THUYẾT MINH DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển
chăn nuôi lợn trang trại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
4. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2019
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 19.615,0 triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: 7.600 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 362 triệu đồng
- Nguồn khác: 11.653 triệu đồng
Phương thức khoán chi:
- Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:
- Khoán chi từng phần:
6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
Tên tổ chức: Công ty TNHH Hoà Thuận
Địa chỉ: huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
Điện thoại:
7. Chủ nhiệm Dự án:
Họ, tên:
Học hàm, học vị: KS. Chăn nuôi thú y
Địa chỉ:
Điện thoại:
8. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:
Tên cơ quan: Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi
Địa chỉ: Phường Thuỵ Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38389774
Fax : 04.37410025
9. Tính cấp thiết của dự án:
9.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam;
phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình; phía Tây giáp
tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình;
Trung tâm hành chính tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là
1
khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng trong chiến
lược khu vực phòng thủ và cả nước.
* Địa hình: Địa hình đồi, núi dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia
thành 2 vùng rõ rệt đó là:
Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều,
độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh núi
Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30-35 0, có nơi dốc
trên 400, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông
Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên
Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp,
ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-250, độ cao trung bình so với mực nước
biển từ 100-200 m.
* Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình
60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và
tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt
trong năm.
Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24 0C, cao nhất 38-390C vào tháng 6 và tháng 7,
lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm).
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-160C, thấp nhất 50C vào tháng 1 và tháng
12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2 0C, lượng mưa từ 100-200 mm
(chiếm 10% lượng mưa cả năm).
Với điều kiện khí hậu tại các vùng núi thấp như thành phố Hoà Bình,
huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Kim Bôi thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao.
* Tài nguyên đất: Thống kê đến 31 tháng 12 năm 2014, tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 460.869 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 354.984 ha
chiếm 77,02% tổng diện tích tự nhiên (diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi là
258 ha chiếm 0,06% diện tích tự nhiên, diện tích đất trồng cây hàng năm như
ngô, đậu, lạc,… là 23.323 ha chiếm 5,06% diện tích tự nhiên), diện tích đất chưa
sử dụng là 45.240 ha chiếm 9,82 % với 2.124 ha đất bằng chưa sử dụng và
26.652 ha đất đồi núi chưa sử dụng.
Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn khá lớn, đây là một tiềm
năng có khả năng khai thác nhằm phục vụ trồng cỏ, cây ngắn ngày làm thức ăn
cho gia súc trong đó có trâu, bò. Cùng với đó là diện tích trồng cây hàng năm
2
của tỉnh chiếm 23.323 ha sẽ tạo ra nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng
làm thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi hoặc chế biến tạo thức ăn dự trữ cho mùa
khô, lạnh ở các vùng núi, khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
* Giao thông: Hoà Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường
thuỷ tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến
đường quốc lộ quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, trong
tương lai là đường cao tốc Hòa Bình - Hòa Lạc - Hà Nội... Mạng lưới giao thông
phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa
phương trong tỉnh khá thuận lợi.
Với điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ, việc vận
chuyển nông sản trở lên dễ dàng, thuận tiện. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội, điều
kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá trong đó có chăn nuôi lợn.
* Tài nguyên nước: Mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các
huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là sông Đà chảy
qua các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hoà Bình với
tổng chiều dài 151 km. Hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha,
dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà
Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng
sông Hồng. Ngoài ra, Hoà Bình còn có 2 con sông lớn nữa là sông Bôi và sông
Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng
là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.
Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn,
chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở
Hoà Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên
quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.
* Tài nguyên rừng: Năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hoà Bình là 288.425 ha, chiếm 62,58% diện tích tự nhiên; trong đó diện tích
rừng sản xuất là 146.527, diện tích đất rừng phòng hộ là 146.527 ha, diện tích
rừng đặc dụng là 29.538 ha. Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng;
cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Ngoài các khu rừng phòng
hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã
đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng
xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.
Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh Hoá),
Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Vườn
3
quốc gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), Vườn Quốc gia Ba
Vì (chung với Hà Nội) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hoà Bình. Đây là
các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch.
* Tài nguyên khoáng sản: Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số
khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi...
Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn.
- Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3.
- Đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3.
- Đá vôi: trên 15 tỷ m3.
- Sét 8,935 triệu m3.
- Đôllomit, Barit, cao lanh có trữ lượng lớn, trong đó một số mỏ còn chưa
được xác định rõ về trữ lượng.
- Vàng xa khoáng.
- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 680 nghìn tấn.
- Than đá: 982 nghìn tấn cấp C1.
- Nước khoáng Kim Bôi, Lạc Sơn.
- Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản đa kim: Đồng, chì, kẽm, thuỷ
ngân, antimon, pyrit, photphorit,... có trữ lượng ở các mức độ khác nhau.
Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng,
nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp.
Có nguồn điện lực lớn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình có
tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng.
Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên là những tiền đề
rất quan trọng để tỉnh xây dựng Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
9.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình
Thống kê đến 31 tháng 12 năm 2014, dân số trung bình của tỉnh Hoà Bình
là 817.352 người, mật độ dân số là 177 người/km 2. Trong đó, dân số sống tại
khu vực nông thôn là 698.609 người chiếm 84,99% tổng dân số, dân số tại khu
vực thành thị là 118.743 người chiếm 15,1%.
