Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài giảng Ung Thư Vòm - Bs. Nguyễn Nam Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.94 KB, 6 trang )

UNG THƯ VÒM HỌNG
Soạn giảng: Nguyễn Nam Hà

MỤC TIÊU
1. Mô tả GPH vòm họng và liên quan.
2. Nắm được dòch tễ học của ung thư vòm.
3. Kể được các triệu chứng của ung thư vòm.
4. Nêu được hướng điều trò ung thư vòm.
BÀI GIẢNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
*Nhắc lại giải phẫu:

Vòm họng, đúng hơn được gọi là họng mũi (Nasopharynx), là phần trên cùng của họng.
Họng mũi nằm ở sau mũi, phía trên là sàn sọ, phía trước là cửa mũi sau, hai bên thông với tai giữa
qua vòi nhó.
*Dòch tễ học:
-Ung thư vòm họng đứng hàng đầu trong các ung thư đầu cổ ởÛ nước ta.
1
1


-Gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (3/1). Tuổi thường gặp từ 20 đến 70, trung bình 50 tuổi
-Gặp nhiều ở vùng Đông Nam Á, nhất là ở các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Quốc, Singapore,
Malaysia, Philippine … đặc biệt gặp nhiều ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Bệnh gặp nhiều ở dân da
vàng rồi đến da đen (Maroc, Tunisie, Algérie…), hiếm gặp ở dân da trắng.
*Nguyên nhân:
-Di truyền
-Siêu vi Epstein – Barr (EBV): ngày nay đang được nghó nhiều tới. Là loại siêu vi thuộc nhóm
Herpès. Gần đây, người ta thấy EBV có mặt thường xuyên ở bệnh tích u vòm. Trong huyết thanh người
bệnh, hàm lượng kháng thể IgA và IgG kháng với kháng nguyên vỏ (VCA), kháng nguyên sớm (EA) và
kháng nguyên nhân (EBNA) của EBV cao hơn bình thường


-HPV (Human Papilloma Virus): có thể là một yếu tố bệnh sinh đ/v một số thể ung thư vòm.
-Các yếu tố về môi trường (rượu, thuốc lá, chất Nickel), thói quen ăn uống (ăn nhiều Nitrosamine có
nhiều trong cá kho mặn) cũng tham dự vào việc gây bệnh ở một số khu vực.
II- TRIỆU CHỨNG:
Trong các ung thư đầu cổ, ung thư vòm họng đáng ngại nhất, vì vòm họng nằm ở sâu, u phát triền
âm thầm, biểu hiện bằng các dấu hiệu mượn.
*Triệu chứng mũi:
-Chảy máu mũi tái phát, thường máu chảy ít. Đôi khi chảy nước mũi kèm với mủ xuống họng.
-Đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu.
-Mũi bò nghẹt một bên, dần dần hai bên.
-Nội soi mũi:
.Khối u ở họng mũi: sùi, loét, thâm nhiễm.
.Sinh thiết u dưới nội soi, gởi GPB.
Nên bấm sâu, sát xương, ở ranh giới giữa u và vùng bình thường. Gởi 2 phòng GPB khác nhau.
Nghi ngờ ung thư vòm: phải soi vòm mỗi tháng 1 lần, sinh thiết vòm.
* Triệu chứng tai:
-Nghe kém, ù tai, cảm giác nặng tai.
Có thể cả hai tai khi u lớn, lan rộng sang loa vòi bên kia.
Lưu ý: Viêm tai giữa thanh dòch một bên ở nhóm người có nguy cơ ung thư vòm cao  phải khám
kỹ họng mũi.
-Soi màng nhó:
Màng nhó lõm.
Đọng dòch trong hòm nhó.
*Triệu chứng thần kinh:
-Nhức đầu
-Song thò ( liệt dây VI)
-Đau thần kinh hàm trên, hàm dưới
-Liệt các dây thần kinh sọ khác.
Hội chứng khe bướm: liệt các cơ vận nhãn (III, VI), nhánh mắt của thần kinh tam thoa (V1)
Hội chứng bướm đá: liệt các thần kinh II, III, IV, V, VI

