Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nghiên cứu, xây dựng chuẩn trao đổi thông tin số và cơ sở dữ liệu trong quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử tại trung tâm quốc gia dịch vụ việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.68 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------------*--------------

BÀI TẬP I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, PHÂN TÍCH
VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đề tài : HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỘ NGHÈO ĐIỆN TỬ

1


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 6.7.20
Tên chuyên đề: Nghiên cứu, xây dựng chuẩn trao đổi thông tin số và cơ
sở dữ liệu trong quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử tại trung tâm
Quốc gia Dịch vụ Việc làm

2


Mục lục :

HÌNH VẼ
HÌNH 1 :HÌNH ẢNH TẠI HỘI NGHỊ

TRANG 11

HÌNH 2 :HÌNH ẢNH BÁO CÁO DANH SÁCH TRANG 13

3



Lời nói đầu :
Đề tài nghiên cứu chuẩn trao đổi thông tin số và hệ thống quản lý điện tử hộ
nghèo là một đề tài thiết thực , gần gũi để chúng em có thể áp dụng những kiến
thức đã học trên lớp môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin vào thực hành phân
tích , thiết kế một hệ thống quản lý thật .
Để hoàn thành báo cáo này chúng em xin cảm ơn thầy TS.Phạm Văn Hải đã
hướng dẫn , cung cấp tài liệu liên quan .

4


Chương 1: Chuẩn Trao Đổi Thông Tin Số
1.1 Thế nào là chuẩn trao đổi thông tin số:
CTĐTTS, hay còn được gọi là chuẩn Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data
Interchange - EDI), là một khung hướng dẫn cho các định dạng dữ liệu thống nhất
dùng để tạo những phiên bản điện tử đọc được bằng máy tính thay thế cho tài liệu
giấy truyền thống.
EDI đã tồn tại trên 30 năm và cho đến nay vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất
trong thương mại điện tử B2B (Business To Business).

1.2 Ý nghĩa của chuẩn trao đổi thông tin số:
a, Đối với Doanh Nghiệp:
Trong các giao dịch sử dụng EDI bao gồm các thông tin được chứa đựng trong các
hoá đơn, phiếu đặt hàng, yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng. Với EDI,
các hóa đơn, đơn đặt hàng, vận đơn, yêu cầu báo giá, báo cáo nhận hàng và các tài
liệu kinh doanh điện tử khác có thể được xử lý trực tiếp từ máy tính của các công ty
phát hành để công ty tiếp nhận, với khoản tiết kiệm lớn trong thời gian, chi phí và
tránh được nhiều sai sót thường gặp của truyền thông truyền thống 'trên giấy'.


b, Đối với Chính Phủ:
EDI cung cấp một chuẩn trao đổi thông tin thống nhất giữa các ban ngành, phòng
ban xuyên suốt qua toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương, từ các
5


cơ quan hành chính đoàn thể tới người dân và doanh nghiệp. CTĐTTS giúp việc
chia sẻ thông tin quan trọng hiệu quả, thực tiễn, giảm trừ thời gian, tiền bạc trong
các giao dịch, thủ tục giữa người dân, doanh nghiệp với chính phủ và giữa các bộ,
ban, ngành chính phủ với nhau.

c, Ý nghĩa thực tiễn đối với chính phủ Việt Nam:
Xây dựng CTĐTTS là một trong những yếu tố quan trọng nhất ở nước ta trong việc
xây dựng chính phủ điện tử, cải thiện những mặt bất cập trong việc vận hành chính
phủ truyền thống:
- Trao đổi thông tin rành mạch, rõ ràng giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân
và nội bộ chính phủ.
- Hạn chế tham nhũng, tăng cường tính công khai, minh bạch trong các thủ tục
hành chính.
- Nâng cao tốc độ xử lý dịch vụ, giảm bớt các thủ tục rườm rà.
- Nâng cao hiệu quả quá trình phê duyệt hành chính.
- Giảm bớt sự tác động không cần thiết của con người trong những quá trình hành
chính tự động.
- Nâng cao chất lượng của đội ngủ quản lý nhà nước và sự hài lòng của người dân
đối với chính phủ được tăng lên.
- Chuyển từ nền hành chính cai trị sang nên hành chính phục vụ.
- Tăng sự tương tác giữa chính phủ, doanh nghiệp, người dân và nội bộ chính phủ,
thúc đẩy an sinh xã hội.

