Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÀI CUỐI KỲ TLH Gia dinh Ổ BỆnh đa thế hệ và khái niệm tủi hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.96 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI LUẬN CUỐI KỲ
MÔN TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNH

1.Ổ BỆNH ĐA THẾ HỆ
2.KHÁI NIỆM TỦI HỖ
GVHD

:

TS. Ngô Thanh Hiền

SV

:

Lê Hoàng Đắc Hiếu

MSSV

:

09661200012

LỚP

:


TLH-K123

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 1999


Tâm Lý Học Gia Đình

MỤC LỤC
I. ĐẮT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................ 2
II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 3
A.

KHÁI NIỆM ........................................................................................................................ 3
1. Khái niệm về gia đình........................................................................................................... 3
2. Khái niệm gia đình như một hệ thống ................................................................................... 4
3. Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh......................................................................... 5
4. Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)................................... 6
5. Khái niệm gia đình theo Salvador Minuchin ......................................................................... 7

B.

ĐẶC TRƯNG CỦA GIA ĐÌNH ........................................................................................... 7

C.

PHÂN LOẠI GIA ĐÌNH ...................................................................................................... 8
1. Lứa đôi ................................................................................................................................... 8
2. Tình tổ ấm .............................................................................................................................. 8
3. Tình dòng họ........................................................................................................................... 9


D.

Ổ BỆNH ĐA THẾ HỆ ....................................................................................................... 10
1. Lý giải .................................................................................................................................. 10
2. Bình luận .............................................................................................................................. 10
3. Ví dụ..................................................................................................................................... 14

E.

KHÁI NIỆM TỦI HỔ ........................................................................................................ 16
1. Lý giải ................................................................................................................................ 16
2. Bình luận............................................................................................................................ 16
3. Ví dụ .................................................................................................................................. 17

III. KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 17
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 18
V. PHỤ LỤC:................................................................................................................................... 19

I. ĐẮT VẤN ĐỀ
Qua câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã cho ta thấy được yếu tố môi
trường(gia đình, xã hội, thể chế đất nước,…) nó ảnh hưởng và tác động đến tính
cách con người là như thế nào. Và trong xã hội Việt Nam xưa cho đến nay tình
trạng trên được phản ánh rất rõ trong các tác phẩn văn học của những nhà văn lớn

2|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

như Nam Cao, Tô Hoài,… hay trong các truyện cổ tích, dân gian, dân ca, cải

lương và cả phim ảnh,… đã nói lên tình trạng đang báo động trong các gia đình
đang rơi vào một vòng lẫn quẫn của sự tiến triển kéo dài dai giẵng và nó đã hình
thành nên văn hóa của Việt Nam về tình trạng như: Gia đình quá nuông chiều,
đùm bộc, cưng chiều con quá mức-không cho con làm gì hay tự làm gì, gia đình
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con, để lại của cải, giáo dục con chỉ biết hưỡng
thụ không biết chia sẽ không biết giúp đỡ người khác,… nhất là trong đa phần rất
nhiều gia đình có điều kiện, tiền bạc, và ngay cả không nhiều chính những gia
đình không điều kiện khi họ yêu thương con do hệ gia đình gốc ảnh hưởng….
Có một câu nói “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” và có nghe một
câu nói khác “cha nào con náy, mẹ nào con náy” đã thể hiện một quy luật và cũng
nói lên một tình trạng của xã hội Việt Nam ngày nay được gọi là “ổ bệnh đa thế
hệ” và vấn đề “khái niệm tủi hỗ” cũng là điều đáng xem xét và nghiên cứu trong
tình trạng các gia đình ở xã hội Việt Nam hiện nay.
II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. KHÁI NIỆM

1. Khái niệm về gia đình
Theo truyền thống, gia đình được định nghĩa là một nhóm người, có cùng quan
hệ huyết thống, có chung một lịch sử, cùng chia sẻ chung nơi cư trú và những lợi
ích khác. Định nghĩa này được mở rộng, bao gồm thêm những người có cùng cảm
nhận về một gia đình tương lai, hòa hợp bởi hôn nhân hoặc được nhận làm con
nuôi.
Nói chung, sự kết hợp các thành viên trong một gia đình có thể do hai yếu tố
chính:
Có cùng huyết thống (cha mẹ–con cái, ông bà–cháu, anh chị em ruột …).
Có yếu tố luật định (kết hôn, nuôi con…).
Một số gia đình được tạo lập không tuân theo cách thức truyền thống, hoặc có
thể ở một số nơi, không được luật pháp hoặc đạo đức xã hội thừa nhận (ví dụ sống
chung không hôn thú, hôn nhân giữa những người đồng tính, chuyển giới, tảo hôn,
hoặc tình trạng phụ mẫu đơn thân không kết hôn).

Mỗi gia đình được tạo lập có đời sống riêng của nó. Sự phát triển của một gia
đình đi theo một chu trình với những giai đoạn; mỗi giai đoạn lại có tính chất riêng
và những nhu cầu, đòi hỏi đặc thù cho sự phát triển của gia đình ấy. Xung đột hôn
3|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

nhân, ly thân, ly hôn… là những hoàn cảnh gây ra những biến động, ảnh hưởng đến
sự toàn vẹn của gia đình. Tái hôn (remarriage) có thể tạo nên những tình thế phức
tạp hơn cho gia đình mới tạo lập cũng như cho những thành viên thuộc chu
trình/vòng đời trước đó.
2. Khái niệm gia đình như một hệ thống
Gia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ qua
lại chằng chịt. Những tác động qua lại này giúp duy trì sự cân bằng của hệ thống gia
đình và tạo ranhững luồng thông tin truyền dẫn giữa những thành viên. Mỗi gia
đình tạo ra một mối liên quan riêng tùy thuộc vào văn hóa xã hội, lịch sử và những
tính chất riêng của gia đình đó.
Những mối liên quan này có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc giữa các thành viên
với nhau, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình, và giữa gia đình với các hệ
thống lớn hơn bên ngoài (làng xóm, phố phường…) mà ranh giới giữa gia đình và
bên ngoài có thể trở nên đóng kín hay mở rộng. Gia đình là một giao diện
(interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế thiết yếu làm trung gian giữa mục
tiêu sinh lý và văn hóa xã hội trong sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình đi theo những vòng cung phản hồi của
mối quan hệ nhân quả mà trong đó những sự kiện đơn lẻ được quan niệm vừa là
nguyên nhân, vừa là kết quả, và có sự tác động hỗ tương giữa các sự kiện với nhau.
Gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, mỗi tiểu hệ thống
thực hiện những chức năng đặc biệt để duy trì bản thân tiểu hệ thống và bảo vệ duy
trì cả hệ thống như một tổng thể.

