Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.15 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------------*--------------

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, PHÂN TÍCH
VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đề tài : Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ
thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử.

HÀ NỘI 3-2017

1


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

Tên chuyên đề: Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý
giáo dục với học bạ điện tử.

2


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

MỤC LỤC

3


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
CNTT
THCS
THPT
TTGDTX
GD&ĐT

Ý nghĩa
Công nghệ thông tin
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Giáo dục và đào tạo

4


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển và tác động mạnh mẽ
tới mọi lĩnh vực trong đời sống, đem lại nhiều hiệu quả xã hội như tăng năng suất
lao động, giảm chi phí sản xuất, dễ dàng lưu trữ và quản lí thông tin... Tuy nhiên,
một số hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hiện nay vẫn còn áp dụng các phương
thức làm việc lạc hậu trong đó phải kể đến công việc lưu trữ thông tin học sinh.
Hiện tại đa phần các cơ sở giáo dục vẫn áp dụng theo phương pháp lưu trữ trên
giấy tờ, hình thức lưu trữ này đã không còn thích hợp bởi:
+ Bất cập trong việc lưu trữ;
+ Gây lãng phí thời gian tìm kiếm, chỉnh sửa;

+ Việc liên lạc giữa nhà trường, gia đình học sinh không được thuận tiện.
Vì thế, những giải pháp tích hợp công nghệ thông tin vào trong giáo dục, cụ thể là
các mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử sẽ
góp phần giúp:
+ Việc quản lý học sinh dễ dàng, thuận tiện;
+ Việc lưu trữ, tìm kiếm, sửa xóa học bạ sẽ diễn ra nhanh chóng, không rườm
rà;
+ Việc liên hệ giữa nhà trường, học sinh, gia đình cũng trở nên nhanh chóng,
hữu hiệu…
Nghiên cứu chỉ ra mô hình hệ thống quản lý giáo dục và cho thấy các ứng dụng
thực tiễn của hệ thống quản lý giáo dục – học bạ điện tử trong quản lý và đào tạo.

5


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ HỌC BẠ ĐIỆN TỬ
1. Bối cảnh
- Từ đầu năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thực hiện việc chuyển
phát công văn, tài liệu qua mạng Internet đến các sở giáo dục-đào tạo và các trường
học. Vì vậy, ban lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục đã từng bước triển khai cơ
sở pháp lý, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục về
ứng dụng CNTT trong giáo dục. Ngoài ra, với sự kiện năm học 2008 -2009 được
ngành giáo dục chọn là năm học “Công nghệ thông tin”, nhiều sở giáo dục-đào tạo
ngay từ đầu năm học này đã triển khai kết nối Internet băng thông rộng, cung cấp
địa chỉ e-mail cho mỗi học sinh, mỗi giáo viên của các trường theo tên miền của sở
giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, trong năm học này, nhiều địa phương đã đẩy mạnh
việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đến từng trường phổ thông như:

- Các học sinh đã được cấp mã số thẻ học sinh thống nhất toàn quốc (do Cục
CNTT cung cấp) và học bạ điện tử theo chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
Trong đó, phần mềm Quản lý học bạ (eSR) cho phép quản lý quá trình học tập của
học sinh một cách toàn diện, là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường.
- Sở Giáo dục-Đào tạo cũng chỉ đạo các trường thuộc địa phương đẩy mạnh việc
giảng dạy môn Tin học theo hướng đưa phần mềm mã nguồn mở, phần mềm có
bản quyền hợp pháp vào giảng dạy như King Office, Open Office, Linux... và triển
khai áp dụng chương trình giảng dạy CNTT theo các mô-đun kiến thức; đồng thời,
khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính và chia sẻ trên mạng để trao đổi
kinh nghiệm và dùng chung.
- Mỗi trường đại học, cao đẳng sư phạm đã tiến hành xây dựng trang web riêng
với nội dung được cập nhật thường xuyên; đồng thời, xây dựng mô hình cổng
thông tin điện tử trên cơ sở dùng mã nguồn mở do chính đội ngũ cán bộ CNTT của
trường khai thác.
6


