Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề xuất mô hình hồ sơ học bạ điện tử (e profile) trường đh bách khoa hà nội thiết kế theo chuẩn trao đổi thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.59 KB, 13 trang )

MỤC LỤC



PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1. Tình hình phát triển CNTT
- Ngày nay, Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ, được áp dụng
vào nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Mức độ truy cập Internet phổ biến rộng rãi trong Xã Hội
- Chính phủ đã chủ trương áp dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo
dục
- Xu hướng phát triển giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến và trở nên có hiệu quả
hơn.
2. Thực tế áp dụng CNTT trong giáo dục.
- Các trường THPT cũng như một số trường đại học đã bắt đầu triển
khai hệ thống quản lý học sinh, sinh viên bằng hệ thống điện tử, trong
đó bao gồm các chức năng: Quản lý thông tin, Quản lý điểm, Quản lý
khen thưởng … Và hiện nay đề có trang thông tin riêng để học sinh,
sinh viên và các bậc phụ huynh có thể truy cập, cập nhật thông tin
nhanh chóng, chính xác.
- Nhưng nhìn chung, thực tế áp dụng CNTT vào các trường THPT
hoặc các trường ĐH trên cả nước còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố
khác nhau, Tuy nhiên, với sự phát triển của các công nghệ khác nhau,
chúng ta có thể khai thác triệt để thế mạnh của CNTT trong lĩnh vực
Giáo dục.

3. Lợi ích, hạn chế của học bạ điện tử và thực trạng
Học bạ điện tử là một công cụ khá hiện đại để lưu lại điểm số và lời phê của
giáo viên đối với từng sinh viên.Nhằm cung cấp thông tin cập thời từ phía



nhà trường,giáo viên tới sinh viên và phụ huynh.Sau đây chúng em xin phân
tích các lợi ích và hạn chế của học bạ điện tử.

3.1 Những lợi ích
a) Đối với giáo viên
- Học bạ điện tử sẽ là phương thức cung cấp thông tin,tình hình học tập
của từng sinh viên tới phụ huynh một cách nhanh nhất.
- Học bạ điện tử cập nhật liên tục sẽ giúp sinh viên,phụ huynh chú ý hơn
tới những lời phê của giáo viên,những tâm huyết của người nhà giáo tới
học trò của mình.
- Vì lưu học bạ điện tử qua các kho dữ liệu trực tuyến,nên cũng linh động
thời gian nhập điểm,nhập lời phê,giúp giáo viên có thể làm việc ở bất kì
nơi đâu.
- Các công cụ trợ giúp thuận tiện giúp giáo viên dễ dàng tìm kiếm,sửa c
hữa,tính toán .
- Không sợ bị sửa chữa,hư hỏng từ bất cứ người bên ngoài nào.

b) Đối với sinh viên,phụ huynh
- Dễ dàng cập nhật tình hình học tập.
- Dễ dàng tiếp cận tới những lời phê,nhưng lời động viên của giáo
viên,giúp phụ huynh có thể quan tâm tới con mình hơn,cũng giúp sinh
viên có ý thức hơn trong việc học tập.
c) Đối với nhà trường
- Dễ dàng kiểm tra,sắp xếp,phân loại,đánh giá bằng các công cụ
lọc,sắp xếp có sẵn tiện lợi.Không lo bị sai bởi các lỗi chủ quan của
con người.


- Chuyển sang học bạ điện tử sẽ giúp nhà trường giảm bớt chi phí cho
việc viết học bạ bằng tay,in,photo học bạ giấy.