Tỉnh Hoà Bình có lực lượng lao động lớn, toàn tỉnh có 550.679 người
trong độ tuổi lao động. Trong đó, số lao động nam là 275.761 người chiếm
50,08%, số lao động nữ là 274.918 người chiếm 49,92%. Số lao động làm việc
tại khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn là 87,01 % tương đương 479.167 người,
trong khi lao động làm việc tại khu vực thành thị chỉ chiếm 12,99% tương
đương 71.512 người.
Như vậy, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên lại tập chung chủ yếu
tại khu vực nông thôn. Trong khi đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ chiếm
4
một con số khiêm tốn là 19,4% trong nền kinh tế của tỉnh. Điều đó cho thấy,
hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, kéo theo thu nhập của người
dân thấp, gây ảnh hưởng tới đời sống và an sinh xã hội.
Trong 05 năm 2011-2015, kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình đã có những
bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)
bình quân hàng năm đạt 9,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần
tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; đến hết năm 2015, tỷ trọng
ngành nông nghiệp chiếm 19,4%, công nghiệp xây dựng chiếm 54%, dịch vụ
chiếm 26,6%. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 36,5 triệu
đồng, cao hơn trung bình khu vực miền núi phía Bắc khoảng 10,5 triệu đồng và
bằng 82% GRDP bình quân đầu người cả nước.
- Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn phát triển tương đối ổn định, tốc
độ tăng trưởng bình quân 05 năm khoảng 4,1%; cơ cấu sản xuất nội ngành chuyển
biến tích cực, tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi tăng lên. Ngành chăn nuôi tăng bình quân
hàng năm khoảng 6%, đến năm 2015 chiếm 25,6% giá trị ngành nông nghiệp; chăn
nuôi tập trung, quy mô trang trại ngày càng phát triển. Sản xuất nông nghiệp từng
bước gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhiều giống mới có năng
suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao được ứng dụng vào sản xuất.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng; bộ
mặt nông thôn từng bước được đổi mới, hạ tầng kinh tế - xã hội chuyển biến rõ
rệt, đời sống nông thôn được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo; các điều
kiện về giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt
động; quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, an ninh trật tự nông thôn được
giữ vững. Đến cuối năm 2015, có 100% xã hoàn thành công tác quy tác quy
hoạch nông thôn mới; có 16,2% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, tốc độ bình quân 05 năm đạt
11% năm. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần
tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác
khoáng sản. Ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển, bên cạnh một số dự
án đã sản xuất ổn định; năng lực sản xuất công nghiệp được nâng cao và phát
triển nhanh trong chế tạo điện tử, máy móc, cơ khí, may mặc, khoáng sản, thức
ăn gia súc, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.
- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, các loại hình dịch vụ viễn
thông, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y
tế, văn hoá, báo chí đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu
cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Tốc độ tăng trưởng của
ngành bình quân hàng năm đạt 10,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
5
dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 25%. Dịch vụ vận tải phát triển
nhanh, ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân và
các thành phần kinh tế. Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, bảo
đảm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng - an ninh và kinh tế - xã hội.
Các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được khuyến khích phát triển,
trong 05 năm đã thu hút được 145 dự án đầu tư (FDI là 18 dự án) với tổng vốn
đăng ký khoảng 25.000 tỷ đồng và 385 triệu USD, có 1.100 doanh nghiệp và 74
hợp tác xã thành lập mới. Thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) đạt kết quả tích cực, số dự án, tổng vốn đầu tư và số vốn giải
ngân đều tăng, số quốc gia và tổ chức quốc tế tài trợ ngày càng tăng. Đến năm
2014 thu hút được 21 dự án với tổng vốn đầu tư 4.136 tỷ đồng.
Chỉ số CPI của tỉnh năm 2014 đạt 56,57 điểm, đứng thứ tư trong khu vực
miền núi phía Bắc và đứng thứ 44 trong cả nước.
Có thể nói, tỉnh Hoà Bình có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thúc
đẩy phát triển nền kinh tế sản xuất quy mô lớn định hướng sản xuất hàng hoá
trong đó có phát triển chăn nuôi lợn tại các vùng nông thôn nhằm tạo công ăn
việc làm, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi của
tỉnh, từ đó giúp cải thiện kinh tế hộ gia đình vùng nông thôn miền núi của tỉnh là
một hướng đi tất yếu và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
hội và định hướng phát triển của tỉnh.
9.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở trong nước và trên thế giới
9.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Chăn nuôi lợn phát triển rộng rãi trên thế giới, nhưng số lượng đầu lợn
phân bố không đều giữa các châu lục. Theo số liệu của FAO năm 2015 thì số đầu
lợn của Việt Nam là 26,76 triệu con, đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau các nước là
Trung Quốc là 450,88 triệu con, Mỹ: 67,1 triệu con, Brazil: 37 triệu con.
So sánh giá lợn hơi Việt Nam thời điểm 31/10/2015 với một số quốc gia
trên thế giới cho thấy: Giá lợn hơi Việt Nam bằng với Philippine, cao hơn nhiều
nước: Thái Lan (-5,2%), Trung Quốc (-8,3%), Hà Lan (-50,1%), Tây Ban Nha (47,1%), Ý (-30,6%), Chile (-23,2%) (nguồn: Tạp chí Heo Thế giới).
9.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu chăn nuôi ở
nước ta, trong đó sản lượng thịt lợn chiếm trên 70% nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm thịt trên cả nước. Theo Cục Chăn nuôi, tính đến tháng 10/2015, tổng đàn
lợn của nước ta đạt khoảng 28 triệu con, trong đó có khoảng 4 triệu con lợn nái,
69 nghìn lợn đực giống. Số liệu báo cáo của cục cho biết về năng lực các cơ sở
giống hiện nay có khả năng sản xuất được từ 230 đến 240 nghìn con nái/năm,
6
đáp ứng khoảng 25-30% nhu cầu thay thế và phát triển đàn nái bố mẹ hàng năm.
