau bảo quản ..............................................................................................................44
Bảng 3.11. Hiệu quả phòng trừ của dòng SM19 đối với bệnh phấn trắng trên cây
đậu tương trong nhà lưới ...........................................................................................47
Bảng3.12. Hiệu quả phòng trừ của dòng SM19 đối với bệnh phấn trắng trên cây
dưa chuột trong nhà lưới ...........................................................................................48
Bảng 3.13. Hiệu quả của chế phẩm SM19 đối với bệnh phấn trắng trên cây dưa
chuột ở các nồng độ khác nhau (thí nghiệm diện hẹp) .............................................50
Bảng 3.14. Hiệu quả của chế phẩm SM19 đối với bệnh phấn trắng trên cây đậu
tương ở các nồng độ khác nhau (thí nghiệm diện hẹp) .............................................51


Bảng 3.15. Hiệu quả của nồng độ chế phẩm SM19 đối với bệnh phấn trắng trên cây
đậu tương ở diện rộng ...............................................................................................52
Bảng 3.16. Hiệu quả của chế phẩm SM19 đối với bệnh phấn trắng trên cây đậu
tương ở các thời điểm phun khác nhau (thí nghiệm diện rộng) ................................53

Bảng 3.17. Hiệu quả của số lần phun chế phẩm SM19 đối với bệnh phấn trắng trên
cây đậu tương ở diện rộng .........................................................................................54


DANH MỤC HÌNH

Hình1.1. Bệnh nấm phấn trắng trên cây dưa chuột .....................................................7
Hình 1.2. Triệu chứng bệnh trên cây xoài .................................................................16
Hình 1.3. Triệu chứng bệnh phấn trắng trên cây cam quýt .......................................17
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tần số vòng lắc đến khả năng nhân sinh khối của xạ khuẩn
SM19 .........................................................................................................................39
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian lắc đến sự phát triển của xạ khuẩn SM19 trong
môi trường nhân sinh khối ........................................................................................40
Hình 3.3. Ảnh hưởng của môi trường nhân sinh khối nhân nuôidạng bán xốp đến
khả năng nhân sinh khối của xạ khuẩn SM19 ...........................................................43
Hình 3.4. Quy trình sản xuất chế phẩm dạng bán xốp ..............................................45


MỞ ĐẦU
Bệnh phấn trắng được xác định là loại bệnh gây hại trên rất nhiều loại cây
trồng có giá trị ở Việt Nam và cũng đã được ghi nhận gây hại trên một số loại cây
ăn quả. Các gây hại đối với các cây ăn quả được ghi nhận là: Làm rụng đọt non,
rụng hoa, rụng trái non trên cây xoài và làm cháy lá, thân cành, giảm đáng kể đến
năng suất nho ở Bình Thuận. Trên cây mận ở Sơn La bệnh phấn trắng gây hại ở mọi
loại hình vườn, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản đến vườn giai đoạn kinh
doanh. Ngoài ra, bệnh phấn trắng đã được phát hiện gây hại hầu hết các diện tích
trồng cam quýt ở các tỉnh phía Bắc như: Mộc Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Điện
Biên, Lạng Sơn… do nấm Oidium tingitaninum xâm nhiễm và gây hại trên các bộ
phận non của cây. Cây đậu tương (Glycine max (L) Merr) là cây công nghiệp và
thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam diện tích cây đậu tương khoảng

185.000 ha, năng suất trung bình 14 tạ/ ha, sản lượng khoảng 245 nghìn tấn
(FAOSTAT Database, 2006). Hiện nay, bệnh phấn trắng đang gây hại khá nặng trên
nhiều diện tích trồng đậu tương và trên nhiều giống mới có năng suất cao như giống
DT26 làm thiệt hại đáng kể đến năng suất đậu tương (Vũ Triệu Mân, 2007) [6].
Các cây thuộc họ bầu bí, Cucurbitacea, như khổ qua, dưa chuột, dưa hấu, bí
đao, bí đỏ... được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước. Trong đó, dưa chuột
(Cucumis sativus) và bầu bí (Cucurbita moschata) thuộc họ Cucurbitacea là những
cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, các cây trồng này thường bị một số
đối tượng dịch hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thương
phẩm quả. Đặc biệt bệnh phấn trắng là bệnh nặng nhất đã gây thiệt hại lớn đến năng
suất quả dưa chuột siêu bi và dưa chuột ăn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Việc phòng trừ sâu bệnh nói chung và bệnh phấn trắng nói riêng trên các loại
cây trồng ở nước ta vẫn đang phải dựa vào biện pháp hóa học là chủ yếu. Trong bối
cảnh hiện nay khi Việt Nam đã là một thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế
(WTO) thì việc sử dụng thuốc hoá học quá nhiều để phòng trừ bệnh gây ảnh hưởng
lớn đến chất lượng quả, sức khoẻ của người sản xuất và tiêu dùng, gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường đang là một thách thức lớn cần được giải quyết. Nghiên cứu áp
dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh có ý nghĩa to lớn, đáp ứng