d, Ý nghĩa thực tiễn đối với việc nghiên cứu, xây dựng CTĐTTS trong QLĐT Nghèo

điện tử:
- Việc nghiên cứu, xây dựng CTĐTTS trong QLĐT Nghèo điện tử sẽ giúp chính
phủ có một cái nhìn cụ thể, chính xác về tình trạng hiện tại về đời sống, việc làm
6


của một bộ phận người dân, qua đó đưa ra giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng
một cách triệt để, nâng cao an sinh xã hội.
- Xây dựng CTĐTTS giúp thống kê CSDL về đối tượng hộ nghèo một cách khoa
học, nâng cao quá trình quản lý hiệu quả, theo dõi tiến độ của các chính sách để
đưa ra kế hoạch thích ứng kịp thời.
- Nhờ dữ liệu được lưu lại và chia sẻ có chọn lọc với các doanh nghiệp đầu tư tiềm
năng mà giúp tăng khả năng thoát nghèo của các đối tượng hộ nghèo.

1.3 Các loại CTĐTTS:
UN / EDIFACT là tiêu chuẩn quốc tế được Liên hợp quốc công bố, được sử
dụng trong hầu hết các quốc gia bên ngoài Bắc Mỹ, gồm những lĩnh vực thương
mại và giao thông vận tải. Một số các tập con của các tiêu chuẩn UN / EDIFACT:
+ Tiêu chuẩn EANCOM được sử dụng trong thương mại
+ Odette chuẩn được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu[8]
+ CEFIC chuẩn được sử dụng trong công nghiệp hóa chất
+ EDICON chuẩn được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng
+ Chuẩn RINET sử dụng trong bảo hiểm
+ Tiêu chuẩn HL7 được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe.
+ Tiêu chuẩn IATA được sử dụng trong vận tải hàng không
+ Tiêu chuẩn SPEC 2000 sử dụng trong ngành công nghiệp quốc phòng
+ Tiêu chuẩn SWIFT được sử dụng trong các lĩnh vực ngân hàng
+ Tiêu chuẩn UIC 912 được sử dụng trong giao thông vận tải đường sắt
- Tiêu chuẩn ANSI ASC X12 được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ[9].- TRADACOMS
là tiêu chuẩn được phát triển bởi GS1 Anh là chiếm ưu thế trong thương mại bán lẻ

của Anh.[10]

7


- VDA chuẩn được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu chủ yếu ở
Đức[11]
- ADatP – 3 tiêu chuẩn của NAT
- EBICS phổ biến ở Pháp
Trong đó, chuẩn EDIFACT (UN/ EDIFACT) và chuẩn ANSI ASC X12 là 2 chuẩn
được sử dụng thông dụng nhất. Tiêu chuẩn ANSI ASC X12 phổ biến ở Mỹ và UN /
EDIFACT ở châu Âu và châu Á.

Chương 2 : CSDL trong quản lý hộ nghèo điện tử tại Trung
Tâm quốc gia dịch vụ việc làm
Sự nghèo đói được hiểu là sự thiếu thốn các nguồn lực vật chất như thức ăn,
nước uống, quần áo, nhà ở, và các điều kiện sống nói chung, nhưng đồng thời cũng
là sự thiếu thốn các nguồn lực hữu hình như việc tiếp cận giáo dục, việc làm có giá
trị, sự tôn trọng của người khác. Vấn đề nghèo đói nói chung được xem là rất đa
dạng, tuy nhiên, thường được xem xét ở phương diện nghèo đói về tiền.