- Dễ dàng bảo quản,không lo bị mất dữ liệu nếu máy tính các thiết bị
của nhà trường bị hư hỏng bởi vì mọi dữ liệu đều được lưu trữ
online.Đồng thời tính bảo mật của học bạ điện tử cũng cao,nhà trường
cũng không lo nhiều việc mất mát thông tin.
- Các bộ phận văn phòng cũng thuận lợi trong việc lấy thông tin cá
nhân đầu năm mà không phải khai lại hồ sơ và tổng hợp từ sơ yếu lý
lịch viết bằng tay thành văn bản trên máy.
3.2 Những hạn chế
- Bên cạnh những lợi ích của học bạ điện tử thì nó vẫn có những hạn
chế nhất định:
- Do là những công nghệ mới nên tốn thời gian đào tào tất cả giác viên
sử dụng học bạ điện tử.
- Chi phí lắp đặt ban đầu sẽ lớn,đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu nhất
định.
- Ở phía người quản lí,nếu có hư hại về hệ thống có thể làm mất mát
dữ liệu,thông tin của sinh viên.
3.3 Thực trạng
- Hiện tại, ĐH Bách Khoa Hà nội là một trong những trường có số
lượng sinh viên rất đông. Việc quản lý sinh viên về công tác học
tập và rèn luyện đối với sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ
như:
- Việc rà soát, kiểm tra sự chuyên cần trong hoạt động do viện, nhà trường tổ chức
cũng như việc lên lớp học tập gặp khá nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm và
gia đình sinh viên.
- Sau mỗi mùa thi, việc xem điểm thi gặp nhiều khó khăn do cập nhật chậm, sinh
viên không biết xem ở đâu, và đa số khi biết điểm trên sis thì không kịp phúc khảo
bài thi của mình được nữa.


- Sức khỏe là một yếu tố quan trọng, tình trạng ô nhiễm, an toàn thực phẩm ảnh

hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe. Hiện tại việc theo dõi sức khỏe cho sinh
viên gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra và theo dõi tình hình qua từng
năm.

PHẦN 2. NỘI DUNG


1. Các yêu cầu nghiệp vụ hệ thống với từng tác nhân.
- Hệ thống là sự tương tác giữa nhà trường với sinh viên, và gia đình sinh viên bằng
email, trang web nhà trường và dịch vụ tiện ích sms.
- Các yêu cần nghiệp vụ ứng với các tác nhân:
● Gia đình sinh viên, sinh viên: xem điểm và kết quả học tập, kết quả xử lý học tập,
học bổng, học phí…qua từng kỳ học, từng môn học.
● Giảng viên: Có trách nhiệm bàn giao điểm của sinh viên sau mỗi bài kiểm tra, bài
thi cho người quản lý thông tin.
● Giáo viên chủ nhiệm lớp: xem thông tin về sinh viên, tổng hợp thông tin đưa ra các
thông báo và tư vấn cho sinh viên, trợ giúp sinh viên.
● Người quản lý thông tin: có trách nhiệm nhập điểm và công thức tính điểm của học
sinh tại mỗi môn học, kỳ học sau đó hiển thị bảng điểm gửi đến hệ thống, đồng
thời tổng hợp các thông tin của giảng viên, nhà trường cung cấp về học bổng việc
làm, xử lý học tập,rồi gửi thông báo đến cho sinh viên và gia đình.
● Người quản lý hệ thống: có trách nhiệm cung cấp tài khoản cho sinh viên, kiểm tra
duy trì hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Như vậy hệ thống có 4 tác nhân, trong đó 3 tác nhân tham gia trực tiếp vào hệ
thống làm việc.
2. Các chức năng mà hệ thống Hồ sơ học bạ điện tử trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
thiết kế theo chuẩn trao đổi thông tin
- Hiện tại học bạ cần đảm bảo các chức năng cơ bản của một học bạ điện tử cần phải
có:
o Đối với sinh viên :

▪ Đăng nhập hệ thống để dử dụng quyền của sinh viên
▪ Có thể tra cứu thông tin như xem điểm, đánh giá của nhà trường, cũng như của
giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm trong quá trình rèn luyện,..
▪ Tự cập nhật thông tin của bản thân
▪ Có thể xuất dữ liệu ra một cách tùy chọn phù hợp với mục đích lấy thông tin của
mình
▪ Đóng góp ý kiến về hệ thống, giáo viên bộ môn, hệ thống giảng dạy của nhà
trường
▪ Nhận thông báo từ giáo viên và người quản trị