Chăn nuôi lợn ở nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, phân tán trong nông hộ với
trên 4 triệu hộ; trong đó chỉ có 1% số hộ nuôi từ 50 con trở lên, 12,7% số hộ
nuôi 10-50 con. Số hộ nuôi 1-2 con chiếm tới 51,8%… dẫn tới năng suất chăn
nuôi thấp, giá thành đầu vào cao.
Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là
bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại tập trung đã
hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển, nhất là từ khi có Nghị quyết
03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 của chính phủ về phát triển kinh tế trang trại và
quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001của Thủ tướng chính phủ về
chính sách phát triển chăn nuôi lợn. Quyết định trên tạo cho ngành chăn nuôi lợn
của nước ta có những đầu tư lớn và những bước chuyển biến tích cực về phương
thức chăn nuôi, công nghệ, năng suất và chất lượng.
Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu
hướng tăng nhanh do có tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con
chăn nuôi. Số nái tăng dần từ 20 con/trại lên mức phổ biến là 40-50 con/trại.
Vùng có quy mô chăn nuôi lợn nái lớn nhất là Đông Nam Bộ; tiếp đến là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Qui mô đàn của mỗi cơ sở cũng
rất khác nhau ở các vùng sinh thái: Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc có
rất ít trang trại và gia trại. Các gia trại và trang trại ở khu vực này thường ở mức
qui mô nhỏ; Khu vực đồng bằng sông Hồng phát triển khá mạnh với các trang
trại qui mô 30-50 nái chiếm 70%. Qui mô 200 nái chiếm tỷ lệ 5%; Khu vực
miền Trung và Tây Nguyên phát triển kém hơn và tập trung chủ yếu ở qui mô
đàn 30-50 nái; Khu vực miền Đông Nam Bộ là khu vực phát triển có số lượng
trang trại lớn nhất với qui mô đàn tập trung 100-200 nái và có khoảng 10% cơ
sở chăn nuôi với qui mô đàn trên 500 nái; Khu vực miền Tây Nam Bộ chăn nuôi
lợn phát triển kém với qui mô đàn nhỏ 30 - 50 nái bình quân.
9.3. Tính cần thiết của việc thực hiện dự án
Chăn nuôi lợn ở Hoà Bình hiện nay đang phát triển nhanh do có nhiều lợi
thế về địa lý, giao thông, con người và các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi
của nhà nước và của tỉnh. Trang trại chăn nuôi lợn có quy mô nhỏ phần lớn do
người dân tự làm với việc đầu tư vốn hạn chế, đầu tư về trang thiết bị, chuồng
trại, thức ăn, con giống cũng bị hạn chế dẫn đến năng suất còn thấp, xử lý môi
trường còn hạn chế, phòng trừ dịch bệnh khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế. Đặc biệt vấn đề thu gom, xử lý chất thải chưa đưa vào ứng dụng rộng rãi các
giải pháp công nghệ xử lý như: hầm biogas, ủ phân nhằm giảm ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, nguồn nước trong khu vực. Để
7
khắc phục tình trạng trên cần định hướng cho chăn nuôi lợn theo hướng chăn
nuôi trang trại quy mô công nghiệp.
Theo số liệu của Cục Thống kê, tới nay trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tổng
đàn trâu bò có trên 160 nghìn con, đàn lợn gần 350 nghìn con, tổng đàn gia cầm
trên 3,7 triệu con, đàn dê trên 29 nghìn con. Ngành chăn nuôi của tỉnh đang có
sự chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thông qua việc thúc đẩy và hình
thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn
dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng.
Từ hiện trạng trên đặt ra vấn đề rất quan trọng và cấp thiết đối với công tác
chuyển giao khoa học, kỹ thuật phát triển bền vững, phục vụ nhu cầu tiêu dùng
nội địa và xuất khẩu thì ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Hoà Bình là phải đẩy nhanh
tốc độ thực hiện chương trình chuyển giao, áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa
học công nghệ tiên tiến từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo hướng
công nghiệp, tập trung phù hợp với trình độ quản lý, tổ chức sản xuất. Đây cũng
là mục tiêu đặt ra cho ngành khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh Hoà
Bình. Dự án sẽ lựa chọn, chuyển giao và ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ
thuật, cũng như các quy trình công nghệ trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô
trang trại công nghiệp như: con giống; dinh dưỡng, thức ăn; vệ sinh phòng bệnh;
môi trường. Đồng thời mô hình sẽ đưa vào áp dụng một số hệ thống thiết bị bên
trong và bên ngoài chuồng nuôi nhằm nâng cao khả năng an toàn dịch bệnh; nâng
cao năng suất, chất lượng thịt... từ đó thúc đẩy chăn nuôi theo hướng bền vững
làm cơ sở để nhân rộng mô hình trang trại trên địa bàn tỉnh.
