Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tìm hiểu tổng quan đề tài hệ thống thông tin hộ nghèo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TÌM HIỂU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG THÔNG TIN HỘ NGHÈO ĐIỆN TỬ
BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

HÀ NỘI 2016


Mục lục


I.

Bối cảnh:

Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển và tác động mạnh mẽ
tới mọi lĩnh vực trong đời sống, đem lại nhiều hiệu quả xã hội như tăng năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất, dễ dàng lưu trữ và quản lí thông tin... Tuy nhiên, một số hoạt động
trong lĩnh vực chính trị, quản lý xã hội vẫn còn áp dụng các phương thức quản lý lạc hậu,
trong đó phải kể đến việc lưu trữ, quản lý thông tin hộ nghèo.
Trước đây, việc quản lý hộ nghèo, người nghèo và những chính sách liên quan đến
người nghèo thực hiện theo phương pháp thủ công, nên gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý
không thống nhất từ cấp tỉnh đến huyện, xã; khai thác thông tin chi tiết về hộ nghèo, người
nghèo dựa hoàn toàn vào cấp xã dẫn đến số liệu hộ nghèo, người nghèo nhiều đơn vị không
minh bạch. Quản lý thay đổi diễn biến hộ nghèo như: Hộ nghèo tăng mới; hộ nghèo cũ; hộ
thoát nghèo; hộ tái nghèo; hộ nghèo chuyển đi nơi khác… gặp nhiều khó khăn. Từ những


bất cập trong quản lý khiến việc triển khai chính sách đến các hộ nghèo chậm, nhiều sai sót;
công tác phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các cấp không đồng bộ do khó
khăn trong việc cung cấp danh sách thực hiện các chính sách. Số liệu cung cấp cho các đơn
vị không chủ động, có sự sai lệch lớn giữa danh sách báo cáo ban đầu và thực tế; không
phân tích được những nguyên nhân nghèo cụ thể, dẫn đến tham mưu thực hiện chính sách
thiếu hoặc không đủ giải pháp để thực hiện Chương trình giảm nghèo…..Việc thực hiện
kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo gặp nhiều khó khăn
do không nắm được chính sách đã hỗ trợ cho từng hộ nghèo, người nghèo.


Việc quản lý thông tin các hộ nghèo theo phương pháp lưu trên giấy tờ hoặc là lưu trên
văn bản Excel đơn giản có rất nhiều hạn chế , không còn thích hợp bởi vì :






Bất cập trong việc lưu trữ;
Gây lãng phí thời gian tìm kiếm, chỉnh sửa;
Việc đồng bộ dữ liệu, quản lý từ cấp trên xuống cấp dưới còn gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn trong việc thống kê, báo cáo.
Khó khăn tổng hợp số liệu để
Vì thế, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hộ nghèo cho thấy thực

tiễn của hệ thống thông tin – hộ nghèo điện tử trong quản lý các hộ nghèo.
Từ sau năm 2008, nhiều địa phương đã áp dụng việc quản lý thông tin hộ nghèo
bằng hệ thống hộ nghèo điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin(cụ thể là hệ thống
hộ nghèo điện tử) đã được nhiều doanh nghiệp hướng đến như VNPT, Vietel, Misa, Trí
Nam…. Mặc dù chưa có số lượng chính xác về việc sử dụng hệ thống hộ nghèo điện tử

nhưng theo thông tin tổng hợp từ các doanh nghiệp phần mềm, số địa phương sử dụng
phần mềm quản lý hộ nghèo điện tử là rất lớn.


II.

Giới thiệu về quản lý hộ nghèo điện tử
Giới thiệu chung

Quản lý hộ nghèo điện tử là áp dụng các thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin,
nhằm truyền tải đầy đủ các chức năng cần thiết phải có trong việc quản lý hộ nghèo thủ công
trước đây phải có, đồng thời phải có thêm các chức năng tự động như thống kê số lượng, vẽ
biểu đồ, quản lý việc cập nhật thông tin hộ nghèo.
Ứng dụng CNTT vào hệ thống quản lý hộ nghèo điện tử sẽ thực hiện, hoàn thành các
chức năng cần thiết, khắc phục các điểm yếu của việc quản lý hộ nghèo lạc hậu trước đây:
Hệ thống quản lý đối tượng hộ nghèo cung cấp môi trường làm việc giao tiếp điện tử hiện
đại, trực tuyến và duy nhất hỗ trợ các cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
khai thác, sử dụng nhằm mục đích :
-

Lưu trữ, quản lý thông tin của tất cả các hộ nghèo , khẩu nghèo trong toàn bộ
khu vực tỉnh.