-1-


các yêu cầu trong sản xuất nông sản hàng hóa đồng thời có thể giảm thiểu những tác
động bất lợi tới môi trường đảm bảo phát triển bền vững. Việc khảo sát đánh giá
hiệu quả của các chế phẩm sinh học đến chất lượng và năng suất cây trồng cũng như
ảnh hưởng của chế phẩm đến môi trường là rất quan trọng để tìm ra lọai chế phẩm
thực sự hiệu quả đối với từng loại bệnh, đây là lý do để học viên thực hiện đề tài
“Nghiên cứu sử dụng xạ khuẩn Streptomyces để sản xuất chế phẩm sinh học
phòng trừ bệnh nấm phấn trắng trên cây đậu tương và dưa chuột”.
Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm chế phẩm xạ khuẩn Streptomyces trong
phòng trừ nấm phấn trắng gây hại cây đậu tương và dưa chuột góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất, an toàn với môi trường và sức khỏe của con người.
Nội dung của đề tài:
- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học xạ khuẩn Streptomyces (SM19) đến tác
nhân gây bệnh phấn trắng
-

Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm xạ khuẩn SM19 trong phòng trừ bệnh phấn
trắng trên cây đậu tương và dưa chuột

-2-


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh phấn trắng và tác hại của bệnh phấn trắng đối với cây trồng
1.1.1.Đặc điểm hình thái của nấm phấn trắng
Trong giai đoa ̣n đầ u của khoa ho ̣c về nấ m

, mố i quan hê ̣ giữa bào t ử nang

Erysiphacae (Erysyphacean ascocarps) và dạng bào tử vẫn còn chưa xác đinh.
̣ Kiế n
thức về mố i quan hê ̣ này dầ n dầ n đươ ̣c sáng

tỏ. Nhiề u tác giả đã mô tả và vẽ các

hình thái khác nhau n ày theo những tên và loài khác nhau có thể được phân biệt
thông qua đă ̣c điểm của cành bào tử phân sinh (conidiophores). Hình thái bào tử đă ̣c
biê ̣t có mố i tương quan với hình thái c ủa quả thể (cleistothecial). Các bào t ử của

nấm phấn trắng là cực kỳ đa dạng và không thể sử dụng cho mục đích phân loại

.

Lựa cho ̣n này đã đươ ̣c nhiề u tác giả chấ p nhâ ̣n và có ảnh hưởng lớn đế n sự phát
triể n phân loại hình thái của nấ m Erysiphaceae .
+ Sợi nấ m (Mycelium): Sơ ̣i nấ m (Mycelium) của Erysiphe, Microsphaera,
Unciula, Sphaerotheca, Podosphaera và hầu hết các giống khác là d ạng biể u sinh
(epiphytic), sống trên bề mặt thực vật. Các sợi nấm bán nội sinh được tìm thấy ở
các loài Phyllactinia và Pleochaeta . Sợi nấm bám bề mặt đi vào trong mô lá thông
qua lỗ khí khổng và hình thành sợi nấm bên trong. Tuy nhiên, loài Leveillula, sợi
nấm dạng nội sinh nhiều hơn, mặc dù những loài của gen này thường sản sinh ra
những đám sợi dày đặc bao phủ ở bên ngoài.
Ban đầu sợi nấm phấn trắng là trong suốt, có vách ngăn, vách mỏng. Tế bào
sợi nấm là đơn nhân và không bào, hốc nhỏ. Chiều rộng có kích thước khác nhau từ
2 – 10 µm, chiều dài từ 20 – 150 µm. Sợi phân nhánh nhiều hoặc ít góc phải. Sợi
nấm mọc có nhiều hình dạng khác nhau, chúng có thể mọc thẳng hoặc ngoằn ngoèo
hoặc quặp và có thể chóng phai mờ hoặc ít hoặc nhiều dai dẳng, bền bỉ. Đây cũng là
đặc điểm hình thái để phân loại nấm.
+ Giác bám (appressoria): Giác bám là bộ phận mọc bên cạnh sợi nấm, chúng
có chức năng gắn sợi nấm vào bề mặt của cây ký chủ và bắt đầu vòi hút. Giác bám
cũng xuất hiện ở cuối ống mầm của bào tử. Theo Boesewinkel (1982b) đã chia
thành 4 loại giác bám [15].

-3-


- Giác bám không phân biệt rõ: loại này có đặc điểm bằng sự phình chiều rộng
của sợi nấm. Trên tất cả nó được tìm thấy ở các loài khác nhau của Sphaerotheca,
e.g. Sph. Epilobii, fugax hoặc fusca.