Mỗi cá nhân cũng là một tiểu hệ thống bên trong gia đình. Cá nhân có liên hệ về
mặt chức năng và thứ bậc với các tiểu hệ thống và các cá nhân thành viên khác
trong gia đình. Tiểu hệ thống có thể được thành lập dựa trên các thứ bậc (như vợ
chồng, anh chị em…), hoặc theo chức năng (cha mẹ, ông bà, con cái...), hoặc theo
phái tính (mẹ và các con gái…). Đến luợt gia đình cũng là một tiểu hệ thống, khi
mở rộng giao tiếp với thế giới bên ngoài. Các tiểu hệ thống được phân chia bằng
những đường biên giới (boundaries). Đường biên giới bảo vệ các tiểu hệ thống và
cho phép tác động qua lại giữa những tiểu hệ thống. Đường biên giới có thể lỏng
lẻo hoặc cứng nhắc (mở rộng hoặc khép kín) và thích nghi với những thay đổi cần
thiết của hệ thống gia đình.
Bệnh lý thích nghi xuất hiện nếu đường biên giới quá cứng nhắc không cho phép
giao tiếp thích hợp giữa hai tiểu hệ; hoặc đường biên giới quá lỏng lẻo khiến có sự
dính chặt, hòa lẫn chức năng giữa các tiểu hệ thống.
4|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

Gia đình lành mạnh cần có những đường biên giới uyển chuyển giữa các cá nhân
thành viên và các tiểu hệ, vừa không quá cứng nhắc để có thể duy trì chức năng trao
đổi, gắn bó giữa các thành viên, vừa không quá lỏng lẻo để duy trì sự độc lập,
trưởng thành của từng thành viên. Hệ thống gia đình có những qui luật, những
nguyên tắc cho phép thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày và duy
trì cấu trúc của nó. Một vài qui luật được công khai và không giấu giếm, nhưng trái
lại cũng có những qui luật không được bộc lộ công khai (qui luật ngấm ngầm).
Gia đình lành mạnh có những qui luật kiên định, được nêu rõ và có thể uyển
chuyển thích nghi với sự thay đổi. Mỗi thành viên trong gia đình có một số vai trò,
mà vai trò này liên kết các vị thế và chức năng của người ấy trong gia đình.
Vai trò có thể theo vị trí, thứ bậc trong gia đình như: bố mẹ, con cái, anh chị
em… Vai trò có thể theo chức năng mà thành viên đảm nhận như nạn nhân

(victim), người chịu tội thay (scapegoat), hoặc thánh tử đạo (martyr), v.v...
Theo quan điểm hệ thống tất cả những hành vi (ví dụ: vai trò, những triệu chứng
và những hình thức giao tiếp) đều có một ý nghĩa. Ví dụ một người kém thích nghi
có thể tác động để giữ gia đình được cân bằng. Đặc biệt một người ở tuổi vị thành
niên rối loạn trong vấn đề ăn uống có thể ngày càng dẫn đến việc gia đình quan tâm
những khó khăn mà thiếu niên đó đang gặp phải. Rối loạn ăn uống có thể là chỉ báo
cho thấy quá trình cá biệt hóa kém.
3. Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh
(normal family functioning) Wamboldt và Reiss (1991) đã đặt câu hỏi:
Khi một thành viên trong gia đình có triệu chứng thì gia đình đó có được miêu tả
là gia đình lành mạnh hay không? Ngược lại, một cá nhân có thể đánh giá là lành
mạnh nếu cô ấy hoặc anh ấy trưởng thành trong một gia đình bệnh lý không, trừ khi
đó là bệnh lý về sự thích nghi? Sự lành mạnh của gia đình có thể được đánh giá dựa
trên các yếu tố: không có triệu chứng rối loạn chức năng được vận hành tốt và gia
đình thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội. Một vài tác giả khác
(tiêu biểu như Satir và Baldwin, 1983) mô tả gia đình lành mạnh là gia đình bao
gồm những cá nhân lành mạnh. Sự lành mạnh có thể thấy được qua các bình diện
sức khoẻ thể chất, tinh thần, bối cảnh sống, dinh dưỡng, cảm xúc, trí năng và các
mối quan hệ. Các thành tố chức năng ấy ở mỗi thành viên lại tạo nên cảm nhận về
bản thân của riêng người ấy. Và tất cả những cảm nhận về bản thân của các thành
viên sẻ góp phần tạo nên sự lành mạnh chung cho cả hệ thống gia đình. Những gia
đình lành mạnh thường là gia đình có sự gắn bó, có cấu trúc linh hoạt và rõ ràng.
Đường biên giới giữa các thế hệ và cá nhân có sự trao đổi qua lại để hiểu nhau, thừa
5|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

nhận một cảm giác gần gũi và chung sống với nhau lâu dài nhưng vẫn thể hiện được
sự tôn trọng tính riêng tư của cá nhân và tiểu hệ thống. Sự lành mạnh của gia đình

khuyến khích sự tự chủ cho tất cả những thành viên ở độ tuổi thích hợp. Gia đình
lành mạnh thích nghi với cấu trúc bên trong của họ, vai trò, mối quan hệ và những
qui tắc phản ứng đối với tình huống, phát triển những yêu cầu và những thông tin
mới từ môi trường. Thứ bậc giữa tiểu hệ thống bố mẹ và con cái cùng với việc điều
khiển uy quyền đến tất cả các thành viên trong gia đình diễn ra một cách rõ ràng.
Gia đình lành mạnh truyền đạt rõ ràng và hiệu quả về cảm nghĩ của họ, thích hợp
với điệu bộ tự nhiên và thái độ cảm xúc đang diễn đạt, không có các thông tin
“nhập nhằng – nước đôi” (double-bind).
Gia đình bệnh lý có tính chất không linh hoạt và không có khả năng thích nghi
trước sự phản ứng của môi trường, hoặc trước tình huống yêu cầu sự thay đổi.
Những gia đình này có khuynh hướng không phân hóa, có đường biên giới không
tốt, thất bại trong việc hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của mỗi cá nhân và thiết lập
sự tin cậy trong mối quan hệ. Gia đình bệnh lý không linh hoạt, có sự giao tiếp yếu
kém (tiêu biểu đó là sự giao tiếp không nhất quán), không có khả năng thương
lượng và giải quyết vấn đề, cảm xúc được thể hiện bằng những cách thức tiêu cực,
thiếu quan tâm và chăm sóc. Theo Obson và những cộng sự (1983), khả năng thích
nghi của gia đình có liên quan với chức năng hệ thống gia đình linh hoạt và có khả
năng thay đổi. Nó còn có khả năng cấu trúc vai trò mối quan hệ và những qui tắc
phản ứng trước tình huống và phát triển những yêu cầu. Ngược lại gia đình không
lành mạnh thì bám vào các thông lệ cứng nhắc và không có khả năng thay đổi linh
hoạt.
4. Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)
Gia đình bệnh lý có tính chất không linh hoạt và không có khả năng thích nghi
trước sự phản ứng của môi trường, hoặc trước tình huống yêu cầu sự thay đổi.
Những gia đình này có khuynh hướng không phân hóa, có đường biên giới không
tốt, thất bại trong việc hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của mỗi cá nhân và thiết lập
sự tin cậy trong mối quan hệ. Gia đình bệnh lý không linh hoạt, có sự giao tiếp yếu
kém (tiêu biểu đó là sự giao tiếp không nhất quán), không có khả năng thương
lượng và giải quyết vấn đề, cảm xúc được thể hiện bằng những cách thức tiêu cực,
thiếu quan tâm và chăm sóc.