o Đối với người quản trị hệ thống:
▪ Đăng nhập hệ thống và cung cấp quyền riêng cho sinh viên và
giáo viên thực hiện một số chức năng nhất định
▪ Thu nhận những ý kiến, phản hồi từ sinh viên và giáo viên
o Đối với giáo viên bộ môn:
▪ Đăng nhập hệ thống với quyền của giáo viên bộ môn
▪ Cập nhật điểm cho sinh viên
▪ Đánh giá quá trình học tập của các sinh viên trong suốt kỳ học
▪ Gửi các thông báo đến sinh viên trong lớp ( có thể gửi bằng
mail hoặc gửi thông báo trực tiếp trong hệ thống ) tùy vào mục
đích
▪ Xuất dữ liệu về lớp của mình
o Đối với giáo viên chủ nhiệm :
▪ Đăng nhập hệ thống với quyền của giáo viên chủ nhiệm
▪ Nhận thông báo từ giáo viên bộ môn
▪ Nhận phản hồi từ sinh viên
▪ Quản lý trạng thái học tập cỉa sinh viên
▪ Gửi thông báo cho phụ huynh sinh viên ( kết quả học tập từng
kỳ, tình hình học tập,..)

▪ Cập nhật danh sách lớp khi cần
▪ Thống kê theo mục đích cần( thống kê theo trạng thái học tập,
điểm,…)
▪ Nhận xét sinh viên qua từng học kỳ
- Về phát triển sau này hệ thống sẽ phát triển thêm một số chức năng như:
o Thống kê theo biểu đồ tình hình học tập theo từng năm nhằm đánh giá chất lượng
sinh viên theo từng năm cũng và đánh giá được tình hình học tập của từng sinh
viên theo từng năm(tốt hơn, hay kém đi) dựa vào biểu đồ
o Cung cấp thông tin về học bổng với những sinh viên có đủ điều kiện xét duyệt

3. Ý tưởng và sơ đồ hoạt động
3.1. Ý tưởng


- Người quản lý hệ thống được nhà trường gửi đến danh sách sinh viên để tạo tài
khoản cho sinh viên với mã tài khoản là mã số sinh viên. Tên đăng nhập vào tài
khoản sẽ được thông báo lại cho sinh viên.
- Mỗi giáo viên bộ môn sẽ được cấp một tài khoản. Từ đó, giáo viên có thể cập nhập
điểm, đánh giá sinh viên trong lớp của mình (Thời gian cập nhật điểm được giới
hạn trong 1 khoảng thời gian do người quản lý quy định).

- Sinh viên muốn xem điểm hay có ý kiếm phản hồi sẽ phải đăng nhập vào hệ thống.
Các phản hồi về hệ thống sẽ được gửi đến người quản lý, phản hồi về điểm sẽ được
gửi cho giáo viên bộ môn.
- Giáo viên chủ nhiệm sau khi đăng nhập với tài khoản của mình sẽ có thể xem được
tình trạng học tập của sinh viên trong lớp mình quản lý, xem thông tin từng sinh
viên, xuất báo cáo,...

3.2. _


Sơ đồ hoạt động.

a) Sơ đồ use case tổng quan.


b) Mô tả hệ thống:
1. Giáo viên có nhiệm vụ nhập điểm, sửa điểm và nhận phản hồi từ sinh
viên
2. Quản lý hệ thống có chức năng thêm các tài khoản mới, xóa cái tài
khoản hết hạn.
3. Sinh viên có thể xem điểm và gửi ý kiến phản hồi của mình


4. Giáo viên chủ nhiệm có thể xem điểm của sinh viên lớp mình quản lý
cũng nhưng theo dõi tình trạng học tập của sinh viên, ...
5. Tất cả các tác nhân muốn thực hiện hoạt động của mình đều phải đăng
nhập.

KẾT LUẬN
Việc áp dụng các thành tựu tin học vào quản lý sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công
sức của con người. Thay vì phải tự ghi chép, tính toán, xử lý các thông tin một
cách thủ công, nó có thể:
- Cập nhật và khai thác thông tin một cách nhanh chóng tại mọi thời điểm .


- Lưu trữ thông tin với khối lượng lớn.
- Tìm kiếm, thống kê thông tin nhanh chóng theo tiêu chí khác nhau.
- Thông tin đảm bảo chính xác, an toàn.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài tổng quan, bằng kiến thức được trang bị nhóm
chúng em đã vẫn dụng để hoàn thành bài tập này. Nhưng do kinh nghiệm trong

lĩnh vực thiết kế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Chúng em
mong nhận được sự góp ý và hướng dẫn của thầy để hoàn thành tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2] />


×