Do vậy, việc triển khai dự án; “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ
tiên tiến để phát triển chăn nuôi lợn trang trại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” là cần
thiết góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được ứng dụng, chuyển giao:
10.1. Thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang được áp dụng tại địa
phương trong lĩnh vực Dự án dự kiến triển khai
Việc lựa chọn công nghệ đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất, chất lượng, tính bền vững của mô hình. Từ đặc những điểm
sinh lý sinh trưởng, phát triển của lợn siêu nạc, trình độ và điều kiện kinh tế của
địa phương, dự án dự kiến sẽ ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ, thiết bị
sau vào sản xuất: công nghệ lai tạo giống; quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y
a. Con giống
Chọn những giống ông bà, bố mẹ cao sản tham gia lai tạo cho ra những
giống bố mẹ, con thương phẩm có chất lượng tốt. Xuất phát từ những giống có
năng suất và chất lượng, khả năng thích nghi cao như: Yorkshire, Landrace,
8
Pietrain, Duroc nhằm nâng cao giá trị giống, phát huy ưu thế lai, các tính trạng
tốt của mỗi giống.
b. Quy trình kỹ thuật
Dự án sẽ chuyển giao và áp dụng các quy trình như: chăm sóc nuôi
dưỡng, thú y phòng bệnh cho lợn ông bà, bố mẹ, lợn con theo mẹ, lợn con sau
cai sữa và lợn thịt. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
c. Công nghệ chuồng kín
Đây là hệ thống thiết bị điều hòa nhiệt độ bên trong chuồng nuôi cho phù
hợp với đặc điểm sinh lý của lợn, hệ thống này bao gồm: hệ thống thiết bị tạo
hơi nước, hệ thống quạt hút và hệ thống sensor.
.
- Hệ thống tạo và phun hơi nước (bơm tạo áp lực, đầu tạo sương, ống dẫn
nước “PVC hoặc kẽm”, hệ thống lưới “lưới Inox hoặc lưới nhựa”).
- Hệ thống quạt (cánh quạt, mô tơ, dây đai) có vai trò hút không khí ở bên
ngoài vào trong chuồng nuôi và đẩy không khí ở bên trong chuông nuôi ra bên
ngoài. Khi luồng không khí nóng đi từ ngoài vào trong qua hệ thống phun hơi
nước ở dạng sương mù sẽ làm giảm nhiệt độ của không khí và mang hơi nước
vào bên trong chuồng nuôi.
- Sensor là thiết bị cảm biến nhiệt, được kết nối với hệ thống quạt và hệ
thống phun hơi nước. Khi nhiệt độ của chuồng nuôi lên quá nức giới hạn cho
phép, thì sensor tự động đóng điện cho hai hệ thống (quạt hút và phun sương)
hoạt động và ngược lại. Qua hệ thống làm mát nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng
nuôi được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng đối tượng và
từng giai đoạn của lợn. Do vậy lợn sẽ không bị Stress bởi nhiệt độ và độ ẩm khi
trời nắng nóng, từ đó nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
10.2. Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng
Công nghệ dự kiến áp dụng vào dự án là các tiến bộ kỹ thuật trong chuồng
trại, công tác giống, dinh dưỡng – thức ăn, thú y, vệ sinh môi trường. Đây là
những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được Viện Chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu
lợn Thuỵ Phương thực hiện thành công và áp dụng vào sản xuất tại trung tâm và
tại các mô hình chăn nuôi lợn được trung tâm chuyển giao và phối hợp thực hiện
ở một số tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các công nghệ này xuất phát từ kết quả nghiên cứu của các đề tài như:
+ Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp khoa học công nghệ phù hợp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung
+ Nghiên cứu áp dụng các kiểu chuồng nuôi phù hợp trong chăn nuôi lợn
theo phương thức chăn nuôi trang trại
9
+ Đánh giá khả năng sản xuất của dòng lợn đực VCN03 và một số tổ hợp lai
+ Nghiên cứu một số giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ hao hụt
lợn con theo mẹ trong chăn nuôi trang trại, gia trại ở Việt Nam
10.3. Các quy trình kỹ thuật sẽ được chuyển giao
1. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị
2. Quy trình kỹ thuật phối giống
3. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn chửa
4. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái đẻ
5. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn con cai sữa
6. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn từ sau cai sữa đến xuất bán
7. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đực làm việc
8. Quy trình kỹ thuật pha chế và bảo quản tinh dịch
9. Quy trình thú y cho lợn nái đẻ
10. Quy trình thú y cho lợn chửa
11. Quy trình thú y cho lợn con cai sữa
12. Quy trình thú y cho lợn từ sau cai sữa đến xuất bán
13. Quy trình xử lý phân lợn trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp
14. Quy trình xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp
10.4. Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ
đang áp dụng tại địa phương
Tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị được thể hiện như sau:
- Thông qua lai tạo giống ông bà sẽ chủ động sản xuất giống bố mẹ từ đó
tạo ra con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng;
- Các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, chuồng trại được chuyển giao
cho mô hình của dự án từ đó tạo ra sản phẩn (giống bố mẹ, con thương phẩm) có
chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình;
- Giảm ô nhiễm môi trường thông qua hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi
(chất thải lỏng, chất thải rắn) bằng hệ thống biogas, hố ủ phân có mái che và hồ
chứa nước thải;
10.5. Tính thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng
- Công nghệ dự kiến áp dụng phù hợp với xu thế phát triển, cũng như định
hướng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh;
- Công nghệ không quá phức tạp, dễ vận hành trong sản xuất;
- Giảm chi phí cho nhân công, năng lượng;
- Phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công
nhân trực tiếp tiếp nhận và áp dụng công nghệ;
- Mức đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế của chủ trang trại.
10
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu
11.1.Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ tiên tiến áp dụng
đồng bộ các giải pháp về công nghệ như con giống, dinh dưỡng – thức ăn, thú y
và vệ sinh môi trường nhằm phát triển chăn nuôi lợn trang trại trên địa bàn tỉnh
Hoà Bình.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận và chuyển giao 14 quy trình công nghệ chăn nuôi lợn ngoại
- Xây dựng được 04 mô hình chăn nuôi lợn
+ Xây dựng 01 mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô 800
lợn nái sinh sản gồm: 50 nái ông bà, 750 nái bố mẹ
+ Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô 1000 lợn
thương phẩm/mô hình/năm
- Đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 90 nông dân, chủ trang
trại trong vùng dự án.