- Giác bám phân biệt rõ, dạng núm lồi: loại này phân bố rộng ở họ
Erysiphaceae (ví dụ Erysiphe sect. Golovinomyces, Arthrocladiella, một vài loài
Sphaerotheca và Podosphaera). Giác bám thì không dạng thùy nhưng bề mặt có thể
có một vài khía tròn nhỏ.
- Giác bám phân biệt rõ, dạng thùy: dạng này thường phân thùy không đều,
phạm vi rộng từ thùy nhẹ đến dạng nhiều thùy. Một sự phân chia rõ giữa giác bám
thùy nhẹ hoặc thùy ở mức độ vừa phải và loại nhiều thùy hầu như thực hiện được.
Có sự dịch chuyển khác nhau giữa dạng núm lồi và dạng thùy. Giác bám dạng thùy
như loài Erysiphe sect. Erysiphe, Microsphera và Uncinula.
- Giác bám phân biệt rõ, dạng núm lồi hình móc hoặc thon dài: đây là loại đặc
biệt được thấy ở một vài loài của Phyllactinia.
+ Ống hút (haustoria): Là bộ phận cung cấp thức ăn. Ống hút này mọc từ
trung tâm của giác bám. Dưới kính hiển vi quang học đều cho thấy ống hút đều có ít
hoặc nhiều cấu trúc dạng thùy. Ống hút dạng nhiều thùy của loài Blumeria
graminis. Cấu trúc thực của bộ phận này rất phức tạp. Vì vậy đặc điểm của cấu trúc
này không dung để phân loại.
+ Cành bào tử phân sinh (Conidiophores): Cành bào tử phân sinh cũng có
nhiều đặc điểm để phân loại nấm phấn trắng ở giai đoạn vô tính. Cành bào tử phân
sinh của các loài Oidium có vài vách ngăn, vách ngăn ở đáy được gọi là vách chân
đáy, thường từ 1 – 3 vách, một vài trường hợp nhiều hơn, hiếm khi ít hơn. Chiều dài
của những vách này khác nhau và thường là đặc điểm đặc trưng của loài. Chúng có
thể ngắn, dài hoặc trung bình, có một vách dài và có thể có theo một hoặc hai vách
ngắn hơn. Vách có khả năng sinh ra thì luôn ở gần tận cùng. Tiếp theo vách chân
đáy là vách có khả năng sinh sản. Bước đầu tiên được đánh dấu bằng sự kéo dài của
vách này, tiếp theo là sự phân chia hình thành một bào tử đầu tiên ở đỉnh, và một
vách ở phía dưới duy trì khả năng kéo dài của nó. Quá trình này có thể lặp lại, do đó
số lượng bào tử ban đầu có thể tăng. Vì vậy, vách đi theo được xếp là vách sinh sản
và có khả năng sinh ra số lượng bào tử khác nhau.

-4-



+ Bào tử vô tính (Conidia): Bào tử của họ Erysiphaceae là bào tử phân sinh,
chúng được sinh ra ở dạng chuỗi (dạng Euoidium của giống Oidium) hoặc dạng đơn
(dạng Pseudoidium của giống Oidium, Ovulariopsis, Streptopodium). Sự phát triển
trạng thái bào tử của nhiều loài (đăc biệt Erysiphe sect. Erysiphe) trải qua chu kỳ
một ngày đêm. Sự hình thành giác bám và phân chia tế bào sinh sản, quá trình
rụng, phát tán và nảy mầm bào tử loài Erysiphe polygoniss. Salmon xuất hiện chủ
yếu trong giai đoạn có ánh sang trong ngày. Ở loài Erysiphe beta mỗi cành bào tử
hình thành một bào tử trong 24 giờ và bào tử này hoàn toàn phân biệt được và
trưởng thành vào buổi trưa.
Bào tử không màu, đơn bào và một nhân, có không bào, vách tế bào mỏng
có chưa nhiều giọt dầu và nhiều hạt nhỏ. Không bào có thể chưa nước, chuyển
động brown của các hạt đôi khiquan sát thấy được. Bào tử của một số giống như
Sphaerotheca, Podosphaera, Cystotheca hoặc Sawandaea có chứa các hạt khúc xạ
trông thấy rõ, các loại này thường được biết đến dưới thể sợi xơ. Bản chất của cấu
trúc này hiện vẫn còn chưa rõ.
Bào tử có kích thước chiều dài: chiều rộng từ 5µm (vi bào tử của
Sawandaea) đến – 110 µm (Oidiopsis macrospora) nhưng kích thước bào tử
thường rất khác nhau Kích thước bào từ ở một mẫu thu được phụ thuộc vào các
yếu tố khác nhau như độ ẩm, cây ký chủ và tuổi của lá cây ký chủ và mùa vụ. Bào
tử có thể khác nhau về kích thước và hình dạng tùy thuộc vào ở mặt trên hay mặt
dưới của lá. Tỷ lệ dài/rộng và hình dạng thường không đổi và có thể sử dụng nhiều
trong phân loại. Hình dạng lại có sự khác biệt lớn và có ý nghĩa trong phân loại.
Bào tử có đặc tính lưỡng hình đã được biết đến ở loài Levellula và Streptopodium.
Hình dạng khác nhau của bào tử là đặc trưng cho loài và là đặc điểm trong
phân loại nấm phấn trắng. Bào tử phấn trắng thường có dạng hình trứng, quả chạnh,
hình elip, hình trụ, hình vại, hình lưỡi mác, hình chùy, hình lưỡi mác ngược, hình
trụ với đáy tròn đầu hơi nhọn, dạng bào tử mỉco và macro.
Bào tử của loài Ovulariopsis hầu hết có hình chùy hoặc hình thoi. Loài

Phyllactinia angulata bào tử có hình góc, loài Leveillula lanuginosa và saxaouli
chỉ hình thành bào tử dạng hình trụ có đai hình nhẫn ở đỉnh.