2.1 Khái niệm về nghèo
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển,
Robert McNamara, khi là giám đốc của ngân hàng thế giới, đã đưa ra khái niệm
nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức
độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt
đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong
tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh
ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."[1]
8



Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ /ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh
giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ
2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh vàđến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến
14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
1997).[1]
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo
trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005.[1]
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27
tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và
giảm nghèo giai đoạn 2001 -2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân
đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng
(960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng
những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng
(1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ
có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.[1]
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8
tháng 7 năm 2005về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010
thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực
thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới
3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.[1]
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình
quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng
284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế).[1]
9



2.2 Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào
hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung
cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về
một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. [1]
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc
vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ
quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định
khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn
tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn
hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần
được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. [1]

2.3 Hệ thống quản lý hộ nghèo điện tử tại trung tâm quốc gia việc làm.
Trong 02 ngày 16-17/5/2016, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
(LĐ-TBXH) tổ chức Hội thảo “Giới thiệu hệ thống phần mềm MIS và tham vấn
quy chế, quản lý, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về giảm
nghèo và trợ giúp xã hội” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp
xã hội”. Tham dự Hội thảo có ông Đặng Kim Chung, Vụ trưởng, Giám đốc BQL
Dự án; đại diện các Bộ, ban, ngành liên quan; các Tổ chức Quốc tế, các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố khu vực miền núi và Bắc Trung Bộ. [2]
Sau gần 02 năm thực hiện Dự án, hệ thống thông tin quản lý các chính sách trợ
giúp xã hội bước đầu được xây dựng và triển khai thí điểm tại 4 tỉnh Dự án: Hà
Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng, Trà Vinh. Mục tiêu xây dựng hệ thống MIS nhằm
hỗ trợ quản lý biến động về người hưởng lợi, tránh đưa nhầm hoặc bỏ sót đối
tượng; theo dõi dòng tài chính và kết quả thực hiện chi trả định kỳ; chia sẻ thông
tin giữa các ngành, các cấp và cho bản thân người hưởng lợi; hỗ trợ công tác giám
sát, đánh giá, báo cáo, ban hành, sửa đổi chính sách. Sau quá trình triển khai thí
điểm, Bộ LĐ-TBXH sẽ tiến hành sử dụng hệ thống MIS thống nhất từ cấp huyện,

tỉnh và trung ương. [2]

10


Hình 1: Hình ảnh tại hội nghị

2.3.1 Những quy định về hệ thống
• Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
 Quản lý, cập nhật, sử dụng và chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu quốc
gia giảm nghèo và trợ giúp xã hội trên phạm vi toàn quốc.
 Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến
quản lý, cập nhật, sử dụng và chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu quốc
gia giảm nghèo và trợ giúp xã hội. [3]
• Cơ sở dữ liệu quốc gia về giảm nghèo và trợ giúp xã hội
 Cơ sở dữ liệu quốc gia về giảm nghèo và trợ giúp xã hội (sau đây
gọi tắt là cơ sở dữ liệu POSASoft) là hệ thống quản lý tập trung,
dựa trên nền tảng web, được thiết kế đồng bộ và tích hợp thông
tin hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng hưởng chính sách giúp
xã hội hiện tại đang sống ở hộ gia đình và cộng đồng. [3]
• An toàn, bảo mật
 Việc quản lý, cập nhật, sử dụng và chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu
POSASoft chỉ được thực hiện với những tổ chức, cá nhân liên
quan. Cơ quan quản lý có trách nhiệm cấp tài khoản và mật
khẩu, phân quyền truy cập, cập nhật thông tin; phân quyền quản
11







lý, cập nhật, sử dụng và chia sẻ thông tin cho các cơ quan và cá
nhân có liên quan theo quy định. [3]
 Tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản truy cập có trách nhiệm bảo
vệ tên, mật khẩu đó. Khi phát hiện mật khẩu truy cập bị mất hoặc
có người khác sử dụng, cá nhân, đơn vị đó có trách nhiệm thông
báo và phối hợp với cơ quan quản lý để khắc phục kịp thời. [3]
Cài đặt, sao lưu và phục hồi dữ liệu
 Cơ sở dữ liệu POSASoft được cài đặt, lưu trữ tại Trung tâm tích
hợp dữ liệu thuộc Trung tâm thông tin, Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. [3]
 Cơ sở dữ liệu POSASoft được lưu trữ bằng băng từ và các thiết
bị lưu trữ chuyên dụng và phải được sao lưu định kỳ hàng tháng.
Khi xảy ra sự cố mất dữ liệu thì dữ liệu phải được phục hồi từ
bản sao lưu gần nhất. [3]
Quản lý cơ sở dữ liệu
 Cơ sở dữ liệu quốc gia giảm nghèo và trợ giúp xã hội được quản
lý tập chung và thống nhất từ trung ương đến địa phương, Quản
lý và sử dụng tài khoản đăng nhập theo đúng quy định
 Các cơ quan được phân cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện
quản lý theo phân cấp và trao quyền của hệ thống. [3]
 Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách của năm kế
hoạch, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân
các cấp dự toán kinh phí chi tiết phục vụ công tác quản lý, sử
dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia giảm nghèo và trợ giúp xã
hội gửi cơ quan chủ quản phê duyệt để tổng hợp gửi cơ quan tài
chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. [3]