Theo Obson và những cộng sự (1983), khả năng thích nghi của gia đình có liên
quan với chức năng hệ thống gia đình linh hoạt và có khả năng thay đổi. Nó còn có
khả năng cấu trúc vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng trước tình huống
6|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

và phát triển những yêu cầu. Ngược lại gia đình không lành mạnh thì bám vào các
thông lệ cứng nhắc và không có khả năng thay đổi linh hoạt.
5. Khái niệm gia đình theo Salvador Minuchin
Khái niệm “gia phong” hay những quy luật gia đình (family rules) là một hệ
thống (tiềm ẩn) bao gồm các quy luật, những đòi hỏi về mặt chức năng thường
xuyên ảnh hưởng lên việc tổ chức và cách thức tương tác bên trong gia đình. Chúng
ảnh hưởng lên tính chất các đường biên giới (boundaries), thang bậc quyền lực
(power hierarchy), các mối quan hệ theo kiểu liên kết bè phái (coalitions) và hình
thành các quan hệ bộ ba (triangles).
Gia đình lành mạnh hay rối loạn chức năng là tùy thuộc vào khả năng của gia
đình trong việc thích ứng với các hoàn cảnh gây stress (sự kiện từ bên ngoài, sự
kiện riêng đặc thù của gia đình, hoặc các sự kiện theo dòng phát triển). Các sự kiện
gây stress trong đời sống cùng với cách thức ứng phó của gia đình sẽ có ảnh hưởng
trên tính chất các đường biên giới và các thứ bậc quyền lực trong gia đình.
Một gia đình lành mạnh thường có những đường biên giới chức năng rõ ràng
giữa thế hệ bố mẹ và thế hệ con cái, cho phép bố mẹ thực hiện chức năng của tiểu
hệ thống điều hành (executive subsystem), làm trách nhiệm chăm sóc, dưỡng dục
và điều phối con cái. Đồng thời phía các con cũng thấy bố mẹ không quá xâm phạm
và vẫn cho các con một khoảng tự chủ để các anh chị em tương tác và xã hội hóa.
Sự dưỡng dục lành mạnh được thể hiện không quá cứng nhắc, không quá buông
lỏng, lơ là, vừa dưỡng dục, bảo bọc vừa bảo đảm tăng dần tính tự chủ của các con.
Trong gia đình rối loạn chức năng, thường có sự xáo trộn về thứ bậc quyền lực

và/hoặc có sự hình thành cơ cấu “liên kết bè phái”.
B. ĐẶC TRƯNG CỦA GIA ĐÌNH

Mặc dù đã tồn tại những định nghĩa khác nhau về gia đình và hình thái gia đình
cũng có những biến đổi nhất định trải qua các nền văn minh của nhân loại, nhưng
nó vẫn có những nét đặc trưng cơ bản là:
1. Gia đình là tổ chức cơ bản, gắn bó nhất của mỗi cá nhân. Mọi người đều phải
sinh ra từ trong một gia đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gia đình bởi sự chăm
sóc, nuôi nấng, dạy dỗ từ lúc còn là thai nhi cho đến khi trưởng thành và cả
quãng đời về sau.
2. Gia đình là nhóm xã hội có các giới tính (nam, nữ) hình thành và phát triển từ
hôn nhân tái sản xuất ra con người, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống. Ðây là
nét đặc trưng cơ bản nhất của gia đình.

7|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

3. Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ được gắn bó với nhau
không chỉ vì quan hệ ruột thịt, huyết thống, mà còn có con nuôi ảnh hưởng trực
tiếp lẫn nhau về nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán truyền thống… tạo nên
bản sắc văn hóa của gia đình.
4. Ðời sống gia đình được tồn tại và phát triển thường nhờ vào một ngân sách
chung do khả năng lao động của các thành viên đóng góp: gắn kết với nhau bằng
tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng nhất bởi quan hệ huyết thống.
5. Gia đình thường là những thành viên sống chung với nhau dưới một mái nhà, kể
cả những lúc xa vắng, họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với chỗ ở, tổ ấm chung
đó.
C. PHÂN LOẠI GIA ĐÌNH


Theo đề nghị bài bản nghiên cứu Tâm lý học Gia đình của Nguyễn Khắc Viện
tiến hành theo 3 cái trục chính: tình lứa tuổi, tình tổ ấm, tình dòng họ:
1. Lứa đôi: tức là cặp trai gái từ lâu đã gặp nhau rồi lấy nhau, lấy nhau rồi ăn ở với
nhau như thế nào, cần nghiên cứu tâm lí ở những bình diện:
 Tình duyên tức là vì đâu mà gặp nhau, do gia đình hay tổ chức xếp đặt, do
ngẫu nhiên, do tình cảm cá nhân kiểu "sét đánh" hay kiểu tìm hiểu lâu dài,
thăm dò hết ngọn luồn lạch sông...
 Tình dục tức là hai xác thịt có hòa hợp không, có tạo cho cả hai bên những
khoái lạc thích đáng.
 Tình yêu thấm nhuần mọi hành vi trong cuộc sống, chia sẻ với nhau vui buồn
gian khổ (ấm no có bạn, lạnh lùng có đôi).
 Tình nghĩa cùng nhau chấp nhận một nghĩa vụ một lí tưởng như nuôi dạy con
thành người hay cùng chung một sự nghiệp.
 Tất cả các yếu tố trên dẫn đến khái niệm "thủy chung” (hay không thủy
chung).
2. Tình tổ ấm: là mối tình nối kết những người ở cùng một nhà, trước hết là bố mẹ,
con cái, anh chị, có khi thêm một vài người nào đó. Ăn ở cùng nhau, chăm sóc cho
nhau, dạy bảo cho nhau, cùng nhau đối phó với những cách thức từ ngoài, bảo đảm
cho từng thành viên cuộc sống an toàn, đáp ứng những nhu cầu sinh lí và tâm lí.
Tiếng Việt là tổ ấm, như cái tổ đón chim bay giữa trời lạnh lẽo giông tố về đến nơi
an toàn ấm áp; tiếng Pháp tương đương là foyer tức là bếp sưởi, nơi quan trọng bậc
nhất ở những xứ lạnh. Chữ Hán là gia, bắt đầu với hình vẽ một cái nhà che mưa,
che gió.
Gia đình có đảm bảo cho mỗi thành viên những nhu cầu tâm lí không?
8|Page


Tâm Lý Học Gia Đình


 Người đàn bà có đóng đầy đủ vai trò làm vợ làm mẹ không. Ngày nay khác với
người xưa, người phụ nữ còn có một sự nghiệp xã hội, còn phải "lập nghiệp”.
Thi phó tiến sĩ, phấn đấu làm chủ tịch xã hay thứ trưởng khó mà toàn tâm toàn
ý với chồng với con.
 Người đàn ông có đóng được vai trò làm chồng làm bố và lập nghiệp không?
 Việc tạo nên tổ ấm, trong hoàn cảnh không đến nỗi quá nghèo khổ, tùy thuộc
chủ yếu vào sự “đầu tư” của bố mẹ, không phải chỉ và chủ yếu là đầu tư tiền
bạc, mà đầu tư thì giờ tâm trí tình cảm. Đối với con cái thì nhu cầu hàng đầu là
được trưởng thành tiến tới tự lập. Nhưng bắt đầu lại là một tình cảm hoàn toàn
phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn, một mặt nhận được tất cả những gì
cần thiết, nhưng mặt khác lại tuyệt đối phải chịu sự áp đặt ý muốn của người
lớn; đó là đặc điểm của cái phận làm con.
 Quan hệ giữa anh chị em với nhau là quan hệ cùng một lứa vừa nâng đỡ nhau
vừa ganh tỵ với nhau, cả hai mặt này đều cần thiết cho sự trưởng thành.
 Mọi nhân tố ảnh hưởng đến sự trọn vẹn của tổ ấm đều tác động sâu sắc đến
tâm lí của từng thành viên. Khái niệm gia đình li tán với nhiều hình thức khác
nhau đã được nhiều công trình nêu lên.
 Một khái niệm cần được làm sáng tỏ là chữ "hiếu”.
3. Tình dòng họ - nối kết những thành viên theo hai chiều:
 Chiều ngang tức là giữa những người cũng thế hệ giữa bố mẹ và chú bác, cô
dì; có thể gọi đây là mối liên hệ xuyên gia đỉnh.
 Chiều dọc đi ngược thời gian nối kết với những thế hệ trước, ông bà tổ tiên;
đây là mối quan hệ "xuyên thế hệ".
Tình dòng họ đậm hay nhạt quyết định tính khép kín hay mở cửa của một gia
đình, bố mẹ hay con cái sống với nhau như trong một vỏ ốc hay có nhiều người
khác tham dự vì cùng một huyết thống... Gia đình khép kín sống độc lập hơn,
dành cho mình một cõi riêng tư, nhưng giải quyết mâu thuẫn và vượt qua thử
thách không có chỗ dựa, không có ai giúp đỡ (sẩy mẹ có dì, sẩy cha có chú).
Mối liên kết có thể là hiện thực như với ông bà còn sống, nhiều khi còn ở
chung một nhà (tam đại đồng đường), hoặc là mang tính tượng trưng tín ngưỡng;

thờ cúng cầu khẩn săn sóc nhà thờ và phần mộ là những hành vi có nhiều ý nghĩa.
Đây là mối quan hệ giữa những người sống và những người đã mất, liên quan đến
nhiều phong tục tín ngưỡng, triết lí, đạo lí.
Trong dòng họ biểu hiện rõ nhất qua những cuộc đối đầu với những dòng họ
khác (xem quyển Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường).