Hội chứng lỗ rách sau: liệt thần kinh IX, X, XI
Hội chứng lồi cầu trước: liệt thần kinh XII
2
2


Liệt thần kinh IX, X, XI, XII và giao cảm cổ
*Triệu chứng hạch:
-Xuất hiện rất sớm, có khi chưa thấy u ở vòm.
-Thường là hạch góc hàm cùng bên. Giai đoạn muộn: nhiều hạch 2 bên.
Lưu ý: Hạch góc hàm một bên ở nhóm người có nguy cơ K vòm cao  phải khám kỹ họng mũi.
-Siêu âm cổ: khi cần chẩn đoán phân biệt các u khác ở cổ
*Giải phẫu bệnh: 90% là ung thư biểu mô (carcinoma).
*CT Scanner, MRI: Đánh giá sự lan rộng của khối u lên sàn sọ và đến các khoang sâu vùng mặt.
*CLS đánh giá di căn: X-quang phổi, Siêu âm bụng,….
*Xét nghiệm MD: Lượng kháng thể chuyên biệt đối siêu vi Epstein Barr thường tăng cao ở người bệnh
bò ung thư biểu mô biệt hoá kém.
-Giúp phát hiện sớm.
-Giúp chẩn đoán K vòm dạng không điển hình.
-Đánh giá tiên lượng khi điều trò; các kháng thể IgG phản ánh sự lan rộng của bệnh tích.
-Theo dõi diễn tiến bệnh: khi hết bệnh kháng thể xuống thấp, khi tái phát kháng thể lên cao trở lại.
V- CHẨN ĐOÁN:
Cần phải xác đònh chẩn đoán đầy đủ bao gồm các chi tiết :
- Vò trí khối u ở vòm
- Hình thái đại thể.
- Giải phẩu bệnh.
- Hướng xâm lấn
- Xếp loại TNM
- Xếp giai đoạn.
Thí dụ: U ở hố Rosenmuller bên phải, dạng thâm nhiễm thuộc loại carcinoma không biệt hóa

(UNCT), hướng xâm lấn lên tai phải, xếp loại T1, N1, M0, ở giai đoại I.
Xếp loại TNM:
T
0 = chưa xác đònh được u nguyên phát ở vòm

N
0 = chưa phát hiện được
hạch ( di căn vùng )
1 = u còn khu trú ở một vùng giải phẫu (khi đã 1 = hạch một bên cổ,
được xác đònh dương tính qua sinh thiết )
còn di động
2 = u đã lan ra 2 vùng giải phẫu
2 = hạch bên đối diện
còn di động hay hạch cả
hai bên
3 = u xâm lấn vào mũi hoặc xuống họng miệng
3 = hạch đã cố đònh
4 = u xâm lấn vào nền sọ và/ hoặc làm thương
tổn dây TK sọ
Xếp giai đoạn (theo UICC):
Gđ I
T1
3