-5-


+ Sự nảy mầm của bào tử (Germination): Sự nảy mầm của bào tử phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ và ẩm độ. Trên cây ký chủ, bào tử nảy mầm với ống mầm đầu
tiên phát triển thành sợi nấm. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến khả năng
nảy mầm của bào tử. Thời gian cần thiết cho sự nảy mầm từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc (độ dài và phát triển đầy đủ của ống mầm) phụ thuộc vào từng loài riểng biệt,
ví dụ như bào tử dạng Pseudoidium nảy mầm nhanh hơn (khoảng 5 giờ) trong khi
đó bào tử Euoidium thuộcloài Erysiphe cần khoảng từ 8 đến 10 giờ.
Ống mầm đang phát triển thường có tính hướng sáng dương hoặc âm tính
(tính hướng nắng). Tuy nhiên tính hướng nắng không phải ở tất cả các loài, nó
còn giảm đi theo độ trưởng thành. Sự sinh trưởng của ống mầm hướng tới và
gắn vào lá cây có thể được kích thích bởi tính hướng sáng dương của ống mầm
với ánh sáng xanh.
Ống mầm có thể phát triển theo hướng từ đỉnh hoặc ở bên của bào tử. Đây là
điểm đặc biệt dùng để phân loại. Ống mầm của bào tử ở hầu hết các loài như
Erysiphe, Microsphaera, Uncinula và Arthrocladiella bắt đầu từ một đầu của bào
tử. Các loài Erysiphe sect. Galeopsidis, Sphaerotheca, Podosphaera, Cystotheca và
Sawadaea có ống mầm mọc từ bên cạnh. Hình dạng và kích thước của cấu trúc này
có thể rất khác nhau nhưng thường là đặc thù. Những loài Erysiphe sect, Erysiphe,
Galeopsidis, Microsphaera, Uncinula và các giống có liên kết với chúng thường
được đặc trưng bởi ống mầm ngắn hơn với giác bám dạng thùy. Các loài Erysiphe
sect. Golovinomyces và Arthrocladiella hầu hết có ống mầm dài vừa phải với giác
bám dạng hình chùy ở cuối. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng giác bám cuối không
phải lúc nào cũng có. Ống mầm bào tử các loài như Podosphaera, Cystotheca,
Sphaerotheca sect. Sphaerotheca và Sawadaea thường mảnh và dài mà không có

giác bám riêng biệt ở đỉnh ( Waksmen, 1961) [32].
1.1.2. Tác hại của bệnh phấn trắng đối với cây đậu tương và cây dưa
chuột
Bệnh phấn trắng phát sinh khá phổ biến trên các loại đậu đỗ trong mấy năm
gần đây, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh rau và các vùng trồng nhiều loại đậu
đỗ. Bệnh hại các phiến lá là chủ yếu. Lúc chớm bệnh, trên phiến lá có từng vết nhỏ

-6-


màu xanh bình thường, dần dần chuyển sang màu vàng. Vết bệnh lan rộng dần và
phủ một lớp nấm dày như bột trắng khắp phiến lá. Lớp nấm có màu tro xám, mịn
phụ hết bề mặt lá khiến lá mất khả năng quang hợp, chuyển sang vàng úa khô dần
và lụi đi. Cây bị kém phát triển, quả lép, năng suất giảm. Nấm Erysiphe Communis
G là tác nhân gây ra bệnh. Trong giai đoạn sinh trưởng của đậu đỗ mà điều kiện thời
tiết ẩm nóng ấm dần, nấm bệnh sẽ phát triển mạnh. Trên đậu đỗ vụ đông xuân, bệnh
thường hại nặng ở vụ vào tháng 3 – 4, nặng hơn nữa nếu đất đai màu mỡ và được
bón nhiều đạm.
Đối với những cây họ bầu bí nói chung và cây dưa chuột nói riêng, bệnh
phấn trắng xuất hiện phá ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những
chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc
như bột phấn, bao trùm cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá
khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện cả thân, cành, hoa làm hoa
khô và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp. Bệnh
phát triển gây hại mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, tuy nhiên điều kiện khô hanh lại
thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm trên đồng ruộng. Đặc biệt, bệnh phấn trắng
gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên ( Ngô Thị
Xuyên, 2005) [10].