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

1.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý giáo dục
- Hệ thống thông tin quản lý giáo dục là hệ thống phần mềm được xây dựng
theo mô hình trực tuyến, tập trung đồng bộ trên toàn ngành giáo dục; đảm bảo sự
liên thông dữ liệu giữa các cấp học, cấp quản lý nhằm ứng dụng hiệu quả công
nghệ thông tin vào quản lý và điều hành, giảm bớt hồ sơ sổ sách trong nhà trường
hiện nay. Hệ thống bao gồm nhiều phân hệ quản lý như trường Mầm non, Tiểu học,
THCS, THPT, TTGDTX, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, kết nối thông tin Nhà
trường và Gia đình. Ngoài ra, khi áp dụng hệ thống này toàn bộ các báo cáo tổng
hợp toàn ngành, báo cáo EMIS, PMIS sẽ được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ. Các
phần mềm trong hệ thống cung cấp một phương thức làm việc đơn giản, thống nhất
với nhiều tính năng ưu việt. Hệ thống giải quyết triệt để bài toán quản lý trường học

hiện nay ở tất cả các cấp học. Đặc biệt, đối với các trường tiểu học khi áp dụng
Thông tư 30 sửa đổi bổ sung năm 2016, phần mềm hỗ trợ đầy đủ nghiệp vụ, tính
năng đáp ứng yêu cầu thông tư mới, hỗ trợ in ấn các loại hồ sơ, sổ sách điện tử, báo
cáo thống kê phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý tại nhà trường. Các phân hệ trong
quản lý giáo dục bao gồm:
- Quản lý học sinh, đào tạo, điểm số, tính toán điểm...
- Quản lý giáo viên, hồ sơ, chuyên môn, theo dõi qua các năm...
- Gửi tin nhắn thông báo nhà trường, quản lý sổ liên lạc...
- Quản lý thi, tuyển sinh, tốt nghiệp...
- Báo cáo số liệu
1.2. Giới thiệu về học bạ điện tử
- Học bạ điện tử là giải pháp ứng dụng những thành tựu tiên tiến của lĩnh vực
công nghệ thông tin, nhằm truyền tải đầy đủ những chức năng chính của một cuốn
học bạ giấy truyền thống như ghi chép điểm, quá trình rèn luyện từng năm học cụ
thể, lời phê, ghi chú của thầy cô giáo đồng thời bổ sung những chức năng mới do

7


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

ứng dụng công nghệ thông tin đem lại như cập nhật thời gian thực, truy cập bất cứ
lúc nào và khắc phục các tồn tại của học bạ giấy.
- Cuốn học bạ giấy của mỗi học sinh ở từng bậc học như tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông là các cuốn học bạ khác nhau, không thống nhất. Bên cạnh
đó, việc lưu giữ quá trình đánh giá học sinh trong cuốn học bạ truyền thống tỏ ra
quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Phụ huynh và học sinh chỉ có thể xem cuốn học bạ
này khi đã kết thúc một cấp học, không thể theo dõi định kỳ và thường xuyên quá
trình rèn luyện của học sinh. Đây là điểm bất lợi đầu tiên của cuốn học bạ truyền
thống. Ngoài ra, nhà trường phải dành ra một không gian lưu trữ những cuốn học