9|Page


Tâm Lý Học Gia Đình

Tâm lí dòng họ phải chăng do di truyền bằng gen quyết định. Giả thuyết này cho
đến nay chưa được chứng nghiệm và đại đa số học giả thiên về thuyết truyền tập
kiểu ứng xử từ bố mẹ sang con và qua các thế hệ. Các học giả Mỹ, sống trong một
xã hội trong đó có những người sống hiện nay hầu như không còn giữ mối quan hệ
nào với thế hệ ông bà tổ tiên đã ngạc nhiên khi phanh phui tâm lí nhiều gia đình
nhận ra những tác động của những thế hệ trước. Một trường hợp phải chăng là biểu
hiện của dòng họ ấy là một nhóm con cháu (hậu duệ) của Hải Thượng Lãn ông Lê
Hữu Trác: cách đây hơn 200 năm Lê Hữu Trác trả ấn từ quan, rồi bỏ Bắc Hà vào
đất bán sơn địa Hà Tĩnh lập ấp và nghề thuốc; hơn 200 năm sau một Vụ trưởng họ
Lê Hữu xin về hưu non cùng với một số bà con ở Hà Tĩnh vào lập một ấp mới ở gần
Bà Rịa và làm đông y. Nghiên cứu nhiều gia phả chắc sẽ giúp phát hiện những điều
thú vị.
D. Ổ BỆNH ĐA THẾ HỆ

1. Lý giải:
 Ausloo mô tả một vòng lẩn quẩn bệnh lý: Lo âu (angoise) -> không hiểu
(non-sens) -> hành vi bộc phát (passage à l’acte) -> đè nén (repression) ->
đạt đến hoàn thiện (comformité) -> điều không nói được (non-dit) -> lo âu.
 Theo ông Minuchin thì vấn đề phát sinh khi gia đình, đứng trước những

hoàn cảnh sống thay đổi hoặc khi có một đứa con đến tuổi trưởng thành, đã
ứng phó một cách quá cứng nhắc, dẫn đến khuynh hướng né tránh xung đột,
hoặc theo kiểu “quá xa cách”, hoặc theo kiểu “quá gắn bó”. Hai trạng thái
“quá xa cách” và “quá gắn bó” cũng có thể có khuynh hướng bù trừ lẫn
nhau. Việc này đôi khi dẫn đến việc hình thành các cấu trúc tay ba hoặc kết
bè phái “liên thế hệ” (bố mẹ và con cái).
 Từ “Ổ BỆNH” cho ta thấy được giống như là một bệnh dịch đang hoành
hành và rất là nguy hiểm. Còn “ĐA THẾ HỆ” cho ta thấy được một vấn đề
này là có thệ thống, ảnh hưởng nguyên một hệ thống chứ không chỉ ở một
cá nhân mà là một hệ thống nhiều cấp bậc, nhiều đời.
 Như vậy “Ổ BỆNH ĐA THẾ HỆ” là một loại bệnh nguy hiểm có tính di
truyền lây lan qua nhiều đời, nhiều người trong cùng một hệ thống, một xã
hội. Nó như là một loại bệnh dịch lây lan trên diện rộng và cần được nghiên
cứu tìm ra được quy luật gây bệnh thì mới đưa ra được phương thức, bài
thuốc trị liệu hiệu quả được và mới hy vọng thành công khỏi bệnh hoặc ít ra
cũng nhận ra được vấn đề này là rất nguy hiểm và cần có sự thay đổi khi nó
được nhận ra và nếu được trị tận gốc rễ thì đó thật sự là cần thiết khi đã
được nghiên cứu và hiểu bệnh.
2. Bình luận:

10 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

Từ nhận định Theo nhận định trong hệ thống gia đình của chính cá nhân tôi,
kể cả một số hệ thống gia đình qua nhiều thế hệ mà tôi biết và theo một số thống
kê của vài nghiên cứu không chính thức như phần phụ lục tôi có trích dẫn của
TS. Ngô Xuân Điệp trình bày về vấn đề nghiện rượu đã đề cập đến “Bức tranh
đứa trẻ khủng hoảng, lo âu, thậm chí sống lệch lạc khi người thân nghiện rượu

dường như xuất hiện ngày một nhiều, hiện hữu trong không ít gia đình Việt. Nói
cách khác, ở trường và gia đình, người lớn đã chiếm mất cảm xúc, suy nghĩ của
trẻ con.Đi theo vết xe đổ, đứa trẻ lớn lên lại mất cảm xúc. Đây là quy luật bù trừ
cảm xúc, đang có chiều hướng tăng theo cấp số nhân ở nước ta. Nhiều nhà
nghiên cứu tâm lý gọi tình trạng trên là “ổ bệnh đa thế hệ”” (theo bài viết Dùng
giáo dục “đào gốc” rượu bia của TS.Ngô Xuân Điệp trên trang
www.sggp.org.vnThứ Bảy, 24/12/2016 10:03.). Và cũng chính qua đây tôi lại
liên tưởng đến các tác phẩm văn học khác để tìm hiểu và làm rõ thêm vấn đề mà
trong đoạn trích trên có nhắc đến là “ổ bệnh đa thế hệ” được như:
a. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
 Tóm lược tác phẩn tìm sự liên quan: Tiếng chửi mở đầu tác phẩm và ý
nghĩa- Trích lại tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ
rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…. Rồi hắn chửi đời….hắn
cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này…”
- Tiếng chửi của Chí Phèo cất lên vô lí, không có nguyên do. - Những
tiếng chửi oái ăm, tức giận, phẫn uất, chửi từ những thứ xa vời, mông lung
đến những gì cụ thể, gần gũi nhất .. Hắn là một người thua lỗ, nhậu nhẹt,
đâm thuê chém mướn,..gọi đó là một thành phần bất hảo của xã hội thời
đó và hắn là một công cụ của Bá Kiến chuyên đi dòi nợ của nông dân Thể
hiện bản chất côn đồ, lưu manh của Chí Phèo. Hắn dường như mất hết
tính người, giao tiếp với đời, với người bằng những tiếng chửi. - Chí Phèo
đặt mình trong tư thế quay lưng với tất cả - Tiếng chửi rơi vào im lặng,
không một ai đáp trả -> Thể hiện sự cô độc, lẻ loi, đáng thương của Chí Khát khao hòa nhập của Chí (Con người xấu đến “ma chê quỉ hờn”). Và
Chí Phèo với cuộc gặp gỡ Thị Nở-một người con gái cũng xấu không kém
gì Chí Phèo:Cơn say đưa Chí Phèo gặp thị Nở,sự xuất hiện của Thị Nở
làm thay đổi cuộc đời Chí Phèo, giúp Chí Phèo thức tỉnh, khao khát hoàn
lương. Kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối
tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí
Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt
hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình

thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí Phèo. Trong tác phẩm ai cũng thấy
được một cặp bài trùng là Thị Nỡ và Chí Phèo.Nhưng qua hình ảnh hai
11 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

con người xấu nhất gặp nhau lại thấy được cái đẹp lúc này và hai còn
người cùng chung cảnh ngộ đã phải lòng nhau và họ đã phát sinh một môi
quan hệ xác thịt với nhau. Thị Nở là một sứ giả mà Nam Cao phái đến để
thức tỉnh Chí Phèo. Đó là sứ giả của tình yêu thương và tấm lòng nhân
đạo sâu sắc của nhà văn. Nhưng có lẽ cần phải nói thêm, Thị Nở không
chỉ là vai trò sứ giả của lòng nhân đạo mà Thị còn là một “thiên sứ” của
tình yêu.Kết thúc câu chuyện là hình ảnh: Thị Nở nhìn xuống bụng và
nghĩ về cái lò gạch cũ.
 Liên tưởng vào bài nghiên cứu: Qua đoạn kết về hình ảnhcái lò gạch cũ
mà Thị Nở khi nhìn xuống bụng và nghĩ về nó thì đã thấy được một
vòng luẫn quẫn của một con người lại bắt đầu. Và từ đây cũng đoán biết
được rằng Chí Phèo có nguồn gốc như thế nào và quả thực từ đây đã cho
tôi thấy sau này đứa con đó nó cũng sẽ là hình ảnh của Chí Phèo hiện tại
và nếu sau này nó không nhận ra được câu chuyện của ba và mẹ nó thì nó
lại là Chí Phèo 2 và chắc chắn một tương lai xa hơn sẽ có Chí Phèo 3 hoặc
4, hoặc 5,…Cộng thêm vào đó là chế độ của thời cuộc, nếu như những
con người trong hệ thống vòng lặp đó mà không thấy được một sự vận
hành với một mối liên kết,liên hệ chặt chẽ như trên thì nó cứ tái hiện lại
cái ban đầu mà không thể nào thoát ra được. Qua đó cho thấy được “Ổ
bệnh đa thế hệ” được đề cập đến là có ở trong tác phẩm. Không chỉ qua
một hoàn cảnh, một số phận của một con người mà nói lên được tất cả là
đúng, nhưng đó cũng là đại diện cho đa số của một tầng lớp của chế độ xã
hội thời đó được Nam Cao tái hiện lại một cách điển hình, chân thực và cụ

thể. Ở đây chế độ chính là môi trường tạo nên con người trong hệ thống
giống như là gia đình ở hiện tại, là môi trường tạo nên cái hế thống ổ bệnh
của những con người nhiều thế hệ.
b. Từ gia đình của chính bản thân tôi:
 Ở gia đình tôi ba tôi là một người rất gia trưởng và độc đoán, ông nói ra
điều gì thì nó là đúng, còn con cái hay trogn gia đình ai nói lại là xem như
là cải lời, là hỗn láo là thế nào cũng bị đánh, người hay cộc cằn nóng tính
đó là tính cách của ba tôi. Còn mẹ tôi , là một người phụ nữ miền Trung,
chịu thương chịu khó và cam chịu, luôn im lặng và chịu đựng mọi thứ cho
dù biết rằng đó là bất công, đó là sai trái, hay mặc dù mình đúng rành rành
đó mà không được cải lại. Và ngay cả khi tôi qua nhà hàng xóm chơi tôi
cũng bắt gặp hình ảnh như vậy trong mọi gia đình thời đó (khoảng năm
1985). Thời của tôi là thời sau giải phóng và mọi người sống xung quan
với nhau đều là người bỏ làng quê ra đi vào vùng kính tế mới, vào Nam
lập ấp khai hoang, xây dựng cuộc sống mới theo lời kêu gọi của chế độ
12 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

mới giải phóng thời đó (Nhà tôi vào năm 1980 khi tôi chưa ra đời-tôi sanh
năm 1982). Và qua lời kể của mẹ tôi thì tôi cũng biết được ông nội tôi
cũng có tính gia trưởng như vậy và bà nội tôi cũng cam chịu như chính mẹ
tôi thời đó. Và tới bây giờ tôi cũng có thể hiểu được cái xã hội nó đã quy
định và làm con người của tất cả mọi người sống trong thời đó phải tuân
theo như thế nào và đó cũng là một hệ lụy của chế độ và của xã hội.
 Cho đến bây giờ-thời mấy anh em tôi- cái thời mà xã hội có nhiều biến
chuyển và thay đổi nhận thức, đời sống xã hội có sự phát triển mạnh mẽ,
tri thức được chú tâm phát triển để nâng cao dân trí và công nghệ khoa
học - kỹ thuật. Thế mà, ngay chính trong tôi và cả mấy anh chi em tôi

cũng có sự ảnh hưởng của một phần tính cách của ba tôi và của mẹ tôi. Và
chính bản thân tôi cũng quan sát được những người cùng thế hệ của tôi trở
về trước nếu sống ở vùng quê với nhau hay cùng miền với nhau thì đều có
gì đó rất giống nhau. Đó là đa phần giống nhau, nhưng cũng có nhiều
người rất tiến bộ do ảnh hưởng của chế độ Mỹ-Ngụy mà làm cho họ có
những thay đổi về suy nghĩ lẫn hành động và tính cách con người họ. Cho
nên mới thấy rằng chế độ thiết chế và xã hội đi kèm với nó là một môi
trường ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và những hệ lụy kéo theo cho chính
từng con người trong nó.
 Qua đây tôi nó lên rằng “Ổ bệnh đa thế hệ” nó có tồn tại và thực sự tồn tại
cho dù ở thời kỳ nào hay chế độ thiết chế nào của xã hội nào, hay cho một
đất nước nào, thì nó luôn tồn tại, hiện diện và cứ thế được duy trì trong hệ
thống của mỗi gia đình, ở trong mỗi con người của những hệ thống gia
đình đó. Cho nên mỗi gia đình nó sẽ thể hiện là một hệ thống đa thế hệ mà
đảm bảo rằng nó là một ổ bệnh, còn ổ bệnh đó có được nhìn nhận hay
được những người trong hệ thống đó chấp nhận và cố gắng điều chỉnh và
thay đổi nó hay không. Và chắc chắn một điều rằng: Không thể sửa chữa
hay thay đổi những ổ bệnh đó trong một sớm một chiều hay một ngay hai
ngày, hay một tuần , một tháng hay một năm, mà là nó được kéo dài rất
dài trong những con người thấy và muốn thay đổi. Và cũng có thể thay đổi
được ở bệnh này thì nó lại xuất hiện một ổ bệnh khác. Vì rằng trong xã
hội, trong gia đình hay trong hệ thống gai đình luôn có sự tương tác qua
lại lẫn nhau không ai có thể tách rời ra khỏi hệ thống đó được. Không
tróng trong gia đình thì cũng chịu ảnh hưởng của xã hội, của thể chế đất
nước,….trừ khi mình không tồn tại…. Nó luôn là một cái vòng luẫn quẫn
được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc cái vòng đó nó được dịch
chuyển sang một chút xíu sang một vị trí khác so với cái vị trí của nó ban