Hình1.1. Bệnh nấm phấn trắng trên cây dưa chuột

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên cây trồng

-7-


Nấm phấn trắng là tác nhân gây bệnh cho nhiều loại cây trồng trên thế giới.
Bệnh làm giảm đáng kể đến năng suất của nhiều loại cây trồng. Theo Limkaisang
và cộng sự (2006) nấm thuộc họ Erysiphales là tác nhân gây bệnh phấn trắng trên
10.000 loài cây hạt kín, những loài cây ký chủ của nấm phấn trắng chủ yếu phân bố
và gây hại ở các vùng khí hậu ôn đới. Tuy nhiên phấn trắng cũng gây hại nhiều loài
cây trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới [22].
Bệnh gây hại một số cây công nghiệp như cây cao su (Shaw, 1967), trên cây
điều (Sijaona và cộng sự, 2001), đậu tương…Trên cây đậu tương, bệnh gây hại ở
nhiều vùng trồng đậu tương trên thế giới như ở các nước châu Á gồm Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ở châu Mỹ gồm Mỹ, Achentina…[28,30]. Bệnh
gây thành dịch ở Hàn Quốc vào năm 1998, làm nhiều vườn bị giảm 65-70% năng
suất (Shin, 2000) [28]. Ở Tỉnh Oita, đảo Kyushu Nhật Bản năm 1998, bệnh phấn
trắng trên đậu tương bùng phát thành dịch làm giảm đến 35 – 40% về sản lượng
(Hasama và Kato, 2000) [18].
Bệnh phấn trắng gây hại trên cây cao su ở nhiều nước trồng cao su trên thế
giới, bệnh làm giảm đáng kể đến năng suất mủ của cây, làm kéo dài thời gian cây ở
giai đoạn kiến thiết cơ bản. Tác nhân gây bệnh do nấm Oidium heveae. Loài gây hại
này cũng chưa tìm được giai đoạn hữu tính của nấm, vì vậy theo hệ thống phân loài
mới dựa vào đặc điểm phân tích hình thái và sinh học phân tử so sánh với các loài
gây hại đã xác định được giai đoạn hữu tính. Các mẫu nấm phấn trắng thu thập
được từ các nước Malaysia, Thái Lan, Brazil được phân tích theo hệ thống phân loại
mới, kết quả cho thấy trình tự chuỗi gen đồng nhất 100% với nấm loài phấn trắng
Erysiphe sp. gây hại trên cây Quercus phillyraeoides của Nhật Bản (Limkaisang và
cộng sự, 2005) [21].

Bệnh phấn trắng gây hại trên 500 loài cây sổi ở nhiều nước thuộc Châu Á,
Châu Âu và Bắc Mỹ …Một số loài phấn trắng gây hại trên cây này như Erysiphe
abbreviate, E. alphitoides, E. calocladophora, E. extensa và E. hypophylla. Loài E.
alphitoides s.lat là phổ biến hơn và phân bố rộng rãi trên nhiều loài cây sồi và nhiều
khu vực trồng, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Âu (Nomura, 1997) [27].

-8-


Trên cây ăn quả bệnh phấn trắng gây hại như trên xoài, trên cây có múi như
cam và chanh, cây nho…Nấm phấn trắng gây hại cây đào ở vùng New South Wales
(Australia), nơi mà cây này trồng gần những vườn cây hoa hồng. Phấn trắng trên
cây hoa hồng sinh sản theo chu trình đa vòng, trên cây đào sự phát triển của nấm
theo chu trình đơn, hầu hết nó chỉ gây hại cây đào vào mùa xuân. Nấm xâm nhiễm
gây hại lá và quả đào, làm giảm đáng kể đến năng suất.
Bệnh phấn trắng gây hại rất nhiều loại rau như: dưa chuột, bí xanh, bí đỏ,
dưa hấu, Atiso, đậu đỗ, củ cải đường, cà rốt, trứng gà, rau diếp, củ cải vàng, đậu Hà
lan, ớt ngọt, mướp đắng, rau hung…(McCain, 1994). Hiệp hội bệnh cây của Nhật
Bản (2000) đã ghi nhận có 4 loài phấn trắng gây hại trên dưa chuột ở Nhật Bản:
Erysiphe polygoni, Oidiopsis sicula, Oidium sp. của loại polygoni và Sphaerotheca
cucurbitae. Nghiên cứu trước đây của Nhật Bản đã cho thấy chỉ có 2 loài gây hại
trên dưa chuột, sau đó xuất hiện thêm 2 loài mới nữa, sự phân loại này dựa vào đặc
điểm hình thái và phân tích sinh học phân tử [23].
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh
1.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về vi khuẩn đối kháng
Nhóm vi khuẩn đối kháng bệnh cây trồng rất đa dạng bao gồm hang loạt các
loài vi khuẩn như Agrobacterium, Bacillus, Streptomyces, Burkhoderia,
Pseudomonas… được chỉ rõ hiệu quả đối kháng với mầm bệnh trong đất.
* Cơ chế tác động của một số vi khuẩn đối kháng: Bakker và cộng sự (2007)
các chủng của vi khuẩn Pseudomonas kháng nấm đều có cơ chế sidorophore và có

thể tham gia vào cơ chế kháng nấm. Tìm hiểu cơ chế kháng nấm, ông còn cho rằng
các chủng Pseudomonas fluorescens vừa có khả năng đối kháng nấm có thành tế
bào được cấu tạo chủ yếu với chitin, vừa có khả năng đối kháng với nấm có thành tế
bào có cấu tạo chủ yếu với glucan, có sự tham gia của chất kháng sinh và
endochitina [14]. Theo tác giả Diby và cộng sự (2006), vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens sản sinh các chất kích thích sinh trưởng như: gibberellin, cytokinin và
axit acetic [17].
Theo Weller (2007), vi khuẩn Pseudomonas spp. là các vi khuẩn nhuộm gram
âm, sinh trưởng mạnh ở vùng rễ của cây, có khả năng đối kháng với các loại nấm