2.3.2 Báo cáo
2.3.2.1 Báo cáo dạng danh sách.
Có 4 nhóm báo cáo chính là Danh sách hộ nghèo, danh sách hộ thoát nghèo,
danh sách hộ nghèo mới, danh sách khẩu nghèo tham gia BHXH. [4]

12


Hình 2: Báo cáo danh sách

2.3.2.2 Báo cáo số liệu
Danh sách các báo cáo số liệu gồm:











Tổng hợp số liệu hộ nghèo
Tổng hợp số liệu theo mức thu nhập
Tổng hợp số liệu theo khu vực.
Tổng hợp số liệu theo dân tộc.
Tổng hợp số liệu theo tình hình nhà ở.
Tổng hợp số liệu theo đối tượng.
Tổng hợp số liệu theo học sinh viên.

Tổng hợp số liệu theo nguyên nhân nghèo.
Tổng hợp số liệu theo nguyện vọng.
Tổng hợp số liệu hộ nghèo và cận nghèo theo năm [4]
2.3.2.2 Báo cáo biểu đồ











Danh sách các báo cáo biểu đồ gồm:
Biểu đồ tổng hợp số liệu theo năm.
Biểu đồ tổng số tài nghèo theo năm
Biểu đồ phân bố hộ nghèo theo khu vực.
Biểu đồ tổng số hộ nghèo theo dân tộc.
Biểu đồ tổng số đối tượng theo phân loại hộ.
Biểu đồ tổng tiền hỗ trợ.
Biểu đồ tổng số hộ cận nghèo.
Biểu đồ phân tích theo nguyện vọng.
Biểu đồ phân tích theo nguyện nhân. [4]

13


2.3.3 Quản trị danh mục

Thông tin các loại danh mục của phần mềm, tài khoản xã chỉ được quyền xem và
không được thay đổi.
Danh sách các danh mục sử dụng trong phần bao gồm:






















Danh mục hành chính.
Danh mục dân tộc.
Danh mục phân loại hộ.
Danh mục chính sách.
Danh mục loại chính sách.

Danh mục nguyên nhân nghèo.
Danh mục nguyện vọng.
Danh mục đối tượng BTXH.
Danh mục đối tượng chính sách
Danh mục quan hệ chủ hộ.
Danh mục tình trạng đi học.
Danh mục đoàn thể.
Danh mục nhà ở.
Danh mục điện sinh hoạt.
Danh mục nước sinh hoạt.
Danh mục giới tính.
Danh mục người ký.
Danh mục loại quyết định.
Danh mục khu vực.
Danh mục tình trạng hoạt động.
Danh mục mức nghèo. [4]

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Measuring poverty – Wikipedia
[2] />[3] />[4] -v2%2FDownloadServlet
%3FfilePath%3DDuthaoVBPL%252F2016%252F11%252FDT%2BTT%2BCSDL%2Bquoc%2Bgia%2Bgiam
%2Bngheo.doc&h=ATOAyIJgCZKI4PFajY9HpSVImtfLmvyvNUiBDeXPeqLeWG8L9VmJpUKhbyrfm8mAP25Aq
-AqJnOtBMPgqZaD7YKB6wy8c7zVv_WUvf2V4ztZSnP6tw6Rpb8m6TPRLEdoAebt J8HYo2 dBDcU4iPo

[5]tài liệu của thầy TS.Phạm Văn Hải (QĐ59 chuẩn nghèo; hướng dẫn điều tra rà soát hộ nghèo
HN, HCM)
[6] />[7] />[8] />%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD

[9] />
15



×