13 | P a g e



Tâm Lý Học Gia Đình

đầu và cứ thế mà nó vận hành và tồn tại trong một gia đình qua nhiều thế
hệ.
 Trước khi chúng ta tìm hiểu một số cách thức khó nhận thấy đã làm bạn
tổn thương từ nhỏ và vẫn còn tác động đến cuộc hôn nhân của bạn, hãy
xem cái sinh vật, chính là bạn, khi vừa mở mắt chào đời như thế nào. Bởi
vì lúc đó, bạn là một “tổng thể nguyên vẹn” và từ đây bạn có thể lần theo
những dấu vết quan trọng để khám phá ra những ước muốn sâu kính mà
bạn hy vọng cuộc hôn nhân sẽ làm thỏa mãn.
 Không có một đứa bé sơ sinh nào có cái khả năng kỳ diệu kể lại cho
chúng ta nghe về cuộc sống khi còn trong bụng mẹ, nhưng chúng ta vẫn
biết được một vài điều về đời sống sinh lý của một bào thai. Chúng ta biết
rằng nhu cầu sinh lý của một bào thai là được chăm sóc bằng cách trao đổi
dưỡng chất giữa nó và người mẹ. Ta biết rằng bào thai không có nhu cầu
ăn, thở hay tự bảo vệ khỏi những nguy hiểm, và nó được xoa dịu bởi nhịp
tim của người mẹ. Từ những hiểu biết này và nhờ quan sát các đứa trẻ sơ
sinh, chúng ta có thể phỏng đoán rằng bào thai sống một cuộc sống bình
lặng và không phải nổ lực gì khi còn trong bụng mẹ. Nó không có ý thức
về giới hạn, về bản thân, cũng chẳng có ý niệm gì về việc nó đang nằm
trong một cái bọc trong cơ thể mẹ nó. Nhiều người tin rằng khi một đứa
bé còn ở trong tử cung của người mẹ, nó có cảm giác về sự hợp nhất, một
cảm giác thiên đường, hoàn toàn không vương vấn chút ham muốn trần
thế nào. Martin Buber một giáo sư thần học người Israel đã mô tả như sau:
“Khi còn là bào thai, chúng ta được nối kết với toàn thể vũ trụ”.
3. Ví dụ:
a. Theo Tâm lý gia đình(Nguyễn Khắc Viên-12/1991): Rất khó xác định ranh
giới giữa hai bên; từ bình thường vừa có nghĩa trung bình, tức là đa số (6070%) trong một nhóm dân cư nhất định thuộc về loại hình ấy, vừa có nghĩa lí
tưởng đúng theo một số chuẩn mực nhất định. Cần xác định hai đặc trưng chủ

yếu của một gia đình tạm gọi là bình thường.
- Tính tương đối vững bền cùng sống với nhau yên ổn trong một thời gian
nhất định. Ngày xưa lí tưởng là bách niên giai lão, ngày nay một thời gian
khoảng 15 năm đủ cho con cái trưởng thành có thể xem là đạt chuẩn. Mỗi
thành viên đều có điều kiện sống tương đối thoải mái, không phải hi sinh
quyền lợi chính đáng của mình. Có thể nói đó là một gia đình yên lành; yên là
không sóng gió đến mức tan vỡ, lành là không ai bị hi sinh. Một gia đình có
thể yên mà không lành như khi có một gia trưởng độc đoán buộc người vợ hi
sinh cả cuộc đời cặm cụi bếp núc.

14 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

Không yên, tức là thường xảy ra rối ren, không lành là một hay nhiều thành
viên bị nhiễu loạn về mặt này mặt khác. Như vậy bước đầu là phân loại yên lành
hay rối nhiễu. Thông thường những người nghiên cứu (cũng như các nhà văn
nhà báo) hay nói đến những gia đình rối nhiễu; điều này cũng dễ hiểu vì có rối
nhiễu mới có chuyện mà nói. Từ những hiện tượng rối nhiễu có thể rút ra những
đặc trưng rõ nét, vì rối nhiễu chỉ là những nét bình thường được khuếch đại lên
như vợ chồng cãi nhau giận nhau đến mức nào đó là bình thường, quá mức nào
đó là bất thường, con cái phá quấy cũng vậy. Trong những gia đình yên lành thì
thường các sinh hoạt, các kiểu ứng xử giao tiếp đa dạng, linh hoạt, còn sinh hoạt
đơn điệu, ứng xử giao tiếp cứng nhắc dễ dẫn đến rối nhiễu. Một chỉ báo quan
trọng là trong một gia đình biết đùa cợt hài hước với nhau, đây là một triệu
chứng lành mạnh; trong một gia đình có người đóng vai hề làm cho mâu thuẫn
nội bộ bớt căng thẳng.
Thông thường rối nhiễu biểu hiện qua một số hành vi bất thường của một
thành viên, đặc biệt của con cái. Cho nên vấn đề thường xoay quanh tính nết của

một đứa con, và tìm cách thưởng phạt hay chăm chữa đứa con ấy: tâm lí gia đình
tập trung vào tâm tư đứa con bị nêu lên là hư quấy. Trong những năm gần đây,
người ta lại chú trọng đến gia đình như là một tổng thể, một hệ thống trong đó
mỗi thành viên tác động qua lại với các thành viên khác, mỗi triệu chứng xuất
hiện nhiều khi chỉ khu trú ở một thành viên như một đứa con chẳng hạn đều
chứng tỏ một sự cân bằng của toàn bộ gia đình. Trọng tâm đã chuyển từ việc trị
liệu đứa con cá nhân thành trị liệu gia đình. Lúc đứa trẻ trở lại bình thường thì
gia đình lại lục đục. Đây là luận điểm homéostasic familiale tức là cơ chế tự điều
chỉnh của gia đình để bảo vệ cân bằng, biến một thành viên thành vật hi sinh.
b. Để làm rõ những đặc trưng của bức tranh toàn bộ nói trên chủ yếu bề mặt văn
hóa xã hội, có thể nêu mấy điểm sau:
- Gia đình khép kín, bố mẹ con cái sống với nhau như trong một cái vỏ ốc,
người ngoài không tham dự cuộc sống nội bộ, đó là kiểu gia đình phương Tây
hiện nay; hoặc gia đình mở cửa, có những sinh hoạt chung mang tính huyết
thống với họ hàng, và với dòng họ.Quan hệ láng giềng, hàng xóm, người cùng
phố, nhiều khi cũng đóng vai trò quan trọng, tắt lửa tối đèn có nhau. Liệu gia
đình cởi mở có thể tồn tại lâu dài trong một xã hội công nghiệp hay không? Dù
sao so sánh gia đình xưa tức là do xã hội cổ truyền để lại sống ở nông thôn, mà
những người lớn tuổi hiện nay đều biết với gia đình những lớp trẻ hiện nay sống
ở thành phố là một phương hướng giúp phát hiện nhiều nét có ý nghĩa; gia đình
là đơn vị sản xuất hay không, bố mẹ hàng ngày có bỏ con đi làm hay không,
người mẹ có sự nghiệp xã hội hay không, bao quanh gia đình là một xã hội ít
biến động, có kỉ cương chặt chẽ, nhiều đời để lại, hay là một xã hội thường
15 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

xuyên biến động, những tín điều tôn giáo còn ảnh hưởng đến đâu. Mâu thuẫn
giữa các thế hệ biểu hiện như thế nào?