bạ bằng giấy trong khoảng thời gian học sinh còn đi học tại trường đây. Hơn nữa,
việc lưu trữ những cuốn sổ bằng giấy gây mất thời gian sắp xếp, khó khăn trong
tìm kiếm. Lưu trữ dạng giấy còn có khả năng mất mát, hỏng hóc do môi trường tác
động như ẩm mốc, mưa lũ, thiên tai… Việc in ấn, lưu trữ, bảo quản những cuốn
học bạ truyền thống cũng tốn nhưng chi phí không nhỏ cho ngân sách nhà trường.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi thông tin, nâng điểm, hạ điểm trong cuốn học bạ bằng
giấy là hoàn toàn khả thi, có thể dẫn đến tiêu cực trong giáo dục.
- Ứng dụng học bạ điện tử sẽ tích hợp các giải pháp CNTT để giải quyết những
vấn đề trên. Học bạ điện tử mang đầy đủ chức năng, ý nghĩa của một cuốn học bạ
truyền thống. Hơn thế nữa, nó còn mang nhiều ưu điểm vượt trội:
+ Công cụ kết nối thông tin tiện ích từ nhà trường tới phụ huynh, học sinh và
cán bộ, giáo viên bằng các tính năng như cập nhật định kỳ hoặc đột xuất về điểm
số, nề nếp của học sinh một cách chính xác, bất kỳ thời gian, địa điểm nào thông
qua các phương tiện của kết nối Internet.
+ Tạo kênh giao tiếp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và học viên.
+ Giúp cán bộ giáo viên quản lý mọi mặt của lớp như điểm chuyên cần, kết
quả học tập …
8


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

+ Gia đình có thể nhanh chóng xem điểm, kiểm tra tình hình học tập của con
em.
+ Lưu trữ, tra cứu dễ dàng dựa vào các thành tựu của lĩnh vực công nghệ
thông tin.
+ Tạo tiền đề cho quá trình tin học hóa quản lý trường học.
+ Thực hiện nghị định chung của Chính phủ về việc tin học hóa quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước.
- Nói tóm lại, học bạ điện tử là một ứng dụng thiết thực trong quá trình giáo dục,

tạo kênh thông tin hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục gồm gia đình- nhà trườngxã hội, hoàn toàn phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt
của đời sống xã hội hiện đại.

CHƯƠNG II. LỢI ÍCH VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI.
1. Lợi ích của việc sử dụng Công nghệ thông tin trong nhà trường.
- Tương tác thường xuyên giữa nhà trường và phụ huynh học sinh
+ Phụ huynh muốn cập nhật thường xuyên tình hình học tập của con em
mình qua các bài kiểm tra để có thể lên lịch trình quản lý việc học của các em.
+ Học sinh xem điểm của mình qua từng bài để có thể khiếu nại điểm sớm
nhất với giáo viên bộ môn
- Nhà trường thông báo lịch học cũng như các thông tin liên quan, cần thiết
của học sinh cho gia đình và phụ huynh học sinh.
- Giáo viên không còn phải tự mình tính toán điểm hay quản lý điểm của
rất nhiều học sinh do giáo viên dạy.

2. Những hạn chế của sổ liên lạc truyền thống
9


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

- Gửi thông tin không thường xuyên, vài lần hoặc thậm chí là một lần một kỳ.
- Thông báo còn chưa được nhanh chóng, kịp thời.
- Việc sửa hay thêm điểm mất thời gian cũng như làm học bạ bị gạch xóa nhiều.

3. Giải pháp học bạ điện tử
- Truy cập web và nhắn tin hệ thống.
- Gửi thư điện tử (email).
- Gửi tin nhắn SMS qua điện thoại di động.


4. Lợi ích đối với nhà trường
- Tăng cường hiệu quả quản lý, thường xuyên trao đổi với phụ huynh và học
sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thông tin tới phụ huynh kịp thời, thúc đẩy hợp tác trong việc quản lý học sinh.
- Xây dụng môi trường học tập tốt.
- Xây dựng thương hiệu đối với nhà trường.

5. Lợi ích với mỗi gia đình, phụ huynh học sinh
- Nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của học sinh tại trường, kịp
thời quan tâm, có biện pháp quản lý học tập.
- Trao đổi thông tin giữa phụ huynh và nhà trường.
- Học sinh có thể biết được kết quả học tập của mình qua từng bài kiểm tra.

* Hạn chế còn tồn tại :
- Việc thông báo đến từng phụ huynh học sinh qua tiện ích SMS còn tốn kém và
không được rõ ràng.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO.
1. Hệ thống học bạ điện tử eSR:
10


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

- Phần mềm Quản lý học bạ - eSR cho phép quản lý quá trình học tập của học
sinh một cách toàn diện, là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Hệ thống
được xây dựng trên mô hình Internet với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay
ASP.NET 1.1 của Microsoft.