-

Xây dựng các tổng hợp, báo cáo số liệu về biến động hộ nghèo theo các tiêu
chí khác nhau, hỗ trợ kết hợp việc nhập, xuất dữ liệu qua định dạng file
Word, Excel.. nhằm phục vụ công tác điều tra, phân tích, dự báo và giúp các
cấp quản lý đưa ra các chính sách giảm nghèo một cách kịp thời và chính xác
nhất có thể.



Đối tượng sử dụng hệ thống:
Hệ thống có thể được thiết kế thành 3 cấp quản lý tương ứng với 3 cấp : Tỉnh, huyện,
xã. Mỗi cấp có các nhiệm vụ cũng như quyền hạn khác nhau, cụ thể như :
 Cấp tỉnh :


Được cấp tài khoản cấp tỉnh. Các cán bộ thuộc quản lý thuộc Sở Lao
Động, Thương Binh và Xã Hội.



Có vai trò quản lý các lĩnh vực liên quan đến người nghèo, các
chương trình, dự án giảm nghèo, các cán bộ chịu trách nhiệm thống
kê, báo cáo số liệu hộ nghèo, người nghèo lên lãnh đạo phòng, lãnh
đạo sở, lãnh đạo Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội và các ban
ngành liên quan trong tỉnh.



Vai trò chính là của nhân viên sử dụng phần mềm bằng tài khoản cấp
tỉnh là thống kê, báo cáo, dự kiến hoạt động và đề xuất chính sách hỗ
trợ người nghèo, chuyên gia tư vấn của các chương trình giảm nghèo.
Quản lý, cung cấp tài khoản cho các nhân viên ở cấp dưới như cấp
huyện, cấp xã trong tỉnh. Quản lý việc nhập, sửa thông tin hộ nghèo
cho các huyện, các xã trong huyện của tỉnh và in thẻ hộ nghèo.


 Cấp huyện:



Là các cán bộ quản lý thuộc Phòng Lao động, Thương binh và
Xã hội của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Có
vai trò quản lý các lĩnh vực liên quan tới người nghèo, các
chương trình, dự án về giảm nghèo, các cán bộ chịu trách
nhiệm thống kê, báo cáo số liệu hộ nghèo,người nghèo lên lãnh
đạo phòng, lãnh đạo huyện và Sở Lao động, Thương binh - Xã
Hội tỉnh.



Vai trò chính của nhóm tài khoản cấp huyện là thống kê báo
cáo. Quản lý,cung cấp tài khoản cho các xã trong huyện mình
quản lý. Quản lý việc nhập, sửa thông tin hộ nghèo, khẩu nghèo
của các xã trong huyện.


 Cấp xã:


Là các cán bộ quản lý thuộc ngành Lao động, thương bình
và xã hội củacác xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉn. Có vai
trò điều tra, cập nhật thông tin các hộ nghèo, các khẩu
nghèo tương ứng với hộ vào trong phần mềm.



Vai trò của nhóm tài khoản cấp xã là rất quan trọng đối với
dữ liệu của phần mềm. Và các cán bộ xã phải chịu trách

nhiệm về tính chính xác của thông tin mà mình nhập vào.

Hình 1: Tương tác nhập dữ liệu giữa các tài khoản
Với việc quản lý như trên, cùng với các vai trò cũng như các giới hạn thao tác trên hệ
thống của những cán bộ cấp khác nhau, hệ thống tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức khi
khai thác dữ liệu, dữ liệu được đồng bộ tại một nơi duy nhất, tránh mất mát, sai sót, cấp trên
có thể kiểm soát hoạt động của cấp dưới mà không phải di chuyển trực tiếp hoặc chờ báo
cáo gửi lên. Tiết kiệm được nhiều thời gian của công chức – vấn đề rất nhức nhối của các
cấp quản lý.
Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng và triển khai phần mềm
quản lý hộ nghèo 3 cấp, đến nay, phần mềm quản lý hộ nghèo được chuyển giao cho 100%
các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Việc triển khai phần mềm góp phần đổi mới, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo, những chính sách liên quan đến người
nghèo, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiệu quả của việc
triển khai phần mềm ba cấp quản lý hộ nghèo tại tỉnh được Bộ LĐ-TB&XH đánh giá cao và
sẽ nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc trong thời gian tới…


III.

Kết luận

Nói tóm lại, hệ thống quản lý hộ nghèo điện tử là một ứng dụng thiết thực trong quá
trình quản lý, tạo kênh thông tin hiệu quả, giữa các lực lượng trong quản lý, phù hợp với xu
thế ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sống.


IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] />ItemID=324 [2] hocba.com.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-mediaschool.aspx
[2]
[3]
/>


×