- Ôn lại những biến cố và thử thách gia đình đã trải qua, dự đoán những sự
việc có thể xảy ra: sinh con đầu, có tang, đổi chỗ ở, nghề nghiệp, bệnh nặng, thất
nghiệp, con đi ở riêng, bố mẹ ông bà về hưu... Một gia đình có kiểu sinh hoạt
ứng xử linh hoạt sẽ vượt qua, gia đình rối nhiễu sẽ vấp váp.
c. Tham khảo những tài liệu nước ngoài, thấy rõ hai thời kì:
Từ năm 1945 sau Đại chiến thứ 2 do chiến tranh và nhất là do cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật đã làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của cuộc sống ở những
nước phát triển, cho nên cuộc sống gia đình đặt ra nhiều vấn đề gay gắt. Trong
thời kì 1945-1960 vấn đề tâm lí gia đình được đặt ra trong mối liên quan với
những biến động trong quan hệ nội bộ của các gia đình, quan hệ giữa các thành
viên của các gia đình. Về tâm lí học vẫn như trước lấy tâm lí cá nhân làm đối
tượng trọng tâm nghiên cứu.
Từ những năm 1970, đặc biệt ở Mỹ, do ảnh hưởng của những môn khoa học
khác như nhân chủng học, tin học, trọng tâm chuyển từ tâm lí cá nhân sang xem
gia đình như là một hệ thống, một tổng thể. Theo quan điểm này những triệu
chứng xuất hiện ở một cá nhân được xem như là hệ quả của một sự rối nhiễu hệ
thống gia đình và trị liệu trước kia chỉ xoáy quanh từng cá nhân nay trở thành trị
liệu toàn bộ gia đình. Từ đó tập trung vàn nghiên cứu sự giao tiếp giữa các thành
viên với nhau và những đặc tính của tổng thể gia đình hơn là cá tính của từng
thành viên.
E. KHÁI NIỆM TỦI HỔ

1. Lý giải:
a. Theo tự điển

vdict từ Tủi hổ: tự lấy làm hổ thẹn và buồn cho mình.

nỗi xót xa tủi hổ, tủi hổ vì những lỗi lầm của mình.
Đồng nghĩa: tủi nhục.
b. Và theo Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí:

Thương thân và thẹn. Tủi hổ vì không tiến bộ kịp mọi người.

tủi hổ :

2. Bình luận:
“Tuổi già không có gì hơn tuổi trẻ để đảm nhận chức năng dẫn đường, vì những gì
mà tuổi già đem lại không nhiều bằng những gì nó lấy đi.”

16 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

HENRY DAVID THOREAU
Khi nghe nói đến “những thương tổn tâm lý và tình cảm tuổi thơ”, chắc bạn nghĩ
ngay đến những chấn thương tâm lý nghiêm trọng như lạm dụng tình dục, bị ngược
đãi hành hạ hay những thương tổn tinh thần do cha mẹ ly dị, chết hoặc nghiện rượu.
Đối với một số người thì đây đúng là những thương tổn mà họ phải chịu từ thời thơ
ấu. Tuy nhiên, cho dù bạn có may mắn được lớn lên trong một môi trường an toàn
và tràn ngập tình thương, bạn vẫn phải chịu đựng những nỗi đau khổ không thấy
được từ thời thơ ấu, bởi vì ngay từ giây phút cất tiếng khóc chào đời, bạn đã là một
tạo vật phức tạp và phụ thuộc, với những nhu cầu, đòi hỏi không bao giờ ngưng.
Nhà phân tâm học Freud đã định nghĩa rất chính xác loài người là “những sinh vật
không biết thỏa mãn”. Và không một bậc sinh thành nào, dù họ có tuyệt vời, xuất
sắc đến đâu đi nữa, có thể đáp ứng tất cả những nhu cầu luôn thay đổi này.
Mặc dù tôi và bạn đều không còn nhớ gì về những tháng đầu của cuộc đời, tâm
thức cũ của chúng ta vẫn giữ lại những suy luận của tuổi thơ. Dù bây giờ chúng ta
đã lớn, đã có thể giữ cho bản thân được no ấm và khô ráo, một phần sâu kín trong
con người chúng ta vẫn mong đợi thế giới xung quanh phải quan tâm săn sóc mình.
Khi người bạn đời của ta tỏ ra không thân thiện, hay đơn giản là không giúp đỡ ta,

một hồi chuông báo động lặng lẽ vang lên sâu trong tâm trí và làm ta hoảng sợ
trước cái chết, như ngày còn thơ ấu. Như bạn sẽ thấy, hệ thống báo động này đóng
một vai trò chủ chốt trong hôn nhân.
3. Ví dụ:

III. KẾT LUẬN
“Hiếm khi hoặc không khi nào một cuộc hôn nhân phát triển êm thấm thành một quan
hệ cá nhân mà không trải qua khủng hoảng. Ý thức ra đời cùng với nỗi đau khổ.”
CG. JUNG
Xã hội ngày nay khuyến khích chúng ta coi hôn nhân như một chiếc hộp đen. Trước
tiên bạn chọn một người bạn đời. Rồi bạn bước vào cái hộp đó. Khi đã ổn định chỗ
ngồi đâu đấy, bạn mới lần đầu tiên thật sự nhìn kỹ người chia sẻ cái hộp đó với bạn.
Nếu bạn hài lòng với những gì bạn khám phá, bạn sẽ ở lại. Nếu không, bạn lại chui ra
khỏi cái hộp đó và đi tìm một kẻ khác để cặp đôi. Nói cách khác, hôn nhân được coi là
một tình trạng không thay đổi, và nó tốt hay xấu là do bạn có khả năng hấp dẫn được

17 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

một người bạn đời sáng giá hay không. Giải pháp chung cho một cuộc hôn nhân bất
hạnh, mà hơn 50% các cặp vợ chồng lựa chọn, là ly dị và bắt đầu lại từ đầu với một
người mới với hy vọng sẽ tốt hơn người cũ.
Vấn đề lớn nhất của giải pháp này là sự đau đớn khi phải thay đổi ngôi đổi chủ. Sự
xót xa khi phải chia những đứa trẻ, những món đồ, và gạt bỏ những giấc mơ quý giá.
Và còn sự miễn cưỡng khi phải mạo hiểm trong một mối quan hệ thân thiết mới, lo sợ
rằng rồi nó cũng sẽ đổ vỡ… Và còn cả những tình cảm bị hủy hoại của những cư dân
khác trong chiếc hộp đó – những đứa trẻ lớn lên với cảm giác có lỗi trong vụ ly dị và
nỗi nghi ngờ về sự tồn tại của một tình yêu bền vững.

Đáng buồn thay, sự lựa chọn thứ hai và cũng là cuối cùng của những người sắp sửa
ly dị là ở lại, cài chặt nắp hộp, và gồng mình chịu đựng mối quan hệ đầy thất vọng đó
cho đến cuối đời. Họ tìm cách lấp đầy cuộc hôn nhân trống rỗng bằng thức ăn, rượu,
ma túy, các hoạt động khác, công việc, ti-vi, và những tưởng tượng lãng mạn, cam chịu
với niềm tin là ước mong một tình yêu sâu sắc sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Hôn nhân không phải là một trạng thái tĩnh lặng giữa hai con người không thay đổi.
Hôn nhân là một hành trình tinh thần và tâm lý bắt đầu từ trạng thái ngây ngất của sự
hấp dẫn, quanh co theo những con đường đầy đá sỏi của sự khám phá bản thân, và lên
đến đỉnh cao trong sự sáng tạo ra một quan hệ hợp nhất, thân thiết và suốt đời. Việc
bạn có nhận thức được hay không tiềm năng của quan điểm này không phụ thuộc vào
khả năng thu hút một người bạn đời sáng giá, mà phục thuộc vào sự sẵn sàng tự nhận
thức những phần ẩn giấu của bạn thân bạn.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liệu pháp Gia đình của tài liệu “Essential Psychotherapies - Theory and
Practice”, biên tập bởi Stanley B Messer và Alan S Gurman, ấn bản năm 1995
(phiên bản mới hiện là 2011).
2. Tài liệu “Tâm lý Gia đình” của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (12/1991).
3. TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH VÀ TRỊ LIỆU HỆ THỐNG( Dành cho sinh viên
chuyên ngành tâm lý lâm sàng) Biên soạn: BS NGUYỄN MINH TIẾN Tháng
10-2016.