1.1. Khả năng mở của hệ thống
- Hệ thống được thiết kế với khả năng mở cao, cho phép người sử dụng dễ dàng
chỉnh sửa và bổ sung các báo cáo tùy theo nhu cầu công việc.
- Hỗ trợ công cụ hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chuyển đổi
các bảng mã.
- Hệ thống được thiết kế với khả năng mở cao, cho phép người sử dụng dễ dàng
chỉnh sửa và bổ sung các báo cáo tùy theo nhu cầu công việc.
Hỗ trợ công cụ hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chuyển đổi các
bảng mã.
- Hệ thống được xây dựng trên Quy chế chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dễ dàng kết xuất số liệu ra các định dạng dữ liệu khác nhau (Excel, Word, FoxPro,
Xml...)
- Cơ sở Dữ liệu phân tán và tập trung về tại Sở Giáo Dục... trong tương lai.

1.2. Tính động
- Hệ thống cho phép người sử dụng dễ dàng tùy biến, thay đổi các công thức xét
duyệt học sinh, sinh viên cho phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc khi có sự thay đổi
về quy chế, quy định, chương trình đào tạo

1.3. Tính bảo mật
- Để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, hệ thống thực hiện phân quyền sử dụng
cho từng đối tượng tham gia chi tiết đến từng chức năng, báo cáo. Đồng thời, việc
quản lý và truy xuất dữ cũng được phân quyền theo từng đối tượng thông tin và các
phòng ban.
- Quản lý thông tin học sinh - học sinh.

1.4. Hỗ trợ quản lý thông tin học sinh từ giai đoạn nhập học, chuyển
trường
- Hỗ trợ phân lớp học, đánh mã học sinh tự động...
- Cho phép theo dõi thông tin cơ bản, quan hệ gia đình, ảnh học sinh...

- Quản lý thông tin các đối tượng ưu tiên, diện chính sách, đối tượng trợ cấp xã
11


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

hội.
- Quản lý các thông tin khen thưởng, kỷ luật của học sinh.
- In thẻ từ (hỗ trợ in và quản lý mã vạch) .
- Theo dõi và quản lý các đối tượng ngừng học, thôi học .
- Tra cứu và thống kê học sinh học sinh.

1.5. Quản lý, đánh giá kết quả học tập
- Quản lý kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ (Điểm quá trình và
điểm tổng kết môn học)
- Quản lý điểm thi, kiểm tra học kỳ (Bao gồm cả các điểm thi lại) , Điểm rèn
luyện.
- Hỗ trợ mô hình phân quyền quản lý thông tin theo nhiều cấp (Các điểm chi tiết
Giáo vụ khoa quản lý, Điểm tổng kết và thi Phòng đào tạo quản lý) .
- Tự động tính và quản lý điểm tổng kết môn học, Điểm trung bình học kỳ, Cả
năm học. Xếp loại và đánh giá học học sinh viên cuối kỳ, cuối năm.
- Công cụ xét duyệt lên lớp, Xét tư cách dự thi tốt nghiệp, làm đồ án, Khen
thưởng học tập, Xét duyệt học bổng khuyến khích học tập.
- Thống kê, báo cáo chất lượng đào tạo.
- Quản lý và bảo lưu kết quả học tập của học sinh-học sinh lưu ban, ngừng học,
đình chỉ.
- Quản lý các điểm thi tốt nghiệp .... Đánh giá và xét duyệt tốt nghiệp.

-


12


Xây dựng mô hình tham chiếu kiến trúc hệ thống quản lý giáo dục với học bạ điện tử

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo đồ án II: />
he-thong-quan-li-hoc-ba-dien-tu-cua-truong-thpt-72375/
[2] Học bạ điện tử eSR: />
dung/176-hoc-ba-dien-tu-esr-.html
[3]

13



×