Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DON YEU CAU CONG NHAN THINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.42 KB, 6 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mường Khoa, ngày 18 tháng 5 năm 2017
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:

- Phòng GD&ĐT
- Hội đồng Sáng kiến huyện Bắc Yên

Họ và tên tôi là:
Số
TT

1

Họ và tên

Vũ Đức Thịnh

Ngày tháng
Chức
Nơi công tác
năm sinh
danh

10/9/1980

THCS
Mường
Khoa



Tỷ lệ (%) đóng
Trình độ
góp vào việc tạo
chuyên môn
ra sáng kiến

Giáo Cử nhân sư
viên phạm kỹ thật
công nghệ

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông
tin - Sử dụng hình ảnh động để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ
8” ở trường THCS Mường Khoa.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 8/9/2016 và trong năm
học 2016-2017
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Với mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng như nâng cao hiệu quả
giảng dạy thì cần ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đặc biệt là sử dụng các
hình ảnh động có liên quan đến nội dung bài dạy giúp học sinh hiểu một cách đầy
đủ về nguyên lí hoạt động của các cơ cấu hoặc các máy. Giúp các em hiểu rõ tường
tận vấn đề, giáo viên không phải mất nhiều thời giờ để giải thích, góp phần đáng
kể nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời giúp học sinh hiểu bài hơn, có hứng
thú trong học tập. Sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng hình
ảnh động để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ 8” ở trường THCS
Mường Khoa, với giải pháp bổ sung hình ảnh động vào trong các tiết dạy để nâng
cao chất lượng dạy và học là một nội dung xuyên suốt của sáng kiến này. Khi tiến

hành bổ sung hình ảnh động vào bài cần đảm bảo những vấn đề sau:
1. Nguyên tắc bổ sung hình ảnh động.
+ Bám sát mục tiêu dạy học.
+ Nguyên tắc khoa học.


+ Nguyên tắc sư phạm.
+ Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Đảm bảo tính hệ thống.
+ Đảm bảo tính thực tiễn.
2. Cơ sở bổ sung hình ảnh động trong dạy học môn Công nghệ 8
+ Dựa vào mục tiêu dạy học của chương trình, của từng bài.
+ Dựa vào nguyên tắc, mục tiêu biên soạn sách giáo khoa mới của bộ giáo dục
và đào tạo là giảm thông báo kiến thức, tăng lượng hình ảnh.
+ Dựa vào cách trình bày nội dung sách giáo khoa theo hướng gợi mở, nêu vấn
đề, cung cấp thông tin qua hình ảnh.
+ Dựa vào chức năng của hình ảnh động.
+ Dựa vào trình độ nhận thức của học sinh.
3. Quy trình sử dụng hình ảnh động.
+ Nghiên cứu bài dạy trong sách giáo khoa.
+ Phân tích nhu cầu:
+ Lựa chọn hình ảnh động:
* Mô hình mô phỏng.
* Vioclip.
+ Xử lý sư phạm hình ảnh động:
4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề trong sáng kiến:
Với mức độ yêu cầu học sinh tăng dần từ dễ đến khó. Trong quá trình
nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này tôi đã kết hợp sử dụng một số phương pháp
sau:
+ Phương pháp điều tra khảo sát:

* Vai trò, tác dụng:
Điều tra khảo sát việc nắm bắt kiến thức của học sinh, những thuận lợi, khó
khăn trong quá trình áp dụng đề tài từ đó có kế hoạch, biện pháp phù hợp trong
quá trình giảng dạy với từng lớp để đạt được kết quả học tập tốt. Khảo sát chương
trình, tìm hiểu những tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
* Các bước tiến hành:
Dạy thể nghiệm
Trắc nghiệm học sinh sau tiết dạy
Đối chứng kết quả đối với lớp không áp dụng sáng kiến.
Phân tích kết quả
+ Phương pháp tự học, tự nghiên cứu:


* Vai trò, tác dụng:
Tự học, tự nghiên cứu giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kĩ năng giảng dạy
của mình, tự nghiên cứu dựa vào các tài liệu có sẵn như sách giáo khoa, sách bài
tập, sách giáo viên và một số tài liệu như: “Dạy học công nghệ THCS theo hướng
đổi mới”; “ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học”; Phần mềm Microsoft
Power Point; Cách vào mạng tìm kiếm tài liệu; học tập qua đợt tập huấn.... Mỗi
giáo viên phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, để phù hợp với sự đổi mới hiện nay.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Nghiên cứu nội dung sánh giáo khoa, quan sát hình ảnh.
Bước 2: Tìm hiểu để tìm ra kiến thức.
Bước 3: Trình bày kiến thức tìm được.
Bước 4: Chốt lại để khẳng định kiến thức.
+ Phương pháp dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm:
* Vai trò, tác dụng:
Dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm
quý báu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, hình ảnh động vào bài dạy. Từ