12. Nội dung
12.1. Nội dung 1: Tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật
Cơ quan chuyển giao (Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện
Chăn nuôi) phối hợp cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án tổ chức triển khai tiếp
nhận và chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi các quy trình công
nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật sau:
1. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị
2. Quy trình kỹ thuật phối giống
3. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn chửa
4. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái đẻ
5. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn con cai sữa
6. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn từ sau cai sữa đến xuất bán
7. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đực làm việc
8. Quy trình kỹ thuật pha chế và bảo quản tinh dịch
9. Quy trình thú y cho lợn nái đẻ
10. Quy trình thú y cho lợn chửa
11. Quy trình thú y cho lợn con cai sữa
12. Quy trình thú y cho lợn từ sau cai sữa đến xuất bán
13. Quy trình xử lý phân lợn trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp
14. Quy trình xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp
12.2. Nội dung 2: Xây dựng mô hình
11
12.2.1. Xây dựng 01 mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô 800
lợn nái sinh sản gồm: 50 nái ông bà, 750 nái bố mẹ
Dự án đầu tư xây dựng 01 mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản tại
tỉnh Hoà Bình.
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản được đầu tư với quy mô: 50 lợn nái
ông bà và 750 lợn nái bố mẹ. Đây là địa điểm triển khai xây dựng mô hình chăn
nuôi lợn nái cung cấp giống lợn cho vùng dự án.
12.2.2. Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô 1000 lợn
thương phẩm/mô hình/năm
Xây dựng được 03 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô 1000 lợn
thương phẩm/mô hình/năm tại tỉnh Hoà Bình
Giống lợn được cung cấp từ mô hình trang trại nuôi lợn nái sinh sản
12.3. Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo: Đào tạo 5 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở.
- Tập huấn: Tổ chức 03 lớp tập huấn cho 90 nông dân và chủ trang trại
trong vùng dự án.
13. Giải pháp thực hiện:
13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB
* Mặt bằng và XDCB mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản
- Điều kiện hạ tầng cơ sở như đất đai, chuồng trại đảm bảo chăn nuôi lợn
nái ông bà, bố mẹ và lợn đực giống. Chuẩn bị nguồn vốn dài và ổn định vì nuôi
lợn phải mất 10-12 tháng mới có sản phẩm bán giống hoặc bán thịt từ cặp bố mẹ
đầu tiên.
- Tổ chức chủ trì Dự án sẽ cung cấp mặt bằng cho việc xây dựng trại nuôi
lợn. Mặt bằng phù hợp và có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn
ngoại.
- Dự án sẽ xây dựng và nâng cấp khu chuồng trại nuôi lợn nái đảm bảo
với quy mô, phù hợp để đáp ứng cho chăn nuôi đàn lợn.
- Cải tạo nâng cấp kho chứa thức ăn tinh để đảm bảo nguồn thức ăn cho
đàn nái ông bà, bố mẹ và lợn thương phẩm.
* Mặt bằng và XDCB tại các mô hình nuôi lợn thương phẩm
- Chọn 03 hộ có điều kiện đất đai, có truyền thống và kinh nghiệm chăn
nuôi lợn ngoại lai để tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.
- Sửa chữa, cải tạo nâng cấp các hệ thống chuồng nuôi lợn thương phẩm
của 3 hộ để xây dựng 3 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.
13.2. Giải pháp về đào tạo
12
Đào tạo cho 5 cán bộ kỹ thuật, giúp họ nâng cao năng lực chỉ đạo, giám
sát, được trang bị kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới. Đội ngũ cán bộ
này có đủ trình độ chuyên môn để tập huấn, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân.
Tập huấn cho 90 nông dân, chủ trang trại, trang bị cho họ kiến thức cần
thiết và các quy trình công nghệ sản xuất tiến tiến để tạo ra sản phẩm thịt lợn
chất lượng cao, sản xuất có hiệu quả cao, nâng cao đời sống và bảo vệ sức khỏe
cho chính họ; đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường sinh thái.
Người chăn nuôi sẽ được bồi dưỡng kiến thức, tập huấn các quy trình kỹ
thuật chăn nuôi lợn nái bố mẹ và lợn thương phẩm kết hợp tham quan học tập
các mô hình chăn nuôi.
13.3. Giải pháp xây dựng mô hình
13.3.1. Các giải pháp về con giống
- Dự án sẽ tổ chức tuyển chọn, lai tạo nhằm nâng cao chất lượng giống lợn
nái ông bà, bố mẹ và lợn thương phẩm thông qua một số hoạt động:
+ Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn lợn nái ông bà, bố mẹ về đặc điểm
ngoại hình và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
+ Dựa vào tiêu chuẩn tuyển chọn, tiến hành tuyển chọn lợn ông bà, bố mẹ
căn cứ vào huyết thống. Ghép đôi giao phối tiến hành lai tạo giống, tiến hành
quản lý phối..
+ Tuyển chọn lợn giống được sản xuất từ trại lợn giống hạt nhân để cung
cấp lợn giống cho các mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm; mở rộng mô hình
chăn nuôi lợn thương phẩm.
+ Lợn nái ông bà, bố mẹ và lợn thương phẩm không đáp ứng yêu cầu thì
loại thải kịp thời.
- Cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ phối hợp cùng chủ
nhiệm dự án nhập bổ sung những giống có năng suất, chất lượng, khả năng thích
nghi cao của những đơn vị cung cấp giống có uy tín như: Trung tâm nghiên cứu
lợn Thụy Phương, Công ty CP, Công ty cổ phần giống và thiết bị nông nghiệp
Miền Bắc để lai tạo thành các cấp giống phục vụ nhu cầu con giống trong chăn
nuôi lợn siêu nạc trên địa bàn tỉnh.
- Đàn lợn thuộc dự án gồm
+ Lợn ông bà: Đàn nái ông bà được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi điều
kiện trường tốt, từ đó có điều kiện để giữ giống, cũng như cải tiến vốn di truyền.
Bởi vậy việc đưa đàn giống ông bà vào sản xuất tại địa phương cần phải có quy
trình kỹ thuật chăn nuôi, quy trình quản lý đàn giống hợp lý nhằm khai thác và
13
phát huy tối đa nguồn gen. Đàn nái ông bà có quy mô 50 nái, gồm 2 giống thuần
Landrace, Yourshire
Giống
♂Lx♀L
♂Yx♀Y
(thuần chủng)
(thuần chủng)
Số lượng
3
30
2
20
- Lợn bố mẹ: Lợn bố, mẹ có quy mô 750 nái gồm: Landrace x Yorkshire;
Yorkshire x Landrace. Đàn nái bố mẹ ♀LY, ♀YL được nhập từ cơ sở sản xuất
giống, sau đó cho giao phối với ♂ Duroc, Pidu (Duroc x Pietrain).
- Lợn thịt: Được sinh ra từ đàn lợn bố mẹ, xuất phát từ các công thức lai
của 3 giống hoặc 4 giống
13.3.2. Giải pháp về thức ăn
Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn đậm đặc được mua từ
các đại lý thức ăn chăn nuôi, công ty thức ăn chăn nuôi lớn, có uy tín.
13.3.3. Giải pháp vệ sinh phòng trừ dịch bệnh - thú y
- Phổ cập việc tiêm phòng một số loại vacxin như: Tai xanh, tụ huyết
trùng, dịch tả, lở mồm long móng và suyễn.
- Áp dụng biện pháp tổng hợp phòng trị cho lợn. Khuyến cáo việc làm
chuồng trại hợp vệ sinh có nền dốc để thu gom phân xử lý đảm bảo môi trường
sạch sẽ chống ô nhiễm môi trường.
- Theo dõi tình hình cảm nhiểm bệnh tật cho đàn lợn.
13.3.4. Giải pháp xây dựng chuồng nuôi
i) Mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, quy mô 50 nái ông bà, 750
nái bố mẹ: Sửa chữa, khắc phục một số tồn tại như hỏng hóc, chưa đúng với tiêu
chuẩn kỹ thuật trên cơ sở đang chăn nuôi lợn như: sửa chữa hệ thống làm mát,
khung lồng của chuồng nuôi lợn nái chờ phối và nái chửa; chuồng nuôi lợn nái
đẻ; sửa chữa nền chuồng, vòi uống nước tự động của chuồng nuôi lợn sau cai
sữa; sửa chữa hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
ii) Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm, quy mô 1000 lợn
thương phẩm/mô hình/năm: Các mô hình được sửa chữa nền chuồng, vòi uống
nước tự động của các dãy chuồng nuôi lợn thịt, sửa chữa hệ thống thu gom và xử
lý nước thải.
Trang trại được lựa chọn xây dựng mô hình sẽ phải sửa chữa, khắc phục
những tiêu chí chưa đạt yêu cầu, sau khi sửa chữa chuồng trại của mô hình đạt
các tiêu chí theo quy chuẩn về chuồng trại hiện hành của Việt Nam.
13.3.5. Giải pháp về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường:
Phân lợn được thu gom hàng ngày và xử lý bằng bằng chế phẩm sinh học
EM thứ cấp trước khi đưa ra ngoài.
Nước thải chăn nuôi được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến bể biogas.
14
13.4. Giải pháp tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án gồm Trưởng ban,
phó trưởng ban, thư ký dự án, kế toán và các ủy viên phụ trách kỹ thuật. Công ty
ký kết hợp đồng thuê khoán, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu
và bao tiêu sản phẩm với các đối tác có liên quan trong dự án, đồng thời tham
gia đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật ngoài mô hình.
- Các cơ quan đối tác và phối hợp thực hiện:
+ Sở Khoa học Công nghệ là đầu mối chỉ đạo, giám sát và đôn đốc thực
hiện dự án.
+ Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương là đơn vị chủ trì chuyển giao
công nghệ, các quy trình và tham gia đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ,
nông dân, chủ trang trại.
+ Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, một số công ty giống các tỉnh,
công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và vật tư, trang thiết bị chăn nuôi lớn là đơn
vị cung cấp giống, vật tư, thiết bị.
13.5. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm
Khi triển khai dự án cơ quan chủ trì chủ động phối hợp với các phương
tiện thông tin khác nhằm phổ biến tính tiên tiến và hiệu quả việc ứng dụng công
nghệ tiên tiến, đồng bộ vào sản xuất từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm được tạo ra phục vụ nhu cầu
thị trường (các trang trại, gia trại) trên địa bàn huyện, tỉnh;
- Lợn thịt: hiện nay nhu cầu nội địa về thực phẩm sạch là rất lớn trước mắt cung
cấp thực phẩm cho các đô thị, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, ngoài ra sản
có thể tiêu thụ tại một số thịt trường nội địa có tiềm năng như: Hà Nội…
13.6. Giải pháp đầu tư
- Để triển khai đồng loạt các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ
sản xuất, dự án sẽ đầu tư tập huấn và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề.
