Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Tin học 11 bài 11 kịch bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.45 KB, 19 trang )

Tin học 11

Chương IV: Kiểu dữ
liệu có cấu trúc

Bài 11: Kiểu Mảng


Mục tiêu Chương IV:
- Hiểu được khái niệm kiểu dữ liệu có cấu
trúc
- Có một số kỹ năng ban đầu về sử dụng kiểu
dữ liệu có cấu trúc trong lập trình (Pascal)
- Củng cố lại một vài thuật toán cơ bản
thường gặp với mỗi kiểu dữ liệu có cấu trúc


Bài 11: KIỂU MẢNG


MỤC TIÊU DẠY HỌC
KIẾN THỨC
• Biết được kiểu dữ liệu cấu trúc xây dựng từ kiểu dữ liệu cơ bản.
• Biết cách khai báo, truy xuất mảng 1 chiều, mảng 2 chiều.
• Biết cách sử dụng kiểu mảng trong một số bài toán tìm kiếm, sắp xếp cơ bản.
KỸ NĂNG
• Chọn kiểu mảng phù hợp, khai báo, truy xuất kiểu mảng đúng.
• Sử dụng kiểu mảng giải 1 số bài toán (tìm kiếm, tính toán) trên máy tính.
THÁI ĐỘ
• Xây dựng lòng ham thích lập trình bằng giải quyết các bài toán bằng máy tính.
• Ý thức chọn và xây dựng kiểu dữ liệu khi thể hiện những đối tượng trong thực tế.




1. THUẬN LỢI
• Biết khai báo, sử dụng biến là kiểu dữ kiệu chuẩn.
2. KHÓ KHĂN
• Chưa biết khai báo, sử dụng biến là kiểu dữ liệu cấu trúc (kiểu
mảng).
3. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
• Khai báo, tham chiếu mảng 1 chiều, mảng 2 chiều.
• Sử dụng mảng 1 chiều, mảng 2 chiều.
4. ĐIỂM KHÓ BÀI HỌC
• Phân biệt kiểu dữ liệu phần tử và kiểu dữ liệu chỉ số.


Giả định:
-Lớp học và học sinh:
+ Lớp 11B4 có 40 HS, học lực từ loại khá trở lên
+ SGK, vở ghi chép đầy đủ
Giáo viên:
+ Chuẩn bị giáo án đầy đủ
+ Có máy tính cá nhân
Phòng học:
+ Phòng máy
+ Được trang bị đầy đủ bảng, phấn, máy chiếu, loa, micro
Phương pháp:
+ Diễn giảng thông báo, đặt vấn đề, hỏi đáp, trực quan, thực hành
quan sát


Phân phối chương trình

Tiết 1

Kiểu mảng 1 chiều
Tiết 2, 3

Ví dụ, cách sử dụng mảng 1 chiều
Tiết 4

Kiểu mảng 2 chiều


Tiết 1

Kiểu mảng 1 chiều

Hoạt động 1: Mở đầu (10’)
Mục tiêu: Đặt vấn đề cần phải sử dụng mảng 1 chiều
PP: Đặt vấn đề, hỏi đáp
GV đặt vấn đề: Nhập vào nhiệt độ (trung bình) của mỗi ngày trong tuần,
1.Tính và đưa ra màn hình nhiệt độ trung bình của tuần.
2.Số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình của tuần.
Yêu cầu:
3.Xác định Input, Output
4.Viết chương trình bài toán trên?
Học sinh trả lời:
1. Input: t1, t2, t3, t4, t5, t6, t7.
Output: tb, dem.
2. Cho HS xem đoạn code có sẵn.
Cho HS nhận xét về những hạn chế và đưa ra cách khắc phục
.Sử dụng kiểu mảng 1 chiều



Tiết 1

Kiểu mảng 1 chiều

Hoạt động 2: Khái niệm mảng 1 chiều (5’)
Mục tiêu: Cho HS biết thế nào là mảng 1 chiều, yếu tố để xđ mảng 1 chiều
PP: Làm việc với SGK
GV cho HS làm việc với SGK nêu khái niệm mảng 1 chiều
HS:
 Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.
 Mảng được đặt tên và mỗi phần tử mang một chỉ số.
GV cho HS nêu các yếu tố để xác định mảng 1 chiều
HS:
 Kiểu dữ liệu của các phần tử.
 Cách đánh chỉ số của các phần tử.

GV cho HS xem ví dụ về mảng 1 chiều


Tiết 1

Kiểu mảng 1 chiều

Hoạt động 3: Khai báo mảng 1 chiều (15’)
Mục tiêu: HS biết cách khai báo mảng 1 chiều bằng 2 cách
PP: Diễn giảng thông báo và thực hành
Minh họa khai báo biến (KDL chuẩn):
var tênbiến:kiểudữliệu;

Khai báo biến mảng 1 chiều.
C1 var tênbiếnmảng array[kiểuchỉsố] of kiểuphầntử;
C2 type tênkiểumảng = array [kiểuchỉsố] of kiểuphầntử;
var tênbiếnmảng:tênkiểumảng;
Giải thích các thành phần
Ví dụ var MangNhietDo array[1..100] of real.
Cho HS giải thích tên, kiểu phần tử, kiểu chỉ số mảng trên.
Cho học sinh làm ví dụ về khai báo kiểu mảng
Sau đó cho 1 số khai báo mảng 1 chiều, cho HS chọn cách khai báo đúng
Cho HS lên bảng khai báo về bài ttoán đặt vấn đề đầu bài theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp


Tiết 1

Kiểu mảng 1 chiều

Hoạt động 4: Truy xuất mảng 1 chiều (10’)
Mục tiêu: HS biết cách truy xuất các phần tử của mảng 1 chiều
PP: trực quan,
Giáo viên cho HS nhắc lại về cách truy xuất biến KDL chuẩn:
Truy xuất biến (KDL chuẩn):chỉ cần gọi tên biến đó
var x: int; x:=5; writeln(x);
=> truy xuất qua tên biến
Hướng dẫn cho HS cách truy xuất phần tử mảng 1 chiều
var m1c array[1..5] of int; m1c[2]=1;
=> tênbiếnmảng[chỉsốphầntử];
⇒ truy xuất qua tên biến mảng và chỉ số phần tử mảng.
Cho ví dụ để HS làm



Tiết 1

Kiểu mảng 1 chiều

Hoạt động 5: Củng cố (5’)
Cho HS xem bài toán đặt vấn đề lúc ban đầu, nêu những
lợi ích của mảng 1 chiều
Nhắc nhở HS xem lại bài.


Tiết 2

Ví dụ và cách sử dụng mảng 1 chiều

Hoạt động 1: Mở đầu (5’)
Cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước


Tiết 2

Ví dụ và cách sử dụng mảng 1 chiều

Hoạt động 2: Sử dụng mảng 1 chiều để tìm số lớn nhất của dãy số nguyên (35’)
Cho HS làm 1 vài ví dụ: Hướng dẫn học sinh giải bài toán từng bước
- Cho dãy có tối đa 250 phần tử, mỗi phần tử là 1 số nguyên dương (giá trị tối đa 500).
Khai báo mảng 1 chiều dãy số trên.
- Truy xuất phần tử 1, 100, 250 của mảng => cách duyệt tất cả phần tử của mảng. (dùng
vòng lặp for).
Input: số nguyên N (N<=250), dãy số An.
Output: chỉ số và giá trị phần tử lớn nhất của dãy.

Giả sử phần tử lớn nhất ở đầu mảng, duyệt từ phần tử thứ 2 đến hết mảng => tìm phần tử
lớn nhất mảng.
Vẽ, ghi nhớ lưu đồ thuật toán cho bài toán.
Chú ý biến chạy vòng lặp for, kết quả phần tử lớn nhất.
Hoạt động 3: Củng cố (5’)


Tiết 3

Ví dụ và cách sử dụng mảng 1 chiều

Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức đã học (5’)
Hoạt động 2: Sử dụng mảng 1 chiều sắp xếp dãy số nguyên bằng
thuật toán tráo đổi (20 phút).
Định hướng cho HS.
Cho HS lên bảng làm bài
Giáo viên chỉ ra lỗi sai và sửa sai
Hoạt động 3: sử dụng mảng 1 chiều giải bài toán tìm kiếm nhị phân
(15 phút).
Cho HS lên bảng làm bài và các bạn nhận xét sửa chữa.
Hoạt động 4: Củng cố (5’)


Tiết 4

Kiểu mảng 2 chiều

Hoạt động 1: Mở đầu (5’)
Kiểm tra bài cũ
Đặt vấn đề: Đưa ra màn hình bảng nhân

HS: Ghép nối nhiều mảng 1 chiều lại với nhau
Hoạt động 2: Mô tả mảng 2 chiều (10’)
Minh họa hình ảnh nhiều mảng 1 chiều, nêu ý tưởng nối nhiều
mảng 1 chiều => mảng 2 chiều, ví dụ mảng phép nhân.
Thành phần mảng 1 chiều (tên, kiểu phần tử, kiểu chỉ số) => thành
phần mảng 2 chiều (tên, kiểu phần tử, kiểu chỉ số, kiểu chỉ số cột).


Tiết 4

Kiểu mảng 2 chiều

Hoạt động 3: Nhận biết, khai báo, truy xuất mảng 2 chiều (20’)
*Cho HS nhắc khai báo mảng 1 chiềuGV rút ra cách khai báo mảng 2 chiều
Minh họa khai báo mảng 2 chiều trong ví dụ trên.
Cho ví dụ để HS khai báo mảng 2 chiều.
*Cho HS nhắc lại cách duyệt mảng 1 chiềuGV rút ra cách truy xuất mảng 2
chiều.
Minh họa truy xuất mảng 2 chiều trên, cho ví dụ để truy xuất mảng 2 chiều.
*Nhắc lại cách duyệt mảng 1 chiều GV hướng dẫn cách duyệt mảng 2
chiều. Cho ví dụ để duyệt mảng 2 chiều.
*Cho HS nhận biết khai báo, duyệt mảng 2 chiều trong 2 ví dụ ở SGK.


Tiết 4

Kiểu mảng 2 chiều

Hoạt động 4: Củng cố (10’)
Tổng kết lại nội dung kiến thức của bài học

So sánh giữa mảng 1 chiều và 2 chiều
Dặn dò HS về xem trước bài thực hành trong SGK


Thanks
for your
listening



×