N0

M
0 = chưa thấy di căn
xa
1 = đã phát hiện

được di căn xa

M0
3


Gđ II
Gđ III
Gđ IV

T2
T3
T1,T2,T3
T4
Bất kỳ T nào
Bất kỳ T nào

N0
N0
N1
N0, N1
N2, N3
Bất kỳ N nào

M0
M0
M0
M0
M0
M1


IV.ĐIỀU TRỊ
-Điều trò dựa trên xạ trò và hoá trò: Đa số ung thư vòm nhạy với tia và thuốc.
-Phẫu thuật chỉ dùng để lấy các hạch còn lại sau xạ trò.
-Điều trò miễn dòch: nếu nhiễm EBV.
V. TIÊN LƯNG:
-Phát hiện sớm, điều trò đúng: tiên lượng khả quan, tỉ lệ sồng >5 năm cao hơn nhiều loại ung thư khác.
-Sau khi điều trò, tỷ lệ sống trung bình >5 năm là 30%.
-Ung thư càng lan rộng, dự hậu càng xấu.
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
1. Căn bệnh học ung thư vòm họng có liên quan mật thiết đến 1 virus nào:
a. Influenza virus
b. Human papilloma virus
c. Herpes zoster virus
d. Ebstein Barr virus
e. Human immunodeficiency virus
2.Vùng nào trên thế giới sau đây có nguy cơ ung thư vòm cao nhất:
a. Nam Mỹ
b. Bắc Mỹ
c. Đông Nam Á
d.Trung Đông
e.Bắc Âu
3. Tỉ lệ sống sau điều trò nói chung của K vòm họng là:
a. 10% sau 5 năm
b. 20% sau 5 năm
c. 30% sau 5 năm
d. 40% sau 5 năm
e. 50% sau 5 năm
4. CHỌN 1 CÂU SAI : K vòm họng :
a. Phần lớn thuộc loại carcinoma

b. Điều tra dòch tễ thường dựa vào phương pháp huỳnh quang miễn dòch, tìm IgG/ EA kháng EBV
4

4


c. Gặp nhiều ở nam hơn ở nữ
d. Chỉ nạo vét hạch cổ sau khi chạy tia đủ điều trò mà hạch không tiêu
e. Soi vòm họng gián tiếp bằng gương hoặc ống nội soi quang học
5. Các dây thần kinh sọ nào sau đây KHÔNG bò tổn thương trong hội chứng Lỗ rách sau :
a. IX
b. X
c. XI
d. XII
e. a,b,c
6. CHỌN 1 CÂU SAI: K ở thành bên vòm họng:
a. Thường gặp hơn so với ở nóc vòm
b. Thường là thể thâm nhiễm
c. Hầu hết là loại biệt hoá cao
d. Nhạy cảm với tia xạ
e. Thường bò ù tai, nghe kém
7.Chi tiết giải phẫu nào KHÔNG thuộc vòm họng:
a.Hố Rossenmuller
b.Lỗ hầu vòi nhó
c.Cửa mũi sau
d.Khẩu cái cứng
e.Khẩu cái mềm
8.Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG thuộc K vòm họng:
a.Chảy máu mũi
b.Hạch cổ

c.Nuốt đau
d.Ù tai
e.Nghẹt mũi
9.Cách điều trò K vòm hiện nay ở Việt nam:
a.Chạy tia
b.Kết hợp chạy tia và phẫu thuật
c.Hoá liệu pháp
d.Phẫu thuật
e.Miễn dòch liệu pháp
10.Ung thư ở thành bên họng mũi: Chọn câu SAI:
A. Thường gặp hơn so với nóc vòm.
B. Thường là thể thâm nhiễm.
C. Hầu hết là loại biệt hóa cao.
5

5


D. Nhạy cảm với tia
E. Thường bò ù tai, nghe kém
ĐÁP ÁN
1.d
2.c
3.c
4.b
5.d
6.c
7.d
8.c
9.a

10.c
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B. J. Bailey, Head and Neck Surgery - Otolaryngology, Lippincott- Raven. 1998.
2. Bộ môn Tai Mũi Họng Trường ĐHYD Tp.HCM, Bài giảng Tai Mũi Họng, Tài liệu lưu hành nội
bộ, 1998.
3. Bộ môn Tai Mũi Họng Trung tâm ĐTBD CBYT Tp.HCM, Bài giảng Tai Mũi Họng, Tài liệu lưu
hành nội bộ, 2004.
4. K.J.Lee, Essential Otolaryngology- Head and neck surgery, Mc Graw- Hill, 2003.
5. F.Legent , Manuel pratique d’ORL, Masson, 1990
6. Nhan Trừng Sơn, Tai mũi họng nhập môn, NXB Y học, 2004.
7. Võ Tấn, Tai mũi họng thực hành, NXB Y học, 1994.

6

6



×