-9-


tồn tại trong đất. Pseudomonas có nhiều dòng khác nhau, tuỳ từng cây và các điều
kiện sinh thái khác nhau mà nó có tính thích ứng riêng đối với mỗi một loại tác
nhân gây bệnh cây trồng. Vi khuẩn Pseudomonas có một số đặc tính: có khả năng
nhân sinh khối nhanh trong điều kiện nhân tạo, kích thích hạt nảy mầm và hệ rễ cây
phát triển, nâng cao hệ thống tự phòng bệnh của thực vật, có khả năng ức chế được
sự phát triển sợi nấm của một số tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất [33].
Theo tác giả Kyung Seok Park và cộng sự (2008), sản phẩm EXTN-1 gồm vi
khuẩn đối kháng Bacillus vallismortis (dạng viên và dạng lỏng), nếu dạng viên kết
hợp với than bùn non [20]. Cơ chế tác động của EXTN-1:
- EXNT- 1 được phân tích bởi sự bài tiết vật chất hoá học của rất nhiều chủng
loại. Đặc biệt, chất kết hợp của 2 loại chất sau được coi là vật chất tăng cường
kháng bệnh mạnh nhất: Cyclo dipeptide và Cyclo depsipeptide
- EXTN-1 chứa Pr- protein có khả năng ngăn ngừa dịch bệnh cho cây. Các Prprotein có sự hoạt động của kháng thể vi sinh vật (anti-microbial activity) có tác
dụng ngăn cản men sinh vật gây bệnh thâm nhập vào thực vật. Trong các loại Prprotein thì Pr-1a là chất đạm có sức đề kháng tiêu biểu nhất.
- Sức đề kháng vật lý của EXTN-1: thúc đẩy hình thành Callus, ngăn chặn lây
lan bào tử vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh, phòng ngừa sự hình thành vi khuẩn gây
bệnh phụ. Tế bào hình thành Callus dầy và Lignin kết hợp lại làm cho cường độ tế

bào nâng cao sẽ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh ở tế bào biểu bì. Bản
thân vật chất phát sinh trong quá trình hình thành Ligin có độc tính trong vi khuẩn
gây bệnh và các bệnh lây nhiễm kèm theo.
* Khả năng phòng trừ của một số vi khuẩn đối kháng: Theo kết quả nghiên
cứu của tác giả Galindo (1992), đã tiến hành nghiên cứu nhiều thí nghiệm để kiểm
tra khả năng phòng trừ sinh học đối với nấm P. palmivora ở cây ca cao bằng sử
dụng các vi sinh vật đối kháng như Bacillus spp. và Pseudomonas fluorescens cũng
đã đem lại một số thành công [19].
Các tác giả Diby và cộng sự (2006), cho rằng vi khuẩn đối kháng
Pseudomonas fluorescens có khả năng hạn chế sự phát triển của một số tác nhân
gây bệnh tồn tại trong đất. Các nguồn vi khuẩn này được nghiên cứu trong phòng

- 10 -


trừ bệnh do nấm Phytophthora capsici gây thối rễ cây hồ tiêu, hiệu quả phòng trừ
đạt 70% trong điều kiện phòng thí nghiệm. Theo dõi sau 4 tháng cho hiệu quả kích
thích sinh trưởng thân lá cây hồ tiêu tăng hơn 57,15% trong điều kiện nhà lưới [17].
1.2.2.2. Nghiên cứu về xạ khuẩn đối kháng
* Đặc điểm hình thái và sinh học của xạ khuẩn: Theo Waksman, 1961, trong
một gam đất có khoảng 29.000 - 2.400.000 mầm xạ khuẩn, chiếm 9 - 45% tổng số
vi sinh vâ ̣t (VSV). Trên môi trường đặc, hệ sợi của xạ khuẩn phát triển thành 2 loại:
một loại cắm sâu vào môi trường gọi là hệ sợi cơ chất (khuẩn ty cơ chất - substrate
mycelium) với chức năng chủ yếu là dinh dưỡng. Một loại phát triển trên bề mặt
thạch gọi là hệ sợi khí sinh (khuẩn ty khí sinh - aerial mycelium) với chức năng chủ
yếu là sinh sản. Nhiều loại chỉ có hệ sợi cơ chất nhưng cũng có loại (như chi
Sporichthya) lại chỉ có hệ sợi khí sinh. Khi đó HSKS vừa làm nhiệm vụ sinh sản
vừa làm nhiệm vụ dinh dưỡng. Độ dài của khuẩn ty xạ khuẩn trong giai đọan phát
triển là 11 m/giờ [32].
Xạ khuẩn có cấu trúc tế bào tương tự như vi khuẩn Gram dương, toàn bộ cơ