- Mua sắm một số trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi giữ đàn lợn nái
ông bà, bố mẹ, lợn đực giống và lợn thương phẩm sản xuất giống, quản lý giống.
- Đầu tư kinh phí khảo sát chọn lọc và thu mua giống cho trại hạt nhân và
cung cấp cho mô hình nuôi lợn thương phẩm
- Đầu tư mua thức ăn tinh tại các đại lý thức ăn của địa phương cung cấp
cho các mô hình
- Đầu tư 1 phần kinh phí mua vacxin và thuốc sát trùng, thuốc thú y cung
cấp cho các mô hình để phòng ngừa dịch bệnh cho đàn lợn nái bố mẹ, lợn đực
giống và lợn thương phẩm.
15
13.7. Giải pháp về nguồn vốn
Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án: 19.615,0 triệu đồng
Trong đó: Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN trung ương: 7.600,0 triệu
đồng; Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp LH&CN địa phương là 362,0 triệu đồng;
Kinh phí từ nguồn vốn khác: 11.653,0 triệu đồng
Nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN trung ương là 7.600,0
triệu đồng chủ yếu chi hỗ trợ cho mua con giống; hỗ trợ thức ăn, vac xin, thuốc
thú y, thiết bị chăn nuôi, đào tạo và thuê khoán chuyên môn, cho quản lý cơ sở,
cho nghiệm thu và các khoản chi khác…
Nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN địa phương là 362,0
triệu đồng chi mua con giống và thuốc sát trùng.
Nguồn kinh phí 11.653,0 triệu đồng triệu đồng từ nguồn khác được sử
dụng cho thức ăn, công lao động đơn giản, xây dựng cơ bản và mua một số thiết
bị chuyên dùng.
13.8. Giải pháp hạn chế rủi ro
Chăn nuôi lợn tập trung theo quy mô trang trại là hình thức mới áp dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật mới. Đòi hỏi phải có vốn đầu tư, nắm
chắc được các quy trình kỹ thuật, công nghệ được chuyển giao. Để hạn chế thấp
nhất mức độ rũi ro cần phải thực hiện một số bước sau:
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho các chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật và
người chăn nuôi.
- Mỗi mô hình có một cán bộ kỹ thuật có chuyên môn tốt để thường xuyên
hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng mô hình thành công.
Trong thời gian thực hiện dự án, sự rủi ro về khách quan mang lại là
không tránh khỏi như những bất thường về thời tiết khí hậu mang lại (bão lụt, lũ
quét, hạn hán kéo dài, rét đậm, rét hại) gây thiệt hại về nguồn thức ăn và dịch
bệnh (ngoài dự kiến). Do đó dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ mô hình có giải
pháp bảo quản, dự trữ thức ăn đồng thời tăng cường các giải pháp thú y để
phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn nái ông bà, bố mẹ và lợn thương phẩm.
14. Tiến độ thực hiện
TT
1
1
Các nội dung,
công việc
thực hiện chủ yếu
2
Xây dựng, bảo vệ và hoàn
thiện thuyết minh hồ sơ,
Thời
Sản phẩm
gian
phải đạt
(BĐKT)
3
4
Thuyết minh dự án được 8/2016hội đồng khoa học công 10/2016
16
cơ quan thực
hiện
5
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
nội dung dự án theo góp ý
của hội đồng xét duyệt. Ký
kết hợp đồng triển khai dự
án
2
3
4
5
6
7
- Sửa chữa chuồng trại
chăn nuôi lợn gồm các mô
hình: i) Mô hình chăn nuôi
lợn nái sinh sản, quy mô
50 nái ông bà, 750 nái bố
mẹ; ii) 03 mô hình trại
nuôi lợn thương phẩm, quy
mô 1000 con/năm/mô
hình.
- Sửa chữa hệ thống xử lý
môi trường của các trại lợn
trên.
Nhập bổ sung đàn lợn
giống ông bà, bố mẹ và lợn
đực giống
nghệ cấp tỉnh và trung
ương xét duyệt
- Hoàn thiện hồ sơ dự án
- Ký hợp đồng triển khai
với cơ quan chủ quản
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
Các trại chăn nuôi lợn
hoàn chỉnh cơ sở vật
10/2016
chất theo yêu cầu công
-3/2017
nghệ và quy mô của dự
án.
50 lợn hậu bị ông bà,
750 lợn hậu bị bố mẹ và
35 lợn đực giống
4/2017
-10/201
7
Chuyển giao và tiếp nhận 14 quy trình công nghệ 10/2017
công nghệ, quy trình kỹ được chuyển giao và áp
thuật
dụng vào dự án
02/2019
Áp dụng các quy trình kỹ Áp dụng được các quy
thuật vào chăn nuôi
trình kỹ thuật vào chăn
nuôi lợn bố mẹ, lợn đực
giống và lợn thương
phẩm 4 giống cho năng
suất và chất lượng.