việc dự giờ đồng nghiệp giáo viên học hỏi và trao đổi những vướng mắc của cá
nhân còn băn khăn, từ đó thống nhất được phương pháp dạy phù hợp với đối
tượng học sinh
* Biện pháp thực hiện:
Tăng cường việc dự giờ của đồng nghiệp, triển khai nội dung của sáng kiến
đến các thành viên trong tổ, cùng trao đổi với các đồng chí trong tổ để tìm ra
những biện pháp tốt nhất giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực
tế cuốc sống.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
* Vai trò, tác dụng:
Tổng kết về việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hình ảnh động
trong quá trình giảng dạy giúp cho giáo viên nhận thức được hiệu quả của việc sử
dụng hình ảnh động, từ đó đúc rút ra được những biện pháp, những bài học kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy để khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy
được những ưu điểm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy nhằm
phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh giúp nâng cao
chất lượng giảng dạy và giúp học sinh thêm yêu thích môn học.
* Các biện pháp thực hiện:
Qua dự giờ đồng nghiệp cũng như kinh nghiệm của bản thân tôi đã tự
nghiên cứu đúc rút ra những biện pháp có hiệu quả trong kĩ năng sử dụng hình ảnh
động cho học sinh, nhất là học sinh lớp 8.
So sánh thực tiễn trong quá trình thực hiện sáng kiến.


Chuẩn bị tiết dạy công phu.
Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông
tin - Sử dụng hình ảnh động để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ
8” đã được tôi áp dụng để giảng dạy cho lớp 8 B ở trường THCS Mường Khoa
trong năm học 2016-2017.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến đó: Giáo viên cần phải có kiến thức căn

bản về Công nghệ thông tin; Đơn vị cần có cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp
( Phòng học có điện lưới, máy chiếu…)
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần tích cực
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập
cho học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập, tạo môi
trường học tập vui vẻ, thoải mái và học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
Kết thúc năm học 2016-2017, sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy
ở lớp 8B , tôi nhận thấy đã có hiệu quả nhất định. Cụ thể như sau:
+ Đối với giáo viên:
Sáng kiến này giúp giáo viên nắm vững hơn về việc ứng dụng công nghệ
thông tin, sử dụng hình ảnh động trong việc giảng dạy. Giúp giáo viên thuận tiện
hơn trong việc khai thác kiến thức từ học sinh, tránh được cách dạy học theo cách
chủ quan không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh
chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức mới và chất lượng học tập của học sinh
đạt cao hơn so với lớp năm học trước không áp dụng sáng.
+ Đối với học sinh:
Học sinh nắm vững quy trình sản xuất hoặc nguyên lí làm việc của cơ cấu
hoặc của các máy.
Từ hình ảnh, hình ảnh động quan sát được giúp học sinh hiểu và rút ra được
kiến thức mới.
Học sinh hứng thú hơn với môn học, mạnh dạn đưa ra các ý kiến của mình
để trao đổi với các bạn và trao đổi với giáo viên.
Đối với cá nhân tôi nhận thấy, sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy
ở lớp 8B trường THCS Mường Khoa trong năm học 2016 - 2017, chất lượng học
tập bộ môn của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau;
Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm đạt được như sau: (lần 1)
Lớp TSHS
8A
8B


32
35

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%


TS

%

0

0

5

15,6

14

43,8

13

40,6

0

0

1

2,9

4


11,4

23

65,7

7

20,0

0

0


Kết quả bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong chương V, VI (lần 2)

Lớp
8A
8B

TSHS
32
35

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm

trung bình

Điểm yếu

Điểm
kém

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

2

6,2


8

25,0

10

31,3

12

37,5

0

0

5

14,3

8

22,8

15

42,9

7


20,0

0

0

Kết quả bài kiểm tra học kì II (lần 3)
Lớp
8A
8B

TSHS
32
35

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm
trung bình

Điểm yếu

Điểm
kém

TS


%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

4

12,5

11

34,4

13

40,6


4

12,5

0

0

18

51,4

14

40,0

3

8,6

0

0

0

0

- Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến: Hội đồng khoa học cấp trường đánh giá cao về tính

thực tiễn của sáng kiến, có thể sử dụng rộng rãi đối với các bộ môn khác, góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy của đơn vị.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mường Khoa, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Đức Thịnh




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×