thể chỉ là một tế bào bao gồm các thành phần chính: thành tế bào, màng sinh chất,
nguyên sinh chất, chất nhân và các thể ẩn nhập. Thành tế bào của xạ khuẩn có kết
cấu dạng lưới, dày 10 - 20 nm có tác dụng duy trì hình dáng của khuẩn ty, bảo vệ tế
bào. Thành tế bào gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng dày khoảng 60-120A0, khi già có thể
đạt tới 150-200A0, lớp giữa rắn chắc, dày khoảng 50A0, lớp trong dày khoảng
50A0. Các lớp này chủ yếu cấu tạo từ các lớp glucopeptide bao gồm các gốc N axetyl glucozamin liên kết với N - axetyl muramic bởi các liên kết 1,4 - glucozit.
Khi xử lý bằng lyzozym, các liên kết 1,4 - glucozit bị cắt đứt, thành tế bào bị phá
huỷ tạo thành thể sinh chất (protoplast), cấu trúc sợi cũng bị phá huỷ khi xử lý tế
bào với hỗn hợp este chlorofom và các dung môi hoà tan lipit khác. Nguyên nhân
là do lớp ngoài cùng có cấu tạo chủ yếu bằng lipit (thành HSKS có nhiều lipit hơn
so với HSCC) khác với nấm. Thành tế bào xạ khuẩn không chứa xenllulose và kitin
nhưng chứa nhiều enzym tham gia vào quá trình trao đổi chất và quá trình vận
chuyển vật chất qua màng tế bào. Streptomyces sản xuất bào tử, nó thường có mùi
mà kết quả là từ một biến động chất chuyển hóa geosmin. Streptomyces đóng vai trò

- 11 -


là vi sinh vật phân hủy rất quan trọng. Chúng cũng sản xuất hơn một nửa số thuốc
kháng sinh của thế giới và đó là sản phẩm có giá trị lớn trong lĩnh vực y tế
(Taechowisan, 2007) [31].
* Khả năng phòng trừ bệnh của một số loài xạ khuẩn: Trong số các loại vi
sinh vật có khả năng đối kháng với nấm thì xạ khuẩn có tỷ lệ đối kháng cao (40 60%). Vì vậy, việc tìm kiếm các chủng xạ khuẩn đối kháng để áp dụng vào công tác
bảo vệ thực vật có tầm quan trọng đặc biệt. Sở dĩ xạ khuẩn đối kháng có tỷ lệ đối
kháng cao vượt trội như thế là nhờ vào khả năng hình thành chất kháng sinh của xạ
khuẩn. Chất kháng sinh có nguồn gốc thiên nhiên và các sản phẩm cải biến của
chúng bằng con đường hóa học có khả năng tác dụng chọn lọc đối với sự phát triển
của vi sinh vật, tế bào ung thư ở ngay nồng độ thấp. Như vậy, tác dụng của chất
kháng sinh không chỉ bó hẹp trong phạm vi bảo vệ cây trồng mà còn tiến xa trong
các lĩnh vực khác như y học, dược phẩm. Trong số 8000 chất kháng sinh hiện biết

trên thế giới có trên 80% là có nguồn gốc từ xạ khuẩn. Vì vậy việc tìm kiếm, nghiên
cứu và ứng dụng các chất kháng sinh có nguồn gốc xạ khuẩn đang được quan tâm
phát hiện. S. aureofaciens là một trong những loài xạ khuẩn nổi tiếng. Xạ khuẩn này
có ứng dụng trong y học như sản xuất kháng sinh tetracyclin, thuốc chống sốt
(Taechowisan et al., 2007). Streptomyces misionensis có khả năng đối kháng với
nấm Fusarium gây bệnh thối gốc và héo trên cây hoa lily (Chung et al., 2011).
Chất kháng sinh có trong Streptomycetes có khả năng ức chế sự phát triển
của Phoma medicaginis var. medicaginis Malbr.& Roum., tác nhân chính gây bệnh
đen thân và đốm lá trên cỏ linh lăng. Chất kháng sinh do các chủng xạ khuẩn đối
kháng sinh ra cũng như chính bản thân xạ khuẩn được quan tâm trong bảo vệ thực
vật vì chúng thỏa mãn được những tính chất cần thiết để sử dụng trong việc bảo vệ
thực vật như:
+ Không gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Ở một
nồng độ thích hợp, các chất kháng sinh này còn kích thích kh ả năng nảy mầm của
hạt và sinh trưởng của cây.
+ Không gây độc hại cho người và gia súc.
+ Có hiệu lực trong một thời gian nhất định ở ngoài môi trường tự nhiên.