Áp dụng các quy trình kỹ Áp dụng được quy trình
thuật vào xử lý phân và kỹ thuật xử lý phân và
nước thải chăn nuôi lợn
nước thải trong chăn
nuôi lợn trang trại tập
trung giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật
Đào tạo được 5 cán bộ
kỹ thuật. Học viên được
đào tạo hiểu sâu được
các quy trình, làm chủ
17
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
10/2017
02/2019
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
10/2017
02/2019
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
4/201710/2018
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
8
9
được công nghệ, có khả
năng chuyển giao kỹ
thuật cho các trang trại
chăn nuôi trong vùng
Tập huấn nâng cao kỹ
Tập huấn cho công nhân thuật cho 90 người. Học
4/2017kỹ thuật, chủ trang trại về viên nắm bắt được quy
10/2018
kỹ thuật chăn nuôi lợn
trình công nghệ trong
chăn nuôi lợn tập trung
Nghiệm thu, tổng
thanh lý hợp đồng
kết, Báo cáo kết quả thực
hiện dự án
3/2019
tiến bộ kỹ thuật
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
Đơn vị chủ trì,
chủ nhiệm dự
án, đơn vị hỗ
trợ ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật
15. Sản phẩm của dự án
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án
TT
1
1
2
Tên sản phẩm
Số lượng
2
3
Mô hình chăn nuôi 01 mô hình
lợn nái sinh sản, quy
mô 800 lợn nái gồm
50 lợn nái ông bà,
750 lợn nái bố mẹ
Mô hình chăn nuôi 03 Mô hình
lợn thương phẩm
quy mô 1000 lợn
thương
phẩm/mô
hình/năm
Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
4
- Năng suất sinh sản của đàn lợn
nái ông bà: Số con sơ sinh sống
>10 con/lứa; Chỉ số lứa
đẻ/nái/năm ≥2,1.
- Năng suất sinh sản của đàn lợn
nái bố mẹ: Số con sơ sinh sống
>10 con/lứa; Chỉ số lứa
đẻ/nái/năm ≥2,2.
- Mô hình thu gom và xử lý chất
thải bằng công nghệ biogas, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
- Chỉ tiêu trên đàn lợn thương
phẩm: Tăng khối lượng (sau cai
sữa đến xuất chuồng) >700
g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn:
<2,6kgTA/1kg tăng trọng; Tỷ lệ
nạc: >58%
- Các mô hình thu gom và xử lý
chất thải bằng công nghệ biogas,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
18
Chú
thích
5
Quy trình công nghệ 14 quy trình
hoàn chỉnh
Quy trình tiên tiến, phù hợp với
điều kiện chăn nuôi, điều kiện khí
hậu và thổ nhưỡng của địa phương
Đào tạo cán bộ kỹ
thuật và tập huấn
cho người dân chăn
nuôi
Làm chủ được các công nghệ được
chuyển giao
Nắm chắc được các kỹ thuật phục
vụ cho chăn nuôi lợn nái, lợn đực
và lợn thương phẩm.
4
5
Đào tạo 5 kỹ
thuật viên
và tập huấn
cho 90 nông
dân, chủ
trang trại.
15.2. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:
Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn tập trung, chuyển giao và
hoàn thiện các quy trình chăn nuôi. Mô hình nuôi lợn ứng dụng công nghệ
tiên tiến trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục được mở rộng quy mô và nhân
rộng ra các địa phương khác nhằm cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao
cho thị trường. Đồng thời thông qua dự án đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ
khuyến nông cơ sở, chủ trang trại được đào tạo để tiếp nhận công nghệ chăn
nuôi bao gồm: các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, quy trình thú y, các quy trình
vận hành trang thiết bị và công nghệ được áp dụng.
Mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản là hạt nhân (đội ngũ cán bộ và công
nhân chăn nuôi lành nghề, nắm vững quy trình kỹ thuật chăn nuôi, công nghệ
tiên tiến) để chuyển tiếp cho các cơ sở chăn nuôi mới trên địa bàn tỉnh.
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi
(Đơn vị: triệu đồng)
Trong đó
TT
1
Nguồn kinh
phí
2
Tổng kinh
phí
Trong đó:
3
Thuê
khoán
chuyên
môn và
đào tạo
4
19.615,00
1.569,80
Tổng số
19
Nguyên,vật Thiết
liệu, năng bị, máy
lượng
móc
Xây
dựng
cơ bản
Chi
khác
5
6
7
8
17.109,60
275,00
333,50
327,10
Ngân sách
7.600,00
1.159,40
6.018,80
95,00
326,80
1 SNKH &CN
TW
Ngân sách
362,00
362,00
2 SNKH &CN
ĐP
11.653,00
410,40
10.728,80 180,00 333,50
0,30
3 Nguồn khác
17. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án:
- Dự án nuôi lợn ứng dụng công nghệ tiên tiến không những tạo nguồn thu
nhập ổn định, mà tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
tại địa phương.
- Mở ra hướng chăn nuôi mới, có hiệu quả kinh tế cao;
- Chuyển giao các hệ thống đồng bộ thiết bị, các giải pháp khoa học công
nghệ tiên tiến vào sản xuất;
- Từ mô hình chuyển giao, ứng dụng sẽ giải quyết cơ bản vấn đề năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.
- Đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
và nông dân;
- Hình thành cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến ở khu vực
nông thôn, đồng thời là mô hình mẫu để nhân rộng.
17.2.Khả năng và kế hoạch mở rộng của dự án:
Dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi, khai thác triệt để
lợi thế và tiềm năng sẵn có: khí hậu, đất đai, đẩy nhanh tốc độ thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo đà cho chăn nuôi lợn
theo mô hình trang trại ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ tiên tiến,
khép kín trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, thân thiện môi trường./.
Ngày....tháng....năm 20...
Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày....tháng....năm 20...
Tổ chức chủ trì dự án
(Ký tên, đóng dấu)
20
Ngày....tháng....năm 20...
Sở Khoa học và Công nghệ
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày .... tháng năm 20...
Bộ Khoa học và Công nghệ
(Đối với dự án TW quản lý)
( Ký tên, đóng dấu)
21
22