18 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

4. Dùng giáo dục “đào gốc” rượu bia Thứ Bảy, 24/12/2016 10:03 đăng trên
www.sggp.org.vn.
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT CUỘC HÔN NHÂN HOÀN HẢO?

Nguyên tác: Getting The Love You Want. Tác giả: Harville Hendrix, Ph.D.
Dịch giả: Phan Linh Lan và Phan Lưu Ly.
6. TỦ SÁCH HUYỀN MÔN NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI -Theo tài liệu Many
Mansions (1950) của Gina Cerminara- NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
NGUYỄN MINH TIẾN hiệu đính.
7.
V. PHỤ LỤC:
/>Dùng giáo dục “đào gốc” rượu bia
Thứ Bảy, 24/12/2016 10:03
Ngày càng có nhiều người xem rượu bia như bạn nhằm trốn tránh trạng thái tâm lý mất
cân bằng. Chính vì thế, muốn chấm dứt thực trạng thì xã hội cần giải quyết ổn thỏa “gốc,
rễ” vấn đề - đó là phương pháp giáo dục.
Khi tâm lý mất cân bằng
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều thức uống có hại (cả sức
khỏe lẫn tài chính); điển hình là rượu bia. Đáng lo ngại khi tình hình này có xu hướng tịnh tiến,
trong khi cuộc sống ngày một tốt hơn.
Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết công việc đều được giải quyết trên bàn nhậu. Những người
từng trải hay làm ăn đều phát hiện nếu muốn mọi việc suôn sẻ thì phải mời đối tác ra quán nhậu.
Tuy không ràng buộc nhưng đây gần như trở thành “tiêu chuẩn cứng” đối với không ít người.
Tất cả mối quan hệ, từ đối tác, thậm chí người thân, bạn bè dường như nhạt nhòa nếu không có
những buổi họp mặt với vài chai rượu, thùng bia. Ngay cả những hội, nhóm (hội âm nhạc, thể
thao…) cũng lấy rượu bia ra cá độ, tạo cảm hứng.
Không chỉ vậy, ở nước ta, lao động có trình độ đang dần đánh mất nhiệt huyết trong công việc,
cuộc sống. Họ xem rượu bia là “phao cứu sinh” tinh thần và không để ý nhiều đến hậu quả về
sức khỏe, kinh tế. Ngày xưa, nhiều người mời đối tác, đồng nghiệp về nhà; bây giờ, họ mời
nhau ra quán, đi “tăng hai, tăng ba”. Độ tuổi uống rượu bia ngày càng trẻ (17 - 18 tuổi trở đi);
tập trung vào lứa 35 - 45 tuổi (giai đoạn thành công, làm ra tiền).

19 | P a g e



Tâm Lý Học Gia Đình

Xét khía cạnh tâm lý, thực trạng sử dụng rượu bia lý giải việc mất cân bằng tâm lý. Người ta
tìm đến rượu bia vì cảm thấy cuộc sống hụt hẫng, xa hơn là cần một trạng thái tâm lý khác trạng
thái đang trải qua.
Nhiều người thất bại trong tình cảm, công việc cũng tìm đến rượu bia như một cách trốn tránh
hữu hiệu. Ví dụ, thợ hồ thích nhậu vì cuộc sống của họ đơn điệu, vô vị. Hết giờ làm, họ ít có sân
chơi bổ ích. Vì vậy, thay vì về nhà xem ti vi và ngủ sớm, họ ra quán nhậu trút bỏ ức chế, giải
tỏa căng thẳng. Bình thường, những thợ hồ toàn nghe la mắng, chỉ đạo; còn đi nhậu sẽ có người
khen, tâng bốc hoặc động viên. Trạng thái sinh học do chất kích thích trong rượu bia cộng với
cảm giác được coi trọng tạo nên hứng thú về mặt tâm lý.
Hết giờ làm ra quán nhậu trở thành phản xạ có điều kiện đối với lao động chân tay, trình độ, kể
cả doanh nhân, lãnh đạo. Nhậu trở thành phương pháp giải tỏa áp lực, tạo cảm giác thư thái,
thoải mái. Do vậy, những người không giữ tinh thần tỉnh táo, không có động cơ tích cực rất dễ
sa đà.
Rất nhiều dân tộc, quốc gia có nhu cầu cao về rượu bia. Điển hình là các nước châu Âu. Người
Pháp hay người Nga đều uống rượu, bia nhiều hơn người Việt. Tuy nhiên, họ khác chúng ta ở
chỗ họ có động cơ, hứng thú khi làm việc. Vì vậy, họ ít sa đà, lợi dụng rượu bia. Chưa kể, pháp
luật ở nhiều nước kiểm soát chặt chẽ tình hình buôn bán, tiêu thụ rượu bia thông qua các quy
định về thuế, nhập khẩu hay thời gian sử dụng, kinh doanh… Đơn cử, do bị đánh thuế, phí cao
nên rượu bia ở châu Âu là mặt hàng xa xỉ đối với người có thu nhập tầm trung trở xuống.
Nghiêm khắc hơn, nhà nước Thái Lan chỉ cho phép bán bia sau 17 giờ hàng ngày.
Ở nước ta, cả hai giải pháp trên đều “khuyết”.
Thay đổi cách giáo dục
Dù vậy, các phương pháp quản lý chỉ có thể giải bài toán trước mắt. Về lâu dài, chúng ta cần
nhìn lại cách thức giáo dục đang áp dụng.
Khác với nhiều nước phát triển, người Việt Nam luôn coi trọng phương pháp giáo dục theo cảm
xúc, sự kiện và vô tình xem đó là mô hình giáo dục trong gia đình, nhà trường. Ở trường, thầy
cô ép học sinh học ngày học đêm vì thành tích. Về nhà, bố mẹ ép con cái làm theo ý mình. Một

ông bố nghiện rượu, không khống chế nổi cảm xúc bản thân thì tuyệt đối không thể đưa ra quyết
định hay lời khuyên xác đáng cho con.
Bức tranh đứa trẻ khủng hoảng, lo âu, thậm chí sống lệch lạc khi người thân nghiện rượu dường
như xuất hiện ngày một nhiều, hiện hữu trong không ít gia đình Việt. Nói cách khác, ở trường
và gia đình, người lớn đã chiếm mất cảm xúc, suy nghĩ của trẻ con.
Đi theo vết xe đổ, đứa trẻ lớn lên lại mất cảm xúc. Đây là quy luật bù trừ cảm xúc, đang có
chiều hướng tăng theo cấp số nhân ở nước ta. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý gọi tình trạng trên là
“ổ bệnh đa thế hệ”.
Tóm lại, giáo dục chính là nguồn cơn của trạng thái tâm lý mất cân bằng như phân tích trên.
Muốn chấm dứt thực trạng thì phải giải quyết ổn thỏa “gốc rễ” vấn đề - phương pháp giáo dục.

20 | P a g e


Tâm Lý Học Gia Đình

Hiện nay, nhiều gia đình mạnh dạn áp dụng cách giáo dục tiên tiến: người lớn cư xử bình đẳng;
sẵn sàng đối thoại, lắng nghe, tranh luận, tôn trọng ý kiến của đứa trẻ. Những người đi trước
nên định hướng đúng đắn, đưa ra lời khuyên hữu ích chứ không nhất thiết can thiệp vào cách
nghĩ, cách làm của người đi sau. Cách làm này đã áp dụng tại nhiều quốc gia và có hiệu quả
trông thấy.
Tiến sĩ NGÔ XUÂN ĐIỆP
(Trưởng khoa Tâm lý học Trường Đại học KHXH-NV TPHCM)

21 | P a g e



×