- 12 -


+ Một đặc điểm quan trọng thể hiện tính ưu việt của chế phẩm thuốc là có tác
dụng tiêu diệt các sinh vật một cách có chọn lọc: kháng nấm mốc mạnh, kháng các
nhóm vi khuẩn Gram(+) hơi yếu, với vi khuẩn Gram(-) không thể hiện rõ tính đối
kháng…[16,31].
1.1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu bệnh phấn trắng trên xoài
- Tình hình gây hại của bệnh: Theo tác giả Akhtar và cộng sự (2000) tác
nhân gây bệnh phấn trắng trên cây xoài là nấm Oidium mangiferae, bệnh gây hại
nặng ở nhiều vùng trồng xoài của Pakistan. Nấm bệnh tấn công gây hại các phần
mô non của lá, hoa và quả xoài. Ở những vùng dịch bệnh tỷ lệ gây hại trên hoa lên

đến 100%. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ: 20 – 250C và
độ ẩm cao. Tác nhân gây bệnh sống sót từ vụ này sang vụ khác ở dạng sợi trên búp
và trên lá già [12].
- Biện pháp phòng trừ bệnh: Nhiều biện pháp đã được áp dụng phòng trừ
bệnh phấn trắng trên cây xoài. Tác giả Moshe Reuvenivà cộng sự (1998) đã sử dụng
kết hợp giữa dung dịch di-potassium hydrogen orthophosphate, K2HPO4 (DKP) và
potassium di-hydrogen orthophosphate, KH2PO4 (MKP) với các loại thuốc hóa học
trừ nấm phun cây và cho biết các dung dịch này có hiệu quả phòng trừ cao với nấm
phấn trắng gây hại chùm hoa và quả non xoài. Công thức xử lý kết hợp các loại
thuốc trừ nấm phổ biến và dung dịch 1% mono-potassium phosphate (MKP) cho
hiệu quả cao hơn nhiều so với công thức chỉ sử lý thuốc hóa học. Vì vậy phân lân
bón lá có ý nghĩa lớn trong phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây xoài [24].
Nofal và cộng sự (2005) đã nghiên cứu các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho
thấy sử dụng các hợp chất tự nhiên thân thiện với môi trường có khả năng phòng trừ
bệnh. Các tác giả đã cho biết các tác nhân phòng trừ sinh học (BCAs) (Verticillium
lecanii, Bacillus subtilis và Tilletiopsis minor); muối khoáng (dung dịch phosphate,
KH2PO4); antitranspirant (kaolin) and antioxidant (ascorbic acid) ứng dụng riêng rẽ
hoặc kết hợp và sử dụng luân phiên với thuốc hóa học có hiệu quả cao trong phòng
trừ bệnh phấn trắng trên cây xoài [26].

- 13 -


1.1.2.4. Một số kết quả nghiên cứu về bệnh phấn trắng trên cam quýt
Theo Woo-Nang Chang (2003), bệnh phấn gây hại ở nhiều nước Châu Á.
Các giống trồng có mức độ nhiễm bệnh khác nhau. Ở Ấn Độ giống quýt, cam ngọt
dễ nhiễm bệnh phấn trắng nhất. Ở tỉnh Java của Indonesia và Philippin bệnh lây
nhiễm nhiều trên các giống quýt. Tác nhân gây bệnh phấn trắng được xác định là
Oidium tingitaninum [34].
Bệnh phấn trắ ng thường gây hại ở bộ phận lá non hoặc búp của cây cam. Trên

bề mặt lá xuất hiện một lớp bột phấn màu trắng, lớp bột phấn này là bào tử của nấm.
Nấm thường phát tán từ vùng này sang vùng khác nhờ các luồng gió thổi. Bệnh phát
sinh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, vì vậy để giảm thiểu sự gây hại của
bệnh thường phải đốn tỉa cành, tạo tán, làm cho vườn thông thoáng, không trồng ở
nhưng nơi thiếu ánh sáng [34].
Theo Motokura (2004), bệnh phấn trắng gây hại trên giống cam Jasmins ở tỉnh
Okin White. Nấm gây hại bộ phận lá và cành non. Bào tử hình quả trứng hoặc elip.
Bào tử dạng đơn đính trên cành bào tử, đôi khi ở dạng chuỗi gồm 2 – 6 bào tử, dạng
này thường xuất hiện trong điều thời tiết có độ ẩm cao. Giác bám trên ống theo
dạng lobal. Không quan sát thấy giai đoạn hữu tính của nấm, vì vậy tạm thời phân
loại dựa vào giai đoạn vô tính và lấy tên là loài Oidium subgenus [25].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.3.1. Ý nghĩa kinh tế và tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên một
số cây trồng ở Việt Nam
Bệnh phấn trắng được xác định là loại bệnh gây hại trên rất nhiều loại cây
trồng có giá trị ở Việt Nam. Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea Stein gây hại
trên cây cao su ở mọi độ tuổi của cây, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản đến
vườn cao su giai đoạn kinh doanh khai thác mủ. Bệnh thường gây hại nặng vào giai
đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới và đầu mùa xuân hàng năm. Bệnh phát triển và
gây hại nặng gây rụng lá, làm chậm thời gian khai thác mủ dẫn đến giảm sản lượng
mủ (30- 35%) ở vườn cao su giai đoạn kinh doanh và làm chậm tốc độ sinh trưởng,
phát triển thậm chí có thể gây chết cây ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ
bản cũng như ở vườn nhân và vườn ươm giống (Phan Thành Dũng, 2004) [2].

- 14 -


×