Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Bài giảng MÔ LIÊN KẾT CHÍNH THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 26 trang )

Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Khoa Y
Bộ môn Mô Phôi

MÔ LIÊN KẾT CHÍNH THỨC
GV: HỒ ĐIỀN

Cần Thơ, ngày 11 tháng 09 năm 2015


MỤC TIÊU
1. Trình bày đặc điểm chung của mô liên kết
2. Mô tả cấu tao và chức năng của các loại tế bào liên
kết
3. Mô tả được đặc điểm các loại sợi liên kết
4. Trình bày được phân loại mô liên kết


ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Gồm 3 thành phần: tế bào liên kết, chất căn bản và
sợi liên kết
Chứa nhiều mạch máu
Chức năng: tạo và giữ hình dáng, trao đổi chất,
bảo vệ, tổng hợp chất có hoạt tính sinh học
Nguồn gốc: trung bì phôi



TẾ BÀO LIÊN KẾT
1.Tế bào trung mô
Nhỏ,hình thon hoặc hình sao


Nhân bầu dục
Bào tương tỏa các nhánh ra xung quanh nối kết với
nhau thành lưới
Có khả năng biệt hóa thành các tế bào khác: nguyên
bào sợi, sụn, xương, mỡ...


2. Nguyên bào sợi – Tế bào sợi
Nguyên bào sợi

Tế bào sợi


2.1 Nguyên bào sợi (fibroblast)
Tế bào non, chưa biệt hóa hoàn toàn, hình thoi
Nhân hình bầu dục hoặc hình cầu có 1 vài hạt nhân
Khả năng phân chia mạnh, di động yếu
Chức năng:
+ Tạo tế bào sợi trưởng thành
+ Tổng hợp chất (collagen, elastin, glycosaminoglycan,
proteoycan, glycoprotein)
+ Tham gia quá trình tái tạo
+ Khả năng thực bào của nguyên bào sợi rất thấp


Nguyên bào sợi – KHV quang học

2.2 Tế bào sợi (fibrocyte)
Đã biệt hóa hoàn toàn, hình thoi dài
Có trong gân, cơ, màng bao xơ của nhiều cơ quan

Cơ sở cấu tạo của vết sẹo


3. Đại thực bào (Macrophage)
Di động mạnh, biến động lớn về hình dạng và số lượng
Nguồn gốc : mono bào
Bề mặt lồi lõm không đều, trên bề mặt có các thụ thể đối các
kháng nguyên
Nhân hình cầu, hình bầu dục hoặc hình hạt đậu thường nằm
lệch tâm
Chức năng:
+ Bảo vệ (thực bào, tương tác với Lympho bào T và B trong
các phản ứng miễn dịch
+ Tổng hợp chất (collagenase, elastase, interferon…)


ĐẠI THỰC BÀO


4. Tương bào (plasma cell)
Có khả năng di động
Hình cầu, hình bầu dục hoặc hình trứng
Nhân hình cầu, chất nhiễm sắc phân bố theo kiểu
bánh xe
Nguồn gốc: lympho bào B
Chức năng: tổng hợp kháng thể


Tương bào



5. Masto bào (Mast cell)
Có thể di động
Hình cầu hoặc hình bầu dục
Bào tương chứa nhiều hạt chế tiết
Chức năng
+ Chế tiết heparin (chống đông máu, tăng tính thấm máu – mô
và đáp ứng miễn dịch)
+ Chế tiết histamin
+ Điều hòa nội mô tại chổ, kiểm soát kích thước mạch và tăng
tính thấm thành mạch)


Masto bào


6. Tế bào nội mô (Endothelial cell)
Lợp mặt trong cùng của mạch, tạo hàng rào sinh học
máu - mô.
Tế bào lớn, nhưng rất mỏng
Chức năng:
+ Bảo vệ
+ Tạo hàng rào sinh học
+ Trao đổi chất, khí giữa máu - mô


7. Chu bào (Pericyte)
Tế bào trung mô nằm xung quanh mao mạch và nằm
sát tế bào mao mạch có màng đáy bọc ngoài
Hình sao, các nhánh bào tương dài

Có khả năng biệt hóa thành nguyên bào sợi, tế bào
cơ trơn, tái tạo mao mạch, tiểu động mạch.
Chức năng điều chỉnh lòng mạch


Tế bào nội mô và chu bào


8. Tế bào mỡ (adipocyte)
Hình cầu
Bào tương có hạt mỡ lớn, nhân bị đẩy lệch một phía
và nằm sát màng tế bào
Nguồn gốc: tế bào trung mô và chu bào
Chức năng:
+ Dự trữ mỡ, tạo năng lượng
+ Chuyển đổi hormon sinh dục, chuyển hóa nước


Tế bào mỡ


9. Tế bào sắc tố (Pigmentocyte)

Nguồn gốc: mào thần kinh

Chức năng: tổng hợp sắc tố melanin


CHẤT CĂN BẢN
Nguồn gốc: Tế bào mô liên kết và huyết tương

Đặc tính: Thuần nhất, trong suốt, không màu, ưa nước, dạng
chất đông, vô định hình
Thành phần: Nước và muối khoáng, GAG, glycoprotein
Chức năng: Vận chuyển, trao đổi chất giữa máu – mô, môi
trường chuyển hóa các chất, đệm, chống đỡ và bảo vệ.


SỢI LIÊN KẾT
Chức năng: Tạo sức căng, sức đàn hồi và khung chống đỡ
Có 3 loại sợi:
+ Sợi tạo keo (collagen)
Những bó sợi dày, không phân nhánh
Có nhiều loại sợi tạo keo khác nhau
+ Sợi lưới (reticulin)
+ Sợi chun (elastin)
Mảnh hơn sợi tao keo, phân nhánh, nối với nhau thành
lưới không có vân ngang


MÀNG ĐÁY
Là màng ngăn cách giữa mô liên kết và các mô khác
Màng đáy gồm 3 thành phần chính: collagen loại IV,
glycoprotein, proteoglycan
Chức năng: chống đỡ, ngăn cách, trao đổi chất


PHÂN LOẠI MÔ LIÊN KẾT CHÍNH THỨC
 Mô liên kết giàu chất căn bản
 Mô liên kết giàu tế bào
 Mô liên kết giàu sợi



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Bình (2007), Mô Phôi – Phần mô học, NXB Y học
2. Phan Chiến Thắng, Trần Công Toại (2012) Mô học, NXB

Hồng Đức
3. Anthony L. Mescher (2010) Text and Atlas, Junqueira’s

Basis Histology, 12th edition, Mc Graw Hill


×